Dịch vụ và thanh toán

Một phần của tài liệu luận văn tốt nghiệp phân tích hiệu quả kinh doanh tại ngân hàng tmcp phát triển nhà đồng bằng sông cửu long chi nhánh cần thơ phòng giao dịch ô môn (Trang 33)

 Cung cấp các dịch vụ thanh toán trong nước bao gồm: séc, lệnh chi, ủy

nhiệm chi, nhờ thu, ủy nhiệm thu, dịch vụ thu hộ, chi hộ và thư tín dụng.

 Cung cấp các dịch vụ thanh toán quốc tế bao gồm: chuyển tiền đi, chuyển

tiền đến, nhờ thu, thư tín dụng L/C xuất - nhập khẩu (đối với khách hàng doanh nghiệp); chuyển tiền ra nước ngoài qua Western Union (đối với cá nhân).

3.3. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN NHÀ ĐBSCL - CHI NHÁNH CẦN THƠ – PGD Ơ MƠN

3.3.1. Tình hình chung

Để phân tích thực trạng hoạt động kinh doanh của MHB Ơ Mơn một cách khái quát, ta xem xét Bảng 1 sau đây về tình hình hoạt động kinh doanh của MHB Ơ Mơn trong 3 năm gần nhất.

Bảng 1: TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI MHB Ô MÔN QUA CÁC NĂM 2010 – 2012 ĐVT: Triệu đồng 2011/2010 2012/2011 Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Mức % Mức % Huy động vốn 36.500 72.000 70.400 35.500 97,26% -1.600 -2,22% Cho vay 114.465 105.045 113.445 -9.420 -8,23% 8.400 8,00% Dịch vụ 840 950 740 110 13,10% -210 -22,11%

Nguồn: Bộ phận kinh doanh MHB Ơ Mơn Tại thời điểm 31/12/2010; 31/12/2011; 31/12/2012

 Huy động vốn

Hoạt động huy động vốn luôn là một hoạt động khơng thể thiếu của bất kì một ngân hàng nào, bởi đây là một trong những hoạt động cơ bản, gắn liền với sự tồn tại và phát triển của ngân hàng. Bảng 1 trên đây có thể cho ta thấy một cách khái quát tình hình nguồn vốn huy động sẳn có tại địa phương của MHB Ơ Mơn. Đó là sự tăng trưởng nguồn vốn huy động khá nhanh trong năm 2011 so với năm 2010 nhưng bắt đầu chững lại ở năm 2012. Cụ thể, năm 2010 tổng vốn huy động được tại địa phương chỉ đạt 36.500 triệu đồng, rất thấp so với tổng nguồn vốn và khơng đủ phục vụ cho nhu cầu cấp tín dụng tại ngân hàng. Tuy nhiên, cuối năm 2011 tổng khối lượng vốn huy động được tăng vọt lên 72.000 triệu đồng, tức tăng 97,26% so với năm 2010. Nguyên nhân của sự gia tăng này là do lãi suất huy động hấp dẫn trong năm 2011 (có thời điểm lãi suất huy động trên 18%/năm). Mặc dù có sự cạnh tranh lãi suất với các ngân hàng khác trong địa bàn, nhưng do sự chỉ đạo kịp thời của Hội sở đi tắt đón đầu giúp MHB Ơ Mơn đem lại kết quả

nhiều dịch vụ thu tiền tại chỗ, tăng cường nghiệp vụ bảo lãnh, các hình thức trúng thưởng như chương trình: “Tiền lộc sinh sơi, niềm vui gấp bội” ; “Gửi tiết kiệm – nhận lộc xuân”; “Tết hội ngộ, xuân sum vầy”,… Bên cạnh đó, ngân hàng cịn giúp hỗ trợ các hoạt động tri ân, tạo sự gắn kết giữa ngân hàng với khách hàng, thăm viếng tặng q cho các gia đình chính sách nhằm tạo thương hiệu và mở rộng hình ảnh của ngân hàng đến với địa phương.

Đến năm 2012, tình hình huy động vốn của MHB Ơ Mơn có bước chững lại với biểu hiện là vốn huy động của ngân hàng giảm sút và chỉ còn 70.400 triệu đồng, tức giảm 1.600 triệu đồng so với năm 2011 tổng huy động giảm 1.600 triệu đồng (giảm 2,22% so với năm 2011). Điều này có thể lí giải bằng các giải pháp ổn định lãi suất mà Ngân hàng Nhà nước đưa ra trong suốt quý I và quý II năm 2012 với nhiều lần hạ trần lãi suất huy động nhằm chấm dứt cuộc chạy đua lãi huy động của các ngân hàng thương mại (Quyết định 1196/QĐ-NHNN ngày 8/6/2012: trần lãi suất huy động giảm từ 11% xuống còn 9%/năm).

 Cho vay

Dư nợ cho vay của MHB Ơ Mơn có xu hướng biến động khơng ổn định qua 3 năm: có tăng có giảm. Năm 2010 tổng dư nợ của ngân hàng 114.465 triệu đồng nhưng lại giảm xuống còn 105.045 triệu đồng ở năm 2011, tức giảm 9.420 triệu đồng. Điều này có thể là do lãi suất đầu vào khá cao buộc các ngân hàng phải nâng lãi suất đầu ra lên để đảm bảo lợi nhuận cho mình. Trong khi đó việc lãi suất cho vay quá cao khiến các doanh nghiệp khó có thể tiếp cận với nguồn vốn ngân hàng, đồng thời các chủ thể khát vốn bất chấp lãi suất cao là những đối tượng tiềm ẩn rủi ro khơng thể thu hồi vốn. Do đó ngân hàng buộc phải phân tán rủi ro bằng cách giảm dư nợ cho vay đối với khách hàng, từ đó kéo theo xu hướng giảm cho tổng dư nợ. Đến năm 2012, khi tình hình lãi suất có phần giảm xuống và trở về mức hợp lí, cộng thêm nhu cầu vay vốn tăng cao của các doanh nghiệp sau một năm khát vốn đã góp phần khiến tình hình cho vay tại địa phương hoạt động sôi nổi trở lại. Do đó, tổng dư nợ của MHB Ơ Mơn năm 2012 đạt 113.445 triệu đồng, tăng hơn năm 2011 là 8.400 triệu đồng.

 Dịch vụ thanh toán

Doanh thu từ hoạt động cung cấp dịch vụ và thanh tốn của MHB Ơ Mơn có khối lượng khá thấp và biến động không ổn định qua các năm. Cụ thể, việc

cung cấp dịch vụ thanh toán đã mang lại cho ngân hàng các khoản thu nhập lần lượt qua 3 năm 2010 đến năm 2012 là: 840 triệu đồng, 950 triệu đồng và 740 triệu đồng. Trong đó, tốc độ gia tăng của năm 2011 đạt 13,10% tức gia tăng đến 110 triệu đồng so với năm 2010. Đây là một trong những thành công mang ý nghĩa rất lớn đối với phương hướng hoạt động của ngân hàng MHB là: phát triển ngân hàng theo hướng hiện đại, chuyển đổi cơ cấu thu nhập của ngân hàng theo hướng tăng dần tỷ trọng thu nhập của các hoạt động cung ứng dịch vụ. Tuy nhiên, do tình hình kinh tế khó khăn trong năm 2012 diễn ra trên toàn lãnh thổ Việt Nam đã không loại trừ khả năng ảnh hưởng đến hoạt động của các doanh nghiệp tại địa phương. Từ đó, các khách hàng tìm đến với các cơng cụ thanh tốn tại ngân hàng cũng giảm bớt về số lượng khiến tổng doanh thu từ dịch vụ và thanh tốn của MHB Ơ Mơn chỉ cịn 740 triệu đồng tức giảm đi 210 triệu đồng (tương ứng giảm 22,11% so với năm 2011).

3.3.2. Tình hình hoạt động tín dụng tại MHB Ơ Mơn 3.3.2.1. Tình hình huy động vốn 3.3.2.1. Tình hình huy động vốn

a) Phân tích tổng quát cơ cấu nguồn vốn hoạt động

Trong q trình hoạt động của ngân hàng, nguồn vốn ln đóng vai trị rất quan trọng và quyết định kết quả kinh doanh. Khi có một nguồn vốn ổn định, ngân hàng sẽ hoạt động tốt hơn cũng như đáp ứng được các nhu cầu sử dụng vốn của mình, nhất là dùng để cho vay đối với các khoản cấp tín dụng lớn. Thơng qua việc phân tích quy mơ và cơ cấu của các thành phần vốn trong tổng nguồn vốn, ta sẽ có cái nhìn tổng qt về tình hình nguồn vốn của MHB Ơ Mơn.

Dựa vào Hình 2, ta có thể thấy được sự biến động khơng ổn định trong cơ cấu nguồn vốn của MHB Ơ Mơn qua ba năm. Đó là sự gia tăng tỷ trọng vốn huy động từ 31,57% (mức 36.500 triệu đồng) năm 2010 lên lần lượt trong hai năm tiếp theo 67,35% (mức 72.000 triệu đồng) và 61,70% (mức 70.400 triệu đồng). Nguyên nhân là do MHB Ơ Mơn đẩy mạnh cơng tác huy động vốn bằng nhiều chương trình khuyến mãi hấp dẫn nên tốc độ tăng trưởng của nguồn vốn huy động tăng nhanh hơn tốc độ của tổng nguồn vốn. Đồng thời, do năm 2011 là năm đánh dấu của sự tăng vọt lãi suất huy động (lãi suất huy động trung bình năm

2012 tỷ trọng nguồn vốn huy động của ngân hàng có phần chững lại và đã có sự suy giảm. Nguyên nhân là do ngân hàng Nhà nước áp dụng các biện pháp ổn định lãi suất bằng hình thức hạ trần lãi suất nhiều lần trong thời gian nữa đầu năm. Quyết định 1196/QĐ-NHNN ngày 8/6/2012: trần lãi suất huy động giảm từ 11% xuống cịn 9%/năm. Sự kiện này có tác động rất lớn đến việc huy động vốn của ngân hàng vì nguồn vốn nhàn rỗi của người dân sẽ chạy sang hoạt động mua vàng dự trữ do gửi tiết kiệm đã trở nên kém hấp dẫn hơn.

Hình 2: CƠ CẤU NGUỒN VỐN CỦA MHB Ơ MÔN QUA CÁC NĂM 2010 - 2012

Nguồn: số liệu tính tốn từ Bộ phận kinh doanh MHB Ơ Mơn Tại thời điểm 31/12/2010; 31/12/2011; 31/12/2012

Bên cạnh nguồn vốn huy động, nguồn vốn điều chuyển cũng không kém phần quan trọng đối với hoạt động kinh doanh của MHB Ơ Mơn. Năm 2010, tỷ trọng của loại vốn này chiếm rất cao 68,43% (79.120 triệu đồng) nhưng dần giảm xuống còn 32,65% (mức 34.900 triệu đồng) ở năm 2011 và là 38,30% (43.700 triệu đồng) ở năm 2012. Đây là một dấu hiệu khả quan cho chính bản thân ngân hàng, vì nguồn vốn điều chuyển là nguồn vốn chịu chi phí cao hơn so với nguồn vốn huy động. Việc quá phụ thuộc vào nguồn vốn điều chuyển khiến ngân hàng kém khả năng tự chủ trong hoạt động của mình, tốn nhiều thời gian và chi phí cho ngân hàng. Như đã phân tích ở trên, do tốc độ của vốn huy động tăng nhanh đột biến nên MHB Ơ Mơn chỉ cần một lượng vốn điều chuyển vừa đủ từ ngân hàng cấp trên cho hoạt động của mình. Vì vậy mà tỷ trọng của loại vốn này đã giảm khá nhiều trong những năm 2011 và 2012. Xét Bảng 2 (xem trang 27) về

tình hình nguồn vốn tại MHB Ơ Mơn qua 3 năm ta thấy: trong cơ cấu nguồn vốn điều chuyển, vốn điều chuyển ngắn hạn cũng có tỷ trọng tuyệt đối 100% ở cả 3 năm. Nguyên nhân việc toàn bộ vốn điều chuyển đến MHB Ơ Mơn đều là vốn điều chuyển ngắn hạn là vì ngân hàng chỉ có dư nợ trung dài hạn khá thấp (chỉ quanh khoảng 10%). Đồng thời, mặc dù Thông tư số 15/2009/TT-NHNN quy định về việc giảm tỷ lệ vốn ngắn hạn tham gia vào cho vay trung dài hạn của ngân hàng thương mại từ 40% xuống còn 30% đã làm thay đổi khá nhiều cơ cấu vốn điều chuyển tại hầu hết các chi nhánh của ngân hàng trên cả nước, nhưng cơ cấu vốn điều chuyển tại MHB Ơ Mơn vẫn khơng chịu nhiều ảnh hưởng. Vì nếu lấy 30% tổng nguồn vốn huy động ngắn hạn tại chổ và vốn điều chuyển đến ngắn hạn mà ngân hàng được cấp thì vẫn có thể đáp ứng được dư nợ trung – dài hạn của ngân hàng. Chẳng hạn, tổng nguồn vốn ngắn hạn năm 2010 là 113.620 triệu đồng (bao gồm vốn huy động ngắn hạn 34.500 triệu đồng và vốn điều chuyển ngắn hạn 79.120 triệu đồng) thì có thể cho vay trung – dài hạn là 36.086 triệu đồng trong khi thực chất dư nợ trung dài hạn tại MHB Ơ Mơn năm 2010 chỉ là 12.465 triệu đồng). Tương tự, trong 2 năm tiếp theo nguồn vốn ngân hàng có thể sử dụng phục vụ cho vay trung dài hạn là 33.330 và 35.385 triệu đồng đều lớn hơn so với nhu cầu tín dụng trung dài hạn tại địa phương. Do đó MHB Ơ Mơn không cần nguồn vốn điều chuyển trung dài hạn từ ngân hàng cấp trên trong hoạt động kinh doanh hay hoạt động cấp tín dụng của mình.

Nhìn chung, diễn biến cơ cấu nguồn vốn của MHB Ơ Mơn qua các năm là khá tốt, sự gia tăng tỷ trọng của nguồn vốn huy động là minh chứng rõ ràng cho những nổ lực tìm kiếm nguồn vỗn nhàn rỗi giá rẻ và ổn định cho các nhu cầu kinh doanh khác của ngân hàng. Đây là điểm sáng mà ngân hàng cần tiếp tục phát huy trong thời gian về sau.

b) Phân tích vốn huy động của MHB Ơ Mơn

Vốn huy động là một nguồn vốn quan trọng và không thể thiếu trong quá trình hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Bên cạnh đó, huy động động vốn cịn là một trong hai nghiệp vụ chủ yếu của NHTM. Đối với các ngân hàng, huy động vốn là hoạt động tương đối khó khăn và nó phụ thuộc vào các yếu tố như: vị trí

Tại địa bàn thành phố Cần Thơ nói chung, các quận, huyện trực thuộc nói riêng đều có rất nhiều ngân hàng với những thế mạnh đặc trưng và các chiến lược thu hút khách hàng riêng biệt nhằm tạo sự cạnh tranh trong công tác huy động vốn cho mình. Nhận thức được điều này, MHB Ơ Mơn luôn cố gắng hết sức đẩy mạnh và nâng cao công tác huy động vốn. Để thấy được chi tiết tình hình huy động vốn của MHB Ơ Mơn, chúng ta xem xét bảng số liệu sau:

Bảng 2: TÌNH HÌNH NGUỒN VỐN CỦA MHB Ô MÔN QUA CÁC NĂM 2010 - 2012 ĐVT: triệu đồng 2011/2010 2012/2011 Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Mức % Mức % Vốn huy động 36.500 72.000 70.400 35.500 97,26% -1.600 -2,22% Tiền gửi khơng

kì hạn 2.300 6.400 3.900 4.100 178,26% -2.500 -39,06% Tiền gửi có kì hạn 34.200 65.600 66.500 31.400 91,81% 900 1,37% Tiền gửi có kì hạn ngắn 32.200 63.800 64.850 31.600 98,14% 1.050 1,65% Tiền gửi trung, dài hạn 2000 1.800 1.650 -200 -10% -150 -8,33% Vốn điều chuyển 79.120 34.900 43.700 -44.220 -55,89% 8.800 25,21% VĐC Ngắn hạn 79.120 34.900 43.700 -44.220 -55,89% 8.800 25,21% Tổng nguồn vốn 115.620 106.900 114.100 -8.720 -7,54% 7.200 6,74%

Nguồn: Bộ phận kinh doanh MHB Ơ Mơn Tại thời điểm 31/12/2010; 31/12/2011; 31/12/2012

MHB Ơ Mơn huy động vốn theo thời hạn gồm 2 thành phần, đó là tiền gửi có kì hạn và tiền gửi khơng kì hạn.

 Tiền gửi có kì hạn

Tiền gửi có kì hạn mà ngân hàng huy động được năm 2010 là 34.200 triệu đồng. Năm 2011, tiền gửi có kì hạn đạt 65.600 triệu đồng, tăng hơn 31.400 triệu đồng tương ứng tốc độ 91,81% so với năm 2010 do khoản mục tiền gửi có kì hạn ngắn tăng trưởng cao (98,14%). Bước sang năm 2012, tiền gửi có kì hạn tiếp tục tăng nhẹ đạt 66.500 triệu đồng, tức 900 triệu đồng (tương ứng với tốc độ tăng 1,37% so với năm 2011). Nguyên nhân cho sự tăng trưởng thấp này có thể giải thích là do lãi suất huy động giảm xuống rất mạnh trong năm 2012, khiến sức

hấp dẫn của việc gửi tiết kiệm giảm sút dẫn đến nguồn vốn nhàn rỗi chạy khỏi ngân hàng mà đi vào các lĩnh vực như dự trữ vàng và các tài sản có khả năng sinh lời khác cao hơn.

Dễ dàng nhận thấy trong khoản mục tiền gửi có kì hạn thì tiền gửi có kì hạn ngắn là được ngân hàng tập trung để huy động hơn là loại tiền gửi trung, dài hạn. Đó là do trong những năm gần đây lãi suất huy động liên tục biến động, mà có thời điểm lãi suất tiết kiệm ngắn hạn còn cao hơn cả lãi suất tiết kiệm dài hạn nên khách hàng chỉ gửi tiền dưới 12 tháng là chính. Sau đây ta xem xét Hình 3 là biểu đồ thể hiện cơ cấu tiền gửi có kì hạn qua ba năm.

Hình 3: CƠ CẤU TIỀN GỬI CĨ KÌ HẠN CỦA MHB Ơ MÔN QUA CÁC NĂM TỪ 2010 ĐẾN 2012

Nguồn: số liệu tính tốn từ Bộ phận kinh doanh MHB Ơ Môn Tại thời điểm 31/12/2010; 31/12/2011; 31/12/2012

Tiền gửi có kì hạn ngắn (dưới 12 tháng) có sự tăng trưởng về tỷ trọng qua các năm lần lượt là 94,15% năm 2010, 97,26% năm 2011 và đạt 97,52% năm 2012. Điều này phù hợp với xu hướng cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các ngân hàng trong công tác huy động vốn. Khi các nguồn vốn mang tính ổn định cao đối với ngân hàng lại thật sự không hấp dẫn đối với khách hàng vì thời hạn tiền bị giam giữ trong ngân hàng quá dài mà biến động lãi suất lại diễn ra rất bất thường như hiện nay. Các ngân hàng tập trung vào điểm này để đẩy lãi suất huy động ngắn hạn gần sát với lãi suất huy động trung và dài hạn để tạo sự thu hút của khách hàng gửi tiền tiết kiệm ngắn hạn. Đây là cách mà các ngân hàng ưa chuộng dùng để chiêu dụ khách hàng đến gửi tiền ở ngân hàng mình.

Một phần của tài liệu luận văn tốt nghiệp phân tích hiệu quả kinh doanh tại ngân hàng tmcp phát triển nhà đồng bằng sông cửu long chi nhánh cần thơ phòng giao dịch ô môn (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)