3.3.3 .Lợi nhuận
4.2. KHÁI QUÁT HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI NHNo & PTNT HUYỆN
TRÀ ƠN TỪ NĂM 2010 ĐẾN NĂM 2012
Bên cạnh cơng tác huy động vốn thì việc sử dụng nguồn vốn như thế nào để mang lạihiệu quả, tạo ra thu nhập cho các ngân hàng cũng không kém phần quan trọng. Trong đó hoạt động cho vay là hoạt động được các ngân hàng quan tâm hàng đầu trong công tác sử dụng nguồn vốn, bởi đây là hoạt động chủ chốt, thường chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu sử dụng nguồn vốn cũng như mang lại thu nhập lớn nhất cho các ngân hàng. Bên cạnh việc tạo ra thu nhập lớn, hoạt động tín dụng cũng ẩn chứa rất nhiều rủi ro do đó phải tn thủ nghiêm ngặt các khâu trong qui trình cấp tính dụng để hạn chế rủi ro đến mức thấp nhất. Sau đây là tình hình hoạt động cho vay tại NHNo & PTNT huyện Trà Ơn qua 3 năm 2010 -2012 thơng qua 4 chỉ tiêu doanh số cho vay, doanh số thu nợ , dư nợ và nợ xấu của ngân hàng:
Doanh số cho vay
Doanh số cho vay thể hiện khả năng tăng trưởng trong hoạt động cho vay của ngân hàng. Qua bảng số liệu ta thấy, doanh số cho vay của ngân hàng tăng trưởng tương đối ổn định qua các năm với tốc độ tăng trưởng trên 20% mỗi năm. Điều đó chứng tỏ nhu cầu vay vốn để sản xuất, tiêu dùng của khách hàng tương đối khả quan đối với ngân hàng.
Trong đó, góp một phần không nhỏ là doanh số cho vay ngắn hạn, luôn chiếm hơn 90% doanh số cho vay của ngân hàng và tăng dần qua các năm. Nguyên nhân là do nguồn vốn chủ yếu mà ngân hàng huy động được là các khoản tiền gửi có thời hạn ngắn. Hơn nữa, ngân hàng luôn giữ cho vay ngắn hạn là hoạt động chủ yếu nhằm mục đích có thể nhanh chóng thu hồi vốn, vịng quay vốn nhanh trước tình hình kinh tế khơng ổn định và lạm phát cũng như để phù hợp với nhu cầu vay vốn ngày càng tăng, đặc điểm sản xuất theo thời vụ và kinh doanh nhỏ lẻ với chu kỳ vốn ngắn của người dân địa phương.
Bên cạnh doanh số cho vay ngắn hạn, doanh số cho vay trung, dài hạn cũng chiếm một số lượng nhất định. Chủ yếu tập trung vào những phương án kinh doanh có thời gian thu hồi vốn lâu, đối tượng cho vay chủ yếu là cải tạo vườn
Bảng 4: CƠ CẤU HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI NHNo & PTNTHUYỆN TRÀ ÔN GIAI ĐOẠN 2010 – 2012 ĐVT: Triệu đồng
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Chênh lệch
2011/2010
Chênh lệch 2012/2011 Chỉ tiêu
Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền %
Doanh số cho vay 416.129 100,00 520.968 100,00 637.604 100,00 104.839 25,19 116.636 22,39
- Ngắn hạn 377.270 90,66 503.152 96,58 616.142 96,63 125.882 33,37 112.990 22,46 - Trung, dài hạn 38.859 9,34 17.816 3,42 21.462 3,37 (21.043) (54,15) 3.646 20,46 Doanh số thu nợ 377.102 100,00 545.309 100,00 605.928 100,00 168.207 44,61 60.619 11,12 - Ngắn hạn 338.669 89,81 497.348 91,20 567.707 93,69 158.679 46,85 70.359 14.15 - Trung, dài hạn 38.433 10,19 47.961 8,80 38.221 6,31 9.528 24,79 (9.740) (20,31) Dư nợ 353.151 100,00 328.810 100,00 360.486 100,00 (24.341) (6,89) 31.676 9,63 - Ngắn hạn 247.426 70,06 253.230 77,01 301.665 83,68 5.804 2,35 48.435 19,13 - Trung, dài hạn 105.725 29,94 75.580 22,99 58.821 16,32 (30.145) (28,51) (16.759) (22,17) Nợ xấu 1.375 100,00 4.259 100,00 2.112 100,00 2.884 209,74 (2.147) (50,41) - Ngắn hạn 432 31,42 661 15,52 499 23,63 229 53,01 (162) (24,51) - Trung, dài hạn 943 68,58 3.598 84,48 1.613 76,37 2.655 281,55 (1.985) (55,17)
tạp, phương án xây dựng nhà, kinh doanh,…nhằm cải thiện năng suất cây trồng, vật nuôi và nâng cao đời sống. Tuy nhiên, cho vay trung và dài hạn lại có nhiều rủi ro hơn so với cho vay ngắn hạn vì thời hạn cho vay dài, có nhiều biến độn g xảy ra và khó giám sát hơn nên dễ dẫn đến việc sử dụng vốn sai mục đích, nên doanh số cho vaytrung, dài hạn cũng hạn chế dần.
Doanh số thu nợ
Công tác thu hồi nợ có ý nghĩa rất quan trọng đối với ngân hàng. Đồng vốn mà ngân hàng đã chuyển giao quyền sử dụng có thể thu hồi đúng thời hạn thì mới đảm bảo điều kiện vật chất để duy trì và phát triển ngân hàng. Doanh số cho vay chỉ phản ánh được quy mơ tín dụng chứ khơng phản ánh được hiệu quảcũng như chất lượng của hoạt động cho vay. Hoạt động cho vay chỉ được xem là có chất lượng khi các khoản nợ vay được hồn trả cả gốc và lãiđúng thời hạn.
Qua bảng số liệu ta thấy doanh số thu nợ của ngân hàng tăng qua 3 năm nhưngcó tốc độ tăng giảm dần. Cụ thể, doanh số thu nợ năm 2011 của ngân hàng là 545.309 triệu đồng, tăng 44,61% so với năm 2010. Đến năm 2012, doanh số thu nợ tiếp tục tăng đạt 605.928 triệu đồng, tăng 11,12% so với năm 2011. Trong đó, doanh số thu nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng doanh số thu nợ, bởi đây là đối tượng cho vay chủ yếu của ngân hàng.
Doanh số thu nợ ngắn hạn cũng tăng dần qua các năm cả về số lượng lẫn về tỷ trọng từ 338.669 triệu đồng chiếm 89,81% doanh số thu nợ năm 2010 lên 567.707 triệu đồng chiếm 93,69% năm 2012. Có đươc kết quả như vậy là do sự nghiêm túc của các cán bộ tín dụng trong cơng tác thẩm định khách hàng, phương án sản xuất kinh doanh cũng như thường xuyên cập nhật tiến độ thực hiện của các phương án sản xuất kinh doanh, đôn đốc khách hàng trả nợ đúng nợ. Hơn nữa, khách hàng chủ yếu của ngân hàng là nông dân, họ vay vốn phục vụ cho sản xuất kinh doanh hộ gia đình, vào đầu mỗi chu kỳ sản xuất, khi thu hồi được vốn họ sẽ trả lại cho ngân hàng và vay ở kỳ tiếp theo nếu có nhu cầu. Do đó, doanh số thu nợ ngắn hạn trong kỳ thường phát sinh rất lớn.
Doanh số thu nợ trung và dài hạn của ngân hàng qua 3 nămcũng tương đối ổn định ở mức hơn 38.000 triệu đồng mỗi năm.Năm 2011 doanh số thu nợ trung và dài hạn có sự tăng lên đáng kể là do khách hàng trả nợ cho các khoản vay trung và dài hạn đãđến hạn thanh tốn. Nhìn chung, doanh số thu nợ trung và dài
hạn qua 3 năm của ngân hàng là khá tốt bởi doanh số cho vay trung và dài hạn của ngân hàng mỗi năm cũng chiếm một tỷ trọng không cao.
Dư nợ
Dư nợ là một chỉ tiêu quan trọng phản ánh quy mơ hoạt động, tốc độ tăng trưởng tín dụng của các NHTM. Nếu dư nợ lớn là do doanh số cho vay trong năm tăng một cách hợp lý thì dư nợ đạt được là tốt, ngược lại là không tốt. Nếu dư nợ lớn là do doanh số thu nợ trong năm giảm, đây là biểu hiện của nợ q hạn, chất lượng tín dụng giảm thấp. Nhìn chung, qua 3 năm dư nợ của ngân hàng có sự tăng trưởng không ổn định qua các n ăm, cụ thể, dư nợ năm 2011 của ngân hàng là 328.810 triệu đồng, giảm 6,89% so với năm 2010. Đến năm 2012, dư nợ của ngân hàng lại tăng lên 360.486 triệu đồng, tương đương tăng 9,63% so với năm 2011. Kết quả của sự tăng giảm này là do năm 2011 tốc độ tăng của doanh số thu nợ lớn hơn tố c độ tăng của doanh số cho vay, mà đặc biệt là sự gia tăng của doanh số thu nợ trung và dài hạn, tăng 9.528 triệu đồng, trong khi doanh số cho vay trung và dài hạn lại giảm đi 21.043 triệu đồng. Trong khi đó, đến năm 2012, dư nợ của ngân hàng tăng lên là do tốc độ tăng của doanh số cho vay cao hơn tốc độ tăng của doanh số thu nợ, đặc biệt là sự gia tăng của doanh số cho vay ngắn hạn trong năm, tăng 112.990 triệu đồng trong khi doanh số thu nợ ngắn hạn của năm chỉ tăng 70.359 triệu đồng. Qua những phân tích có thể thấy được doanh số cho vay trung và dài hạn năm 2011 là không được tốt , nhưng đến năm 2012 doanh số cho vay này đã được tăng lên cũng như sự tăng lên của doanh số cho vay ngắn hạn là một dấu hiệu tốt về hoạt động cho vay của ngân hàng.
Nợ xấu
Hoạt động cho vay là hoạt động tiềm ẩn nhiều rủi ro nên việc phát sinh nợ xấu là không thể tránh khỏi. Nợ xấu là dấu hiệu cảnh báo cho ngân hàng biết khách hàng đang gặp khó khăn về tài chính nên khó có khả năng thanh tốn nợ cho ngân hàng. Nợ xấu càng lớn thì rủi ro trong hoạt động cho vay của ngân hàng càng lớn. Do đó, trong hoạt động kinh doanh, ngân hàng cần phải tập trung kiểmsoát vấn đề nợ xấu. Qua bảng số liệu ta thấy, tình hình nợ xấu có nhiều biến động nhưng vẫn có nhiều dấu hiệu khả quan. Cụ thể, năm 2010 tổng nợ xấu của ngân hàng là 1.375 triệu đồng. Đến năm 2011, nợ xấu đãđột ngột tăng lên 4.259 triệu đồng, tăng gấp khoảng 3 lần so với nợ xấu năm 2010. Nguyên nhân là do
năm 2010 và năm 2011 do tình hình lạm phát nên lãi suất đã bị đưa lên khá cao. Lãi suất tăng cao làm cho khách hàng bị ảnh hưởng nặng, tình hình kinh doanh gặp nhiều khó khăn do chi phí lãi vay cao, do đó nợ xấu cũng tăng mạnh. Đến năm 2012, nợ xấu đã được giảm đi đáng kể, còn 2.112 triệu đồng, giảm hơn 50,00% so với năm 2011. Đó là kết quả của việc lãi suất cho vay đãđược giảm, góp phần giảm bớt khó khăn cho khách hàng, một phần cũng là do hoạt động cho vay được kiểm soát một cách chặt chẽ, hạn chế dần các đối tượng đầu tư có rủi ro cao và tăng cường cho vay các đối tượng ít rủi ro. Ở từng khoản mục, tình hình nợ xấu ngắn hạn và nợ xấu trung, dài hạn cũng diễn ra tương tự. Xét về tỷ trọng, nợ xấu trung và dài hạn luôn chiếm tỷ trọng cao, cụ thể tỷ trọng nợ xấu trung và dài hạn năm 2010 là 68,58%, năm 2011 là 84,48% và năm 2012 là 76,37%. Do đó ngân hàng ngày càng thận trọng hơn với các khoản vay trung và dài hạn.
Nhìn chung, hoạt động cho vay của ngân hàng đãđạt được nhiều khả quan với tổng doanh số cho vay, tổng doanh số thu nợ đều tăng qua các năm. Điều đó chứng tỏ ngân hàng đã không ngừng mở rộng và tăng trưởng tín dụng qua các năm. Dư nợ tuy có sự tăng giảm khôngổn định và nợ xấu có nhiều biến động nhưng đang có nhiều dấu hiệu khả quan trong thời gian gần đây. Tin rằng với những định hướng đúng đắn trong thời gian tới, ngân hàng sẽ ngày càng đáp ứng tốt nhu cầu vốn, góp phần ổn định, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế địa phương và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.
4.3. PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CHO VAY NGẮN HẠN TẠI NHNo &PTNT HUYỆN TRÀ ÔN TỪ NĂM 2010 ĐẾN NĂM 2012