0
Tải bản đầy đủ (.doc) (56 trang)

Sự cần thiết của việc hoàn thiện các quy định củaBộ luật hình sự Việt Nam

Một phần của tài liệu MIỄN TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ TỪ THỰC TIỄN TỈNH ĐỒNG NAI. (Trang 47 -47 )

chế định miễn trách nhiệm hình sự

Pháp luật là kiến trúc thượng tầng được quyết định bởi cơ sở hạ tầng là đời sống xã hội. Pháp luật có bản chất là được sinh ra từ cuộc sống thực tế, một mặt pháp luật là chuẩn mực cho hành vi xử sự của con người, định hướng hành vi xử sự cho cơng dân trong đời sống xã hội nhưng mặt khác nó có tác động tiêu cực nếu việc áp dụng pháp luật khơng cơng bằng và khơng mang tính nhân đạo.

Xuất phát từ lý lẽ trên nên việc hoàn thiện pháp luật nói chung, chế định miễn TNHS nói riêng có ý nghĩa rất lớn trong việc điều chỉnh sự phát triển của các quan hệ xã hội.

Vì vậy, việc hồn thiện pháp luật hình sự về chế định miễn TNHS dựa trên những nhu cầu như sau:

3.1.1.

Về phương diện lý luận và pháp luật

Như đã trình bày ở Chương 1, vấn đề lý luận về miễn TNHS hiện nay vẫn đang tồn tại những quan điểm khác nhau. Tuy nhiên, dưới góc độ là một vấn đề mang tính chính sách hình sự lớn nên để hoàn thiện chế định miễn TNHS cần phải có thời gian và sự mài dũa của thực tiễn.

Hồn thiện chế định miễn TNHS trong pháp luật hình sự Việt Nam có ý nghĩa về mặt lý luận rất lớn bởi nó góp phần giúp cho cán bộ nghiên cứukhoa học-giảng dạy, nghiên cứu sinh, học viên cao học…. Cũng như những người làm công tác thực tiễn (Điều tra viên, kiểm sát viên, thẩm phán….) có nhận thức đúng đắn chính xác và đầy đủ, thống nhất về căn cứ miễn TNHS và những điều kiện áp dụng trong từng trường hợp cụ thể, nhằm góp phần áp dụng đúng pháp luật không để lọt tội phạm và người phạm tội, tránh làm oan người vơ tội, góp phần nâng cao hiệu quả cơng tác đấu tranh phịng và chống tội phạm, qua đó bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.

Về phương diện lập pháp việc hồn thiện chế định miễn TNHS góp phần hồn thiện những “lổ hổng”, những quy định đã lỗi thời, thiếu chính xác về mặt khoa học để hoàn thiện chế định này cho phù hợp với sự phát triển của thực tế đời sống xã hội. Những thay đổi cơ bản trong BLHS sẽ góp phần làm căn cứ quan trọng để cơ quan có thẩm quyền dễ dàng áp dụng, rõ ràng, chính xác và thống nhất, tránh trường hợp mỗi toà án từng địa phương áp dụng khác nhau do

hiểu chưa thống nhất. Mặt khác, việc hoàn thiện chế định miễn TNHS sẽ là cơ sở quan trọng nền tảng cho các cơ quan có thẩm quyền ban hành các văn bản hướng dẫn áp dụng pháp luật chính xác.

3.1.2.

Về phương diện thực tiễn

Như đã trình bày ở phần Chương 2 cho thấy thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự vẫn cịn có một số trường hợp miễn TNHS không đúng pháp luật, không có căn cứ pháp lý dẫn đến để lọt tội phạm và người phạm tội. Cụ thể, việc đánh giá các căn cứ miễn TNHS khơng đầy đủ và chính xác, cụ thể sai lầm thường gặp là người phạm tội có các tình tiết tăng nặng định khung hình phạt hoặc phạm tội nghiêm trọng, có mức hình phạt cao hoặc người phạm tội đã có tiền án, tiền sự, phạm tội nhiều lần, có đồng phạm, tái phạm, đã bị xử lý hành chính... đáng lẽ phải bị truy cứu TNHS nhưng lại được đình chỉ miễn TNHS dẫn đến tình trạng lọt tội phạm và người phạm tội. Việc áp dụng Khoản 3 Điều 29 BLHS 2015 cịn thiếu chính xác miễn TNHS chongười phạm tội gây ra hậu quả nghiêm trọng, hoặc nhầm lẫn giữa trường hợp có tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự với miễn TNHS.

3.2.

Một số kiến nghị đối với những quy định về miễn TNHS cần được hướng dẫn để tạo điều kiện thuận lợi trong thực tiễn áp dụng

Việc hoàn thiện quy định của BLHS về chế định miễn TNHS theo hướng sửa đổi bổ sung về mặt lập pháp là một biện pháp lâu dài cần thời gian. Vì vậy, trong thời gian ngắn việc đề xuất hướng dẫn áp dụng pháp luật là biện pháp tạm thời nhưng cần thiết và hiệu quả. Trong phạm vi nghiên cứu của một luận văn thạc sỹ, tác giả nhận thấy qua thực tiễn áp dụng các quy định về miễn TNHS còn một số bất cập và chưa cụ thể; vì vậy, cũng mạnh dạn đề xuất những kiến nghị để cơ quan cấp trên có hướng dẫn kịp thời trong việc áp dụng chế định miễn TNHS, cụ thể:

Thứ nhất, cần hướng dẫn rõ quy định về miễn TNHS do “sự thay đổi chính sách pháp

luật” được quy định tại Điểm a khoản 1 Điều 29 BLHS năm 2015.

Như đã trình bày ở phần Chương 2, hiện nay chưa có một văn bản nào hướng dẫn cụ thể cách hiểu cụm từ “sự thay đổi chính sách pháp luật” dẫn đến nhiều quan điểm khác nhau. Theo cách hiểu hiện nay thì sự thay đổi này chỉ đơn thuần là thay đổi của “chính sách pháp luật”. Tuy nhiên, theo quan điểm của tác giả sự thay đổi các chính sách kinh tế, xã hội của Đảng và Nhà nước cũng ảnh hưởng rất lớn đến tính nguy hiểm cho xã hội của người phạm tội đặc biệt là đối với các tội phạm về kinh tế về xâm phạm trật tự cơng cộng….Chính vì vậy, để tạo thuận lợi cho việc vận dụng căn cứ miễn TNHS cũng như đảm bảo tính linh hoạt và nhạy bén phù hợp với nhu cầu của thực tiễn xã hội luôn luôn vận động và phát triển, kiến nghị hướng dẫn rõ thuật ngữ “sự thay đổi của chính sách pháp luật” bao gồm ở các lĩnh vực nào?

Cũng nằm trong quy định tại điểm c khoản 2 Điều 29 BLHS năm 2015 như tác giả đã phân tích ở mục 2.3.3 Chương 2 đó là tình tiết “góp phần hiệu quả vào việc phát hiện và điều tra

tội phạm, cố gắng hạn chế đến mức thấp nhất hậu quả của tội phạm” là chưa rõ ràng và có nhiều

hướng xử lý khác nhau. Vì vậy, tác giả cũng đề xuất kiến nghị hướng dẫn điều luật “tội phạm” ở đây có bao gồm đồng phạm khơng?

Thứ hai, về miễn TNHS do chuyển biến của tình hình quy định tại điểm a khoản 2 Điều

29 BLHS năm 2015.

Toà án nhân dân tối cao cần ban hành văn bản hướng dẫn cụ thể tình tiết này theo hướng : “Sự chuyển biến của tình hình làm cho người phạm tội khơng cịn nguy hiểm cho xã hội nữa là

sự chuyển biến của tình hình chính trị, kinh tế, văn hố, xã hội… hoặc là sự chuyển biến của bản thân người phạm tội, đã nổ lực khắc phục những sai lầm, tích cực xây dựng lối sống tốt đẹp, nghĩa cử cao đẹp… dẫn đến xét thấy việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người đó là khơng cần thiết nữa.”

Thứ ba, về miễn TNHS do người phạm tội mắc bệnh hiểm nghèo được quy định tại điểm

b khoản 2 Điều 29 BLHS năm 2015.

Các cơ quan có thẩm quyền như TANDTC có thể phối hợp với Bộ Y tế ban hành danh mục bệnh hiểm nghèo để làm cơ sở cho các cơ quan tiến hành tố tụng áp dụng tình tiết này một cách thống nhất.

Thứ tư, liên quan điến tình tiết người phạm tội tự thú quy định tại điểm c khoản 2 Điều 29

BLHS năm 2015. Hiện nay cũng chưa có văn bản hướng dẫn “ lập cơng lớn hoặc có cống hiến

đặc biệt”. Nghiên cứu cho thấy tại tiểu mục 2.1 mục 2 Nghị quyết 01/2007 NQ-HĐTP ngày

02/10/2007 của Hội Đồng thẩm phán TANDTC hướng dẫn áp dụng một số quy định của BLHScũng như sự phân tích ở Chương 2, tác giả đề xuất TANDTC cần hướng dẫn cụ thể tình tiết này theo hướng như sau:

“ Lập công lớn là khi người phạm tội có hành động giúp đỡ cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phát hiện, truy bắt, điều tra tội phạm; cứu được người khác trong tình thế hiểm nghèo hoặc đã cứu được tài sản của nhà nước, của tập thể, cá nhân trong thiên tai, hoả hoạn hoặc có hành động khác thể hiện sự qn mình vì lợi ích của Nhà nước, tập. thể, cá nhân được các cơ quan có thẩm quyền xác nhận bằng văn bản”.

Thứ năm, cũng liên quan đến khoản 3 Điều 29 BLHS năm 2015 như đã trình bày ở

Chương 2, việc BLHS 2015 bổ sung miễn TNHS theo khoản 3 Điều 29 BLHS năm 2015 là một bước tiến bộ trong việc đưa hồ giải hình sự vào Luật. Tuy nhiên, khi áp dụng trường hợp này trong thực tiễn tuỳ tiện đặc biệt là đối với các vụ án xâm phạm trật tự an tồn giao thơng đường bộ. Chính vì vậy tác giả đề xuất TANDTC cần hướng dẫn rõ tiêu chí chung về tính chất mức độ lỗi, hậu quả của tội phạm, nhân thân của người phạm tội và các yếu tố khác có liên quan.v.v. để làm cơ sở cho việc miễn TNHS quy định tại khoản 3 Điều 29 BLHS năm 2015, hạn chế việc “có thể” để tránh tùy tiện trong việc áp dụng và đảm bảo tính cơng bằng trong việc xử lý tội phạm.

3.3.

Những giải pháp khác nhằm áp dụng đúng các quy định của pháp luật hình vềmiễn trách nhiệm hình sự trên địa bàn tỉnh Đồng Nai miễn trách nhiệm hình sự trên địa bàn tỉnh Đồng Nai

Như đã phân tích những tồn tại, hạn chế trong Chương 2, việc áp dụng miễn TNHS từ thực tiễn Đồng Nai cho thấy việc áp dụng chế định miễn TNHS trên địa bàn tỉnh còn hạn chế cũng như cách hiểu chưa thống nhất. Vì vậy, bên cạnh việc thực hiện các giải pháp chung mang tầm vĩ mơ của cả nước như đã trình bày ở trên, thì ở tầm vi mơ trên địa bàn tỉnh, theo tác giả cịn có một số giải pháp như sau:

Thứ nhất, hằng năm các cơ quan liên ngành như VKS, Cơng An, Tồ án cần có hội nghị

tổng kết công tác phối hợp trong việc áp dụng pháp luật hình sự, trong tổng kết ngành cần nêu rõ những vấn đề tồn tại có liên quan đến việc áp dụng PLHS trong đó có miễn TNHS,

Thứ hai, riêng đối với ngành tồ án hằng năm có thể họp tổng kết rút kinh nghiệm hoặc

trao đổi chun mơn giữa các tồ án các huyện đặc biệt chú trọng sự phát triển về chuyên môn của các huyện vùng sâu xa.

Thứ ba, việc áp dụng pháp luật đúng cần có yếu tố con người đó là nâng cao trình độ

chun mơn của các thẩm phán bằng các khố đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn, dài hạn cập nhật thường xuyên kiến thức pháp luật.

Tiểu kết Chương 3

Trong phạm vi Chương 3, trên cơ sở những tồn tại vướng mắc khó khăn đã được phân tích tại Chương 2, tác giả tập trung việc đề xuất các giải pháp nhằm khắc phục những khó khăn vướng mắc cịn tồn tại trên thực tiễn, chúng ta có thể rút ra được kết luận sau đây:

Một là, vấn đề miễn TNHS hiện nay vẫn tồn tại những quan điểm khác nhau. Vì vậy, việc

hồn thiện chế định miễn TNHS trong pháp luật hình sự Việt Nam có ý nghĩa rất lớn về mặt lý luận cũng như thực tiễn áp dụng; đồng thời sẽ là cơ sở quan trọng nền tảng cho các cơ quan có thẩm quyền ban hành các văn bản hướng dẫn áp dụng pháp luật chính xác. Áp dụng pháp luật là một trong những hình thức thực hiện pháp luật; do đó, để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội, đòi hỏi của người dân đối với cơ quan tư pháp là công bằng, nghiêm minh, đúng pháp luật để không để lọt tội phạm và người phạm tội, tránh làm oan người vơ tội, góp phần nâng cao hiệu quả cơng tác đấu tranh phịng, chống tội phạm.

Hai là, đề tài đã đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả chất lượng hoạt động áp

dụng chế định miễn TNHS, các giải pháp này thể hiện ở việc hoàn thiện pháp luật về hình sự liên quan đến miễn TNHS, nâng cao chất lượng hoạt động của đội ngũ Thẩm phán, điều tra viên, kiểm sát viên cũng như tăng cường mối quan hệ phối hợp giữa các cơ quan tiến hành tố tụng trong việc áp dụng chế định miễn TNHS.

KẾT LUẬN

Miễn TNHS là một trong những chế định quan trọng trong luật hình sự Việt Nam thể hiện chính sách khoan hồng, nhân đạo của Đảng và Nhà nước ta đối với người phạm tội. Việc áp dụng đúng chính sách nhân đạo này nhằm động viên, khuyến khích người phạm tội lập cơng chuộc tội, chứng tỏ khả năng giáo dục, cải tạo nhanh chóng hịa nhập với cộng đồng và giúp họ trở thành người có ích cho xã hội.

Miễn TNHS cũng có quan hệ mật thiết và chặt chẽ với chế định trách nhiệm hình sự. Có thể khẳng định rằng, khái niệm và cơ sở của miễn TNHS cũng xuất phát từ khái niệm và cơ sở của trách nhiệm hình sự. Cho nên, việc nhận thức đúng bản chất của vấn đề trách nhiệm hình sự và việc áp dụng đúng đắn chế định miễn TNHS trong thực tiễn sẽ tạo cơ sở pháp lý thuận lợi cho các cơ quan áp dụng pháp luật đấu tranh phịng, chống tội phạm, bảo vệ có hiệu quả các lợi ích của Nhà nước, các quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cơng dân.

Vì vậy, để góp phần hồn thiện các quy định của pháp luật hình sự về miễn TNHS, ngồi yêu cầu xuất phát từ đường lối chính sách của Đảng, thống nhất với Hiến pháp thì địi hỏi phương hướng cơ bản của việc hoàn thiện này phải thể hiện tư tưởng nhân đạo của Đảng và Nhà nước ta trong đường lối xử lý tội phạm và người phạm tội.

Trong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân và vì dân hiện nay, để nhân đạo hóa hơn nữa chính sách hình sự nói chung và luật hình sự nói riêng cũng như để phù hợp với thực tiễn xét xử và pháp luật hình sự các nước trên thế giới, dưới góc độ nhận thức - khoa học, nhà làm luật cần xây dựng hẳn một chương riêng để quy định về chế định miễn TNHS. Bên cạnh đó, cũng cần tăng cường các giải pháp hữu hiệu nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng quyết định miễn TNHS trong thực tiễn.

Trong công cuộc cải cách tư pháp và xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân, vì dân hiện nay thì việc nghiên cứu để làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về miễn TNHS và thực tiễn áp dụng của các cơ quan tiến hành tố tụng trên địa bàn tỉnh Đồng Nai khơng những góp phần nâng cao nhận thức của các cơ quan tiến hành tố tụng trong quá trình áp dụng pháp luật được chính xác mà cịn góp phần bổ sung, hồn thiện lý luận về miễn TNHS. Theo đó, đề tài luận văn “Miễn trách nhiệm hình sự từ thực tiễn tỉnh Đồng Nai” có ý nghĩa lý luận và thực tiễn quan trọng; qua đó, góp phần phục vụ trực tiếp việc sửa đổi, bổ sung các quy định về miễn TNHS của Bộ luật hình sự cũng như bảo vệ có hiệu quả lợi ích của Nhà nước, các quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cơng dân.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Ngọc Anh (2007), Hoàn thiện pháp luật về đặc xá ở Việt Nam, NXB Tư pháp, Hà Nội.

2. Bộ luật hình sự nước Cộng Hồ xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1985 (1998), NXB

Chính trị Quốc gia, Hà Nội;

3. Bộ luật hình sự nước Cộng Hồ xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1999 (2002) NXB

Chính trị Quốc gia, Hà Nội;

4. Bộ luật hình sự nước Cộng Hồ xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2015 (2016) NXB

Chính trị Quốc gia, Hà Nội;

5. Bộ luật tố tụng hình sự nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 (2014),

NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội;

6. Lê Cảm (1999), Những cơ sở khoa học- thực tiễn của việc hồn thiện pháp luật hình sự nước ta trong giai đoạn hiện nay, Khoa học Xã hội;

7. Lê Cảm (2000), Các nghiên cứu chuyên khảo về Phần Chung luât hình sự, tập III, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.

8. Lê Cảm (2001) Các dạng miễn trách nhiệm hình sự được quy định tại Điều 25 Bộ luật hình sự năm 1999, Toà án nhân dân

Một phần của tài liệu MIỄN TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ TỪ THỰC TIỄN TỈNH ĐỒNG NAI. (Trang 47 -47 )

×