Quy định của Luật Hợp đồng Trung Quốc về chấm dứt hợp đồng cho thuê

Một phần của tài liệu So sánh quy định pháp luật về chấm dứt hợp đồng cho thuê tài chính theo pháp luật một số quốc gia (Trang 25 - 33)

1.2 Quy định về chấm dứt hợp đồng cho thuê tài chính theo pháp luật của Hoa

1.2.2 Quy định của Luật Hợp đồng Trung Quốc về chấm dứt hợp đồng cho thuê

thuê tài chính

Việc gia nhập WTO cùng những tác động to lớn đối với phát triển kinh tế và đầu tƣ tồn cầu địi hỏi những tiến bộ mới nhất trong hệ thống pháp luật Trung Quốc. Đáng lƣu ý nhất về cải cách pháp luật là việc đƣa ra Luật Hợp đồng của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa vào ngày 01 tháng 10 năm 1999. Nó thay thế cho một loạt các luật hiện hành, đó là Luật Hợp đồng Kinh tế, Luật Hợp đồng nƣớc ngoài, Luật Hợp đồng Công nghệ. Mặc dù chƣa ký kết Công ƣớc của UNIDROIT về CTTC quốc tế, các nhà lập pháp Trung Quốc đã tham khảo Công ƣớc này trong việc soạn thảo Chƣơng 14 về Hợp đồng CTTC trong Luật Hợp đồng Trung Quốc. Sự ra đời của Luật Hợp đồng năm 1999 đánh dấu việc hợp nhất các quy định về hợp đồng dân sự và hợp đồng thƣơng mại trong cùng một bộ luật. Luật Hợp đồng vẫn lƣu ý đến các thuộc tính điển hình của Hợp đồng thƣơng mại và cố gắng để tạo ra sự phù hợp. Một dẫn chứng cụ thể là luật có các chƣơng riêng biệt về các loại hợp đồng thƣơng mại điển hình, nhƣ HĐCTTC24.

Trong những năm gần đây, với sự mở cửa và tăng trƣởng liên tục của nền kinh tế thị trƣờng ở Trung Quốc, ngành CTTC đã có những tiến bộ đáng kể, có kinh nghiệm mở rộng phạm vi kinh doanh, khối lƣợng và tốc độ tăng trƣởng. Theo thống kê của Hiệp hội CTTC thuộc Hiệp hội Ngân hàng Trung Quốc, tính đến cuối năm 2009, tổng tài sản cho thuê của 12 công ty CTTC đƣợc giám sát bởi Ủy ban Điều tiết Ngân hàng Trung Quốc là 150.73 tỷ nhân dân tệ với doanh thu hàng năm là 7.779 tỷ nhân dân tệ và tổng lợi nhuận là 2,236 tỷ nhân dân tệ, tăng lần lƣợt 120%, 80% và 61% so với năm trƣớc. Trung Quốc cũng đã tiến hành soạn thảo Luật CTTC kể từ tháng 3 năm 2004. Bản thảo thứ ba của Luật CTTC đã đƣợc hoàn thành vào tháng 11 năm 2006. Tháng 10 năm 2007, bản dự thảo gần nhƣ hoàn chỉnh và sẵn sàng cho việc thảo luận để đƣợc thông qua nhƣng cuối cùng, dự thảo này đã không đƣợc thông qua trong năm 2008 vì sự tồn tại của những ý kiến bất đồng về việc Trung Quốc có thực sự cần một luật đặc biệt về CTTC25.

1.2.2.1 Định nghĩa về giao dịch cho thuê tài chính theo Luật Hợp đồng Trung Quốc

Theo định nghĩa tại Điều 237 Luật Hợp đồng Trung Quốc, HĐCTTC là hợp đồng mà bên cho thuê, phù hợp với bên bán và tài sản thuê đƣợc chọn bởi bên thuê, mua tài sản thuê từ bên bán và giao tài sản đó cho bên thuê sử dụng, bên thuê theo

24 Leng Jing and Shen Wei (2014), National Report on PRC Contract Law, Taiwan, tr. 7.

25 Han, Shiyuan, Wang, Wensheng (2011), ―An Overview of the Development of the Financial Leasing Law in China‖, Uniform Law Review, 16 Unif. L. Rev. 241, tr. 245-247.

19

đó trả tiền thuê cho bên cho thuê. Và theo Điều 238 Luật này, HĐCTTC phải đƣợc lập thành văn bản bao gồm các điều khoản về đối tƣợng cho thuê, số lƣợng, các thông số kỹ thuật, phƣơng pháp kiểm tra đối tƣợng cho thuê, thời hạn thuê, tiền thuê cùng với thời hạn, phƣơng pháp và loại tiền dùng để thanh toán, quyền sở hữu đối tƣợng cho thuê khi hết thời hạn thuê.

Nhƣ vậy, cũng nhƣ các định nghĩa về CTTC đã đƣợc đề cập ở phần trên, Luật Hợp đồng Trung Quốc cũng định nghĩa CTTC là một giao dịch gồm ba bên, trong đó: (i) Một bên cho thuê, là chủ thể ứng kinh phí để mua các thiết bị là đối tƣợng của giao dịch cho thuê theo hợp đồng CTTC từ bên bán do bên thuê chọn, (ii) Một bên thuê, là ngƣời lựa chọn thiết bị, bên bán và trả tiền thuê để có quyền sử dụng thiết bị, và (iii) Một bên bán các thiết bị cho bên cho thuê theo hợp đồng mua bán với bên cho thuê.

Luật Hợp đồng không phân biệt giữa các giao dịch cho thuê thƣơng mại với cho thuê tiêu dùng. Tuy nhiên, các quy định đặc biệt về hợp đồng mẫu tiêu chuẩn (Điều 39, 40, 41 và 53) có thể hỗ trợ cho ngƣời tiêu dùng nếu một hợp đồng mẫu đƣợc sử dụng bởi bên cho thuê trong hợp đồng CTTC. Ngoài ra, Luật Bảo vệ quyền và lợi ích của ngƣời tiêu dùng cũng có thể đƣợc sử dụng để bảo vệ ngƣời tiêu dùng trong hợp đồng cho thuê tiêu dùng26.

1.2.2.2 Nội dung về chấm dứt HĐCTTC theo Luật Hợp đồng Trung Quốc

Các trƣờng hợp chấm dứt HĐCTTC đƣợc quy định tại chƣơng VI về Chấm dứt các quyền và nghĩa vụ theo hợp đồng và chƣơng XIV về HĐCTTC của Luật Hợp đồng Trung Quốc. Cụ thể đó là các trƣờng hợp:

Thứ nhất, chấm dứt HĐCTTC theo thỏa thuận giữa các bên tại Điều 93.

Theo đó, bên cho thuê và bên thuê có thể quy định về các điều kiện hủy bỏ hợp đồng của một trong hai bên trong HĐCTTC và khi điều kiện này xảy ra, bên có quyền hủy bỏ sẽ có quyền hủy bỏ hợp đồng. Bên có quyền hủy bỏ phải thông báo cho bên kia. Nếu bên kia phản đối thì có thể nộp đơn lên Tịa án để xác định tính hợp lệ của việc hủy bỏ hợp đồng27.

Thứ hai, trường hợp không thể đạt được mục tiêu của hợp đồng vì trường hợp bất khả kháng theo khoản 1 Điều 94.

Trƣờng hợp bất khả kháng có thể đƣợc hiểu là tình huống khách quan khơng thể lƣờng trƣớc đƣợc hay không thể tránh hoặc khắc phục đƣợc. Nếu chấm dứt

26 Han, Shiyuan, Wang, Wensheng (2011), tlđd (25), tr. 250. 27

20

HĐCTTC theo trƣờng hợp này, nghĩa vụ của các bên có thể đƣợc miễn toàn bộ hoặc một phần tùy thuộc vào tác động của bất khả kháng, trừ trƣờng hợp pháp luật có quy định khác. Nếu bất khả kháng xảy ra sau khi trì hỗn việc thực hiện nghĩa vụ thì nghĩa vụ của bên liên quan không đƣợc miễn28

. Đây là trƣờng hợp chấm dứt hợp đồng đƣợc quy định trong phần chung áp dụng cho mọi loại hợp đồng nên theo lý thuyết, HĐCTTC cũng có thể chấm dứt dựa trên căn cứ luật định này. Tuy nhiên trên thực tế, chấm dứt HĐCTTC theo trƣờng hợp này rất khó xảy ra nếu hiểu quy định này theo hƣớng không thể đạt đƣợc mục tiêu của HĐCTTC vì trƣờng hợp bất khả kháng xảy ra đối với HĐCTTC. Giả thuyết rằng các bên không thể đạt đƣợc mục tiêu của HĐCTTC do trƣờng hợp bất khả kháng xảy ra đối với bên cho thuê và bên th là khơng thực tế. Bởi lẽ, mục tiêu chính của các bên khi kí kết HĐCTTC là bên cho thuê trả tiền để mua tài sản cho thuê từ nhà cung ứng và bên thuê thanh toán tiền thuê tài sản cho bên cho thuê. Thực tế cho thấy khơng có trƣờng hợp bất khả kháng nào phát sinh liên quan đến việc chuyển và nhận tiền giữa các bên.

Trong giao dịch CTTC tồn tại hai loại hợp đồng: hợp đồng mua bán và HĐCTTC. Liên quan đến quy định trên, giả thuyết rằng trƣờng hợp nhà cung ứng không giao hàng đƣợc cho bên thuê do bất khả kháng là có thể xảy ra và trong trƣờng hợp này, mục tiêu của HĐCTTC cũng không thể đạt đƣợc nếu khơng có hàng hóa thay thế. Nhƣ vậy, trƣờng hợp bất khả kháng xảy ra đối với hợp đồng mua bán tài sản cho thuê làm cho mục tiêu của HĐCTTC không thể đạt đƣợc. Việc chấm dứt HĐCTTC trong trƣờng hợp này là hoàn toàn hợp lý. Hậu quả pháp lý của việc chấm dứt HĐCTTC đƣợc giải quyết theo quy định trên: nghĩa vụ của các bên có thể đƣợc miễn tồn bộ hoặc một phần tùy thuộc vào tác động của bất khả kháng, nếu bất khả kháng xảy ra sau khi trì hỗn việc thực hiện nghĩa vụ thì nghĩa vụ của bên liên quan không đƣợc miễn.

Thứ ba, trường hợp trước khi hết thời hạn thực hiện nghĩa vụ, bên thuê rõ ràng bằng ngôn ngữ hoặc hành động sẽ khơng thanh tốn tiền th cho bên cho thuê theo khoản 2 Điều 94.

Việc quy định cho bên cho thuê có quyền chấm dứt HĐCTTC trong trƣờng hợp này là hoàn toàn hợp lý. Mặc dù chƣa hết thời hạn theo hợp đồng để bên thuê có thể thực hiện nghĩa vụ thanh toán tiền thuê nhƣng việc việc bên thuê rõ ràng bằng ngôn ngữ hoặc hành động sẽ khơng thanh tốn tiền th cho bên cho th đã thể hiện rõ nguy cơ rằng bên cho thuê sẽ không thể thu đƣợc khoản tiền này. Bên cho thuê phải thông báo cho bên thuê nếu thực hiện quyền chấm dứt HĐCTTC. Nếu

28

21

bên thuê phản đối thì bên th có thể nộp đơn lên Tịa án để xác định tính hợp lệ của việc chấm dứt hợp đồng.

Thứ tư, trường hợp bên thuê không trả tiền thuê trong một thời gian hợp lý sau khi được yêu cầu theo Điều 248.

Bên thuê có nghĩa vụ thanh toán tiền thuê cho bên cho thuê trong thời hạn mà các bên đã thỏa thuận trong hợp đồng. Nếu bên thuê không thực hiện nghĩa vụ này, bên cho thuê dành cho bên thuê một khoảng thời gian hợp lý để bên thuê thanh toán tiền thuê cho bên cho thuê. Khi hết khoảng thời gian hợp lý này mà bên thuê vẫn không thực hiện nghĩa vụ thanh tốn thì bên cho th có quyền chấm dứt HĐCTTC và lấy lại tài sản cho thuê. Việc dành cho bên thuê một khoảng thời gian hợp lý đề khắc phục vi phạm là một quy định tiến bộ của Luật Hợp đồng Trung Quốc. Bởi lẽ, chấm dứt HĐCTTT trong trƣờng hợp này không phải là kết quả mong muốn của cả hai bên. Nếu bên cho thuê chấm dứt HĐCTTC ngay khi bên thuê không thanh tốn tiền th đúng hạn, bên cho th có thể phải đối mặt với nguy cơ mất đi khoản tiền đó, khó khăn trong việc xử lý tài sản thuê và có khi phải tham gia vào quá trình tố tụng tốn kém và mất thời gian. Thay vì vậy, việc bên cho thuê dành cho bên thuê một khoảng thời gian hợp lý nhƣ vậy và sau đó, bên thuê có thể trong khoảng thời gian đó xoay sở đƣợc khoản tiền thuê và thanh toán cho bên thuê giúp cả hai bên đều đạt đƣợc mục đích của hợp đồng.

Điều 249 Luật Hợp đồng Trung Quốc quy định rằng, trƣờng hợp các bên thỏa thuận rằng bên thuê có quyền sở hữu tài sản thuê sau thời hạn thuê mà bên thuê đã thanh toán phần lớn tiền thuê nhƣng khơng thể thanh tốn phần cịn lại và bên cho thuê đã thực hiện quyền chấm dứt HĐCTTT cùng với việc lấy lại tài sản th, thì bên th có thể u cầu đƣợc hoàn lại một phần nếu giá trị của tài sản thuê lấy về vƣợt quá khoản tiền thuê và các chi phí khác mà bên th cịn nợ. Có thể thấy, các nhà làm luật Trung Quốc đã có sự cố gắng trong việc bảo vệ quyền lợi của bên thuê trong trƣờng hợp bên th đã có thiện chí trong việc thực hiện nghĩa vụ của HĐCTTC. Bởi lẽ, trong trƣờng hợp này, bên thuê đã thanh tốn phần lớn khoản tiền th nhƣng vì lý do nào đó, đã khơng đủ khả năng để thanh tốn phần còn lại.

Thứ năm, trường hợp chấm HĐCTTC khi kết thúc thời hạn thuê theo Điều 250.

Trong trƣờng hợp này, tài sản thuê đƣợc xử lý theo thỏa thuận của các bên. Nếu bên cho thuê và bên thuê không thỏa thuận về quyền sở hữu tài sản thuê trong hợp đồng hoặc thỏa thuận không rõ ràng hoặc không thể đạt đƣợc một thỏa thuận bổ sung, quyền sở hữu tài sản thuê thuộc về bên cho thuê.

22

Sau khi chấm dứt HĐCTTC, vấn đề BTTH sẽ đƣợc thực hiện trên cơ sở: thỏa thuận giữa các bên (Điều 111), bên có lỗi phải bồi thƣờng (Điều 112), các khoản thiệt hại cụ thể (Điều 113). Bên bị vi phạm có trách nhiệm thực hiện các biện pháp thích hợp để ngăn chặn việc gia tăng thiệt hại. Nếu bên bị vi phạm không thực hiện điều này, phần thiệt hại gia tăng sẽ không đƣợc bồi thƣờng29.

Theo quy định của Điều 114 Luật Hợp đồng Trung Quốc, bên cho thuê và bên thuê có thể thỏa thuận về điều khoản phạt hợp đồng trong HĐCTTC, theo đó một khoản tiền phạt sẽ đƣợc thanh toán cho bên bị vi phạm theo mức độ vi phạm. Điều khoản này sẽ không đƣợc chấp nhận nếu khoản tiền phạt vƣợt ngoài số tiền tƣơng ứng với thiệt hại thực tế của bên bị thiệt hại. Nếu mức phạt đƣợc thỏa thuận thấp hơn tổn thất do bên vi phạm gây ra thì bên bị vi phạm có thể nộp đơn yêu cầu toà án tăng mức phạt và ngƣợc lại, nếu mức phạt là vƣợt quá mức thiệt hại do bên vi phạm gây ra, thì bên vi phạm có thể nộp đơn u cầu tòa án giảm xuống một cách hợp lý. Nhƣ vậy, có thể hiểu điều khoản phạt vi phạt theo quy định của Luật Hợp đồng Trung Quốc vừa nhằm mục đích răn đe, ngăn ngừa việc xảy ra vi phạm hợp đồng, vừa nhằm bù đắp cho khoản thiệt hại xảy ra trên thực tế bởi việc vi phạm nghĩa vụ hợp đồng và nó chỉ đƣợc áp dụng khi có thiệt hại xảy ra trên thực tế.

Trong giao dịch CTTC, tồn tại hai hợp đồng: HĐCTTC đƣợc ký kết giữa bên thuê và bên cho thuê áp dụng Chƣơng 14 của Luật Hợp đồng, hợp đồng cung ứng đƣợc thỏa thuận giữa bên cho thuê và nhà cung ứng áp dụng các quy định tại Chƣơng 9 của Luật Hợp đồng. Mặc dù không tồn tại hợp đồng giữa ngƣời bán và ngƣời thuê, Luật Hợp đồng đã bù lại sự thiếu vắng này bằng cách quy định cho bên thuê hƣởng lợi hoặc quyền lợi của ngƣời mua với ngƣời bán. Điều này là hợp lý vì trong một số trƣờng hợp, bên bán vi phạm hợp đồng cung ứng làm ảnh hƣởng đến quyền lợi của bên thuê nhƣ trƣờng hợp bên bán giao hàng không phù hợp với hợp đồng thuê. Việc vi phạm của bên bán có thể là nguyên nhân dẫn đến việc bên thuê khơng thanh tốn tiền th cho bên cho thuê và bên cho thuê chấm dứt HĐCTTC. Trách nhiệm của bên bán và vấn đề bảo vệ quyền lợi cho bên thuê đƣợc đặt ra trong trƣờng hợp này.

Điều 240 Luật Hợp đồng Trung Quốc quy định bên cho thuê, bên bán và bên thuê có thể thỏa thuận rằng nếu bên bán không thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng mua bán thì bên thuê có thể địi BTTH từ bên bán và bên cho thuê sẽ trợ giúp. Với quy định này, trƣớc đây, bên thuê chỉ đƣợc trực tiếp đòi bồi thƣờng từ nhà cung ứng khi có thoả thuận chuyển quyền yêu cầu bồi thƣờng từ bên cho thuê sang bên thuê

29

23

cả trong hợp đồng cung ứng và trong hợp đồng cho thuê. Tuy nhiên từ khi Toà án Tối cao Trung Quốc đƣa ra giải thích về các vấn đề áp dụng pháp luật đối với các tranh chấp về HĐCTTC (có hiệu lực vào ngày 1 tháng 3 năm 2014), theo đó, trong trƣờng hợp bên thuê trực tiếp tìm kiếm sự bồi thƣờng từ phía ngƣời bán trên cơ sở chấm dứt hợp đồng mua bán và hợp đồng th, thì tịa án phải thơng báo cho bên cho thuê và cho bên cho thuê tham gia vào nhƣ là bên thứ ba. Thêm vào đó, Tịa án Tối cao Trung Quốc hƣớng dẫn cho phép bên thuê nộp đơn trực tiếp cho ngƣời bán30.

Quy định tƣơng tự về việc bên thuê có thể trực tiếp yêu cầu BTTH đối với nhà cung ứng đƣợc tìm thấy tại Điều 26 của dự thảo Luật CTTC Trung Quốc. Điều 16 của Dự thảo còn quy định về một trƣờng hợp chấm dứt HĐCTTC mà Luật Hợp đồng Trung Quốc không đề cập đến: “HĐCTTC bị hủy bỏ đồng thời khi xác nhận

rằng hợp đồng cung ứng là vô hiệu hoặc bị hủy bỏ"31. Đây là quy định đáp ứng nhu cầu thực tiễn vì trong giao dịch CTTC, đối tƣợng của HĐCTTC và hợp đồng cung ứng là cùng một tài sản.

Một số nhận xét:

Cả UCC và Luật Hợp đồng Trung Quốc đều quy định chi tiết về các trƣờng hợp chấm dứt HĐCTTC và vấn đề BTTH sau khi chấm dứt HĐCTTT. Theo đó, bên

Một phần của tài liệu So sánh quy định pháp luật về chấm dứt hợp đồng cho thuê tài chính theo pháp luật một số quốc gia (Trang 25 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)