So sánh quy định pháp luật hiện hành của Việt Nam với pháp luật quốc tế

Một phần của tài liệu So sánh quy định pháp luật về chấm dứt hợp đồng cho thuê tài chính theo pháp luật một số quốc gia (Trang 33 - 38)

tế và một số quốc gia về chấm dứt hợp đồng cho thuê tài chính

Pháp luật về chấm dứt HĐCTTC là một bộ phận nằm trong chế định HĐCTTC. Hiện nay, pháp luật Việt Nam điều chỉnh về chấm dứt HĐCTTC đƣợc quy định rải rác tại nhiều văn bản văn bản: Luật các tổ chức tín dụng 2010, Nghị định số 39/2014/NĐ-CP ngày 07/5/2014 về hoạt động của cơng ty tài chính và cơng ty CTTC, Thông tƣ số 08/2007/TTLT-NHNN-BCA-BTP ngày 10/12/2007 hƣớng dẫn thu hồi và xử lý tài sản CTTC của Công ty CTTC32, Thông tƣ số 30/2015/TT- NHNN ngày 25 tháng 12 năm 2015 quy định việc cấp Giấy phép, tổ chức và hoạt động của tổ chức tín dụng phi ngân hàng, Thơng tƣ số 15/2016/TT-NHNN ngày 30 tháng 6 năm 2016 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tƣ số 30/2015/TT- NHNN, Bộ luật Dân sự 2015 (BLDS 2015), Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 và một số văn bản khác. Tuy nhiên, các quy định chi tiết và chỉ dành riêng áp dụng cho chấm dứt HĐCTTC chỉ đƣợc tìm thấy tại Nghị định số 39/2014/NĐ-CP (hiện chƣa có văn bản hƣớng dẫn thi hành cụ thể). Trong khi đó, pháp luật Hoa Kỳ và Trung Quốc có các quy định cụ thể hơn dành riêng cho vấn đề này và chỉ quy định tập trung tại một văn bản dƣới hình thức pháp lý là văn bản luật. Dƣới đây tác giả so sánh các quy định cụ thể của pháp luật hiện hành của Việt Nam với pháp luật quốc tế, pháp luật Hoa Kỳ (theo quy định của UCC) và pháp luật Trung Quốc về chấm dứt HĐCTTC dựa trên các tiêu chí: các trƣờng hợp chấm dứt HĐCTTC, hậu quả pháp lý của chấm dứt HĐCTTC, giải quyết tranh chấp trong chấm dứt HĐCTTC.

2.1.1 Các trƣờng hợp chấm dứt hợp đồng cho thuê tài chính

Pháp luật của UNIDROIT hay của các quốc gia đều cho phép chấm dứt HĐCTTC theo thỏa thuận cũng nhƣ quyền chấm dứt HĐCTTC của một bên khi có vi phạm của bên kia. Theo quy định của pháp luật Việt Nam tại Điều 21 Nghị định 39/2014/NĐ-CP, các bên chỉ đƣợc chấm dứt HĐCTTC do vi phạm của bên kia khi

32 Thông tƣ này quy định chi tiết thi hành các văn bản đã hết hiệu lực. Tuy nhiên trong thời gian chƣa có văn bản hƣớng dẫn thay thế, thơng tƣ này có thể đƣợc sử dụng để tham khảo các nội dung không mâu thuẫn với pháp luật hiện hành.

27

điều này đƣợc các bên thỏa thuận là căn cứ chấm dứt hợp đồng trong HĐCTTC và ngoài ra, cũng khơng đề cập cụ thể đó là những vi phạm nào. Quy định nhƣ vậy thể hiện sự tôn trọng thỏa thuận của các bên trong hợp đồng cũng nhƣ phù hợp với nguyên tắc tự nguyện, tự do ý chí của các bên khi tham gia giao kết HĐCTTC. Tuy nhiên, quyền lợi của các bên sẽ đƣợc đảm bảo hơn và cũng không làm ảnh hƣởng đến sự tự do ý chí của các bên khi giao kết hợp đồng nếu pháp luật dự liệu đƣợc các trƣờng hợp vi phạm cụ thể mà bên thuê hoặc bên cho thuê có thể chấm dứt HĐCTTC và đặt các quy định này dƣới dạng tùy nghi. Đây là cách quy định trong Công ƣớc, Luật mẫu cũng nhƣ UCC và Luật Hợp đồng Trung Quốc.

Đối với các trƣờng hợp chấm dứt HĐCTTC cụ thể, Điều 21 Nghị định 39/2014/NĐ-CP đề cập đến trƣờng hợp khi bên th khơng thanh tốn tiền th và điều này đƣợc quy định là căn cứ chấm dứt HĐCTTC trong HĐCTTC thì HĐCTTC có thể chấm dứt trƣớc hạn. Cũng sử dụng căn cứ này nhƣ pháp luật Việt Nam nhƣng cả Công ƣớc, Luật mẫu, UCC và Luật Hợp đồng Trung Quốc đều dành cho bên thuê một cơ hội để khắc phục vi phạm. Cụ thể là khi bên th khơng thanh tốn tiền thuê đúng hạn theo thỏa thuận, bên cho thuê chỉ đƣợc quyền chấm dứt HĐCTTC khi bên cho thuê đã thông báo và dành cho bên thuê một khoảng thời gian hợp lý để thanh toán cho bên cho thuê khoản tiền này. Bởi lẽ, trong các biện pháp xử lý việc không thực hiện đúng hợp đồng, đơn phƣơng chấm dứt hợp đồng là biện pháp nặng nhất và các bên khơng đạt đƣợc những gì họ mong đợi33. Do đó, việc chấm dứt hợp đồng cần đƣợc cân nhắc một cách kĩ lƣỡng. Quy định nhƣ vậy sẽ hạn chế các trƣờng hợp chấm dứt HĐCTTC khơng đáng có và đặt việc thực hiện hợp đồng hƣớng đến đúng mục đích mà các bên đã đề ra.

Ngồi ra, cả Cơng ƣớc UNIDROIT về CTTC quốc tế, UCC và Luật Hợp đồng Trung Quốc đều quy định theo hƣớng xem việc chấm dứt HĐCTTC trong trƣờng hợp bên thuê vi phạm nghĩa vụ trả tiền thuê theo HĐCTTC đối với bên cho thuê là một trong các chế tài mà bên cho thuê có quyền áp dụng đối với hành vi vi phạm của bên th. Theo đó, thay vì lựa chọn việc chấm dứt HĐCTTC, bên cho thuê có thể yêu cầu bên thuê đẩy nhanh việc thanh toán tiền thuê hoặc áp dụng các chế tài khác mà các bên thỏa thuận trong hợp đồng. Khác với cách quy định này, Điều 21 của Nghị định 39/2014/NĐ-CP không ghi nhận việc chấm dứt HĐCTTC khi bên thuê vi phạm nghĩa vụ thanh toán tiền thuê là quyền của bên cho thuê. Đây là một trong những trƣờng hợp chấm dứt HĐCTTC trƣớc hạn đƣợc liệt kê tƣơng tự nhƣ các trƣờng hợp chấm dứt HĐCTTC khác tại khoản 1 Điều này. Theo cách quy

33 Đỗ Văn Đại (2010), Các biện pháp xử lý việc không thực hiện đúng hợp đồng, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, tr. 174.

28

định này, chấm dứt HĐCTTC khi bên thuê vi phạm nghĩa vụ thanh toán tiền thuê đƣợc hiểu là trƣờng hợp chấm dứt HĐCTTC đƣơng nhiên.

Cách quy định này của Nghị định 39/2014/NĐ-CP ảnh hƣởng lớn đến quyền lợi của bên cho thuê. Bởi lẽ, trên thực tế, chấm dứt HĐCTTC đi kèm với việc thu hồi tài sản thuê, mà những tài sản này đƣợc bên cho thuê mua dành riêng cho giao dịch với bên thuê nên chúng rất khó để bán lại hay cho chủ thể khác thuê lại. Do vậy, bên cho thuê khó có thể bù đắp phần nào khoản tiền đầu tƣ để mua tài sản thuê và cả tiền lãi tính trên khoản tiền này từ việc xử lý tài sản thuê thu về. Trong nhiều trƣờng hợp khi bên th khơng thanh tốn đƣợc tiền cho bên thuê, bên cho thuê không muốn thu hồi lại tài sản thuê và bên thuê cũng muốn tiếp tục hợp đồng. Mặt khác, việc sửa đổi quy định pháp luật nhằm bảo vệ quyền lợi của bên cho thuê trong trƣờng hợp này là hoàn toàn hợp lý bởi lẽ chấm dứt HĐCTTC trong trƣờng hợp này là do vi phạm của bên thuê và bên cho th hồn tồn khơng có lỗi. Vì vậy, pháp luật Việt Nam nên quy định theo hƣớng của Công ƣớc UNIDROIT về CTTC quốc tế, UCC và Luật Hợp đồng Trung Quốc. Theo đó, chấm dứt HĐCTTC trong trƣờng hợp bên thuê vi phạm nghĩa vụ trả tiền thuê theo HĐCTTC là một trong các chế tài mà bên cho thuê có quyền áp dụng đối với hành vi vi phạm của bên thuê. Với cách quy định này, thay vì chấm dứt HĐCTTC, bên cho thuê có thể lựa chọn các biện pháp khác để bảo vệ quyền lợi của mình một cách tốt nhất, chẳng hạn nhƣ xử lý tài sản bảo đảm và vẫn tiếp tục thực hiện HĐCTTC đối với bên thuê (trƣờng hợp bên thuê có thế chấp tài sản để bảo đảm nghĩa vụ trả tiền thuê).

Các trƣờng hợp chấm dứt HĐCTTC còn lại theo pháp luật Việt Nam nhƣ trƣờng hợp bên thuê bị tuyên bố phá sản, giải thể; tài sản cho thuê bị mất, hỏng không thể phục hồi sửa chữa cũng đƣợc đề cập đến trong Công ƣớc, Luật mẫu của UNIDROIT, UCC và Luật Hợp đồng Trung Quốc một cách trực tiếp (UCC) hoặc gián tiếp (các văn bản cịn lại). Nhìn chung, các căn cứ chấm dứt hợp đồng trƣớc hạn này đƣợc áp dụng với nhiều loại hợp đồng, trong đó có HĐCTTC.

2.1.2 Hậu quả pháp lý của chấm dứt hợp đồng cho thuê tài chính

Về BTTH, cách thức xử lý khoản tiền thuê và tài sản thuê

Pháp luật Việt Nam, Công ƣớc, Luật mẫu của UNIDROIT, UCC và Luật Hợp đồng Trung Quốc quy định giống nhau về cách thức xử lý tài sản thuê sau khi chấm dứt HĐCTTC. Tùy vào từng trƣờng hợp chấm dứt HĐCTTC cụ thể mà bên thuê sẽ giữ và mua lại tài sản cho thuê hoặc bên cho thuê sẽ thu hồi lại tài sản thuê, bên vi phạm hoặc có lỗi phải BTTH. Điểm khác nhau đáng chú ý trong quy định về hậu quả pháp lý của chấm dứt HĐCTTC giữa các nƣớc là các quy định về khoản

29

tiền thuê mà bên thuê phải trả khi vi phạm và các quy định về BTTH. Chẳng hạn, theo Luật Hợp đồng Trung Quốc, trƣờng hợp các bên thỏa thuận rằng bên thuê có quyền sở hữu tài sản thuê sau thời hạn thuê mà bên thuê đã thanh toán phần lớn tiền thuê nhƣng khơng thể thanh tốn phần cịn lại và bên cho thuê đã thực hiện quyền chấm dứt HĐCTTT cùng với việc lấy lại tài sản th, thì bên th có thể yêu cầu đƣợc hoàn lại một phần nếu giá trị của tài sản thuê lấy về vƣợt quá khoản tiền thuê và các chi phí khác mà bên thuê còn nợ. Quy định này thể hiện rằng các nhà làm luật Trung Quốc đã có sự cố gắng trong việc bảo vệ quyền lợi của bên thuê trong trƣờng hợp bên th đã có thiện chí trong việc thực hiện nghĩa vụ của HĐCTTC. Nó khơng đƣợc tìm thấy trong pháp luật Việt Nam cũng nhƣ UCC.

Về phạt vi phạm và mối quan hệ giữa phạt vi phạm và BTTH

Khi HĐCTTC chấm dứt do vi phạm của một bên, ngồi việc phải BTTH (nếu có thiệt hại phát sinh), bên vi phạm nghĩa vụ theo hợp đồng có thể phải chịu thêm khoản phạt vi phạm. UNIDROIT tiếp cận theo hƣớng chấp nhận một thỏa thuận của các bên trong hợp đồng về việc trả một số tiền trong trƣờng hợp không thực hiện hợp đồng, tuy nhiên, số tiền đó có thể bị giảm xuống bởi Tịa án nếu nó bất tƣơng xứng đáng kể đối với thiệt hại thực tế34. Khác với cách tiếp cận nhƣ vậy, UCC quy định theo hƣớng không chấp nhận một điều khoản phạt vi phạm bởi lẽ Tịa án Hoa Kỳ sẽ khơng chấp nhận những bồi thƣờng mang tính trừng phạt trong vi phạm hợp đồng kể cả đối với cố ý vi phạm. Về phía các nhà làm luật Trung Quốc, điều khoản phạt vi phạm (nếu có) có mối quan hệ chặt chẽ với điều khoản BTTH bởi lẽ khoản tiền phạt có thể đƣợc các bên liên quan yêu cầu tăng hoặc giảm tƣơng ứng với mức thiệt hại xảy ra trên thực tế. Với cách quy định này, phạt vi phạm thể hiện chức năng đền bù và hoàn toàn giống với chức năng của chế tài BTTH.

Quy định về phạt vi phạm theo pháp luật Việt Nam có điểm khác biệt đáng kể so với các cách thức quy định nêu trên. Theo pháp luật Việt Nam, bên CTTC và bên thuê tài chính đƣợc thỏa thuận về phạt vi phạm và BTTH khi một bên có vi phạm thỏa thuận theo HĐCTTC. Các bên có thể thỏa thuận rằng bên vi phạm vi phạm nghĩa vụ chỉ phải chịu phạt vi phạm mà không phải BTTH hoặc vừa phải chịu phạt vi phạm và vừa phải BTTH. Nếu các bên khơng có thỏa thuận về việc vừa phải chịu phạt vi phạm và vừa phải BTTH thì bên vi phạm chi phải chịu phạt vi phạm35. Cách thức quy định về mối quan hệ giữa phạt vi phạm và BTTH nhƣ vậy hoàn toàn giống với quy định của BLDS 2015 tại khoản 3 Điều 418. Các quy định của pháp

34 Dƣ Ngọc Bích, tlđd (20).

35 Khoản 8 Điều 35 Thông tƣ số 30/2015/TT-NHNN quy định về việc cấp Giấy phép, tổ chức và hoạt động của tổ chức tín dụng phi ngân hàng (đƣợc sửa đổi, bổ sung bởi Thông tƣ số 15/2016/TT-NHNN).

30

luật Việt Nam hiện hành về chấm dứt HĐCTTC không đề cập đến mối quan hệ giữa mức phạt vi phạm và thiệt hại xảy ra trên thực tế nhƣ quy định của Luật Hợp đồng Trung Quốc.

Đối với hoạt động CTTC, pháp luật Việt Nam vẫn chƣa có quy định về mức phạt vi phạm đƣợc áp dụng. So sánh với quy định của luật khác, Luật Thƣơng mại 2005 giới hạn mức phạt vi phạm là không quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm36, trong khi đó, BLDS 2015 lại khơng giới hạn mức phạt vi phạm37. Pháp luật điều chỉnh về hoạt động CTTC là một bộ phận của ngành luật ngân hàng. Khác với hoạt động cho thuê điều chỉnh bởi pháp luật dân sự, CTTC là hoạt động cấp tín dụng nhằm mục đích kinh doanh thƣờng xun và tìm kiếm lợi nhuận. Với bản chất là hoạt động cấp tín dụng, CTTC cũng khác với quan hệ cho thuê điều chỉnh bởi Luật Thƣơng mại 2005 bởi lẽ bên CTTC cho thuê tài sản mà bên thuê lựa chọn và trƣớc đó khơng thuộc sở hữu của mình trong khi bên cho thuê theo Luật thƣơng mại 2005 cho thuê tài sản mà mình đang sở hữu. Do đó, các quy định điều chỉnh về mức phạt vi phạm theo BLDS 2015 và Luật Thƣơng mại 2005 không đƣợc áp dụng cho hoạt động CTTC. Vì vậy, thực tiễn pháp luật về chấm dứt HĐCTTC đặt ra nhu cầu cần có quy định chi tiết về mức phạt vi phạm đƣợc áp dụng đối với hoạt động này.

2.1.3 Giải quyết tranh chấp trong chấm dứt hợp đồng cho thuê tài chính

Các tranh chấp phát sinh trong chấm dứt HĐCTTC thƣờng là tranh chấp giữa bên cho thuê và bên thuê về xử lý tài sản thuê, khoản tiền thuê và BTTH; tranh chấp giữa bên thuê và nhà cung ứng về BTTH. Trong các quy định điều chỉnh về HĐCTTC nói chung và chấm dứt HĐCTTC nói riêng, pháp luật Việt Nam không đề cập đến quyền đòi BTTH của bên thuê đối với nhà cung ứng. Do đó, trong các trƣờng hợp chấm dứt HĐCTTC bởi vi phạm của bên thuê mà có liên quan đến lỗi của nhà cung ứng, bên thuê chỉ đƣợc kiện nhà cung ứng để đòi BTTH khi các bên đã có thỏa thuận trƣớc đó theo điều khoản tƣơng ứng. Khác với pháp luật Việt Nam, Công ƣớc, Luật mẫu của UNIDROIT, UCC và Luật Hợp đồng Trung Quốc đều quy định cụ thể về trách nhiệm của nhà cung ứng và quyền lợi của bên thuê đối với nhà cung ứng. Theo đó, bên thuê có thể kiện trực tiếp nhà cung ứng và yêu cầu BTTH.

So với pháp luật Việt Nam, pháp luật Trung Quốc quy định cụ thể, chi tiết hơn về chấm dứt HĐCTTC nói chung và giải quyết tranh chấp trong chấm dứt HĐCTTC nói riêng. Một trong các bƣớc đầu tiên khi giải quyết một tranh chấp về chấm dứt HĐCTTC là xác định bản chất của hợp đồng. Tòa án tối cao Trung Quốc

36 Điều 301 Luật Thƣơng mại 2005. 37

31

đã ra hƣớng dẫn về vấn đề áp dụng pháp luật đối với các tranh chấp về HĐCTTC, theo đó, các hợp đồng mang tên HĐCTTC nhƣng khơng phản ánh tính chất của việc CTTC thì Tịa án sẽ xem xét theo mối quan hệ khác mà Tòa án cho là phù hợp (nhƣ trong một số trƣờng hợp, HĐCTTC đƣợc xác định là hợp đồng cho vay). Bản chất của hợp đồng có phải là HĐCTTC hay không sẽ đƣợc xác định qua việc xét đến tính chất và giá trị của đối tƣợng cho thuê, thành phần của tiền thuê và các quyền, nghĩa vụ cụ thể của các bên theo hợp đồng.

Các nội dung khác nhau cơ bản khi so sánh pháp luật hiện hành của Việt Nam với pháp luật quốc tế và một số quốc gia về chấm dứt HĐCTTC đƣợc thể hiện trong bảng so sánh tại Phụ lục I.

Một phần của tài liệu So sánh quy định pháp luật về chấm dứt hợp đồng cho thuê tài chính theo pháp luật một số quốc gia (Trang 33 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)