1.3. Khái quát về lịch sử hình thành, phát triển của tội mua bán người dướ
1.3.2. Pháp luật hình sự về tội mua bán người dưới 16 tuổi từ năm 1985 đến
năm 1999
Ngày 27 tháng 6 năm 1985, Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã thơng qua Bộ luật hình sự đầu tiên của nước ta đánh dấu một bước phát triển mới trong lịch sử lập pháp hình sự. Lần đầu tiên tội mua bán trẻ em được quy định tại Điều 149 Bộ luật hình sự năm 1985 thuộc chương các tội xâm phạm chế độ hơn nhân gia đình và các tội phạm đối với người chưa thành niên với tên tội danh là "tội bắt trộm, mua bán hoặc đánh tráo trẻ em". Điều 149 Bộ luật hình sự năm 1985 quy định về tội này như sau:
1- Người nào bắt trộm, mua bán hoặc đánh tráo trẻ em thì bị phạt tù từ một năm đến bảy năm;
2- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ năm năm đến hai mươi năm:
a) Có tổ chức;
b) Để đưa ra nước ngoài;
c) Bắt trộm, mua bán hoặc đánh tráo nhiều trẻ em hoặc gây ra hậu quả nghiêm trọng khác;
d) Tái phạm nguy hiểm31.
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Bộ luật hình sự năm 1985 ngày 28 tháng 12 năm 1989, Khoản 2 Điều 149 được bổ sung cụm từ "hoặc có tính chất chun nghiệp" ghi nhận thêm một tình tiết tăng nặng đối với tội bắt trộm, mua bán hoặc đánh tráo trẻ em32.
31 Xem Điều 149 Bộ luật hình sự năm 1985.
32 Xem Điều 2 Luật số 30-LCT/HĐNN8 ngày 28 tháng 12 năm 1989 sửa đổi bổ sung một số điều của Bộ luật
Như vậy, Điều 149 Bộ luật hình sự năm 1985 quy định về ba loại hành vi phạm tội trong đó có hành vi mua bán trẻ em. Theo đó, "mua bán trẻ em là mua hoặc bán trẻ em vì tư lợi, dù là mua của kẻ đã bắt trộm hoặc mua của chính người có con đem bán. Hành vi mua trẻ em khi biết rõ là đứa trẻ bị bắt trộm để về làm con nuôi, cũng bị xử lý về tội mua bán trẻ em. Tuy nhiên cần phân biệt với trường hợp bố mẹ vì đơng con hoặc vì khó khăn đặc biệt mà phải bàn con mình (dưới hình thức cho làm con ni và nhận một số tiền giúp đỡ) cũng như trường hợp vì hiếm con mà mua của chính người có con dem bán để về ni thì khơng coi là phạm tội"33.
Khi hướng dẫn áp dụng một số quy định trong phần các tội phạm của Bộ luật hình sự, Nghị quyết số 04-HĐTPTANDTC/NQ ngày 29 tháng 11 năm 1986 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao giải thích rằng tội phạm này xâm phạm quan hệ tình cảm giữa cha mẹ và con cái và sự phát triển lành mạnh của trẻ em về các mặt tư tưởng, tình cảm, thể chất. Tuy nhiên việc xác định khách thể loại của hành vi bắt trộm, mua bán hoặc đánh tráo trẻ em trong Bộ luật hình sự năm 1985 là chưa hợp lý bởi lẽ tội phạm này không đơn thuần là xâm phạm đến quan hệ tình cảm giữa cha mẹ và con cái; sự phát triển lành mạnh của trẻ em về các mặt tư tưởng, tình cảm, thể chất mà thực chất là xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự nhận phẩm con người (trẻ em). Do đó, đến khi ban hành Bộ luật hình sự năm 1999, các nhà làm luật đã đưa về chương XII "Các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người".
Theo quy định tại Điều 149 Bộ luật hình sự năm 1985, tội bắt trộm, mua bán hoặc đánh tráo trẻ em có hai khung hình phạt với mức hình phạt nặng nhất đến 20 năm tù. Đây là điều dễ hiểu bởi các hành vi phạm tội nói trên khơng chỉ xâm hại tới sự phát triển lành mạnh của trẻ em và đối với hạnh phúc gia đình mà còn làm mất trật tự an toàn xã hội, gây bức xúc và lo lắng trong dư luận quần chúng. Khoản 2 Điều 149 Bộ luật hình sự năm 1985 quy định những trường hợp định khung tăng nặng trách nhiệm hình sự như phạm tội có tổ chức, có tính chất chuyên nghiệp, tái phạm nguy hiểm. Bên cạnh đó nhà làm luật còn quy định tình tiết "để đưa ra nước ngoài" nhằm vào các đối tượng bắt trộm hoặc mua trẻ em để bán ra nước ngoài và tình tiết "gây hậu quả nghiêm trọng khác" nhằm vào các đối tượng phạm tội gây tác hại lớn đến sự phát triển đầy đủ, toàn diện của trẻ em bị bắt trộm, mua bán, đánh tráo.
33 Nghị quyết số 04/HĐTPTANDTC/NQ ngày 29 tháng 11 năm 1986 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân
Ngoài hình phạt chính, Bộ luật hình sự năm 1985 còn quy định áp dụng hình phạt bổ sung quản chế từ một năm đến năm năm (Điều 150) đôi với trường hợp tái phạm nguy hiểm (điểm d khoản 2 Điều 149).