Pháp luật hình sự về tội mua bán người dưới 16 tuổi từ năm 1999 đến

Một phần của tài liệu Tội mua bán người dưới 16 tuổi theo luật hình sự việt nam (Trang 41)

1.3. Khái quát về lịch sử hình thành, phát triển của tội mua bán người dướ

1.3.3. Pháp luật hình sự về tội mua bán người dưới 16 tuổi từ năm 1999 đến

năm 2015

Bộ luật hình sự năm 1999 ghi nhận tội mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em tại Điều 120 trong chương các tội phạm xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm:

Điều 120. Tội mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em

1. Người nào mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em dưới bất kỳ hình thức nào, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chun nghiệp; c) Vì động cơ đê hèn;

d) Mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt nhiều trẻ em; đ) Để đưa ra nước ngoài;

e) Để sử dụng vào mục đích vơ nhân đạo; g) Để sử dụng vào mục đích mại dâm; h) Tái phạm nguy hiểm;

i) Gây hậu quả nghiêm trọng.

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm hoặc phạt quản chế từ một năm đến năm năm..

Như vậy, Bộ luật hình sự năm 1999 đã chuyển tội mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em từ chương các tội xâm phạm chế độ hơn nhân gia đình và các tội phạm đối với người chưa thành niên sang chương các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, đồng thời bổ sung thêm một số tình tiết định khung tăng

nặng tại Khoản 2 Điều 120 như: "vì động cơ dc hèn"; "để sử dụng vào mục đích vơ nhân đạo"; "để sử dụng vào mục đích mại dâm”. Tuy nhiên có thể thấy rằng ngay từ khi ban hành Bộ luật hình sự năm 1999 các nhà làm luật đã chưa dự liệu được những trường hợp phạm tội mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em để lấy nội tạng. Đến năm 2009, tình tiết định khung tăng nặng "để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân" mới được nhà làm luật quy định tại điểm d khoản 2 Điều 12034.

Điều 120 Bộ luật hình sự năm 1999 quy định hai khung hình phạt. Khoản 1 có khung hình phạt từ ba năm đến mười năm, khoản 2 có khung hình phạt từ mười lăm năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân. Ngoài hình phạt chính, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm hoặc phạt quản chế từ một năm đến năm năm theo khoản 3 Điều 120 Bộ luật hình sự.

Như vậy, nhà làm luật đã nâng mức hình phạt tù tại khoản 1 Điều 120 Bộ luật hình sự năm 1999 lên "từ ba năm đến mười năm" (theo khoản 1 Điều 149 Bộ luật hình sự năm 1985 là từ một đến bảy năm). Hình phạt tù tại khoản 2 Điều 120 Bộ luật hình sự năm 1999 cũng được nâng lên "từ mười năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân" so với "từ năm năm đến hai mươi năm" theo khoản 2 Điều 149 Bộ luật hình sự năm 1985.

Cùng với đó, Bộ luật hình sự năm 1999 cho phép áp dụng hình phạt bổ sung đối với tất cả các trường hợp phạm tội mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em chứ không chỉ giới hạn đối với hành vi bắt trộm, mua bán hoặc đánh tráo trẻ em trong trường hợp tái phạm nguy hiểm như quy định tại Điều 150 Bộ luật hình sự năm 1985.

Mặc dù đã có những sửa đổi, bổ sung quy định về tội mua bán trẻ em cho phù hợp với thực tiễn đấu tranh phòng chống tội phạm này, song trong quy định tại Điều 120 Bộ luật hình sự năm 1999 vẫn còn có sự khác biệt so với quy định tại Nghị định thư về buôn bán người. Chẳng hạn, nhà làm luật đã không mô tả cụ thể hành vi trong mặt khách quan của cấu thành tội phạm cũng như mục đích phạm tội. Sự khác biệt này dẫn đến có những trường hợp theo quy định của pháp luật Việt Nam thì bị coi là mua bán trẻ em và phải bị trừng trị nhưng theo Nghị định thư về chống bn bán người thì khơng cấu thành tội phạm và ngược lại.

34 Điều 1 Luật số 37/2009/QH12 ngày 19 tháng 06 năm 2009 sửa đổi, bổ sung một số điều Bộ luật hình sự

Điều này đòi hỏi phải tiếp tục có sự hoàn thiện các quy định về hành vi mua bán trẻ em để tạo nên hành lang pháp lý tương thích với các quy định của pháp luật quốc tế.

1.3.4. Pháp luật hình sự về tội mua bán người dưới 16 tuổi từ năm 2015 đến nay

Hiến pháp năm 2013 ban hành đánh dấu một bước phát triển mới về tư duy lập pháp cũng như quan điểm về bảo vệ quyền con người, quyền cơng dân. Thể chế hóa những thay đổi trong Hiến pháp năm 2013, một loạt các luật chuyên ngành được ban hành, bao gồm Bộ luật hình sự năm 2015. Việc sửa đổi, bổ sung trong Bộ luật hình sự năm 2015 là nhằm bảo đảm xử lý nghiêm các hành vi xâm hại các quyền con người, quyền cơ bản của công dân, đề cao hiệu quả phòng ngừa và tính hướng thiện trong việc xử lý người phạm tội35. Bộ luật hình sự năm 2015 đã sửa đổi, bổ sung nhiều quy định nhằm hoàn thiện pháp luật hình sự Việt Nam theo hướng phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế trong lĩnh vực phòng, chống tội phạm như: bổ sung các hành vi lạm dụng lao động trẻ em; chiếm đoạt, mua bán trái phép mô tạng, các bộ phận cơ thể người... Trong bối cảnh đó hành vi mua bán trẻ em cũng được nhà làm luật tách ra từ hành vi mua bán, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em ở Điều 120 Bộ luật hình sự năm 1999 và quy định thành một tội độc lập ở Điều 151 Bộ luật hình sự năm 2015. Đồng thời nhà làm luật đổi tên tội danh thành "tội mua bán người dưới 16 tuổi".

Căn cứ quy định tại Điều 151 Bộ luật hình sự năm 2015 có thể thấy những thay đổi cụ thể như sau:

Một là, việc tách hành vi mua bán trẻ em thành một tội độc lập nhằm mục

đích phân hóa cụ thể trách nhiệm hình sự để có chính sách xử lý phù hợp hơn. Việc quy định cụ thể hơn các hành vi liên quan đến tội mua bán người dưới 16 tuổi giúp pháp luật hình sự nước ta về vấn đề này tiệm cận với các chuẩn mực chung của cộng đồng quốc tế về đấu tranh chống tội phạm bn bán người nói chung và bn bán trẻ em nói riêng, đồng thời thể hiện cam kết của Việt Nam trong việc nội luật hóa các quy định của các Công ước quốc tế trong lĩnh vực này.

Hai là, bổ sung khoản 3 quy định các tình tiết: "có tổ chức; có tính chất

chun nghiệp; gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân 61% trở lên; đã lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân; làm nạn nhân chết hoặc tự sát; đối với 06 người trở

lên; tái phạm nguy hiểm, với mức hình phạt bị phạt tù từ 18 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân".

Ba là, tăng mức hình phạt chính ở khoản 1 và khoản 2, đồng thời bổ sung

thêm hình phạt bổ sung "tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản" và nâng mức hình phạt tiền lên từ 50 triệu đồng đến 200 triệu đồng (so với mức từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng trong Bộ luật hình sự năm 1999).

Từ những phân tích trên cho thấy thay đổi đáng kể trong quy định Bộ luật hình sự năm 2015 đối với tội mua bán người dưới 16 tuổi. Sự thay đổi đó khơng chỉ đáp ứng với những thay đổi từ thực tiễn đấu tranh, phòng, chống loại tội phạm này mà còn thể hiện cam kết mạnh mẽ của Việt Nam phối hợp với cộng đồng quốc tế và các quốc gia khác để xử lý có hiệu quả các hành vi phạm tội nói trên.

1.4. Các quy định về tội mua bán trẻ em trong trong Nghị định thư về phịng ngừa, trấn áp và trừng trị việc bn bán người, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em năm 2000 và luật hình sự của một số quốc gia trên thế giới

1.4.1. Tội mua bán người dưới 16 tuổi trong Nghị định thư về phòng ngừa, trấn áp và trừng trị việc buôn bán người, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em năm 2000 trấn áp và trừng trị việc buôn bán người, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em năm 2000

Cho tới nay, Công ước năm 2000 và Nghị đinh thư năm 2000 là hai văn bản đóng vai trò chủ chốt trong việc chống lại tội phạm bn bán người. Trong đó Cơng ước năm 2000 được coi là “văn kiện pháp lý mang tính bắt buộc đầu tiên của Liên Hiệp Quốc trong lĩnh vực tội phạm”. Nghị định thư năm 2000 là văn bản pháp lý quốc tế quan trọng nhất, trực tiếp nhất đề cập đề cập đến vấn đề buôn bán người và “thể hiện sự tiến bộ nhất cả về mặt chính trị lẫn pháp lý – là hòn đá tảng cho việc đấu tranh xóa bỏ việc bn bán người”. Ra đời song hành, đồng thời để bổ sung cho Cơng ước năm 2000 nên khi giải thích và áp dụng các quy định của Nghị định thư năm 2000 thì những quy định này cần phải được được đặt trong mối liên hệ mật thiết với Công ước năm 2000. Cụ thể:

Khoản 4 Điều 37 Công ước nêu: Bất kỳ nghị định thư nào của Cơng ước này sẽ được giải thích cùng với Cơng ước, có tính đến mục đích của nghị định thư đó. Điều 1 Nghị định thư năm 2000: Quan hệ với Công ước của Liên Hiệp Quốc về chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia:

- Nghị định thư này bổ sung Công ước của Liên hiệp quốc về chống tội phạm có tổ chức xun quốc gia. Nó sẽ được giải thích cùng với Công ước.

- Các điều khoản của Công ước được áp dụng cho Nghị định thư này với những sửa đổi cần thiết, trừ trường hợp trong nghị định thư này có quy định khác.

- Những hành vi phạm tội theo quy định tại Điều 5 của Nghị định thư này sẽ được coi là những hành vi phạm tội được quy định trong Công ước.

“Những sửa đổi cần thiết” quy định tại Kkoản 2 Điều 1 Nghị định thư năm 2000 còn được hiểu là những sửa đổi do hoàn cảnh thực tế đòi hỏi. Do đó, những quy định trong Công ước năm 2000 khi được áp dụng trong Nghị định thư năm 2000 sẽ được phép sửa đổi hoặc giải thích sao cho các quy định liên quan của Công ước và Nghị định thư có cùng nội dung và hiệu lực như nhau. Trong mối liên kết với Công ước năm 2000, hành vi buôn bán người được quy định tại Điều 3(a) được coi là một tội phạm có tổ chức, xuyên quốc gia, tuy nhiên Nghị định thư năm 2000 lại không đưa ra bất kỳ quy định nào giải thích về các yếu tố tính xuyên quốc gia và tính có tổ chức của tội phạm bn bán người. Trong khi đó Cơng ước năm 2000 đã quy định những dấu hiệu để xác định những yếu tố trên. Vì vậy, những quy định về tính chất xun quốc gia của tội phạm, 36 tính có tổ chức 37 hay tội phạm nghiêm trong trong Công ước năm 2000 sẽ được áp dụng đối với hành vi buôn bán người.

* Nghĩa vụ tội phạm hóa:

Một trong những nội dung quan trọng mà Nghị định thư năm 2000 đề cập tới đó chính là nghĩa vụ tội phạm hóa của các quốc gia thành viên. Như đã phân tích ở trên, với việc coi bn bán người là tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia, Nghị định thư năm 2000 yêu cầu các quốc gia thành viên phải “áp dụng những biện pháp lập pháp cũng như các biện pháp khác khi cần thiết để quy định những hành vi nêu tại Điều 3 Nghị định thư này là những vi phạm hình sự khi những hành vi này được thực hiện một các cố ý.” (Khoản 1, Điều 5).

Điều 3(a) Nghị định thư năm 2000 quy định ba yếu tố để một hành vi cấu thành tội phạm buôn bán người, bao gồm: hành vi, phương thức (thủ đoạn), và mục đích phạm tội. Trên cơ sở quy định đó, nghĩa vụ tội phạm hóa hành vi bn bán người của các quốc gia thành viên có thể được thực hiện bằng các cách thức: thứ nhất, là việc quy định hành vi buôn bán người là một tội danh trong luật hình sự. Hoặc (và), thứ hai, là các “biện pháp khác” được hiểu là các biện pháp lập pháp khác kể cả sự thiết lập luật về buôn bán người.

36 Điều 3 Cơng ước năm 2000

Qua đó cho thấy mối quan hệ thống nhất, tương hỗ giữa hai văn bản, trong đó Cơng ước năm 2000 đóng vai trò là khung pháp lý nền tảng (cái chung) và Nghị định thư năm 2000 đề cập đến vấn đề pháp lý cụ thể là buôn bán người (cái riêng) đã góp phần xây dựng nên được định nghĩa về khái niệm buôn bán người một các khá đầy đủ, đồng thời phản ánh tương đối chính xác những dấu hiệu thuộc về bản chất của hành vi buôn bán người.

1.4.2. Hành vi buôn bán người theo Nghị định thư về ngăn ngừa, trấn áp, trừng trị việc buôn bán người đặc biệt là phụ nữ và trẻ em năm 2000

+ Thuật ngữ “buôn bán người” (“trafic in person”) được sử dụng trong Nghị định thư năm 2000 cho thấy rằng, nạn nhân của hành vi bn bán người có thể là bất cứ người nào, khơng chỉ là các đối tượng có tính truyền thống như phụ nữ và trẻ em mà còn bao gồm cả nam giới. Sự mở rộng về phạm vi về nạn nhân của hành vi buôn bán người như trên là hợp lý. Bởi, thực tế đã ghi nhận rất nhiều trường hợp người bị buôn bán là nam giới. Bên cạnh sự bổ sung cần thiết này, Nghị định thư vẫn nhấn mạnh sự tập trung ngăn ngừa, trấn áp, trừng trị hành vi buôn bán phụ nữ và trẻ em (“especially women and children). Điều này là hoàn toàn phù hợp với thực trạng tội phạm buôn bán người, bởi trên thực tế phụ nữ và trẻ em là những đối tượng bị buôn bán nhiều nhất.

1.4.2.1. Định nghĩa về hành vi buôn bán người theo Nghị định thư năm 2000

+ Nghị định thư năm 2000 đã đưa ra định nghĩa về buôn bán người tại Điều 3(a) như sau:

Trong nghị định thư này, những thuật ngữ dưới đây được hiểu như sau: a) “ Việc buôn bán người” nghĩa là việc tuyển mộ (mua), vận chuyển, chuyển giao, chứa chấp và tiếp nhận người nhằm mục đích bóc lột bằng cách sử dụng hoặc đe doạ sử dụng vũ lực hoặc bằng các hình thức ép buộc, bắt cóc, lừa gạt, man trá hay lạm dụng quyền lực hoặc vị thế dễ bị tổn thương hoặc bằng việc đưa, nhận tiền hay lợi nhuận để đạt được sự đồng ý của một người nhằm kiếm soát những người khác hay những hình thức bóc lột tình dục khác, các hình thức lao động hoặc dịch vụ cưỡng bức, nơ lệ hoặc những hình thức tương tự nô lệ, khổ sai hoặc việc lấy các bộ phận cơ thể;

+ Quy định trên đã cho thấy, Nghị định thư năm 2000 đã xây dựng khái niệm về tội phạm buôn bán người với mơ hình là sự kết hợp của 3 yếu tố: hành vi, phương thức (thủ đoạn) và mục đích bóc lột.

Về hành vi, là các hành vi đã được liệt kê một các rõ ràng tại khoản (a) bao

gồm: tuyển mộ (mua), vận chuyển, chuyển giao, chứa chấp hoặc tiếp nhận (nhận) người. Khoản (b), cho thấy sự đồng ý của nạn nhân thực hiêjn mục đích đã nêu ra trong định nghĩa không phải là dấu hiệu có ý nghĩa loại trừ trách nhiệm đối với người thực hiện hành vi mà phải xem xét các dấu hiệu về thủ đoạn có được sử dụng hay khơng.

Về thủ đoạn, phương thức: dùng vũ lực hoặc đe doạ sử dụng vũ lực; ép buộc;

Một phần của tài liệu Tội mua bán người dưới 16 tuổi theo luật hình sự việt nam (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)