Tội mua bán người dưới 16 tuổi trong Nghị định thư về phòng ngừa,

Một phần của tài liệu Tội mua bán người dưới 16 tuổi theo luật hình sự việt nam (Trang 44 - 121)

trấn áp và trừng trị việc buôn bán người, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em năm 2000

Cho tới nay, Công ước năm 2000 và Nghị đinh thư năm 2000 là hai văn bản đóng vai trò chủ chốt trong việc chống lại tội phạm bn bán người. Trong đó Cơng ước năm 2000 được coi là “văn kiện pháp lý mang tính bắt buộc đầu tiên của Liên Hiệp Quốc trong lĩnh vực tội phạm”. Nghị định thư năm 2000 là văn bản pháp lý quốc tế quan trọng nhất, trực tiếp nhất đề cập đề cập đến vấn đề buôn bán người và “thể hiện sự tiến bộ nhất cả về mặt chính trị lẫn pháp lý – là hòn đá tảng cho việc đấu tranh xóa bỏ việc bn bán người”. Ra đời song hành, đồng thời để bổ sung cho Cơng ước năm 2000 nên khi giải thích và áp dụng các quy định của Nghị định thư năm 2000 thì những quy định này cần phải được được đặt trong mối liên hệ mật thiết với Công ước năm 2000. Cụ thể:

Khoản 4 Điều 37 Công ước nêu: Bất kỳ nghị định thư nào của Công ước này sẽ được giải thích cùng với Cơng ước, có tính đến mục đích của nghị định thư đó. Điều 1 Nghị định thư năm 2000: Quan hệ với Công ước của Liên Hiệp Quốc về chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia:

- Nghị định thư này bổ sung Công ước của Liên hiệp quốc về chống tội phạm có tổ chức xun quốc gia. Nó sẽ được giải thích cùng với Cơng ước.

- Các điều khoản của Công ước được áp dụng cho Nghị định thư này với những sửa đổi cần thiết, trừ trường hợp trong nghị định thư này có quy định khác.

- Những hành vi phạm tội theo quy định tại Điều 5 của Nghị định thư này sẽ được coi là những hành vi phạm tội được quy định trong Công ước.

“Những sửa đổi cần thiết” quy định tại Kkoản 2 Điều 1 Nghị định thư năm 2000 còn được hiểu là những sửa đổi do hoàn cảnh thực tế đòi hỏi. Do đó, những quy định trong Công ước năm 2000 khi được áp dụng trong Nghị định thư năm 2000 sẽ được phép sửa đổi hoặc giải thích sao cho các quy định liên quan của Cơng ước và Nghị định thư có cùng nội dung và hiệu lực như nhau. Trong mối liên kết với Công ước năm 2000, hành vi buôn bán người được quy định tại Điều 3(a) được coi là một tội phạm có tổ chức, xuyên quốc gia, tuy nhiên Nghị định thư năm 2000 lại không đưa ra bất kỳ quy định nào giải thích về các yếu tố tính xun quốc gia và tính có tổ chức của tội phạm bn bán người. Trong khi đó Cơng ước năm 2000 đã quy định những dấu hiệu để xác định những yếu tố trên. Vì vậy, những quy định về tính chất xuyên quốc gia của tội phạm, 36 tính có tổ chức 37 hay tội phạm nghiêm trong trong Công ước năm 2000 sẽ được áp dụng đối với hành vi buôn bán người.

* Nghĩa vụ tội phạm hóa:

Một trong những nội dung quan trọng mà Nghị định thư năm 2000 đề cập tới đó chính là nghĩa vụ tội phạm hóa của các quốc gia thành viên. Như đã phân tích ở trên, với việc coi bn bán người là tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia, Nghị định thư năm 2000 yêu cầu các quốc gia thành viên phải “áp dụng những biện pháp lập pháp cũng như các biện pháp khác khi cần thiết để quy định những hành vi nêu tại Điều 3 Nghị định thư này là những vi phạm hình sự khi những hành vi này được thực hiện một các cố ý.” (Khoản 1, Điều 5).

Điều 3(a) Nghị định thư năm 2000 quy định ba yếu tố để một hành vi cấu thành tội phạm buôn bán người, bao gồm: hành vi, phương thức (thủ đoạn), và mục đích phạm tội. Trên cơ sở quy định đó, nghĩa vụ tội phạm hóa hành vi bn bán người của các quốc gia thành viên có thể được thực hiện bằng các cách thức: thứ nhất, là việc quy định hành vi buôn bán người là một tội danh trong luật hình sự. Hoặc (và), thứ hai, là các “biện pháp khác” được hiểu là các biện pháp lập pháp khác kể cả sự thiết lập luật về buôn bán người.

36 Điều 3 Công ước năm 2000

Qua đó cho thấy mối quan hệ thống nhất, tương hỗ giữa hai văn bản, trong đó Cơng ước năm 2000 đóng vai trò là khung pháp lý nền tảng (cái chung) và Nghị định thư năm 2000 đề cập đến vấn đề pháp lý cụ thể là buôn bán người (cái riêng) đã góp phần xây dựng nên được định nghĩa về khái niệm buôn bán người một các khá đầy đủ, đồng thời phản ánh tương đối chính xác những dấu hiệu thuộc về bản chất của hành vi buôn bán người.

1.4.2. Hành vi buôn bán người theo Nghị định thư về ngăn ngừa, trấn áp, trừng trị việc buôn bán người đặc biệt là phụ nữ và trẻ em năm 2000

+ Thuật ngữ “buôn bán người” (“trafic in person”) được sử dụng trong Nghị định thư năm 2000 cho thấy rằng, nạn nhân của hành vi bn bán người có thể là bất cứ người nào, không chỉ là các đối tượng có tính truyền thống như phụ nữ và trẻ em mà còn bao gồm cả nam giới. Sự mở rộng về phạm vi về nạn nhân của hành vi buôn bán người như trên là hợp lý. Bởi, thực tế đã ghi nhận rất nhiều trường hợp người bị buôn bán là nam giới. Bên cạnh sự bổ sung cần thiết này, Nghị định thư vẫn nhấn mạnh sự tập trung ngăn ngừa, trấn áp, trừng trị hành vi buôn bán phụ nữ và trẻ em (“especially women and children). Điều này là hoàn toàn phù hợp với thực trạng tội phạm buôn bán người, bởi trên thực tế phụ nữ và trẻ em là những đối tượng bị buôn bán nhiều nhất.

1.4.2.1. Định nghĩa về hành vi buôn bán người theo Nghị định thư năm 2000

+ Nghị định thư năm 2000 đã đưa ra định nghĩa về buôn bán người tại Điều 3(a) như sau:

Trong nghị định thư này, những thuật ngữ dưới đây được hiểu như sau: a) “ Việc buôn bán người” nghĩa là việc tuyển mộ (mua), vận chuyển, chuyển giao, chứa chấp và tiếp nhận người nhằm mục đích bóc lột bằng cách sử dụng hoặc đe doạ sử dụng vũ lực hoặc bằng các hình thức ép buộc, bắt cóc, lừa gạt, man trá hay lạm dụng quyền lực hoặc vị thế dễ bị tổn thương hoặc bằng việc đưa, nhận tiền hay lợi nhuận để đạt được sự đồng ý của một người nhằm kiếm soát những người khác hay những hình thức bóc lột tình dục khác, các hình thức lao động hoặc dịch vụ cưỡng bức, nơ lệ hoặc những hình thức tương tự nơ lệ, khổ sai hoặc việc lấy các bộ phận cơ thể;

+ Quy định trên đã cho thấy, Nghị định thư năm 2000 đã xây dựng khái niệm về tội phạm buôn bán người với mơ hình là sự kết hợp của 3 yếu tố: hành vi, phương thức (thủ đoạn) và mục đích bóc lột.

Về hành vi, là các hành vi đã được liệt kê một các rõ ràng tại khoản (a) bao

gồm: tuyển mộ (mua), vận chuyển, chuyển giao, chứa chấp hoặc tiếp nhận (nhận) người. Khoản (b), cho thấy sự đồng ý của nạn nhân thực hiêjn mục đích đã nêu ra trong định nghĩa không phải là dấu hiệu có ý nghĩa loại trừ trách nhiệm đối với người thực hiện hành vi mà phải xem xét các dấu hiệu về thủ đoạn có được sử dụng hay khơng.

Về thủ đoạn, phương thức: dùng vũ lực hoặc đe doạ sử dụng vũ lực; ép buộc;

bắt cóc; lừa gạt; man trá; lạm dụng quyền lực hoặc lạm dụng vị thế dễ bị tổn thương; đưa, nhận tiền hay lợi ích khác để nhận được sự đồng ý của một người để kiểm soát người khác.

Về mục đích bóc lột: trong đó tối thiểu là bóc lột mại dâm hoặc các hình thức

bóc lột tình dục; lao động cưỡng bức,dịch vụ cưỡng bức; làm nơ lệ hoặc các hình thức tương tự nơ lệ, khổ sai; lấy các bộ phận cơ thể.

Trường hợp đặc biệt: Buôn bán trẻ em

Khoản (d), Điều 3 Nghị định thư năm 2000 quy định: “Trẻ em” là bất kỳ người nào dưới 18 tuổi. Khi đối tượng bị bn bán là trẻ em thì các dấu hiệu về phương thức, thủ đoạn không còn ý nghĩa trong việc xác định hành vi buôn bán người mà chỉ cần chứng minh hai yếu tố còn lại là hành vi và mục đích bóc lột là đủ. Tuy nhiên, trong trường hợp lấy nội tạng trẻ em với sự đồng ý của cha mẹ hoặc người giám hộ phù hợp với pháp luật về y học hoặc vì lý do chữa bệnh thì khơng được coi là bóc lột. Cho nên, đó khơng phải là hành vi bn bán người. Việc quy định hành vi buôn bán trẻ em chỉ bao gồm hai yếu tố là hành vi và mục đích bóc lột như trên được xem như là một điều khoản đặc biệt về ngăn chặn việc buôn bán trẻ em và bảo vệ nạn nhân của hành vi đó. Trong nội dung này, Nghị định thư năm 2000 chịu sự ảnh hưởng của một số văn bản pháp lý quốc tế trước đó về trẻ em như: Cơng ước về quyền trẻ em năm 1989 và Công ước về cấm và hành động ngay để xố bỏ những hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất năm 1999. Trong đó, hai văn bản đều ghi nhận trẻ em là người có độ tuổi dưới 18 và khẳng định trẻ em là đối tượng cần phải có sự quan tâm đặc biệt: “trẻ em, do còn non nớt về thể chất và trí tuệ, cần được chăm sóc và bảo vệ đặc biệt, kể cả sự bảo vệ thích hợp về mặt pháp lý trước cũng như sau khi ra đời”. Bên cạnh đó, quy định trên phản ánh thực tế là không một thủ đoạn sai trái nào cần được thực hiện khi đối tượng bị buôn bán là người dưới 18 tuổi.

Trong quá trình soạn thảo Nghị định thư năm 2000, một định nghĩa riêng biệt về buôn bán trẻ em đã được đề xuất với mơ hình gồm hành vi và mục đích bóc lột: bn bán trẻ em là việc tuyển mộ, vận chuyển, chuyển giao, chứa chấp hoặc tiếp nhận trẻ em hoặc hành vi dùng tiền hoặc lợi ích vật chất khác để đạt được sự đồng ý của một người để kiểm soát một đứa trẻ với mục đích làm nơ lệ, cưỡng bức lao động hay nô dịch hoặc cho các mục đích sử dụng, dụ dỗ hoặc lơi kéo trẻ em vào động mại dâm, sản xuất nội dung khiêu dâm hoặc biểu diễn khiêu dâm. Mặc dù sau đó,khái niệm này khơng được thơng qua nhưng nó đã để lại ảnh hưởng với việc hình thành mơ hình hành vi bn bán trẻ em trong nghị định thư năm 2000.

1.4.2.2. Các dấu hiệu pháp lý cụ thể của hành vi buôn bán người theo Nghị định thư năm 2000

* Về hành vi:

"Việc buôn bán người” nghĩa là việc tuyển mộ, vận chuyển, chuyển giao, chứa chấp và tiếp nhận người...” Nghị định thư năm 2000 quy định những hành vi trên mà không đưa ra bất cứ sự giải thích nào.

Tuyển mộ: Tuyển mộ được thể hiện trong định nghĩa như là giai đoạn đầu

tiên dẫn tới sự bóc lột (đặc biệt là bóc lột lao động). Phần lớn nạn nhân bị bn bán có nguồn gốc từ việc tuyển mộ. Những phương pháp được người phạm tội sử dụng như: tuyển dụng người trong các quán bar, quán cà phê, câu lạc bộ, vũ trường và nơi cơng cộng khác, tuyển dụng chính thức thơng qua gia đình hoặc bạn bè, quảng cáo cung cấp việc hoặc học tập ở nước ngoài, thông qua các cơ quan cung cấp công việc, học tập, kết hôn hoặc du lịch nước ngoài, hôn nhân giả dối, mua trẻ em từ người giám hộ của họ. Để có được nạn nhân, mọi thủ đoạn đều có thể được thực hiện như dụ dỗ, mua chuộc, lơi kéo, thậm chí bắt cóc, lừa gạt, ép buộc...chủ yếu là lợi dụng sự nhẹ dạ cả tin của nạn nhân.

Vận chuyển, chuyển giao: dùng để chỉ quá trình di chuyển nạn nhân của của

bọn tội phạm buôn bán người nhằm đẩy nạn nhân vào tình thế bị bóc lột. Vấn đề được đặt ra là hành vi vận chuyển trong Nghị định thư năm 2000 có nhất thiết là phải có yếu tố vượt qua biên giới quốc gia hay không. Theo quy định tại Điều 4, Nghị định năm 2000: “Trừ những trường hợp được quy định cụ thể dưới đây, Nghị định thư này được áp dụng để phòng ngừa, điều tra và truy tố các hành vi

phạm tội được quy định theo Điều 538 của Nghị định thư này, khi những hành vi phạm tội này có tính chất xun quốc gia và liên quan đến một nhóm tội phạm có tổ chức cũng như cho việc bảo vệ các nạn nhân của các hành vi phạm tội này”. Theo đó, hành vi vận chuyển người trong Nghị định thư năm 2000 là việc vận chuyển có ít nhất một trong các yếu tố xuyên quốc gia được quy định tại khoản 2 Điều 3 Công ước năm 200039 và có liên quan đến nhóm tội phạm có tổ chức. Trong đó, qua biên giới quốc gia chỉ là một trong các dấu hiệu thể hiện tính chất xuyên quốc gia. Hành vi vận chuyển, chuyển giao người có thể xảy ra trong phạm vi lãnh thổ của một quốc gia vẫn được coi là có yếu tố xuyên quốc gia nếu thỏa mãn một trong các dấu hiệu còn lại như: được thực hiện ở một quốc gia nhưng phân chủ yếu của việc chuẩn bị, lên kế hoạch, chỉ đạo hoặc điều khiển nó lại diễn ra ở một quốc gia khác.

Chứa chấp, tiếp nhận: Hành vi chứa chấp hoặc tiếp nhận trong định nghĩa

được lập luận bao gồm các hành vi của chủ sở hữu, người quản lý và người kiểm soát tại bất kỳ nơi nào trong chuyến hành trình”. Theo đó, chứa chấp hoặc tiếp nhận có thể được hiểu là việc “duy trì một người trong tình trạng bị bóc lột”. Nếu đặt hành vi này theo thứ tự liệt kê trong các hành vi theo định nghĩa của Nghị định thư thì sẽ rất dễ nhầm lẫn đây là giai đoạn cuối cùng của quá trình mua bán người vì được đặt cuối cùng. Nhưng không phải như vậy, chứa chấp và tiếp nhận có thể xảy ra vào bất cứ thời điểm nào trong q trình phạm tội chứ khơng nhất thiết là kết quả cuối cùng. Kết luận này được đưa ra bởi Hội đồng châu Âu trong hợp tác với Liên Hợp Quốc, trong đó nói rằng “chứa chấp” là cung cấp chỗ ở cho nạn nhân theo bất cứ cách nào, trong cuộc hành trình của họ đến đích cuối cùng hoặc tại nơi bóc lột, “tiếp nhận khơng bị giới hạn là nhận người tại nơi bóc lột mà đó có thể là việc gặp nạn nhân tại những địa điểm đã định trước trên chuyến đi của họ để cung cấp cho họ thêm thông tin về nơi đến hoặc họ phải làm gì.

38 Khoản 1, Điều 5 NĐT năm 2000: Mỗi quốc gia thành viên phải thông qua những biện pháp lập pháp và

các biện pháp khác nếu thấy cần thiết để quy định những hành vi nêu tại Điều 3 của Nghị định thư này là những tội phạm hình sự khi những hành vi này được thực hiện có chủ ý.

39 Vì mục đích của Khoản 1 điều này, một hành vi phạm tội có tính chất xun quốc gia nếu:

(a) Nó được thực hiện ở nhiều quốc gia;

(b) Nó được thực hiện ở một quốc gia nhưng phần chủ yếu của việc chuẩn bị, lên kế hoạch, chỉ đạo hoặc điều khiến nó lại diễn ra ở một quốc gia khác;

(c) Nó được thực hiện ở một quốc gia nhưng liên quan đến một nhóm tội phạm có tổ chức tham gia các hoạt động tội phạm ở nhiều quốc gia; hoặc

* Về mục đích bóc lột

Hành vi bóc lột bao gồm, ít nhất, việc bóc lột mại dâm những người khác hay những hình thức bóc lột tình dục khác, các hình thức lao động hoặc dịch vụ cưỡng bức, nơ lệ hoặc những hình thức tương tự nơ lệ, khổ sai hoặc việc lấy các bộ phận

Một phần của tài liệu Tội mua bán người dưới 16 tuổi theo luật hình sự việt nam (Trang 44 - 121)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)