2.2.6 .Quy trình tín dụng
4.2 Tình hình cho vay của Ngân hàng Quốc tế Việt Nam chi nhánh tỉnh Kiên
4.2.2.1 Phân tích tình hình cho vay theo thời hạn
Có 3 lọai thời hạn cho vay. Đó là: Cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn.
Bảng 7: Tình hình doanh số cho vay theo thời hạn tại VIB Kiên Giang
Đơn vị tính: Triệu đồng 2008/2007 2009/2008 Chỉ tiêu 2007 2008 2009 Số tiền % Số tiền % Ngắn hạn 152.634 235.613 876.074 82.979 54,4 640.461 271,8 Trung hạn 52.535 22.953 19.343 (29.582) (56,3) (3.610) (15,7) Dài hạn 35.934 26.860 41.155 (9.074) (25,3) 14.295 53,2 Tổng 241.103 285.426 936.572 44.323 18,4 651.146 228,1
( Nguồn: Báo cáo thường niên 2007-2008-2009 tại VIB Kiên Giang )
152,634 52,535 35,934 235,613 22,953 26,860 876,074 19,343 41,155 0 200,000 400,000 600,000 800,000 1,000,000 T ri ệu đ ồ n g 2007 2008 2009 Năm
DOANH SỐ CHO VAY THEO THỜI HẠN
Ngắn hạn Trung hạn Dài hạn
Hình 8: Tình hình doanh số cho vay theo thời hạn tại VIB Kiên Giang
Doanh số cho vay ngắn hạn
Đây là lọai hình cho vay phổ biến nhất trong các lọai cho vay của ngân hàng. Năm 2007 doanh số cho vay đạt 152.634 triệu đồng. Đến năm 2008 là 235.613 triệu đồng tăng 82.979 triệu đồng so với năm 2007, tương đương tăng 54,4 %. Năm 2009 đạt 876.074 triệu đồng, tăng trưởng rất cao so với năm 2008 tăng
640.461 triệu đồng, tương ứng tăng 271,8 %.
Doanh số cho vay ngắn hạn thường chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh số cho vay của ngân hàng qua các năm là do chính sách ưu tiên cho các khoản vay ngắn hạn của ngân hàng. Ngân hàng tập trung cho vay ngắn hạn là bởi vì ít rủi ro, thời gian quay vịng vốn nhanh, đảm bảo tính thanh khoản cao cho ngân hàng, khả năng thu nợ là rất lớn. Đặc biệt, đây là nhu cầu rất thường xuyên của các khách hàng. Cho vay ngắn hạn thường là để đáp ứng nhu cầu vốn lưu động, vốn thiếu hụt tạm thời cho các tổ chức kinh tế, cá nhân như: mua nguyên vật liệu, trả tiền hàng, ký quỹ tạm thời, thanh toán L/C, mua con giống, vật tư nơng nghiệp… Nhìn vào bảng số liệu ta thấy có sự tăng trưởng đột biến cho vay ngắn hạn ở năm 2009, nguyên nhân của doanh số cho vay ngắn hạn tăng quá nhanh trong năm 2009 có thể được giải thích như sau:
Các khách hàng của ngân hàng chủ yếu là các doanh nghiệp xuất khẩu, vay vốn với thời hạn ngắn để đáp ứng nguồn vốn kinh doanh, ngân hàng cũng chú trọng cho vay với đối tượng này nên đã mở rộng cho vay với các khách hàng cũ nhằm đáp ứng vốn kịp thời cho các doanh nghiệp hoạt động.
Doanh số cho vay trung hạn
Năm 2007 doanh số cho vay đạt 52.535 triệu đồng. Đến năm 2008 là 22.953 triệu đồng giảm 29.582 triệu đồng so với năm 2007, tương đương giảm 56,3 %. Năm 2009 đạt 19.343 triệu đồng, so với năm 2008 giảm 3.610 triệu đồng, tương ứng giảm 15,7 %.
Đối với thời hạn cho vay này, ngân hàng chủ yếu cho vay đối với các dự án đầu tư trung hạn, cho vay mua nhà đất, cho vay tiêu dùng đối với cán bộ nhân viên và cho vay phát triển kinh doanh.
Doanh số cho vay trung hạn ngày càng giảm nhưng không nhiều do khách hàng ít chú trọng lọai hình cho vay này vì lãi suất vay cao do ngân hàng đưa ra lãi suất cao nhằm bù đắp rủi ro lãi suất tăng lên trong tương lai. Mặt khác, ý thức người dân chủ yếu là họ muốn vay ngắn hạn chia thành nhiều đợt để hưởng lãi suất thấp hơn lãi suất vay trung hạn.
Doanh số cho vay dài hạn
Năm 2007 doanh số cho vay đạt 35.934 triệu đồng. Đến năm 2008 là 26.860 triệu đồng giảm 9.074 triệu đồng so với năm 2007, tương đương giảm 25,3 %. Năm 2009 đạt 41.155 triệu đồng, so với năm 2008 tăng 14.295 triệu đồng, tương ứng 53,2 %.
Đối với thời hạn này, ngân hàng chủ yếu cho vay đối với các dự án đầu tư dài hạn, cho vay mua nhà mới, cho vay mua ôtô và cho vay phát triển sản xuất kinh doanh.
Cho vay dài hạn tuy chiếm rất ít trong hoạt động cho vay của ngân hàng nhưng tỷ trọng của lọai hình cho vay này ngày càng tăng. Do ngân hàng ngày càng chú trọng lọai hình cho vay này vì lãi suất cho vay dài hạn cao, ngân hàng đã đưa ra nhiều phương án trả nợ phù hợp với từng khách hàng và tùy theo tình hình tài chính của họ.