2.2.6 .Quy trình tín dụng
4.2 Tình hình cho vay của Ngân hàng Quốc tế Việt Nam chi nhánh tỉnh Kiên
4.2.2.2 Phân tích tình hình cho vay theo ngành hàng
Để đáp ứng kịp thời phục vụ cho chương trình phát triển kinh tế của địa phương đồng thời thực hiện chính sách phát triển của ngành, chi nhánh cũng xác định được thế mạnh của địa phương là các ngành lương thực, khai thác thuỷ - hải sản và các sản phẩm phục vụ cho chương trình xuất khẩu. Do đó chính sách đầu tư của ngân hàng cần phải tập trung vào các ngành lương thực, khai thác thuỷ - hải sản và các sản phẩm phục vụ cho chương trình xuất khẩu.
Bảng 8:Tình hình cho vay theo ngành hàng tại VIB Kiên Giang Đơn vị tính: Triệu đồng Đơn vị tính: Triệu đồng 2008/2007 2009/2008 Chỉ tiêu 2007 2008 2009 Số tiền % Số tiền % CV theo hạn mức 62.420 91.483 149.766 29.063 46,6 58.283 63,7 CV cá nhân KD 28.768 34.652 61.016 5.884 20,5 26.364 76,1 CV mua nhà đất 10.865 19.060 27.735 8.195 75,4 8.675 45,5 CV món 6.050 5.198 13.867 (852) (14,1) 8.669 166,8 CV CC GTCG 924 4.332 11.094 3.408 368,8 6.762 156,1 CV tiêu dùng 220 10.742 8.320 10.522 4782,7 (2.422) (22,5) CV mua ôtô 725 7.797 5.547 7.072 975,4 (2.250) (28,9) Tổng dư nợ 109.972 173.264 277.345 63.292 57,6 104.081 60,1
( Nguồn: Báo cáo thường niên 2007-2008-2009 tại VIB Kiên Giang )
Ghi chú: - CV: Cho vay;
- KD: Kinh doanh;
- CC GTCG: Cầm cố giấy tờ có giá;
Qua bảng trên ta thấy hoạt động cho vay của ngân hàng qua 3 năm là khá tốt, ngân hàng đã mở rộng quy mơ tín dụng đến tất cả các thành phần kinh tế làm cho doanh số cho vay của ngân hàng đối với các thành phần này liên tục tăng.
Qua bảng trên ta thấy dư nợ theo ngành kinh tế tăng giảm không ổn định qua 3 năm.
Cho vay theo hạn mức
Trường hợp này áp dụng đối với doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn phát sinh thường xuyên, liên tục, doanh nghiệp họat động sản xuất kinh doanh có lãi ổn định, vững chắc, là đơn vị có uy tín trong giao dịch, thanh tóan, có cơng tác quản lý, hạch tóan kế tóan ổn định. Cho vay theo hạn mức là các khoản vay căn cứ vào kế hoạch kinh doanh của khách hàng trong một giai đoạn nhất định nhằm đáp ứng nhu cầu vốn lưu động thường xuyên trong cả chu kỳ kinh doanh.
Chiếm tỷ trọng cao nhất và tăng trưởng cao qua 3 năm. Cho vay theo hạn mức bao gồm các doanh nghiệp xuất khẩu gạo, doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản và
các doanh nghiệp phân bón vì đây là một trong những đối tượng chủ yếu mà ngân hàng đã cho vay với số lượng khá lớn và đây chính là khách hàng truyền thống của ngân hàng.
Cụ thể như sau: năm 2007 dư nợ cho vay theo hạn mức là 62.420 triệu đồng. Sang năm 2008 dư nợ cho vay đạt 91.483 triệu đồng, tăng 29.063 triệu đồng so với năm 2007, tương đương tăng 46,6 %. Đến năm 2009 dư nợ cho vay đạt 149.766 triệu đồng, tăng 58.283 so với năm 2008, tương đương tăng 63,7 %. Nguyên nhân do các doanh nghiệp xuất khẩu tăng khối lượng xuất khẩu và ngành xuất khẩu gạo, thủy sản và phân bón là ngành kinh tế trọng điểm của tỉnh, các doanh nghiệp này lâu nay vẫn là khách hàng truyền thống cho vay của ngân hàng vì vậy mà ngân hàng luôn giữ cho tổng dư nợ trong ngành này tăng lên hàng năm, tuy tốc độ tăng của dư nợ khá cao nhưng ngân hàng cần phấn đấu tăng nhiều hơn nữa trong những năm tới để phục vụ tốt hơn nhu cầu của ngành này.
Cho vay cá nhân kinh doanh
Ngân hàng cho vay với các đối tượng cá nhân, hộ gia đình hoạt động sản xuất kinh doanh, làm kinh tế gia đình có phương án sản xuất, kinh doanh khả thi, mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp.
Chiếm tỷ trọng tương đối cao trong tổng dư nợ sau cho vay theo hạn mức, đây là đối tượng chủ yếu và là khách hàng thân thiết của ngân hàng cho nên dư nợ cho vay của ngân hàng đối với khách hàng này liên tục tăng qua các năm nhưng tăng trưởng không đều, tăng trưởng mạnh vào năm 2009.
Cụ thể, năm 2007 dư nợ cho vay cá nhân kinh doanh là 28.768 triệu đồng. Sang năm 2008 dư nợ cho vay đạt 34.652 triệu đồng, tăng 5.884 triệu đồng so với năm 2007, tương đương tăng 20,5 %. Đến năm 2009 dư nợ cho vay đạt 61.016 triệu đồng, tăng 26.364 so với năm 2008, tương đương tăng 76,1 %.
Cho vay mua nhà đất
Ngân hàng cho vay tối đa đến 70 % giá trị hợp đồng với phương thức trả nợ linh hoạt theo hình thức trả lãi và nợ gốc hàng tháng hoặc hàng quý tùy theo nguồn thu nhập của khách hàng.
Năm 2007 dư nợ cho vay mua nhà đất là 10.865 triệu đồng. Sang năm 2008 dư nợ cho vay đạt 19.060 triệu đồng, tăng 8.195 triệu đồng so với năm 2007, tương đương tăng 75,4 %. Đến năm 2009 dư nợ cho vay đạt 27.735 triệu đồng, tăng 8.675 so với năm 2008, tương đương tăng 45,5 %.
Cho vay món (cho vay từng lần)
Trường hợp này áp dụng đối với khách hàng có nhu cầu vay vốn không thường xuyên, hoặc khách hàng không đủ điều kiện để vay theo hạn mức. Đặc điểm của vốn tín dụng này là chỉ tham gia vào một hay một giai đọan nhất định trong chu kỳ sản xuất kinh doanh.
Đối với cho vay theo món, ngân hàng chủ yếu cho vay trong nơng nghiệp, các cá nhân kinh doanh nhỏ, lẻ, các khoản vay này đáp ứng nhu cầu vốn theo từng thời kỳ.
Năm 2007 dư nợ cho vay món là 6.050 triệu đồng. Sang năm 2008 dư nợ cho
vay là 5.198 triệu đồng, giảm 852 triệu đồng so với năm 2007, tương đương giảm 14,1 %. Đến năm 2009 dư nợ cho vay đạt 13.867 triệu đồng, tăng 8.669 so với năm 2008, tương đương tăng 166,8 %.
Năm 2009 chỉ tiêu này tăng trưởng mạnh do các cá nhân trong địa bàn phát triển kinh doanh, nhất là các hộ kinh doanh nhỏ lẻ mới hoạt động sản xuất kinh doanh, ngịai ra do đây là khỏan vay có thủ tục đơn giản đối với các khách hàng mới nên chỉ tiêu này tăng trưởng cao.
Cho vay cầm cố giấy tờ có giá
Đây là loại hình cho vay đơn giản, ít rủi ro nên ngân hàng tập trung cho lọai hình cho vay này và lọai hình này tăng trưởng rất cao. Ngân hàng cho vay đến 50 % giá trị giấy tờ có giá do ngân hàng định giá. Với sản phẩm này, bạn có thể chớp lấy cơ hội kinh doanh ngành hàng mà bạn ưa thích mà khơng cần phải bàn bớt cổ phần của bạn, hoặc giải quyết vần đề tài chính cấp thiết chỉ trong vòng vài ngày khi chưa nhận được tiền bán chứng khoán từ Cơng ty Chứng Khốn.
Năm 2007 dư nợ cho vay cầm cố giấy tờ có giá là 924 triệu đồng. Sang năm
tương đương tăng 368,8 %. Đến năm 2009 dư nợ cho vay đạt 11.094 triệu đồng, tăng 6.762 so với năm 2008, tương đương tăng 156,1 %.
Chỉ tiêu này tăng mạnh trong năm 2009 do khách hàng có nhu cầu vay vốn để sản xuất kinh doanh trong thời gian này tăng mạnh, mặt khác đây là lọai hình vay đơn giản, linh động, thủ tục nhanh chóng nên rất được các khách hàng cần vốn gấp trong kinh doanh ưa chuộng.
Hai lọai tiếp theo là cho vay mua ôtô và cho vay tiêu dùng
+ Cho vay mua ôtô:
Nền kinh tế phát triển thì nhu cầu mua xe ơtơ ngày càng tăng. Do đó với sản phẩm này ngân hàng đã đáp ứng được nhu cầu khách hàng chỉ cần có khả năng tài chính và nguồn thu nhập ổn định với tài sản thế chấp chính là chiếc xe khách hàng vay tiền để mua hoặc tài sản thế chấp khác.
Năm 2007 dư nợ cho vay mua ôtô là 725 triệu đồng. Sang năm 2008 dư nợ cho vay đạt 7.797 triệu đồng, tăng 7.072 triệu đồng so với năm 2007, tương đương tăng 975,4%. Đến năm 2009 dư nợ cho vay đạt 5.547 triệu đồng, giảm 2.250 so với năm 2008, tương đương giảm 28,9 %.
+ Cho vay tiêu dùng:
Sản phẩm này chủ yếu phục vụ nhu cầu sinh hoạt, tiêu dùng của cá nhân và gia đình người vay.
Năm 2007 dư nợ cho vay tiêu dùng là 220 triệu đồng. Sang năm 2008 dư nợ cho vay đạt 10.742 triệu đồng, tăng 10.522 triệu đồng so với năm 2007, tương đương tăng 4.782,7 %. Đến năm 2009 dư nợ cho vay là 8.320 triệu đồng, giảm 2.422 so với năm 2008, tương đương giảm 22,5 %.
Trong cho vay theo đối tượng, ngân hàng đã phân các đối tượng theo ngành hàng để dễ kiểm sóat và thu nợ. Ngành nào tăng trưởng tốt, ít rủi ro thì tiếp tục phát triển và tăng trưởng, ngành nào nhiều rủi ro, nợ xấu cao thì hạn chế cho vay để đảm bảo họat động tín dụng được tốt hơn.
Nổi bật trong cho vay theo ngành hàng là cho vay theo hạn mức, cho vay cá nhân kinh doanh và cho vay mua nhà đất. Các ngành này tăng trưởng mạnh và
đều qua 3 năm, đây là các ngành trong thế mạnh của tỉnh, được sự quan tâm chỉ đạo của lãnh đạo tỉnh nên đạt kết quả tăng trưởng cao như vậy.
Bên cạnh đó, cho vay theo món cũng tăng trưởng nhưng với tỷ trọng khơng cao bằng các ngành trên vì đây chủ yếu là các nông dân và các hộ kinh doanh nhỏ, lẻ vay với khối lượng vốn rất nhỏ và không thường xuyên.
Ngược lại với các ngành trên, cho vay tiêu dùng và cho vay mua ôtô cũng tăng trưởng tốt nhưng với tỷ trọng nhỏ và không đều, các ngành này có giảm trong năm 2009 do người dân thắt chặt chi tiêu.
Nhìn chung hoạt động cho vay của ngân hàng qua 3 năm khá tốt, ngân hàng đã mở rộng quy mơ tín dụng đến tất cả các thành phần kinh tế làm cho doanh số cho vay của ngân hàng liên tục tăng trong những năm vừa qua và có xu hướng tiếp tục tăng trong những năm tiếp theo.
Nhiệm vụ chủ yếu của ngân hàng là phục vụ việc phát triển kinh tế xã hội, do đó muốn cơng tác đầu tư tín dụng có hiệu quả cao ngân hàng cần phải thường xuyên bám sát các chủ trương, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước, đặc biệt là các chương trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa để từ đó ngân hàng xác định rõ trọng tâm, trọng điểm cần đầu tư cho phù hợp nhằm phát triển kinh tế xã hội tại địa phương.