Khái quát hệ thống pháp luật Anh – Mỹ

Một phần của tài liệu Vai trò của thông luật anh trong quá trình hình thành dòng họ pháp luật anh mỹ (Trang 27 - 28)

Chƣơng 1 Khái quát về Thông luật Anh

2.1. Khái quát hệ thống pháp luật Anh – Mỹ

Hệ thống pháp luật thế giới hay còn được biết đến với tên gọi “gia đình luật”, “dịng họ pháp luật” (family of law) là khái niệm nói đến tập hợp các hệ thống pháp luật quốc gia có nhiều điểm tương đồng với nhau, được xác định dựa trên những tiêu chí nhất định.

Ngày nay có đến 1/3 lồi người sinh sống tại các quốc gia khác nhau sử dụng pháp luật có nguồn gốc từ luật Anh34. Điều này xuất phát từ nguyên nhân: Vương quốc Anh từng là một trong những thực dân hùng mạnh nhất trên thế giới. Qua nhiều thế kỷ, với những nỗ lực to lớn, người Anh đã thành công trong việc sinh cơ lập nghiệp, ổn định đời sống ở bất cứ châu lục nào. Dần dần, những lãnh thổ rộng lớn đều lần lượt nằm dưới sự cai trị của người Anh thông qua các chính sách hịa bình – với việc thiết lập và duy trì các mối liên kết về thương mại hoặc bằng cách sử dụng sức mạnh quân sự để đàn át chính quyền bản địa hay thông qua việc tranh giành thuộc địa với những nước thực dân châu Âu hùng mạnh khác (mà đặc biệt là Pháp). Cùng với chính sách mở rộng thuộc địa, những người dân di cư, những thương gia, những nhà quản lý đã đưa pháp luật Anh đến với Bắc Mỹ, Ấn Độ, Australia, New Zealand, một bộ phận lớn lãnh thổ châu Phi và Đông Nam Á35. Pháp luật Anh vì thế cũng đã trở thành hạt nhân cơ bản trong việc hình thành hệ thống pháp luật của các nước thuộc địa này.

Hầu hết các nước là thuộc địa của Anh trước kia, ngày nay đã giành được độc lập. Tuy vậy, ở các quốc gia này vẫn tồn tại những mối quan hệ khá mật thiết về mặt kinh tế và chính trị với Anh. Đặc biệt trong lĩnh vực pháp luật – khơng chỉ luật thực định mà cịn luật tố tụng, mơ hình Tịa án, cấu trúc các ngành luật, cách thức tư duy, đều chịu ảnh hưởng mạnh mẽ bởi tư tưởng pháp lý, thể chế và phương pháp của pháp luật Anh nói chung và Thơng luật Anh nói riêng36.

34 Michael Bogdan (1994), chú thích số 8, tr 110.

35

Konrad Zweigert, Hein Kưtz (1998), chú thích số 2, tr 119.

36

23

Dựa trên sự tương đồng nhất định về hình thức pháp luật; nguồn gốc pháp luật; vai trò làm luật của thẩm phán; mối tương quan giữa luật thực chất và luật tố tụng; sự phân chia giữa luật công và luật tư; cũng như trình độ pháp điển hóa, mà hầu hết các quốc gia trước đây từng là thuộc địa của Anh đều được xếp vào hệ thống pháp luật Anh – Mỹ. Ngày nay, cùng với sự phát triển về số lượng các quốc gia thành viên, cũng như những đóng góp tiến bộ cho sự phát triển chung của pháp luật toàn cầu, hệ thống pháp luật Anh – Mỹ đã trở thành một trong hai hệ thống pháp luật phổ biến nhất trên thế giới. Có thể kể tên một số quốc gia tiêu biểu trong hệ thống pháp luật này như: Anh, Ireland, Australia, New Zealand, Ghana, Nam Phi, Dominica, Canada, Mỹ, Pakistan, Singapore, Ấn Độ, Thái Lan, Myanma…

Một phần của tài liệu Vai trò của thông luật anh trong quá trình hình thành dòng họ pháp luật anh mỹ (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)