Chƣơng 1 Khái quát về Thông luật Anh
2.2. Vai trị của Thơng luật Anh đối với sự hình thành và phát triển pháp luật
2.2.3. Vai trị của Thơng luật Anh đối với sự hình thành và phát triển pháp luật Canada
triển pháp luật Canada
2.2.3.1. Khái quát lịch sử hình thành Canada
Cũng giống như Australia, Canada ngày nay là một quốc gia liên bang bao gồm nhiều thuộc địa trước kia của Anh. Tuy nhiên, nếu như ban đầu Australia bao gồm những người di cư đến từ Anh, Scotland, Ireland, thì khu vực sơng St. Lawrence River (Bắc Mỹ) lại do những cư dân Pháp sinh sống là chủ yếu (trước khi nơi đây cùng toàn bộ tài sản của người Pháp ở Bắc Mỹ được nhượng lại cho thực dân Anh thông qua Hiệp ước Paris năm 1763). Thoạt đầu, người Pháp chiếm số lượng áp đảo ở Canada, nhưng trong suốt quá trình đấu tranh giành độc lập ở Hoa Kỳ, hàng ngàn người đã rời bỏ vùng đất nằm dưới quyền cai trị của thực dân Anh (ngày nay thuộc lãnh thổ của Hoa Kỳ) để di cư đến phía Bắc vùng Ngũ Hồ (năm hồ nước ngọt ở miền Trung Bắc Mỹ). Cứ như vậy, những người dân gốc Anh ở thượng nguồn Canada cũng dần dần xấp xỉ với số lượng những người Pháp ở hạ nguồn. Năm 1791 một đạo luật được thông qua bởi Nghị viện Anh đã chia Canada ra thành hai phần, một phần bao gồm những người có nguồn gốc Pháp, phần còn lại bao gồm những người nói tiếng Anh. Mỗi vùng đều có Nghị viện và bộ máy chính quyền riêng, nhưng tất cả đều nằm dưới sự kiểm sốt chung của Hồng gia Anh. Những nơi này sau đó thường xuyên diễn ra các cuộc nổi dậy giành quyền tự chủ. Bởi vậy mà vào năm 1840, Ủy ban Thuộc địa Anh đã quyết đinh áp dụng một mơ hình khác bằng cách hợp nhất hai khu vực trên và chỉ tổ chức duy nhất một Nghị viện. Trong đó số lượng thành viên của Nghị viện
36
được chia đều cho cả hai phía. Tuy nhiên, cách tổ chức như vậy cũng không tồn tại được lâu vì những mâu thuẫn kéo dài của hai khối dân cư. Cuối cùng, một giải pháp đã được áp dụng thông qua việc thiết lập một nhà nước liên bang khơng chỉ bao gồm hai vùng phía Bắc và Nam mà cịn có những thuộc địa khác của Anh ở Bắc Mỹ. Vào năm 1867, Nghị viện Anh đã thông qua đạo luật “British North American Act” nhằm xây dựng nên một nhà nước liên bang (“Dominion of Canada”), bao gồm bốn tỉnh đầu tiên là: Quebec, Ontario, New Brunswick và Nova Scotia. Năm 1871 British Columbia cùng với những tỉnh độc lập nằm ở vùng Tây Bắc (Manitoba – năm 1870, Saskatchewan và Alberta – năm 1905) đã gia nhập liên bang Canada. Và cuối cùng, vào năm 1949, Newfoundland cũng đã trở thành một tỉnh thuộc Canada. Từ thời điểm đó, tồn bộ lục địa Bắc Mỹ được phân chia thành hai nửa là Hoa Kỳ và Canada như ngày nay74.
Như vậy, cùng với người Pháp, chính quyền Anh đóng một vai trị rất quan trọng trong quá trình hình thành nên quốc gia Canada độc lập như ngày hôm nay. Trong một thời gian dài (từ năm 1763 đến năm 1867) Canada phát triển dưới sự cai trị của Hoàng gia Anh, bởi vậy không thể tránh khỏi sự phụ thuộc nhất định về các mặt kinh tế, chính trị… Hơn nữa, sau khi giành được quyền tự chủ, Canada tiếp tục chịu sự ảnh hưởng của người Anh, bởi những cư dân chiếm một số lượng không nhỏ, mang trong mình nền văn minh và hệ tư tưởng Anglo – Sacxon tiếp tục ở lại và sinh sống lâu dài tại đây.
2.2.3.2. Sự ảnh hƣởng của Thông luật Anh đối với quá trình hình thành và phát triển pháp luật Canada
Nếu như ở Hoa Kỳ và Australia, pháp luật Anh được nhìn nhận là hệ thống pháp luật nền tảng và được tiếp nhận khá dễ dàng bởi những Nhà nước non trẻ, chưa có kinh nghiệm trong việc lập pháp, thì ở Canada mọi việc lại diễn ra khá phức tạp. Căn cứ vào những dữ kiện lịch sử, thoạt đầu người ta có thể dự đoán rằng pháp luật của Pháp sẽ chiếm ưu thế vượt trội tại đây – khi mà từ rất sớm người Pháp đã đặt chân đến Bắc Mỹ và biến một phần lãnh thổ nơi này thành thuộc địa của mình. Với sắc lệnh “Royal Decrees” (được ban hành năm 1663) vua Louis XIV tiến tới việc thiết lập quốc gia Canada như một “nước Pháp mới” – nơi các vấn đề liên quan đến pháp luật sẽ được điều chỉnh bởi bộ luật Napoleonic đã qua
74
37
sửa đổi75. Tuy nhiên, trải qua nhiều cuộc chiến tranh giành thuộc địa với Anh, người Pháp đã gặp phải những tổn thất nặng nề. Cuối cùng, vào năm 1763 nước Pháp buộc phải nhượng lại Canada cho Anh. Kể từ sự kiện này, pháp luật Anh bắt đầu để lại những ảnh hưởng to lớn đối với sự hình thành và phát triển của hệ thống pháp luật Canada.
Pháp luật Anh có hiệu lực và được áp dụng trên hầu khắp lãnh thổ của Canada. Tuy nhiên, cũng như những nước thuộc địa khác, không phải mọi bộ phận của luật Anh đều đương nhiên phát sinh hiệu lực tại đây. Thơng thường, trong q trình lập pháp sẽ có sự quy định cụ thể về phần nội dung có giá trị bắt buộc tại các nước thuộc địa. Kèm theo đó là quy định về “thời gian tiếp nhận” (“date of reception”), được xem là cơ sở quan trọng để giới hạn pháp luật có thể phát sinh hiệu lực tại các vùng lãnh thổ này. Ngược lại, những quy định được ban hành ở Anh sau “thời gian tiếp nhận” sẽ khơng có giá trị ràng buộc (ngoại trừ trường hợp được nêu rõ là ban hành dành riêng cho các vùng thuộc địa)76. Pháp luật của Anh được áp dụng ở Canada bao gồm cả luật thành văn và hệ thống án lệ. Tuy nhiên, có một thực tế xảy ra trong việc áp dụng Thông luật Anh tại Canada (cũng như ở những nước thuộc địa khác) là không chỉ những quy định ban hành trong “thời gian tiếp nhận” được áp dụng, mà ngay cả những quy định có hiệu lực sau đó cũng rất được tôn trọng “bởi những ảnh hưởng đáng kể và uy tín của các Tịa án Anh tại Canada”77
Có thể thấy rằng, người Anh không tham vọng thay thế toàn bộ hệ thống pháp luật đã từng tồn tại ở các nước thuộc địa bằng hệ thống pháp luật của mình. Ở Canada điều này được thể hiện khá rõ nét khi vào năm 1774, thực dân Anh đã có những nhượng bộ nhất định đối với những cư dân Pháp trong việc đồng ý thông qua đạo luật Québec – cho phép áp dụng luật Pháp trong lĩnh vực dân sự. Tòa án Tối cao tại Canada, với chức năng xét xử phúc thẩm các bản bản án của các tịa địa phương, đơi khi cũng phải áp dụng bộ luật dân sự của Quebec. Tuy nhiên, ngay cả khi áp dụng luật Quebec thì các quyết định của Tòa Tối cao cũng bị ảnh hưởng rất lớn bởi phương pháp luận của Thông luật Anh78.
75
http://www.legalresearchandwriting.ca/images/TedTjaden-Chapter2.pdf (Truy cập ngày 28/5/2012).
76 Chú thích số 75.
77
Chú thích số 75.
78
38
Như vậy, pháp luật Canada (ngoại trừ Quebec) được xây dựng trên cơ sở hình mẫu pháp luật Anh. Trong một thời gian dài các Tòa án Canada xem các phán quyết của Viện nguyên lão (the House of Lords) và Cơ mật Viện (the Privy Council) như những quy định mang tính bắt buộc, còn án lệ do các Tòa án khác của Anh ban hành cũng được nhìn nhận như những căn cứ có giá trị thuyết phục cao. Bên cạnh đó, phương pháp đào tạo luật của Anh khá phổ biến tại Canada. Những giáo viên giảng dạy chuyên ngành luật phần đông được hưởng nền giáo dục tại các trường đại học của Anh quốc. Như vậy, từ những ảnh hưởng về kinh tế, chính trị và vượt qua pháp luật Pháp đã tồn tại trước đó trong một khoảng thời gian dài, pháp luật Anh đã trở thành hệ thống pháp luật chính ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển pháp luật Canada. Những tư tưởng nền tảng để xây dựng pháp luật, các khái niệm, giải pháp pháp lý, thậm chí một số quy định của pháp luật Anh được áp dụng trong thời kỳ cai trị, vẫn tồn tại và có những ảnh hưởng nhất định đến pháp luật Canada ngày hôm nay.
“Sau Chiến tranh thế giới Thứ Hai, đặc biệt với sự hủy bỏ thẩm quyền phúc thẩm của Cơ mật Viện vào năm 1949, thông qua những tác động trước tiên về mặt tâm lý, tư duy pháp lý ở Canada đã phát triển theo chiều hướng độc lập hơn với pháp luật Anh. Thay vì chỉ chịu sự ảnh hưởng duy nhất bởi những phương pháp và thể chế của luật Anh, pháp luật Canada đã bắt đầu tiếp cận những hệ thống pháp luật khác trên thế giới, mà đặc biệt là hệ thống pháp luật của quốc gia láng giềng – Hoa Kỳ”79.
Như vậy, với sự tác động của cả ba nền văn hóa pháp lý – pháp luật Anh, luật Pháp và tập quán của người bản địa80, đã làm hình thành nên một hệ thống pháp luật Canada như ngày hôm nay. Cùng với quá trình phát triển của quốc gia và xu thế hội nhập trên toàn cầu, pháp luật Canada ngày nay mang trong mình nhiều đặc điểm khác xa so với nguồn gốc luật Anh cổ. Tuy vậy, vai trò của pháp luật Anh mà đặc biệt là thông luật (với sự định hướng của nó cho q trình phát triển pháp luật Canada) là vơ cùng to lớn và không thể phủ nhận được.
79
Konrad Zweigert, Hein Kưtz (1998), chú thích số 2, tr 224.
80
39
2.2.4. Vai trò của Thông luật Anh đối với sự hình thành và phát triển pháp luật Cộng hòa Nam Phi
2.2.4.1. Khái qt lịch sử hình thành Cộng hịa Nam Phi
Vào năm 1652, theo lệnh của công ty Đông Ấn Hà Lan, Jan Van Riebeeck đã thiết lập sự định cư tại Mũi Hảo Vọng. Nhiệm vụ chính của nơi này là cung cấp thức ăn và nước uống cho các tàu Hà Lan trong chuyến hành trình dài đến Indonesia. Chỉ sau một thời gian, trạm cung cấp lương thực đã nhanh chóng phát triển thành một khu vực thịnh vượng. Dân số nơi đây tăng lên đáng kể bởi sự thu hút những người nhập cư đến từ Hà Lan, Pháp, Đức. Theo đó, vùng lãnh thổ này cũng dần được mở rộng về phía Đơng và phía Bắc81.
Tuy nhiên, vào năm 1795 Vương quốc Anh đã nắm quyền kiểm sốt Mũi Hảo Vọng, với bề ngồi là để ngăn cho nơi đây không rơi vào tay người Pháp, nhưng thực chất là nhằm tìm cách biến Cape thành một điểm dừng chân trên con đường tới Australia và Ấn Độ. Khu vực này được trả lại cho Hà Lan năm 1803, nhưng ngay sau đó Cơng ty Đơng Ấn Hà Lan tuyên bố phá sản, bởi vậy mà Cape đã được sáp nhập thành thuộc địa của Anh vào năm 1806. Các cuộc chiến tranh biên giới chống lại người bản xứ liên tiếp xảy ra. Người Anh đã mở rộng biên giới phía Đơng thông qua việc thiết lập hàng loạt pháo đài dọc Sông Fish và củng cố chúng bằng cách khuyến khích các cư dân nước mình tới đây sinh sống lâu dài. Một thời gian ngắn sau khi cuộc chiến tranh Boer War kết thúc82, những người da trắng ở các vùng thuộc địa Nam Phi nhận ra rằng ít nhất về phương diện kinh tế họ cũng cần có một sự liên kết chặt chẽ hơn. Vì vậy, vào năm 1910, vùng Cape và các lãnh thổ tự trị khác gồm: Natal, Orange Free State và Transvaal đã hợp nhất thành Liên minh Nam Phi (một Lãnh thổ tự trị trong khối Liên hiệp Anh) với Hiến pháp là đạo luật South Africa Act do Nghị viện Anh xây dựng trước đó (năm 1909).
Năm 1961 Liên minh Nam Phi rút khỏi khối Liên hiệp Anh và thành lập nên quốc gia độc lập: Cộng Hịa Nam Phi như ngày hơm nay.
81 Konrad Zweigert, Hein Kưtz (1998), chú thích số 2, tr 232.
82
Cuộc chiến tranh ở Nam Phi (diễn ra từ năm 1899, kết thúc vào năm 1902) giữa người Anh và người Nam Phi gốc Hà Lan, với chiến thắng cuối cùng thuộc về người Anh.
40
2.2.4.2. Sự ảnh hƣởng của Thơng luật Anh đối với q trình hình thành và phát triển pháp luật Cộng hịa Nam Phi
Có thể nói, pháp luật của Cộng hòa Nam Phi là một vấn đề luôn nhận được sự quan tâm đặc biệt từ phía những người nghiên cứu Luật so sánh. Được đánh giá là nơi luật La Mã thể hiện sức sống mãnh liệt hơn bất cứ đâu trên thế giới – khi mà cho đến tận ngày nay, một số nội dung của luật La Mã vẫn tồn tại tại đây83. Bên cạnh đó, pháp luật Nam Phi cịn là nơi chịu ảnh hưởng rất sâu sắc bởi Thông luật Anh trong quá trình hình thành và phát triển của mình. Chính sự tương tác giữa hai hệ thống pháp luật chứa đựng nhiều điểm khác biệt, cùng sự chi phối của những quy định và tập quán bản địa, đã tạo nên hệ thống pháp luật Nam Phi đầy phức tạp như ngày hôm nay.
Lúc đầu, cùng với sự cai trị của người Hà Lan, pháp luật chính ở nơi đây là luật La Mã – Hà Lan. Hệ thống pháp luật này chỉ tồn tại ở một số ít các quốc gia chấm dứt việc là thuộc địa của Hà Lan trước khi Bộ luật Dân sự Pháp có cơ hội được áp dụng tại những nơi này (vì vậy luật La Mã được lưu giữ lại, thay vì bị ảnh hưởng hoặc thay thế bởi bộ luật Dân sự Pháp như tiến trình phát triển thường thấy của những nước nằm trong hệ thống pháp luật châu Âu lục địa)
Ngay sau khi Cape trở thành thuộc địa của Anh, những ảnh hưởng từ thơng luật bắt đầu được hình thành. Năm 1827, Sắc lệnh về Tòa án đã được ban hành, nhằm tạo nên một sự tác động mạnh mẽ cho việc thay thế hệ thống Tòa án cũ bằng một hệ thống mới (trong đó việc xét xử phúc thẩm tại Cơ mật Viện đã được thiết lập). Năm 1838, Sắc lệnh thứ hai ra đời nhằm sửa đổi một số nội dung của Sắc lệnh trước đó. Cả hai Sắc lệnh này đều cho phép việc áp dụng pháp luật La Mã – Hà Lan, tuy nhiên, chính quyền Anh khẳng định rằng hệ thống pháp luật nơi đây sẽ dần dần bị đồng hóa bởi luật pháp của người Anh 84.
Sau khi cơ cấu tổ chức chính quyền vùng thuộc địa được đổi mới, pháp luật tố tụng hình sự và dân sự đã được xây dựng lại trên hình mẫu của thơng luật. Tiếp đó, tiếng Anh cũng trở thành ngôn ngữ duy nhất được cơng nhận tại các Tịa án. Theo thời gian, mối quan hệ kinh tế giữa Nam Phi và Anh Quốc ngày càng phát triển. Chính điều này đã khiến cho
83
Konrad Zweigert, Hein Kưtz (1998), chú thích số 2, tr 231.
84
41
các quy định của luật La Mã – Hà Lan trở nên không cịn phù hợp với những thơng lệ mới được hình thành trong lĩnh vực thương mại. Một cách rất tự nhiên, các quy định về Luật các Công cụ chyển nhượng, Luật Phá sản, Hàng hải, Bảo hiểm và Luật Công ty của Anh được Nam Phi áp dụng gần như nguyên vẹn. Ở bất cứ lĩnh vực nào mà nội dung pháp luật La Mã – Hà Lan quy định không đầy đủ, rõ ràng hoặc đã lỗi thời, thì các Tịa án đều có khuynh hướng tìm đến những án lệ của Anh để giải quyết vấn đề85. Ngoại trừ một số lĩnh vực bắt buộc sử dụng luật Anh (để đảm bảo nhu cầu quản lý), những quy định còn lại của pháp luật Anh quốc được áp dụng một cách khá tự nguyện, bởi sự hợp lý và khả năng điều chỉnh một cách hiệu quả các mối quan hệ trong xã hội. Như vậy, với một cơ chế áp dụng pháp luật hết sức mềm dẻo và linh động (vẫn cho phép sử dụng luật La Mã – Hà Lan) luật Anh đã dần dần chiếm một vai trò rất quan trọng ở Nam Phi.
Khi là thuộc địa của Anh, Tòa án Tối cao Cape (The Cape Supreme Court) bắt đầu áp dụng nguyên tắc Stare decisis. Với thái độ tôn trọng án lệ của các thẩm phán, cộng thêm thẩm quyền xét xử phúc thẩm cao nhất thuộc về Cơ mật viện, sẽ khơng có gì ngạc nhiên khi các quy định pháp luật của Anh được áp dụng khá phổ biến tại đây. Hơn thế nữa, ảnh hưởng của luật Anh lên một số khu vực còn được biểu hiện khá rõ nét ngay cả khi những nơi này chưa chính thức nằm dưới sự cai trị của người Anh. Ở các Tòa án của Transvaal và Orange Free State, những quyết định của Tòa án Tối cao Cape ln có sức thuyết phục