0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (43 trang)

Một lý thuyết tổng quát nhưng lại dựa trên tiên đề mang tính cục bộ.

Một phần của tài liệu CON ĐƯỜNG MỚI CỦA VẬT LÝ - PHỤ LỤC (Trang 39 -41 )

Thuyết tương đối tổng quát của Einstein được xây dựng dựa trên 2 tiên đề trong đó tiên đề thứ 2 là nguyên lý tương đương mạnh: “hiện tượng quán tính tương đương với hiện tượng hấp dẫn". Nguyên lý này được Einstein phát biểu dựa vào thí nghiệm tưởng tượng về một phi thuyền cô lập trong không gian, không có bất cứ một trường hấp dẫn nào (tất nhiên cũng không có bất cứ một ngoại lực nào tác động lên nó); bây giờ, bằng cách nào đó, cho phi thuyền chuyển động với gia tốc bằng g, phi hành gia, thay vì trạng thái không trọng lượng, giờ đây cảm nhận thấy như đang đứng ở trên Trái đất vậy. Nói cách khác, “lực quán tính tương đương với lực hấp dẫn” tác động lên phi hành gia. Nhưng, như chính Einstein cũng đã thừa nhận, sự “tương đương” này chỉ mang tính cục bộ. Mà không phải chỉ có thế, thời gian để duy trì trạng thái “tương đương” này lại cũng chỉ có thể hữu hạn, vì năng lượng cung cấp cho phi thuyền để duy trì gia tốc cũng hữu hạn. Tuy nhiên, từ một hiện tượng (nếu có) cũng chỉ mang tính cục bộ về không gian, hữu hạn về thời gian lại tổng quát hóa lên thành một nguyên lý cho toàn vũ trụ e

rằng không hợp lôgíc, vì thế, việc dẫn đến kết luận “Vũ trụ trong một hạt dẻ” thay vì vô cùng, vô tận không có gì là lạ.

Bên cạnh đó, ngay cả “nguyên lý tương đương yếu”: “khối lượng quán tính tương đương với khối lượng hấp dẫn” (mx = Mx ) cũng có nguyên nhân trực tiếp từ quan niệm về HQC quán tính – hệ quả của sự tồn tại tự thân này. Rõ ràng theo định luật rơi tự do của Galileo, thì ax = gđ với:

2

R M gđĐ

là cường độ trường hấp dẫn theo định luật vạn vật hấp dẫn của Newton: P = Mxgđ;

trong khi đó theo định luật 2 Newton, ta lại có: F = mxax; nhưng vì P = F, nên có thể suy ra mx = Mx! Tuy nhiên, do định luật 2 Newton chỉ đúng trong HQC quán tính nên đương nhiên nguyên lý tương đương yếu này cũng không thể vượt ra được ngoài phạm vi đó.

Theo quan điểm của CĐM về sự tồn tại phụ thuộc của tất cả các thực thể vật lý thì thí nghiệm tưởng tượng của Einstein trên đây lại dẫn đến một kết luận hoàn toàn khác. Thứ nhất, nếu chỉ có một phi thuyền đơn độc trong cái gọi là “không gian” thì gia tốc của nó là so với HQC nào? Thứ hai, vì quán tính chỉ là do tương tác của thực thể vật lý này trong trường lực thế với các thực thể vật lý khác, nên khi chỉ còn lại một mình nó, hiện tượng quán tính sẽ biến mất, và hơn thế nữa, chính cái gọi là sự tồn tại của nó cũng đã là vô nghĩa rồi. Rõ ràng trong thí nghiệm tưởng tượng này, Einstein vẫn tư duy theo quan niệm sai lầm về sự tồn tại tự thân và hệ quả của nó là quán tính tự thân. Còn “nguyên lý tương đương yếu” về thực chất chỉ là “ảo tưởng” vì “định luật rơi tự do” của Galileo không đúng, cho dù để phản bác thí nghiệm trên tháp Pisa phải cần tới thiết bị đo có sai số không lớn hơn 10-24 – một điều không tưởng! Mặc dù vậy, sự rơi của mọi vật lại vẫn hoàn toàn

phù hợp với quan niệm của Aristotle: “các vật thể khác nhau sẽ rơi khác nhau”, cụ thể định lượng theo CĐM là: x Đ x đ x g g R M M a+2 = + .

Hay nói cách khác, quan niệm của Aristotle là đúng, còn quan niệm của Galileo chỉ là gần đúng trong phạm vi sai số cho phép δcp:

Đ cp cp x M M δ δ − ≤ 1 .

Một phần của tài liệu CON ĐƯỜNG MỚI CỦA VẬT LÝ - PHỤ LỤC (Trang 39 -41 )

×