Giáo viên THPT với việc giảng dạy các đoạn trích Truyện Kiều

Một phần của tài liệu hướng dẫn học sinh tìm hiểu những sáng tạo nghệ thuật độc đáo của nguyễn du trong các đoạn trích truyện kiều ở sgk ngữ văn 10 (Trang 48 - 124)

B. PHẦN NỘI DUNG

1.2.2.Giáo viên THPT với việc giảng dạy các đoạn trích Truyện Kiều

1.2.2.1. Tình cảm, thái độ của ngƣời dạy với Truyện Kiều

Qua khảo sát, chúng tôi nhận thấy nhiều giáo viên yêu thích Truyện Kiều, có hứng thú khi dạy Truyện Kiều. Sau đây là một ý kiến của một giáo viên

trường THPT Thái Hòa khi dạy Truyện Kiều như sau:

“Truyện Kiều là một kiệt tác của thiên tài Nguyễn Du. Tác phẩm được viết lên không chỉ bằng ngòi bút tài hoa bậc thầy mà còn bằng cả trái tim nhân đạo bao la đầy nhiệt huyết của nhà thơ. Bởi thế, khi giảng dạy một số đoạn trích trong Truyện Kiều như “Trao duyên”, “Nỗi thương mình”, “Chí khí anh

hùng” trong chương trình Ngữ văn 10, tôi cảm thấy rất hứng thú và thật sự muốn truyền đạt tất cả những gì gọi là tinh anh của đoạn trích nói riêng và

Truyện Kiều nói chung cho các em học sinh.

Niềm hứng thú say mê khi dạy các đoạn trích trong Truyện Kiều với tôi

có lẽ là vì các đoạn trích đó đã hấp dẫn tôi cả về nội dung và hình thức. Mỗi đoạn có một vẻ đẹp riêng, sức hấp dẫn riêng.

Trong đoạn trích “Trao duyên”, tôi rung động thật sự bởi đoạn trích cho ta thấy được bi kịch của tình yêu đẹp đẽ của Kim – Kiều, thấy được thân phận bất hạnh và nhân cách cao đẹp của Thúy Kiều – một người phụ nữ hiếu thảo, chung tình, sống hết mình, yêu vô cùng sâu sắc mãnh liệt mà bất hạnh, bạc mệnh. Hình tượng Thúy Kiều khiến ta phải ngẫm nghĩ, trăn trở rất nhiều về những quyết định của mình trong cuộc sống, nhiều khi mình phải biết chấp

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

nhận hi sinh những cái mình rất say mê, tôn thờ bởi “sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình” (Tố Hữu). Không những vậy, đoạn trích “Trao duyên” hấp

dẫn ta còn bởi tài năng miêu tả nội tâm nhân vật tài tình, sâu sắc, tinh tế của Nguyễn Du. Đoạn trích cho ta thấy Kiều dường như phải trải qua một cuộc đấu tranh tinh thần mạnh mẽ, quyết liệt giữa bên tình và bên hiếu, giữa chữ tình và chữ duyên. Đến khi đoạn trích khép lại mà ta vẫn thấy đau đáu một nàng Kiều vật vã trong đau khổ, giằng xé. Và đằng sau tất cả những điều đó là vẻ đầy cao thượng, vị tha của một nàng Kiều mà hiếu và tình đều đậm sâu mạnh mẽ. Đó là nhờ bút pháp miêu tả nội tâm nhân vật của thiên tài Nguyễn Du.

Sự hứng thú khi dạy đoạn trích “Nỗi thương mình” cũng vậy. Đoạn trích làm ta rung cảm bởi số phận bạc bẽo, mỏng manh bị chà đạp, vùi dập chốn lầu xanh nhơ nhuốc của Kiều. Đồng thời cũng khiến ta cảm phục vô cùng nhân cách cao đẹp của Kiều. Nàng như một bông sen giữa chốn bùn nhơ nhưng bông sen ấy “gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn” (Ca dao). Kiều vẫn là một cô gái có nhân cách, phẩm chất, lòng tự trọng. Kiều khiến ta trăn trở rất nhiều về nghị lực sống cần có để vượt qua vô vàn những chuyện đắng cay, bi thảm sẽ đến với ta trong cuộc đời. Hơn nữa, khi dạy đoạn trích ta không thể không nói đến thành công nghệ thuật của nó đã làm ta hứng thú như nghệ thuật đối xứng, ước lệ, tượng trưng, điệp từ, điệp ngữ, tả cảnh ngụ tình,… Đây cũng là thành công nghệ thuật của cả thiên truyện thơ này.

Khi giảng dạy đoạn trích “Chí khí anh hùng”, ta cũng thấy bị thu hút mạnh mẽ. Cảm xúc của đoạn trích không còn buồn bã, thê lương mà mạnh mẽ, hào sảng, bừng bừng sức sống của nhân vật người anh hùng Từ Hải. Đó là một người anh hùng lí tưởng thể hiện ước mơ cháy bỏng của Nguyễn Du về tự do, công bằng, chính nghĩa trong xã hội phong kiến. Đoạn trích làm ta say đắm lòng người cũng là bởi bút pháp lí tưởng hóa, hình ảnh ước lệ kì vĩ, lời thoại trực tiếp thể hiện phẩm chất nhân vật.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Có thể nói, mỗi đoạn trích có một vẻ đẹp riêng, một sức hút riêng nhưng khi tổng hợp lại ta vẫn thấy các đoạn trích mang một vẻ đẹp chung, một sức hút chung. Đó không chỉ là phương diện nghệ thuật mà còn là giá trị hiện thực, nhân đạo với tiếng nói cảm thông, thấu hiểu, đề cao, mong giải phóng cho con người và một bản cáo trạng đanh thép với xã hội phong kiến tàn bạo, bất công luôn chà đạp, vùi dập con người, không cho họ được sống như những con người đúng nghĩa.

Tôi tin rằng, Truyện Kiều và những đoạn trích của Truyện Kiều trong chương trình SGK Ngữ văn 10 sẽ còn sống mãi trong trái tim bạn đọc qua bao thế hệ. Niềm hứng thú, say mê khi dạy các đoạn trích cho ta thấy rõ điều đó. Và tôi thực sự mong muốn giá trị nhân bản của các đoạn trích nói riêng và

Truyện Kiều nói chung sẽ đi sâu vào tâm hồn học sinh, bồi dưỡng cho các em

những bài học sống bổ ích để giúp các em sống đẹp hơn, tốt hơn”.

1.2.2.2 Những khó khăn mà giáo viên gặp phải khi dạy Truyện Kiều

Chúng tôi xin trích sau đây lời của một nhà giáo đã từng dạy Truyện Kiều nhiều năm như sau:

Khi dạy các đoạn trích trong Truyện Kiều, tôi thực sự gặp phải một số

khó khăn, trở ngại vướng mắc. Trở ngại lớn nhất ở đây là việc các em học sinh chưa hiểu rõ, hiểu sâu để thấm nhuần những đoạn trích. Vì trong các đoạn trích nhà thơ dùng những điển tích, hình ảnh ước lệ tượng trưng, những từ khó cần phải đọc giải nghĩa mới hiểu được nghĩa của nó.

Điều đó làm cho tiến độ giảng dạy bị chậm lại, giờ học không sôi nổi vì giáo viên đặt câu hỏi mà các em không trả lời được. Trở ngại này cũng bắt nguồn từ nguyên nhân phía học sinh đầu vào còn thấp, các em cảm thụ văn chương chưa được tốt và còn lười biếng trong việc soạn bài ở nhà. Nhất là khi học đoạn trích “Nỗi thương mình”, rất nhiều em còn nhìn nhận đoạn trích

hoàn toàn sai lệch. Cho rằng, cuộc sống ở lầu xanh là hoàn toàn vui vẻ, nhộn nhịp, đầy đủ. Vậy thì làm sao mà Kiều phải buồn, phải khổ? Chính vì lí do

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

này mà một số học sinh chưa hiểu thấu đoạn trích, chưa nắm được giá trị nghệ thuật và nhân văn của đoạn trích nói riêng và Truyện Kiều nói chung. Đây là một vấn đề khó khăn nan giải, đáng tiếc vì “Văn học là nhân học”, đối tượng học sinh không cảm thụ đúng và tới tác phẩm văn học thì các em sẽ không rút ra được bài học sống trong đó.

Để khắc phục khó khăn trở ngại này, mong rằng về phía giáo viên chúng ta phải có biện pháp giảng dạy thích hợp, thiết thực hơn nữa với đối tượng học sinh. Còn về phía học sinh cần chăm chỉ và say mê hơn nữa khi học các đoạn trích này. Có như vậy, kiệt tác Truyện Kiều của thiên tài Nguyễn Du mới thực sự hữu ích với chúng ta và sống trong tim mỗi người.

1.2.2.3. Hoạt động của thầy và trò trong một số giờ học về Truyện Kiều

Để có những tài liệu thực tế về hoạt động của thầy và trò trong tiến trình một tiết học các đoạn trích Truyện Kiều, trong quá trình làm luận văn chúng tôi đã tiến hành dự giờ một số giờ học các trích đoạn Truyện Kiều ở trường

THPT Thái Hòa - Lập Thạch - Vĩnh Phúc. Sau đây là chi chép của chúng tôi về hoạt động của thầy và trò trong giờ học các đoạn trích Truyện Kiều bao (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

gồm các mặt sau.

- Các bước đi trong tiến trình giờ học. - Hoạt động của thầy và trò trong giờ học.

Đây là một giờ dạy trích đoạn “Trao duyên” diễn ra ở lớp 10A1 -

Trường THPT Thái Hòa - Lập Thạch - Vĩnh Phúc ngày 21/03/2011.

a. Tiến trình giờ học

- Bước thứ 1: Lời vào bài.

- Bước thứ 2: Tìm hiểu chung về vị trí và bố cục đoạn trích. - Bước thứ 3: Đọc hiểu văn bản.

- Bước thứ 4: Tổng kết.

b. Hoạt động của thầy và trò trong tiến trình giờ học * Hoạt động 1: Lời vào bài.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Sau khi ổn định tổ chức, kiểm tra bài cũ, giáo viên nói lời giới thiệu vào bài và ghi tên đầu bài lên bảng, học sinh lắng nghe và chuẩn bị sách vở.

* Hoạt động 2: Tìm hiểu chung

 Vị trí đoạn trích

- GV yêu cầu HS đọc phần tiểu dẫn trong SGK. - HS đọc và trả lời.

- GV chốt lại, ghi bảng.

+ Từ câu 723 đến 756 trong Truyện Kiều.

+ Đoạn mở đầu cho cuộc đời đau khổ của nàng Kiều.

Bố cục

- GV hỏi: Đoạn trích có thể chia làm mấy phần. - HS trả lời.

- GV chốt:

+ Phần 1 (12 câu đầu): Thúy Kiều nhờ em thay mình trả nghĩa cho Kim Trọng.

+ Phần 2 (còn lại): Diễn biến tâm trạng của nàng Kiều khi trao duyên.

* Hoạt động 3: Đọc hiểu văn bản

1. Thúy Kiều nhờ em thay mình trả nghĩa cho Kim Trọng

- GV hỏi: Lời nhờ của Thúy Kiều có từ ngữ nào đặc sắc? Những từ ngữ đó có ý nghĩa như thế nào trong việc diễn đạt dụng ý của Kiều?

- HS: trao đổi, thảo luận và trả lời. - GV chốt:

+ Từ "cậy" là nhờ giúp đỡ. Sở dĩ, Kiều không nói "nhờ", "mong" là bởi vì từ "cậy" ngoài ý nhờ vả còn mang hàm nghĩa gửi gắm, tin tưởng. Các từ kia không có được hàm nghĩa ấy.

+ Kiều cũng không nói "nhận lời", bởi vậy "nhận" có phần nào tự

nguyện có thể nhận mà không làm, còn "chịu lời" là nài ép, bắt phải nhận,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ "Lạy", "thƣa" thể hiện sự tôn trọng em, mang ơn em cho nên dù Kiều là chị Vân nhưng em là ân nhân của chị nên chị vẫn "lạy" và "thưa" với em.

- GV hỏi: Kiều đã giãi bày với Vân về điều gì? - HS trao đổi, thảo luận và trả lời.

- GV chốt: Kiều đã giãi bày, kể lại mối tình với Kim Trọng,

+ Trước đây: "Khi ngày quạt ước, khi đêm chén thề" → sử dụng điệp từ "khi" thể hiện mối tình gắn bó, tha thiết, nồng đượm.

+ Hiện tại: giữa đường đứt gánh → đổ vỡ, chia li.

- GV hỏi: Tại sao Kiều lại giãi bày mối tình của mình với Kim Trọng? => Mong nhận được ở Vân sự cảm thông với tình cảnh của mình. - GV hỏi: Kiều đã đưa ra lý lẽ gì để thuyết phục Vân?

- HS trả lời.

- GV chốt: Kiều đã đưa ra lý lẽ thuyết phục em như: + Viện đến tuổi trẻ.

+ Viện đến tình máu mủ. + Viện đến cái chết.

=> Lời lẽ thật kín đáo, ý vị, vẹn tình, giàu sức thuyết phục.

2. Diễn biến tâm trạng của Kiều

 Khi trao kỷ vật:

- GV hỏi: Kiều đã trao cho Vân những kỷ vật gì? Những kỷ vật đó có ý nghĩa như thế nào?

- HS trả lời. - GV chốt:

+ Chiếc vành, bức tờ mây. Phím đàn mảnh hương nguyền.

→ Kỷ vật chứng cho lời thề hẹn, đính ước và tình yêu trong sáng, son sắc của Thúy Kiều.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

+ Câu thơ xuất hiện từ "này", ngắt thành 2 vế, mạch thơ như dằn xuống, kéo dài ra.

→ Kiều như muốn trì hoãn, níu kéo, dùng dằng (Trao kỷ vật là chia ly vĩnh viễn mối tình đầu đẹp đẽ, lãng mạn).

→ Kỷ vật riêng tư của tình yêu giờ trở thành của chung (Sau bao luyến tiếc, ngập ngừng…) → Hai từ dồn nén bao đau đớn xót xa đến thắt lòng của Kiều khi phải trao duyên.

 Sau khi trao kỷ vật

- GV hỏi: Duyên đã trao, kỷ vật đã gửi, Thúy Kiều như một người mất phương hướng, nàng đã trắng tay. Thúy Kiều nghĩ về điều gì?

- HS trao đổi, thảo luận và trả lời. - GV chốt:

+ Thúy Kiều nghĩ về tương lai với bao nỗi ngậm ngùi, đau xót, nàng coi mình là kẻ mệnh bạc (kẻ chịu nhiều khổ đau, phúc phận mỏng manh, bạc bẽo).

+ Thúy Kiều khát khao được trở về, dù có âm dương cách biệt nàng vẫn mong nhận được sự thấu hiểu, cảm thông của Kim Trọng.

"Dạ đài……." → Niềm an ủi giúp linh hồn siêu thoát.

→ Tình yêu sâu nặng tha thiết. Một tấm lòng giàu tình thương yêu, vị tha.

 Trở về thực tại: + Trâm gãy bình tan. + Tơ duyên ngắn ngủi. + Phận bạc như vôi. + Nước chảy hoa trôi.

→ Sử dụng nhiều thành ngữ → Hiện thực đổ vỡ → Nàng thổn thức xót xa cho số phận tình yêu của mình.

→ Sử dụng điệp từ, câu hỏi tu từ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

+ Thán từ "Ôi, Hỡi" đặt ở đầu vế câu kết hợp cách ngắt nhịp 3/3 câu thơ như một tiếng nấc nghẹn ngào, đau đớn.

+ Hai từ "thôi" tăng thêm sự chua chót, tê tái, rụng rời, là lời vĩnh biệt, tạ lỗi với Kim Trọng, khóc cho tình yêu đầu trong sáng tan vỡ.

* Hoạt động 4: Tổng kết

- GV hỏi: Qua bài học này chúng ta nắm được những nội dung gì? - HS trả lời.

- GV chốt:

+ Nội dung: Tâm trạng đau đớn của Kiều khi trao duyên cho em. + Nghệ thuật: sử dụng điệp từ, thành ngữ.

Còn đây là một giờ dạy trích đoạn “Nỗi thương mình” ở lớp 10A4 -

Trường THPT Thái Hòa - Lập Thạch - Vĩnh Phúc ngày 23/03/2011.

a. Tiến trình giờ học

- Bước thứ 1: Lời vào bài.

- Bước thứ 2: Tìm hiểu chung về vị trí và bố cục đoạn trích. - Bước thứ 3: Đọc hiểu văn bản.

- Bước thứ 4: Tổng kết.

b. Hoạt động của thầy và trò trong tiến trình giờ học * Hoạt động 1: Lời vào bài.

Sau khi ổn định tổ chức, kiểm tra bài cũ, giáo viên nói lời giới thiệu vào bài và ghi tên đầu bài lên bảng, học sinh lắng nghe và chuẩn bị sách vở.

* Hoạt động 2: Tìm hiểu chung

 Vị trí đoạn trích

- GV yêu cầu HS đọc phần tiểu dẫn trong SGK. - HS đọc và trả lời.

- GV chốt lại, ghi bảng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

+ Tâm trạng của Thúy Kiều sau khi tiếp khách làng chơi ở nhà chứa của Tú Bà.

Bố cục

- GV hỏi: Đoạn trích có thể chia làm mấy phần? - HS trao đổi, thảo luận và trả lời

- GV chốt:

+ Phần 1 (10 câu đầu): Cuộc sống chốn lầu xanh và tâm trạng của nàng Kiều. + Phần 2 (10 câu tiếp): Thái độ của Kiều trước cảnh vật và thú vui chốn lầu xanh.

* Hoạt động 3: Đọc hiểu văn bản

1. Cuộc sống chốn lầu xanh và tâm trạng của nàng Kiều

Cảnh sắc chốn lầu xanh

- GV hỏi: Tác giả đã miêu tả cảnh sống của Kiều ở chốn lầu xanh như thế nào?

- HS trao đổi, thảo luận và trả lời. - GV chốt: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Bướm lả ong lơi. + Trận cười suốt đêm. + Dập dìu lá gió cành chim. + Sớm đưa, tối đón.

→ Tác giả sử dụng biện pháp ước lệ, tượng trưng, điển tích, điển cố gợi ra không khí tấp nập, lả lơi, trăng gió của cuộc sống trong nhà chứa. . Từ đó nói lên sự cảm thông, trân trọng, quyết tâm bảo vệ toàn nhân phẩm cho nàng Kiều (GV bình thêm).

Một phần của tài liệu hướng dẫn học sinh tìm hiểu những sáng tạo nghệ thuật độc đáo của nguyễn du trong các đoạn trích truyện kiều ở sgk ngữ văn 10 (Trang 48 - 124)