Giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn trích “Chí khí anh hùng”

Một phần của tài liệu hướng dẫn học sinh tìm hiểu những sáng tạo nghệ thuật độc đáo của nguyễn du trong các đoạn trích truyện kiều ở sgk ngữ văn 10 (Trang 88 - 99)

B. PHẦN NỘI DUNG

2.3.1.Giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn trích “Chí khí anh hùng”

(theo ý kiến của các nhà nghiên cứu)

2.3.1.1 Tác giả Trần Nho Thìn trong cuốn "Phân tích tác phẩm Ngữ văn

10" nói về đoạn trích "Chí khí anh hùng" (trích Truyện Kiều), với 2 nội dung:

- Hình ảnh người anh hùng Từ Hải. - Nghệ thuật tả người anh hùng.

Về hình tƣợng nhân vật anh hùng Từ Hải, nhà nghiên cứu khẳng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Bộc lộ qua suy nghĩ, hành động của nhân vật.

+ Là một anh hùng, suy nghĩ của Từ Hải cũng khác với người thường. Chí lập công danh, sự nghiệp luôn nung nấu trong tâm can người anh hùng này, kể cả hạnh phúc nồng nàn với nàng Kiều xinh đẹp, tài năng cũng không thể làm chàng nguôi quên lí tưởng. Chàng không muốn một người phụ nữ tài sắc như Thúy Kiều phải sống như một phụ nữ bình thường. Từ Hải muốn đối đãi với Kiều cho tương xứng với tầm vóc của nàng.

+ Về hành động, ta thấy Từ Hải dứt khoát, quyết đoán, không do dự. - Điều đáng chú ý là người anh hùng Từ Hải trong đoạn trích thể hiện thái độ trân trọng Thúy Kiều. Trong khi xã hội vùi dập Kiều thì Từ Hải luôn nghĩ đến việc làm sao đối đãi với nàng tương xứng với tài năng, sắc đẹp và nhân cách của nàng. Ngay từ lần đầu tiên gặp Thúy Kiều, Từ Hải đã có đánh giá Kiều rất cao (Bấy lâu nghe tiếng má đào - Mắt xanh chẳng để ai vào có không) và chàng luôn hành động nhất quán với cách đánh giá này.

Về nghệ thuật tả ngƣời anh hùng, nhà nghiên cứu khẳng định:

Đoạn trích có hai hình thức ngôn ngữ chính là ngôn ngữ miêu tả của tác giả và ngôn ngữ đối thoại của nhân vật.

- Ngôn ngữ tác giả:

+ Nguyễn Du tỏ thái độ tôn trọng, ngưỡng mộ Từ Hải qua cách dùng các từ ngữ: "trượng phu", "lòng bốn phương" và hình tượng chim bằng để chỉ Từ Hải. Ông cũng lựa chọn các từ ngữ phù hợp để lột tả suy nghĩ, hành động mạnh mẽ, quyết đoán của người anh hùng như: "thoắt", "thẳng rong", "dứt áo ra đi".

+ Phong cách ngôn ngữ tả Từ Hải ở đoạn trích phản ánh quan niệm, truyền thống: người anh hùng là con người của vũ trụ, của trời đất; sự nghiệp của người anh hùng sánh ngang tầm vũ trụ.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

+ Ngôn ngữ đối thoại giữa Thúy Kiều và Từ Hải cũng là một phương tiện quan trọng khắc họa hình tượng người anh hùng, cho phép nhìn người anh hùng từ bên trong.

+ Nhà phê bình Hoài Thanh đã rất có lí khi ông nhận xét nhân vật Từ Hải của Nguyễn Du: "Từ Hải không phải là một người thực, nhưng Từ Hải cũng không phải là một sự bịa đặt. Từ Hải là một nhân vật anh hùng ca. Từ Hải là một cái mộng. Từ Hải là một cái mộng lớn nhất trong đời Nguyễn Du: cái mộng anh hùng.

2.3.1.2 Tác giả Chu Văn Sơn trong cuốn "Phân tích bình giảng tác phẩm văn học 10" nói về đoạn trích "Chí khí anh hùng" (trích Truyện Kiều), với 3 nội

dung:

- Nhân vật Từ Hải. - Nguyễn Du. - Nghệ thuật.

Về nhân vật Từ Hải, nhà nghiên cứu khẳng định:

- Từ Hải là một giấc mơ về người anh hùng cái thế của Nguyễn Du. - Từ Hải phải đối mặt với các gian nan, thử thách. Đó là mối mâu thuẫn giữa hạnh phúc nhỏ - bình thường và hạnh phúc lớn - phi thường. Từ Hải muốn hướng tới một hạnh phúc phi thường, muốn tạo dựng sự nghiệp anh hùng để xứng với gái thuyền quyên.

- Từ Hải ít được mô tả trong không gian tổ ấm vì không gian ấy không phù hợp với tầm vóc kẻ phi thường và sẽ tù hãm người anh hùng. Từ Hải chỉ thực sự là mình trong không gian trời đất.

- Với Từ Hải, mỹ nhân và hạnh phúc mới chỉ là một nửa đời chàng, còn một nửa khác là khí phách anh hùng với sự nghiệp cái thế.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Chữ "thoắt" thường chứa đựng một biến cố lớn của đời Từ Hải, chia đời Từ Hải làm 2 thật rành rẽ: nó là dấu ngoắt cho một bản tình ca hùng tráng đồng thời mở đầu cho bản hùng ca bi tráng.

- Từ Hải được tạo hình bằng đường nét ngạo nghễ trên cái nền kì vĩ của không gian với mênh mang khát vọng và một vẻ đẹp phong trần.

- Cuộc đối thoại giữa Từ Hải - Thúy Kiều khi Từ dứt áo ra đi. Nếu ở Thúy Kiều là lối nói đúng mực của người đàn bà nề nếp, trong bổn phận đạo lí nhưng cũng không thiếu kiên tâm thì ở Từ Hải là lối nói sắt đá, quyết đoán của một bậc trượng phu song cũng phải vô tình. Kiều viện đạo phu thê, Từ viện đạo tri kỷ.

- Từ Hải bộc bạch chí khí phi thường muốn dựng nghiệp vương bá của mình xong mới rước Thúy Kiều về, đưa nàng lên địa vị một mệnh phụ phu nhân. - Hạnh phúc mà Từ Hải hướng tới là hạnh phúc phi thường của bậc anh hùng cái thế. Chàng muốn một mình làm điều đó và cũng không muốn vì điều đó mà Kiều phải bận lòng và làm mình vướng bận.

- Sự nghiệp mà Từ Hải hướng tới đã là phi thường nhưng điều phi thường hơn nữa là Từ Hải thực hiện nó như trở bàn tay chỉ với một năm.

- Hai câu kết, Từ Hải hiện lên với tư thế hoành tráng, một tính cách phi thường lồng lộng giữa càn khôn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Về Nguyễn Du, nhà nghiên cứu khẳng định:

- Nguyễn Du không chỉ khắc họa Từ Hải lập nên nhiều kỳ tích phi thường mà còn làm nổi bật tính cách anh hùng của Từ Hải khi để nhân vật phải đối mặt và vượt lên cái bình thường.

- Nguyễn Du đã dựng lên cảnh Từ Hải lên đường trước, rồi lời từ biệt mới đến sau, nhân vật chỉ bộc lộ qua lời nói. Nhưng Nguyễn Du đã làm nổi bật tầm vóc của Từ là người có chí khí anh hùng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Nguyễn Du đã khắc họa Từ Hải thật hoành tráng như một tráng sĩ và đó là một bức chân dung hết sức hoàn hảo.

- Nguyễn Du đã mô tả Từ Hải ra đi với lời nói quả quyết, cử chỉ dứt khoát, dáng hình tựa như cánh chim bằng bay thẳng vào muôn trùng dặm khơi.

Về nghệ thuật, nhà nghiên cứu khẳng định:

- Với bút pháp lý tưởng, Nguyễn Du đã vẽ ra một con người lý tưởng như Từ Hải để thực hiện giấc mơ anh hùng của mình.

- Với màn đối thoại, tác giả nhường hẳn cho nhân vật để nhân vật tự bộc lộ phẩm cách của mình.

2.3.1.3 Nhà nghiên cứu Lê Xuân Lít trong cuốn "Dạy và học Truyện Kiều - Những vấn đề cần bàn" đã cho rằng: Sáng tạo của Nguyễn Du ở

đoạn trích "Nỗi thương mình" là:

1. Cấu tứ của đoạn thơ: trong nguyên truyện, chi tiết Từ Hải sống chung với Thúy Kiều chừng nửa năm đặt ở cuối đoạn văn, Nguyễn Du đưa ngay lên đầu đoạn thơ: "Nửa năm hương lửa đương nồng", bỗng nhiên Từ Hải "Thoắt đã động lòng bốn phương"…Sự kết hợp giữa từ Hán Việt với điển tích đã tỏ rõ được chí khí của Từ Hải. Hình ảnh Từ Hải lên đường vừa lãng mạn, vừa xác thực qua hai dòng thơ tráng lệ:

"Trông vời trời bể mênh mông

Thanh gươm yên ngựa lên đường thẳng rong"

2. Trong nguyên truyện lời Từ Hải nói chuyện đón Kiều đao to, búa lớn và kể dài dòng, Nguyễn Du nói lại rất gọn: "Bao giờ mười vạn tinh binh`/Tiếng chiêng dậy đất bóng tinh rợp đường". Tuy rằng từ ngữ đã có trong văn thơ cũ nhưng lời người xưa vào thơ Nguyễn Du tự nhiên và gây ấn tượng mạnh mẽ.

2.3.2. Phƣơng án dạy học của SGV Ngữ văn 10 bộ cơ bản

A . Mục tiêu bài học

- Hiểu được lý tưởng anh hùng của Nguyễn Du qua nhân vật Từ Hải. - Thấy được nghệ thuật tả người anh hùng trong đoạn trích.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

B. Trọng tâm bài học

Lý tưởng anh hùng của Nguyễn Du gửi gắm qua hình tượng Từ Hải. Tả người anh hùng trong đoạn trích để từ đó có kiến thức về thi pháp tả anh hùng nói chung trong văn học trung đại.

C. Nội dung bài học

1. Phân tích nội dung các khái niệm “lòng bốn phương”, “mặt phi thường”. Hai cụm từ này vừa là khái niệm vừa là hình tượng văn học, có quan hệ tương hỗ. Hiểu được nghệ thuật tả người anh hùng thường có tính ước lệ, với những từ ngữ và hình ảnh gợi liên tưởng đến không gian vũ trụ, gây ấn tượng hoành tráng, kỳ vĩ.

- Nguyễn Du dùng những từ ngữ có sắc thái tôn xưng như “trượng phu”, “lòng bốn phương”, “mặt phi thường”, dùng hình tượng chim bằng để nói về Từ Hải, từ “thoắt” thể hiện sự dứt khoát, mau lẹ, kiên quyết.

2. Lý tưởng anh hùng của Từ Hải bộc lộ qua ngôn ngữ Từ Hải: không quyến luyến, bịn rịn vì tình yêu mà quên lý tưởng cao cả. Hình ảnh thuộc phạm trù không gian là “mười vạn tinh binh”, bóng cờ, tiếng chiêng (hình ảnh và âm thanh) gợi nên khát vọng lớn lao, tầm vóc vũ trụ của người anh hùng xưa. Từ Hải còn khẳng định quyết tâm và sự tất yếu thành công qua từ chỉ thời gian.

3. Cách tả người anh hùng Từ Hải: hình tượng có tính ước lệ và hình tượng con người vũ trụ.

2.3.3. Phƣơng án dạy học của SGV Ngữ Văn 10 bộ nâng cao

A. Mục tiêu cần đạt

- Hiểu được chí khí anh hùng của Từ Hải dưới ngòi bút sáng tạo của Nguyễn Du.

- Thấy được tài năng sử dụng ngôn ngữ của nhà thơ trong việc diễn tả chí khí anh hùng, khát vọng tự do của nhân vật. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Trong Truyện Kiều, Từ Hải là nhân vật mà Nguyễn Du gửi gắm giấc mộng anh hùng, trả ân báo oán; cũng là nhân vật thể hiện sự khát vọng của nhà thơ. Đoạn trích này cho thấy một Từ Hải đầy chí khí anh hùng, mà cũng đượm chút cô đơn, trống trải giữa đời.

C. Nội dung dạy học

1. Hình ảnh Từ Hải trong bốn câu thơ đầu 2. Cảnh tiễn biệt của Kiều – Từ Hải

Tác giả dựng lên hình ảnh “Thanh gươm yên ngựa lên đường thẳng rong” rồi mới để cho Từ Hải và Kiều nói lên những lời tiễn biệt. Có người đánh giá hai chữ thẳng rong trong câu này là “vội lời”, vì ở dưới còn có lời

Kiều muốn theo, nếu Từ Hải đã lên đường thẳng rong thì nàng còn nói sao được nữa. Có lẽ tác giả muốn dựng cảnh tiễn biệt khác hẳn cảnh tiễn biệt Kiều – Kim Trọng, Kiều – Thúc Sinh. Cảnh ở đây diễn ra khi Từ Hải đã ở tư thế sẵn sàng lên đường. Chàng ngồi trên yên ngựa mà nói những lời chia biệt với người yêu.

3. Tính cách anh hùng của Từ Hải

- Con người có chí khí phi thường - Con người rất mực tự tin.

4. Khuynh hƣớng lí tƣởng hóa nhân vật anh hùng Từ Hải

Ở đoạn trích này, qua từ ngữ, hình ảnh, biện pháp miêu tả của tác giả, Từ Hải hiện ra với tính cách một con người phi thường.

* Ý nghĩa

Từ Hải là hình ảnh thể hiện mạnh mẽ cái ước mơ vẫn âm ỉ trong cảnh đời tù túng của xã hội cũ. Từ Hải ra đi là để vẫy vùng cho phỉ sức, phỉ chí, nhưng nếu hiểu còn là vì bất bình trước những oan khổ của con người bị chà đạp như Kiều thì không hẳn là không có căn cứ. Điều chắc chắn là cái khát

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

khao của Từ Hải muốn được tung hoành trong bốn bể không nhằm một mục đích giúp vua trị nước nào hết.

Tài nghệ của Nguyễn Du đã thành công trong việc dùng từ ngữ, hình ảnh, biện pháp miêu tả theo khuynh hướng lí tưởng hóa để biến Từ Hải thành một hình tượng phi thường với những nét tính cách đẹp đẽ, sinh động.

2.3.4. Các phƣơng án dạy học của một số sách tham khảo

2.3.4.1. Phƣơng án dạy học của tác giả Nguyễn Văn Đƣờng trong cuốn "Thiết kế bài giảng Ngữ văn 10" (Nhà xuất bản Hà Nội - 2008).

I. Nội dung cần đạt

Hiểu được chí khí anh hùng của nhân vật Từ Hải dưới ngòi bút sáng tạo của Nguyễn Du; đặc sắc nghệ thuật của bút pháp tả nhân vật anh hùng lí tưởng.

II. Nội dung bài học

1. Tính cách và chí khí anh hùng của Từ Hải

- HS đọc 2 câu đầu.

- GV hỏi: Em hiểu từ trượng phu và cụm từ động lòng bốn phương như thế nào? Từ thoắt nói lên điều gì trong tính cách của Từ?

- HS trả lời, tự phân tích các ý nghĩa của cụm từ động lòng bốn phương và từ thoắt.

- GV hỏi: Hình ảnh trên xuất phát từ cảm hứng gì khi miêu tả anh hùng thời trung đại?

- HS trả lời.

- GV hỏi: Câu trả lời của Từ Hải mới đáng chú ý. Phân tích nội dung và cách nói của Từ trong đoạn trả lời Kiều. Có thể xem đây là lời thuyết phục Kiều của Từ? Có thể xem đây là lời tự bộc bạch chí khí? Người anh hùng Từ Hải đã phần nào thể hiện qua đoạn lời này?

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- GV nêu vấn đề: Đến hai câu cuối, hình ảnh Từ Hải lại trở về với cách thể hiện quen thuộc như thế nào? (Cử chỉ, hành động, hình ảnh chim bằng lướt gió trên biển khơi).

- HS bàn luận, suy tưởng, phát biểu. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2. Bút pháp xây dựng nhân vật Từ Hải

Lí tưởng hóa, lãng mạn hóa với cảm hứng vũ trụ, ngợi ca, với những hình ảnh ước lệ, kì vĩ, lời đối thoại trực tiếp bộc lộ tín cách tự tin đầy bản lĩnh.

2.3.4.2 Phƣơng án dạy học của tác giả Phạm Thu Hƣơng trong cuốn "Thiết kế bài học Ngữ văn 10" (NXB Giáo dục 2006 - Phan Trọng Luận chủ biên).

I. Nội dung dạy học

- Cảm nhận được vẻ đẹp chí khí anh hùng mang tầm vóc vũ trụ của nhân vật Từ Hải.

- Hiểu được cảm hứng ngợi ca và bút pháp ước lệ của Nguyễn Du khi xây dựng nhân vật người anh hùng trong Truyện Kiều.

II. Nội dung bài học

Phân tích văn bản

a. Chí khí anh hùng của Từ Hải

- GV thuyết trình.

- GV hỏi: Theo anh (chị) chúng ta có thể đặt lại tên cho đoạn trích này là:

Từ Hải chia tay Thúy Kiều, Lên đường hay một nhan đề nào khác không?

- HS trình bày ý kiến của mình. - GV yêu cầu.

- HS phát hiện và phân tích, đánh giá.

- GV yêu cầu: Phát hiện và nhận xét về các từ ngữ chỉ hành động của nhân vật.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- GV hỏi: Qua lời nói của Từ Hải, chúng ta thấy tính cách của nhân vật hiện lên như thế nào?

- HS trả lời

- GV hỏi: Từ các câu trả lời cụ thể trên, gắn với hiểu biết chung về tác phẩm, hãy cho biết Từ Hải và “chí khí anh hùng” của chàng có ý nghĩa như thế nào đối với cuộc đời của Thúy Kiều.

- HS so sánh, đánh giá

b. Thái độ, tình cảm và cách thể hiện nhân vật của nhà thơ

- GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm: Giai thoại về Truyện Kiều kể Tự

Một phần của tài liệu hướng dẫn học sinh tìm hiểu những sáng tạo nghệ thuật độc đáo của nguyễn du trong các đoạn trích truyện kiều ở sgk ngữ văn 10 (Trang 88 - 99)