Thiết kế bài học

Một phần của tài liệu hướng dẫn học sinh tìm hiểu những sáng tạo nghệ thuật độc đáo của nguyễn du trong các đoạn trích truyện kiều ở sgk ngữ văn 10 (Trang 99 - 119)

B. PHẦN NỘI DUNG

3.1.Thiết kế bài học

TRAO DUYÊN

(Trích Truyện Kiều - Nguyễn Du)

A. Đặc điểm của văn bản và định hƣớng dạy học

1. Văn bản này gồm 34 câu thơ lục bát trích từ kiệt tác “Truyện Kiều” của đại thi hào Nguyễn Du. Nội dung của đoạn trích là kể về chuyện Thuý Kiều nhờ em gái Thuý Vân thay mình kết duyên với Kim Trọng (trao duyên). Nhưng nội dung ấy không được kể bằng lời kể của tác giả mà bằng ngôn ngữ của nhân vật Thuý Kiều, đây là ngôn ngữ độc thoại nội tâm vì chỉ có một

mình Thuý Kiều nói, nàng nói với Thuý Vân nhưng Thuý Vân không nói gì, cho nên không thể gọi là đối thoại được. Nguyễn Du dùng thơ lục bát để diễn đạt nội dung trên (theo ý kiến của nhà nghiên cứu Lê Xuân Lít).

2. Bài dạy thực nghiệm này nhằm phục vụ cho đề tài nghiên cứu: "Hƣớng dẫn học sinh tìm hiểu những sáng tạo nghệ thuật độc đáo của

Nguyễn Du trong các trích đoạn Truyện Kiều ở SGK Ngữ văn 10 (luận văn thạc sĩ chuyên ngành lí luận và phương pháp dạy học ngữ văn) nên định hướng dạy học có khác với lối dạy học quen thuộc. Khác ở chỗ: trọng tâm bài học là khám phá những sáng tạo nghệ thuật bậc thầy của Nguyễn Du ở trong từng đoạn trích này. Đó là nghệ thuật làm thơ lục bát của Nguyễn Du, nghệ thuật xây dựng ngôn ngữ nhân vật, nghệ thuật phân tích tâm lí nhân vật…

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

B. Tiến trình dạy học

Hoạt động 1: Đọc văn bản, giải thích văn bản, vị trí đoạn trích * Đọc văn bản: Văn bản gồm 34 câu thơ lục bát, cái khó của đọc văn bản này là đọc cho đúng nhịp của từng câu thơ để làm nổi lên tâm trạng của Thuý Kiều trong đêm trao duyên tại nhà mình ở.

Nhịp cơ bản của thơ lục bát là nhịp đôi: 2.2.2 trong câu lục và 2.2.2.2 trong câu bát. Nhưng với thiên tài Nguyễn Du, câu thơ lục bát ở đây là có

nhịp điệu đa dạng: Khi thì 2 – 4, khi thì 5 – 3, khi thì 4 – 6, có rất nhiều câu

nhịp 3 - 3, và 4 – 4. Có thể đọc văn bản theo cách ngắt nhịp sau: “…Cậy em /em có chịu lời,

Ngồi lên cho chị lạy/ rồi sẽ thưa. Giữa đường/ đứt gánh tương tư, Keo loan/(1)chắp mối tơ thừa/ mặc em.

Kể từ khi/ gặp chàng Kim, Khi ngày quạt ước/ khi đêm chém thề(2)

. Sự đâu/ sóng gió bất kì,

Hiếu tình(3)

khôn lẽ/ hai bề vẹn hai. Ngày xuân/ em hãy còn dài, Xót tình máu mủ/ thay lời nước non.

Chị dù/ thịt nát/ xương mòn, Ngậm cười chín suối(4)

/ hãy còn thơm lây. Chiếc vành/ với bức tờ mây(5)

, Duyên này thì giữ/ vật này của chung.

Dù em/ nên vợ nên chồng, Xót người mệnh bạc(6)

/ ắt lòng chẳng quên. Mất người/ còn chút của tin,

Phím đàn/ với mảnh hương nguyền/ ngày xưa(7)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Mai sau/ dù có bao giờ, Đốt lò hương ấy/ so tơ phím này(1)

. Trông ra/ ngọn cỏ/ lá cây, Thấy hiu hiu gió/ thì hay chị về(2)

. Hồn còn/ mang nặng lời thề, Nát thân bồ liễu(3) / đền nghì trúc mai(4). Dạ đài(5) / cạch mặt khuất lời, Rưới xin giọi nước/ cho người thác oan.

Bây giờ/ trâm gãy/ gương tan, Kể làm sao xiết/ muôn vàn ái ân!

Trăm nghìn/ gửi lạy tình quân(6)

, Tơ duyên ngắn ngủi/ có ngần ấy thôi! (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Phận sao/ phận bạc như vôi, Đã đành/ nước chảy hoa trôi lỡ làng.

Ôi Kim lang! Hỡi Kim Lang! Thôi thôi/ thiếp đã phụ chàng từ đây!”

* Giải thích văn bản: Những từ khó đã có sách giáo khoa giải thích.

Nhưng giải thích đó chưa đủ để học sinh hiểu được trích đoạn này, giáo viên cần giải thích thêm một số chi tiết ở các đoạn thơ trước có liên quan đến đoạn

“Trao duyên”. Trong đoạn “Trao duyên” có ba câu thơ gợi lại các sự việc

trước đó.

* Câu thứ nhất:“Tờ mây” là tờ giấy có trang trí hình mây, ghi lời thề

chung thuỷ của Thuý Kiều và Kim Trọng trong đêm hai người thề nguyền

“Khi ngày quạt ước, khi đêm chén thề” là nhắc tới kỉ niệm Thuý Kiều đã trao

cho Kim Trọng chiếc quạt để làm vật hẹn ước và hai người đã cùng nhau uống rượu trong đêm thề nguyền.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

* Câu thứ hai: “Chiếc vành với bức tờ mây” là nhắc lại kỉ niệm trong

buổi gặp nhau nơi vườn Thuý, Kim Trọng “vội về thêm lấy của nhà, xuyến vàng đôi chiếc khăn là một vuông”. “Chiếc vành” chính là xuyến vàng, vật mà Kim Trọng đã trao cho Thuý Kiều trước đây để làm của tin.

* Câu thứ ba: “Phím đàn với mảnh hương nguyền ngày xưa” là nhắc tới kỷ niệm: Trong buổi Kim Trọng và Thuý Kiều thề nguyền, Kim Trọng đã cho thêm hương vào lò để cho nhà thơm hơn (Đài sen nối sáp lò đào thêm hương) và Thuý Kiều đã đánh đàn cho Kim Trọng nghe. Đó là những câu thơ nói về những kỉ niệm tình yêu với Kim Trọng đã sống dậy mạnh mẽ trong tâm trí Kiều trong đêm trao duyên.

* Vị trí đoạn trích:

- Vị trí trong văn bản: “Truyện Kiều” có 3254 câu thơ lục bát, đoạn

trích “Trao duyên” là từ câu 723 đến câu 756 (34 câu)

- Vị trí trong cốt truyện: Trong ngày “Thanh minh trong tết tháng ba –

Lễ là tảo mộ hội là đạp thanh” Thuý Kiều và Kim Trọng gặp nhau. Sau đó

tình yêu nảy nở và họ đã tìm đến với nhau thề nguyền yêu nhau trọn đời. Nhưng tai hoạ đã đến với gia đình Kiều, để có ba trăm lạng bạc hối lộ cho bọn sai nha, nhằm cứu cha và em khỏi bị chúng hành hạ, Kiều đã phải bán mình. Kiều đành nhờ em gái là Thuý Vân thay mình thực hiện lời thề của mình với Kim Trọng. Đoạn trích này là nói về việc trao duyên diễn ra thế nào và tâm trạng đau đớn tột cùng của Thuý Kiều trong đêm trao duyên đó.

* Hoạt động 2: Tìm hiểu diễn biến của cuộc trao duyên và tài nghệ

Nguyễn Du trong việc kể lại việc đó

Gợi dẫn 1: Qua 34 câu thơ lục bát diễn đạt lời của Thuý Kiều nói với

Thuý Vân và nói với Kim Trọng (vắng mặt) em thấy được việc trao duyên diễn ra như thế nào?

Yêu cầu: Ba mươi tư câu lục bát là ngôn ngữ độc thoại của nhân vật

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Từ những lời độc thoại đó của Thuý Kiều, chúng ta biết được cuộc trao duyên diễn ra như sau:

Trong đêm khuya thanh vắng, tại phòng ở của Thuý Kiều, có hai chị em: Thuý Kiều và Thuý Vân.

- Thuý Kiều đã nhờ cậy, thuyết phục Thuý Vân thay mình kết duyên với Kim Trọng (12 câu đầu).

- Sau đó, Thuý Kiều trao cho Thuý Vân những kỉ vật tình yêu của nàng với Kim Trọng và dặn dò em chuyện về sau (14 câu tiếp). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Cuối cùng, Kiều nhớ tới Kim trọng ở nơi xa và tâm sự với chàng về nỗi đau đớn và băn khoăn của nàng (8 câu cuối cùng).

Gợi dẫn 2: Những nội dung trên đã được Nguyễn Du diễn đạt tài tình

như thế nào bằng những câu thơ lục bát?

Yêu cầu – Ngay từ dòng thơ đầu tiên của đoạn trích, ta thấy ngay tài dùng từ thuần Việt rất tinh tế của Nguyễn Du, Thuý Kiều là chị nhưng lại

nói với em bằng những lời lẽ rất nhún nhường: “Cậy em / em có chịu lời

Ngồi lên cho chị lạy / rồi sẽ thưa.

Thuý Kiều dùng từ cậy mà không dùng từ “nhờ” vì từ cậy mang hàm

nghĩa tin cậy, hi vọng (trông cậy) em sẽ nghe mình, còn nhờ thì cũng là nhờ cậy nhưng mang sắc thái tuỳ ý, không nài ép. Thuý Kiều dùng từ “chịu lời” chứ không dùng từ “nhận lời”, bởi vì từ “chịu lời” với hàm nghĩa là em phải nhận, không được từ chối trước khẩn cầu của chị, còn “nhận lời” thì có thể nhận lời hoặc không nhận. Từ “mặc em” ở câu sau cũng mang hàm nghĩa: chị phó mặc cho em đấy.

Nếu nói rằng người xưa hay “đúc chữ”, nghĩa là hay dùng từ đắt, thì đây là trường hợp dùng từ như vậy. Nguyễn Du đã dùng từ thuần Việt rất đúng chỗ, vừa giản dị, vừa kín đáo, sâu sắc.

- Cái tài tình thứ hai của Nguyễn Du ở đây là đặt những câu thơ lục bát có nhịp rất đa dạng. Thơ lục bát là thơ có tính chất dân gian, nhịp điệu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

trong thơ này thường rất đơn điệu. Nhịp cơ bản của thơ lục bát là nhịp đôi: 2- 2-2 ở câu lục, 2-2-2-2 ở câu bát: Trăm năm / trong cõi / người ta

Chữ tài / chữ mệnh / khéo là / ghét nhau.

Trên cơ sở nhịp cơ bản ấy, Nguyễn Du tạo ra những biến thiên khác nhau để đem đến tính đa dạng cho nhịp từng câu thơ

* Nhịp 2 – 4: - Cậy em / em có chịu lời

- Giữa đường / đứt gánh tương tư - Chiếc vành / với bức tờ mây - Dù em / nên vợ nên chồng - Ngày xuân / em hãy còn dài * Nhịp 5 – 3: “Ngồi lên cho chị lạy / rồi sẽ thưa”

* Nhịp 2-4-2: - “Keo loan / chắp mối tơ thừa / mặc em”

- “Phím đàn / với mảnh hương nguyền / ngày xưa”

* Nhịp 3 -3 và nhịp 4 – 4 làm cho câu thơ chia làm hai vế cân đối chiếm một tỉ lệ khá lớn.

-“Kể từ khi / gặp chàng Kim

Khi ngày quạt ước / khi đêm chén thề” - “Xót tình, máu mủ / thay lời nước non” - “Ngậm cười chín suối / hãy còn thơm lây” - “Xót người mệnh bạc / ắt lòng chẳng quên”.

Lối ngắt nhịp đa dạng như trên khiến cho người đọc nhận rõ tâm trạng của Thuý Kiều trong đêm trao duyên. Đây là một sáng tạo nghệ thuật tài tình của Nguyễn Du đối với thể thơ lục bát.

* Hoạt động 3: Thâm nhập vào diễn biến tâm trạng của Thuý Kiều trong đêm trao duyên và phát hiện tài nghệ Nguyễn Du phân tích tâm trạng ấy.

Gợi dẫn 3: Qua những lời của Thuý Kiều nói với Thuý Vân, nói với

chính mình và nói với Kim Trọng, em thấy được những gì đã diễn ra trong nội tâm Thuý Kiều?

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Yêu cầu: - Đêm hôm trước, Thuý Kiều đã trải qua một cuộc giằng xé âm thầm giữa chữ tình và chữ hiếu và nàng đã quyết hi sinh chữ tình, vì chữ

hiếu (nàng tự nguyện bán mình để cứu cha và em). Đêm nay là đêm trao duyên, Thuý Kiều lại một lần nữa sống trong sự giằng xé trong tâm can về chữ tình và chữ duyên : duyên sẽ trao lại cho em gái nhưng tình lại càng

thêm nặng.

- Lúc đầu nàng còn tỉnh táo thuyết phục Thuý Vân thay mình kết duyên với Kim Trọng và trao kỉ vật lại cho em. Nàng đã nhún mình, hạ mình xuống để cho em không thể thoái thác. Từ những lời khẩn cầu em, ta thấy rõ tâm trạng hụt hẫng của Kiều khi nói với em về bi kịch của đời mình: “Giữa đường đứt gánh tương tư”/ Keo loan chắp mối tơ thừa mặc em". Thúy Kiều đang ở trạng thái bấn loạn trong tâm trí. Lí trí thì đã quyết trao duyên lại cho em nhưng tình cảm vẫn rất sâu nặng với Kim Trọng, bao nhiêu kỉ niệm đẹp về mối tình của hai người đã sống lại trong tâm trí Thuý Kiều:Duyên này thì giữ, (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

vật này của chung.

Từ “này” được lặp lại ở câu bát gợi ra sự giằng xé trong tâm trí. Kỉ vật thiêng liêng hôm nay là của riêng hai người, bây giờ là “của chung”. Hai từ đó chất chứa bao đau xót.

- Sau khi kỉ vật đã trao, Kiều đã nghĩ đến cái chết và mối tình sâu

nặng với Kim Trọng nàng vẫn mang theo. Vì thế mà oan hồn của nàng vẫn trở về với dương thế, và khi ấy nàng chỉ xin cho mình một chén nước thôi, một chút nhớ thương của người sống. Kiều không chỉ hình dung mình chết mà còn nghĩ rằng mình “thác oan”.

Mai sau dù có bao giờ, Đốt lò hương ấy, so tơ phím này.

Trông ra ngọn cỏ lá cây, Thấy hiu hiu gió thì hay chị về…

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Sau đó, Thuý Kiều không còn tỉnh táo nữa, nàng quên hẳn Thuý Vân đang ở trước mặt, quay vào với nỗi đau trong lòng, nàng tự nói với chính lòng mình:

Bây giờ trâm gãy gương tan, Kể làm sao xiết muôn vàn ái ân.

Nàng than cho số kiếp đen bạc của mình:

Phận sao phận bạc như vôi!

Nàng sa vào mặc cảm tội lỗi và hướng về Kim Trọng để xin được lượng thứ: Trăm nghìn gửi lạy tình quân

Tơ duyên ngắn ngủi có ngần ấy thôi!

Gợi dẫn 4: Quá trình diễn biến nội tâm của Thuý Kiều trong đêm trao

duyên đã làm bộc lộ những phẩm chất cao quý gì của Thuý Kiều. Đó là những phẩm chất cao quý gì?

Yêu cầu:

- Chỉ vì để báo đáp ân tình với Kim Trọng mà Thuý Kiều đã phải hạ mình xuống để cậy nhờ em gái thay mình kết duyên với Kim Trọng. Điều đó cho ta thấy sự cao khiết của một phẩm cách.

- Kiều đã hi sinh mối tình đầu đắm say để làm tròn bổn phận làm con đối với cha mẹ là hiếu nghĩa. Theo quan điểm của nho giáo, đó là một phẩm chất đạo đức quan trọng bậc nhất đối với mỗi con người. Vậy mà trong đêm trao duyên, Kiều vẫn tự trách mình đã phụ bạc người yêu, điều đó bộc lộ phẩm chất cao quí của Thuý Kiều trong tình yêu, nàng có thể làm tất cả những gì có thể làm được cho người mình yêu.

Do vậy, tình yêu của Thuý Kiều với Kim Trọng trong “Truyện Kiều”

vẫn có ý nghĩa đối với thời đại ngày nay và mãi mãi: Yêu sâu sắc, mãnh liệt và cao thượng.

Gợi dẫn 5: Qua việc Nguyễn Du dùng ngôn ngữ nhân vật để xây dựng

quá trình diến biến nội tâm của Thuý Kiều trong đêm trao duyên, ta thấy được tài nghệ gì của Nguyễn Du?

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Yêu cầu:

- Qua đoạn trích này ta thấy rất rõ tài nghệ của Nguyễn Du trong việc miêu tả tâm lí nhân vật. Ông đã dùng ngôn ngữ nhân vật để nhân vật tự bộc lộ những diễn biến tinh vị sâu kín trong tâm hồn mình. Lúc đầu Thuý Kiều nói với Thuý Vân, vẫn là độc thoại vì Thuý Vân không nói gì, sau đó nàng quên hẳn Thuý Vân trước mặt, tự nói với chính mình và nói với Kim Trọng (vắng mặt) vẫn những lời độc thoại nội tâm. Bằng cách đó, Nguyễn Du đã dựng lên một bức tranh tâm trạng có cả quá trình diễn biến tinh vi và hợp lí.

- Chính vì vậy mà nhà nghiên cứu Phan Ngọc đã kết luận rằng: Truyện Kiều là “quyển sách của ngàn tâm trạng”, “Truyện Kiều là tiểu

thuyết phân tích tâm lí hiện đại” – “Đó là nét độc đáo nhất của thiên tài họ Nguyễn” (“Tìm hiểu phong cách Nguyễn Du trong Kiều” – NXB khoa học

xã hội 1885 Tr 107)

Gợi dẫn 6: Sau khi học xong đoạn trích này em biết được những gì về

tài nghệ của Nguyễn Du? (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(Học sinh phát biểu tự do - đây cũng là câu hỏi khảo sát sau giờ học)

3.2. Thiết kế bài học

NỖI THƢƠNG MÌNH

(Trích Truyện Kiều - Nguyễn Du)

A. Đặc điểm của văn bản và định hƣớng dạy học

Đoạn trích chỉ có 20 dòng thơ lục bát nhưng lại làm sống dậy cả nỗi thương thân, xót phận và cả ý thức của Kiều về phẩm giá khi lâm vào một hoàn cảnh trớ trêu. Nội dung đó lại được Nguyễn Du miêu tả bằng nghệ thuật

Một phần của tài liệu hướng dẫn học sinh tìm hiểu những sáng tạo nghệ thuật độc đáo của nguyễn du trong các đoạn trích truyện kiều ở sgk ngữ văn 10 (Trang 99 - 119)