Phân tích tình hình huy động vốn và sử dụng vốn

Một phần của tài liệu luận văn tốt nghiệp phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại ngân hàng nn và ptnt huyện giá rai chi nhánh bạc liêu (Trang 40)

CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU

4.1. Phân tích tình hình huy động vốn và sử dụng vốn

4.1.1. Phân tích tình hình huy động vốn :

Trong thời gian qua nhìn chung tình hình huy động vốn của ngân hàng không

ngừng tăng lên đặt biệt là trong năm 2008, tăng 46.215 triệu đồng (34,65%) so với năm 2007, nguyên nhân là do trong năm 2008 vừa qua ngân hàng nhà nước tăng vốn pháp

suất tiền gửi đã thu hút khách hàng đến gửi tiền ở ngân hàng nhiều hơn. Bên cạnh đó

trong năm vừa qua chi nhánh đã cố gắng giữ vững mối quan hệ tốt với những khách hàng cũ đồng thời biết chú trọng quan tâm đến những khách hàng mới có tiềm năng, phong cách làm việc của nhân viên được cải thiện. Với cách thức và lối làm việc mới mà NHN0 & PTNT Việt Nam ban hành cũng đã tạo điều kiện cho chi nhánh mở rộng thêm các khách hàng tiền gửi như: khách hàng là đại lý ngoại tệ, Bưu điện, các công ty xuất nhập khẩu tổng hợp...đặc biệt là tiền gửi tiết kiệm của dân cư do người dân có xu

hướng kiếm tiền lãi khi lãi suất của ngân hàng trong năm 2008 tăng cao như thế.

Trong đó tiền gửi có kì hạn của khách hàng có xu hướng tăng cao. Cụ thể, năm 2007 là 86.750 triệu đồng tăng 23.909 triệu (38,05%) so với năm 2006, sang năm 2008 là 137.352 triệu đồng tăng 50.602 triệu (58,33%) so với năm 2007. Nhưng tiền gửi không kỳ hạn lại có xu hướng giảm qua 3 năm vào năm 2007 là 46.629 triệu đồng giảm (12,88%) so với năm 2006, sang năm 2008 chỉ còn 42.242 triệu đồng giảm (9,41%) chứng tỏ trong thời gian qua ngân hàng tập trung cơ cấu lại nguồn vốn huy động có kỳ hạn để đáp ứng nhu cầu nguồn vốn hiện tại với lãi suất huy động vốn của các ngân

hàng thương mại áp dụng mức lãi suất ngắn hạn cao hơn nhiều so với lãi suất dài hạn nên đã thu hút khách hàng ở kỳ gửi ngắn hạn và trong năm 2008 tình hình kinh tế có xu hướng không tốt việc kinh doanh buôn bán không mấy thuận lợi lại có nguy cơ rủi ro

cao do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới nên người dân muốn gửi tiền vào ngân hàng vừa bớt nguy cơ lại hưởng lại được mức lãi.

Bảng 1. TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG QUA 3 NĂM

Đvt: Triệu đồng 2007/2006 2008/2007 Năm Chỉ tiêu 2006 2007 2008 Số tiền % Số tiền % Tiền gửi có kỳ hạn 62.841 86.750 137.352 23.909 38,05 50.602 58,33 Tiền gửi không kỳ hạn 53.525 46.629 42.242 (6.896) (12.88) (4.387) (9,41)

+ Tiền gửi của các TCTD 1.180 550 21 (630) (53,39) (529) (96,20) + Tiền gửi kho bạc 51.038 41.981 41.074 (9.057) (17,75) (907) (2,16) + Khác 727 3.518 1.147 2.791 383,1 (2.371) (67,40) TỔNG 116.366 133.379 179.594 17.013 14,62 46.215 34,65

(Nguồn: Phịng kế tốn và quỹ)

Trong phần tiền gửi khơng kì hạn thì hai khoản mục là tiền gửi của các tổ chức tín dụng và loại hình dịch vụ là thay đổi nhiều nhất trong khi tiền gửi của các tổ chức tín dụng ln giảm qua các do nhu cầu nguồn vốn và sự chuyển dịch đầu tư của các tổ chức

này đã thay, cịn các loại hình dịch vụ khác của ngân hàng lại tăng giảm khá cao từ năm

2006 chỉ có 727 triệu đồng tới năm 2007 đã lên 3.518 triệu tăng 383,1% những tới năm 2008 con số này đã giảm xuống còn 1.147 triệu đồng( giảm 2.371 triệu đồng) so với

năm 2007. Nguyên nhân do chi nhánh đã cơ cấu lại nguồn vốn của mình chuyển sang hướng huy động ngắn hạn với việc đặt vấn đề huy động vốn lên hàng đầu so với các loại hình huy động khác. Tóm lại nhìn một cách tổng qt thì trong những năm qua tình hình huy động vốn của ngân hàng đã tăng lên khá nhiều mà nguyên nhân chính là do khoản huy động vốn ngắn hạn tăng lên nó đã thể hiện đúng tình hình kinh tế và cục diện hiện tại. 2006 46% 54% 2007 65,04% 34,96% 2008 76,48% 23,52%

Hình 1. CƠ CẤU NGUỒN VỐN HUY ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG

Nhìn vào hình vẽ cơ cấu các nguồn vốn huy động của ngân hàng qua các năm ta

nhận thấy vốn huy động có kỳ hạn luôn chiếm một tỷ lệ cao trong tổng nguồn vốn huy

động của ngân hàng và qua các năm nguồn vốn này tăng lên từ 62.841 triệu (54%) ở

năm 2006 lên 86.750 triệu (65,04%) ở năm 2007 và tới năm 2008 đã là 137.352 triệu

(76,48%). Trong khi tỷ lệ tiền huy động không kỳ hạn lại có xu hướng giảm mạnh. Trong phần tiền gửi mà ngân hàng huy động được trong thời gian qua thì tiền gửi của kho bạc chiếm phần lớn cịn lại là của các TCTD và các nguồn huy động khác của ngân

hàng. Điều này chứng tỏ ngân hàng trong thời gian qua rất chú trọng huy động nguồn

vốn tiền gửi có kì hạn vì đây là nguồn vốn rất ổn định, ngân hàng có thể sử dụng một

cách chủ động làm nguồn vốn kinh doanh. Trong năm 2008 vừa qua NHN0 Huyện Giá

Rai đã đưa ra các chính sách khuyến khích khách hàng gửi tiền với các mức lãi suất

khác nhau rất đã hấp dẫn người gửi tiền hơn nên đã tạo ra sự thay đổi trong tổng nguồn vốn của chi nhánh.

4.1.2. Phân tích tình hình sử dụng vốn

4.1.2.1. Phân tích tình hình cho vay theo thời gian:

Doanh số cho vay cũng giống như các NHTM khác đây là hoạt động đem lại nguồn thu chủ yếu cho NHN0 & PTNT Huyện Giá Rai. Đã từ lâu ngân hàng đã là người bạn thân thiết và là kênh cung ứng nguồn tiền cho các hoạt động sản xuất trên địa bàn cũng

như các hộ nông dân trong huyện. Đều dễ nhận thấy nhất là qua 3 năm 2006 –2008 thì

doanh số cho vay của chi nhánh đã tăng qua các năm đặc biệt là trong năm 2008, trong

khi năm 2006 là 140.265 triệu đồng tới năm 2007 149.122 triệu đồng thì tới năm 2008 đã đạt 186.500 triệu đồng tăng 37.378 triệu đồng (25%) so với năm 2007. Nguyên nhân

do trong thời gian qua nhu cầu nguồn vốn của khách hàng tăng cao để phục vụ cho hoạt

động sản xuất kinh doanh nên đã đòi hỏi nhu cầu vốn vay nhiều hơn. Các khách hàng của ngân hàng phần lớn là các hộ nông dân nuôi trồng thủy sản, trồng lúa và một phần khách hàng kinh doanh nhỏ chính vì vậy mà nhu cầu vốn rất thường xuyên theo mùa vụ sản xuất việc tái sản xuất là rất thường xuyên.

Bảng 2. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG QUA 3 NĂM 2007/2006 2008.2007 2007/2006 2008.2007 Năm Chỉ tiêu 2006 2007 2008 Số tiền % Số tiền % DSCV 140.265 149.122 186.500 8.857 6,31 37.378 25 Ngắn hạn 112.205 116.634 164.314 4.429 3,95 47.680 40 Trung và Dài hạn 28.060 32.488 22.186 4.428 15,78 (10.302) (31,70)

(Nguồn: thống kê cho vay theo thời gian năm 2006 – 2008)

Để hiểu rõ hơn nguồn vốn vay tăng như thế nào và chi tiết của các khoản vay đòi hỏi ta phải phân tích tình hình chi tiết các khoản vay này. Ta thấy nguồn vốn vay chủ yếu là ngắn hạn và tăng dần qua các năm và tăng cao ở năm 2008 lên 164.314 triệu tăng 47.680 triệu (40%) so với năm 2007, trong khi đó các khoản vay trung – dài hạn lại giảm đi, đây là điều cũng dễ hiểu bởi hoạt động tín dụng của Ngân hàng chủ yếu tập trung vào các khoản cho vay ngắn hạn với nhu cầu vốn thường xuyên và khoản vay trung và dài hạn đều là khoản vay tái xây dựng, các dự án kinh doanh lớn mà trong thời gian qua các khoản đầu tư xấy dựng giảm công theo việc hạn mục xây dựng đã hoàn thành nên nhu cầu nguồn vốn tất nhiên phải giảm xuống. Năm 2006 doanh số cho vay ngắn hạn chỉ là 140.265 triệu đồng thì đến năm 2007 đã là 149.122 triệu đồng, đến năm 2008 186.500 triệu đồng điều này chứng tỏ ngân hàng đã chú trọng đến tính thanh

khoản và đánh giá hợp lý tính rủi ro, do cho vay ngắn hạn có tính ổn định lại có khả năng thu hồi vốn cao. Với việc ngân hàng đề ra mức lãi suất cho vay phù hợp với khả năng vay vốn của hộ sản xuất kinh doanh, đặc biệt là những người nông dân, khách hàng chủ yếu của ngân hàng cùng với việc áp dụng hạn mức tối thiểu cho vay nhỏ chỉ có vài triệu đồng rất phù hợp với nhu cầu vốn và khả năng trả nợ của nông dân đã đẩy khoản mục vay này lên. Trong khi đó các khoản cho vay trung và dài hạn có thời hạn thu hồi vốn dài, tốc độ luân chuyển đồng vốn chậm nên việc tăng cường cho vay ngắn hạn là điều tất yếu.

Để hiểu rõ hơn tình hình các khoản vay ngắn, trung và dài hạn qua các năm biến động như thế nào tăng hay giảm xuống, nó chiếm bao nhiêu % trong doanh số cho vay và đây

cũng là vấn đề mà các nhà tín dụng quan tâm trong việc cân đối các khoản cho vay từ

đó có các biện pháp nhằm đảm bảo tính an tồn cho tín dụng, ta tìm hiểu cơ cấu tỷ trong

sau để hiểu rõ hơn điều đó.

Hình 2. CƠ CẤU TỶ TRỌNG CÁC KHOẢN CHO VAY THEO THỜI GIAN QUA 3 NĂM 2006 - 2008

Ta nhận thấy qua các năm thì doanh số cho vay của ngân hàng đều tăng lên, đặc biệt lg năm 2008. Trong 2 năm 2007 – 2008 thì doanh số cho vay ngắn hạn không thay đổi nhiều so với năm 2006 về mặt tỷ trọng chiếm 80% trong khi đó doanh số cho vay lại

tăng lên nguyên nhân là trong năm 2007 khoản mục cho vay trung và dài hạn tăng lên

21,79% vì trong năm này nhu cầu nguồn vốn trung và dài hạn trên địa bàn tăng cao …v.v. Việc khoản mục này tăng lên là do nhu cầu kinh tế nhưng đây là việc không mấy tốt cho ngân hàng, như ta biết tín rủi ro của cho vay trung và dài hạn là cao việc thu hồi vốn gặp rất nhiều khó khăn chính vì vậy ngân hàng cần có biện pháp hạ nguồn tỷ trọng này xuống ở mức an tồn có thể nhất. Sang năm 2008 doanh số cho vay của ngân hàng

đã tăng rất lớn 25% so với năm 2007 nguyên nhân của việc tăng này là do doanh số cho

vay ngắn hạn tăng lên từ 78,21% đã lên 88,1% trong khi đó doanh số cho vay trung và dài hạn lại giảm đi tỷ trọng từ 21,79% ở năm 2007 xuống còn 11,9% năm 2008 đây là một việc rất tốt chứng tỏ ban lãnh đạo ngân hàng đã có những chính sách hữu hiệu

khuyến kích trong việc tăng nguồn cho vay ngắn hạn nó cũng thể hiện nhu cầu nền kinh

2006 20% 80% 2007 78,21% 21,79% 2008 88,1% 11,9% Ngắn hạn Trung và dài hạn

chủ yếu là tập trung cho vay kinh doanh buôn bán lẻ, và nông nghiệp với việc sử dụng vốn vay dưới 1 năm.

- Doanh số thu nợ: Như chúng ta đã biết là bản chất kinh doanh của ngân hàng là đi

vay để cho vay, do vậy vấn đề cần thiết mà ngân hàng cần quan tâm đó là việc sử dụng

nguồn vốn huy động như thế nào đem lại hiệu quả kinh doanh cho ngân hàng. Và để đạt

được điều đó địi hỏi công tác thu hồi nợ tốt, mặc dù việc thu nợ là yếu tố chưa nói lên

hiệu quả hoạt động của ngân hàng một cách trực tiếp nhưng nó là yếu tố chủ yếu để

ngân hàng phân tích, đánh giá, kiểm tra khách hàng của ngân hàng là thành công hay

không. Và Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Huyện Giá Rai cũng khơng ngoại lệ, chúng ta hãy phân tích tình hình thu nợ của ngân hàng qua 3 năm 2006-2008

để thấy rõ hơn trong thời gian qua công tác thu nợ của ngân hàng đã tăng hay giảm và

nguyên nhân của việc tăng giảm đó là do đâu.

Bảng 3. TÌNH HÌNH THU NỢ CỦA NGÂN HÀNG QUA 3 NĂM

Đvt: Triệu đồng 2007/2006 2008/2007 Chỉ tiêu Năm 2006 2007 2008 Số tiền % Số tiền % DSTN 188.974 154.022 180.415 (34.952) (18.5) 26.393 17,2 Ngắn hạn 132.543 114.374 155.462 (18.169) (13.71) 41.088 36 Trung và dài hạn 56.431 39.648 24.953 (16.783) (29.74) (14.695) (37,01)

(Nguồn: Thống kê cho vay theo thời gian năm 2006-2008)

Việc thu hồi một khoản nợ và lãi đúng với các điều kiện đã cam kết trong hợp đồng tín dụng là một thành cơng rất lớn trong hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng. Trong

những năm qua chi nhánh NHN0 & PTNT Huyện Giá Rai không ngừng đẩy mạnh cơng

tác thu hồi nợ tuy có gặp khó khăn nhưng nhìn chung mọi việc tương đối vẫn ổn định… Cụ thể, năm 2006 doanh số thu nợ là 188.974 triệu tới năm 2007 chỉ đạt 154.022 triệu giảm đi 34.952 triệu (18.5%) so với năm 2006 tới năm 2008 lại tăng lên khá nhiều 180.415 triệu tăng 26.393 triệu (17,2%) so với năm 2007. Trong đó doanh số cho vay ngắn hạn tăng giảm qua các năm còn doanh số thu nợ của trung và dài hạn thì ln giảm

cịn 24.953 triệu. Nguyên nhân của sự tăng giảm doanh số thu nợ là trong năm 2006

ngân hàng đã xử lý nhiều khoản nợ rủi ro cao bên cạnh đó cán bộ tín dụng tích cực

xuống địa bàn đôn đốc khách hàng trả các khoản nợ vay đến hạn đồng thời đã kết hợp với địa phương xử lý một số hộ cố tình chiếm dụng vốn của ngân hàng mặc dù có đủ khả năng trả nợ. Đồng thời có chính sách khen thưởng đối với các tín dụng có tích cực trong vấn đề thu nợ, ngồi ra ngân hàng cịn chủ trương khuyến khích hộ trả nợ vay bằng cách xét giải quyết cho vay tiếp tục đợt sau. Bước sang năm 2007 doanh số thu nợ có giảm là do ngân hàng phải xử lý rủi ro từ quỹ dự phịng khá lớn, và lúc đó có một số hộ trơng chờ vào chính sách khoanh nợ, xóa nợ mà cố ý khơng trả nợ ngân hàng. Sang

năm 2008 tình hình có chuyển biến tốt từ mức thu nợ 154.022 triệu ở năm 2007 đã tăng

lên 180.415 triệu đây là một kết quả rất đáng khích lệ đây là nỗ lực của ngân hàng trong công tác thu hồi nợ vay và cả khách hàng đã có nhiều chuyển biến tốt trong vấn đề trả nợ do khách hàng có thể trả vay lại các khoản nợ khi đã trả nợ với mức lãi suất phù hợp.

Nói chúng các ngân hàng thương mại đều muốn đạt được doanh số cao nhất nhưng đó

khơng phải là một điều dễ vì nếu có sự cố gắng, cán bộ tín dụng có tích cực trong vấn

đề thu nợ đến đâu nhưng khách hàng không có khả năng tài chính khơng muốn trả nợ

thì cán bộ tín dụng cũng khơng thể thu nợ được.

Hình 3. CƠ CẤU DOANH SỐ THU NỢ THEO THỜI HẠN QUA 3 NĂM 2006- 2008

Đối với bất kì một ngân hàng thương mại nào việc yếu tố thu nợ là yếu tố hàng đầu

trong việc phản ánh lên hoạt động kinh doanh của ngân hàng nếu một ngân hàng nào

2006 70,14% 29,86% 2007 74,26% 26,74% 2008 86,17% 13,83% Ngắn hạn Trung và dài hạn

doanh thu tín dụng doanh thu hàng đầu của ngân hàng trong khi đó các khoản chi phí

huy động lãi phải trả lãi, mà lãi và vốn cho vay lại khơng thu hồi được thì điều tất nhiên

ngân hàng sẽ gặp khó khăn và làm ăn thua lỗ. Bên cạnh đó tỷ trọng của các khoản thu cũng ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh và các nhà quản trị luôn xem xét tỷ trọng của các khoản thu nợ mà trong đề tài này chia làm 2 loại ngắn hạn, trung và dài hạn. Ta thấy doanh số thu nợ ngắn hạn trong năm 2008 là khá cao chiếm 86,17% trong tổng doanh thu ở các năm 2006, 2007 là 7014% và 74,26% đây cũng là điều dễ hiểu vì trong những tháng cuối năm 2007 và trong năm 2008 doanh số cho vay tập trung chủ yếu ở lĩnh vực này, bên cạnh đó ngân hàng cũng đã từ lâu nhận định việc thu hồi vốn ngắn hạn có một ý nghĩa hết sức quan trọng nó là nguồn vốn đảm bảo cho ngân hàng có khả năng hoạt động tốt. Trong khi đó việc thu hồi nợ trung và dài hạn của ngân hàng đã giảm đi đáng kể qua các năm đến năm 2008 chỉ còn 13,83% ở các năm 2006 và 2007 là 29,86%, 26,74% đây cũng là điều tất nhiên vì doanh số cho vay khoản mục này đã giảm

Một phần của tài liệu luận văn tốt nghiệp phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại ngân hàng nn và ptnt huyện giá rai chi nhánh bạc liêu (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)