Mặt khách quan của tội chống ngƣời thi hành công vụ

Một phần của tài liệu Tội chống ngƣời thi hành công vụ dưới góc độ pháp lý hình sự lý luận và thực tiễn (Trang 25)

2.1 Dấu hiệu pháp lý của tội chống ngƣời thi hành công vụ

2.1.3 Mặt khách quan của tội chống ngƣời thi hành công vụ

2.1.3.1 Hành vi khách quan của tội phạm

Trong yếu tố mặt khách quan của tội phạm, hành vi khách quan là biểu hiện cơ bản nhất. Những biểu hiện khác của mặt khách quan chỉ có ý nghĩa khi có hành vi khách quan. Khơng thể nói đến hậu quả của tội phạm cũng nhƣ những biểu hiện khách quan khác nhƣ công cụ, phƣơng tiện, địa điểm, thời gian phạm tội v.v. khi khơng có hành vi khách quan của tội phạm. Những nội dung biểu hiện của mặt chủ quan là lỗi, mục đích, động cơ cũng luôn gắn với hành vi cụ thể. Hành vi khách quan của tội phạm là nguyên nhân làm biến đổi tình trạng của đối tƣợng tác động và do vậy là nguyên nhân gây thiệt hại cho quan hệ xã hội là khách thể của tội phạm. Hành vi khách quan đƣợc coi là cầu nối giữa khách thể và chủ thể.

Ngƣời phạm tội chống ngƣời thi hành cơng vụ có thể thực hiện một trong hai hành vi khách quan là: cản trở ngƣời thi hành công vụ thực hiện công vụ của họ, hoặc ép buộc họ thực hiện hành vi trái pháp luật khác. Để thực hiện hai hành vi khách quan của tội phạm này, ngƣời phạm tội có thể thực hiện một trong các thủ đoạn dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc các thủ đoạn khác.

Thứ nhất là thủ đoạn dùng vũ lực. Là cách thức mà ngƣời phạm tội thực hiện, tác động vào cơ thể ngƣời thi hành cơng vụ nhƣ: đấm, đá, bóp cổ, đâm… là hành vi nhằm vào cơ thể ngƣời thi hành công vụ làm cho họ đau đớn mà do đó khơng thực hiện đƣợc nhiệm vụ của mình.

Tuy nhiên, việc dùng vũ lực đối với ngƣời thi hành công vụ phải không gây ra tỉ lệ thƣơng tật cho ngƣời thi hành công vụ, nếu việc tác động vào ngƣời thi hành công vụ mà gây ra tỉ lệ thƣơng tật cho họ, hoặc dẫn đến chết ngƣời thì tùy mức độ hậu quả xảy ra mà ngƣời phạm tội có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự ở các tội danh tƣơng ứng tại chƣơng XX “các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe”.

18

Nhƣ vậy việc dùng vũ lực đối với ngƣời thi hành cơng vụ có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự tùy thuộc vào hậu quả mà hành vi này gây ra cho ngƣời thi hành cơng vụ. Ngƣời có hành vi dùng vũ lực đối với ngƣời thi hành công vụ chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội chống ngƣời thi hành cơng vụ khi chƣa gây ra thƣơng tích (có tỉ lệ thƣơng tật) hoặc chƣa gây ra chết ngƣời cho ngƣời thi hành công vụ.

Thứ hai, là thủ đoạn đe dọa dùng vũ lực đối với ngƣời thi hành công vụ.

Đe dọa dùng vũ lực là hành vi dùng lời nói hoặc hành động nhằm khiến cho ngƣời thi hành công vụ hiểu rằng nếu họ không ngừng việc thực hiện công vụ hoặc thực hiện một hành vi trái pháp luật thì họ sẽ bị áp dụng vũ lực ngay tức khắc hoặc sau đó một khảng thời gian. Việc đe dọa này là nguyên nhân trực tiếp tác động vào việc thực hiện công vụ của ngƣời thi hành công vụ, khiến cho việc thực hiện cơng vụ bị đình chỉ hoặc chậm trễ, hoặc khiến cho họ phải thực hiện hành vi trái pháp luật khác theo yêu cầu của ngƣời phạm tội.

Thứ ba, là các thủ đoạn khác ngoài thủ đoạn dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực.

Ngƣời phạm tội có thể thực hiện một số thủ đoạn khác dƣới dạng hành động hoặc không hành động để tác động tới ngƣời thi hành công vụ. Thực tiễn cho thấy, nhiều trƣờng hợp ngƣời phạm tội không dùng vũ lực, cũng không đe dọa dùng vũ lực nhƣng vẫn cản trở đƣợc ngƣời thi hành công vụ hoặc ép buộc họ thực hiện hành vi vi phạm pháp luật. Các thủ đoạn đó có thể khiến cho ngƣời thi hành cơng vụ vì phải bảo vệ một lợi ích lớn hơn mà khiến công vụ khơng đƣợc hồn thành hoặc bị gián đoạn. Ví dụ: hành vi nằm chắn trƣớc đầu xe của đội giải phóng mặt bằng khơng cho họ đi qua để thực hiện nhiệm vụ. Đây là hành vi không phải dùng vũ lực hay đe dọa sử dụng vũ lực với ngƣời thi hành công vụ nhƣng khiến cho ngƣời thi hành cơng vụ vì tính mạng của ngƣời đó có thể bị đe dọa nếu họ tiếp tục thực hiện cơng vụ, nên phải ngƣng q trình cơng vụ hoặc thực hiện sau khi giải quyết đƣợc tình trạng đang xảy ra. Ngồi ra, có thể là các thủ đoạn đặt rào chắn trên đƣờng thực hiện công vụ của ngƣời thi hành công vụ, đe dọa tung tin bất lợi cho nạn nhân nhƣ các tin tức ảnh hƣởng đến uy tín của nạn nhân,… và tùy từng lĩnh vực lại có các thủ đoạn khác nhau.

19

Quy định này đƣợc bổ sung thêm so với quy định tại Điều 205 BLHS 1985 xuất phát từ thực tiễn đấu tranh phòng chống loại tội phạm này. Thực tiễn xét xử cho thấy, nhiều trƣờng hợp ngƣời phạm tội không dùng vũ lực, cũng không đe dọa dùng vũ lực đối với ngƣời thi hành công vụ. Tuy nhiên, việc nhà làm luật quy định mở đối với tình tiết này có thể dẫn đến sự thiếu thống nhất và tùy tiện trong quá trình xét xử. Theo tác giả, cần có văn bản hƣớng dẫn cụ thể về tình tiết này, làm cơ sở cho việc định tội danh và xét xử trên thực tế.

Xét từng hành vi khách quan cụ thể của tội chống ngƣời thi hành công vụ, hành vi cản trở ngƣời thi hành công vụ là hành vi nhằm làm cho ngƣời thi hành công vụ không thực hiện đƣợc công vụ của họ, hoặc làm cho việc thực hiện công vụ kéo dài hoặc gián đoạn. Trong khi đó, hành vi ép buộc ngƣời thi hành công vụ thực hiện hành vi trái pháp luật là hành vi của ngƣời phạm tội có thể nhắm đến cơng vụ của ngƣời thi hành công vụ, hoặc cũng có thể khơng vì cơng vụ của ngƣời thi hành công vụ, mà chỉ muốn ngƣời thi hành công vụ phải thực hiện hành vi trái pháp luật khác, có thể liên quan hoặc khơng liên quan đến cơng vụ đó. Ngƣời thi hành cơng vụ vì sự đảm bảo phải hồn thành cơng vụ hoặc vì hành vi ép buộc của ngƣời phạm tội mà phải thực hiện hành vi trái pháp luật đó. Cả hai hành vi này đều không yêu cầu hậu quả là công vụ của ngƣời thi hành công vụ khơng thực hiện đƣợc, thay vào đó, ngƣời thi hành cơng vụ vẫn có thể hồn thành đƣợc cơng vụ ngay trong q trình ngƣời phạm tội thực hiện hành vi của họ, hoặc ngay sau khi hành vi phạm tội của ngƣời phạm tội chấm dứt. Tội phạm này hoàn thành ngay khi ngƣời phạm tội thực hiện đầy đủ các hành vi quy định trong cấu thành tội phạm của tội chống ngƣời thi hành công vụ.

Đối với hành vi trái pháp luật mà ngƣời thi hành công vụ thực hiện theo yêu cầu của ngƣời phạm tội, tùy theo tính chất, mức độ của hành vi mà ngƣời thi hành cơng vụ có thể bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội danh tƣơng ứng với hành vi đó. Nếu họ bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì họ thuộc trƣờng hợp phạm tội vì bị ngƣời khác đe dọa, cƣỡng ép.

Để truy cứu trách nhiệm hình sự các hành vi trên theo Điều 257 BLHS, cần xác định các hành vi đó khơng thuộc các trƣờng hợp quy định sau đây:

20

(i) Điểm d khoản 1 Điều 93 BLHS. Tội giết ngƣời, tình tiết: giết ngƣời đang thi hành cơng vụ hoặc vì lý do cơng vụ của nạn nhân.

(ii) Điểm b khoản 2 Điều 103 BLHS. Tội đe dọa giết ngƣời, tình tiết: đối với ngƣời đang thi hành cơng vụ hoặc vì lý do cơng vụ của nạn nhân.

(iii) Điểm k khoản 1 Điều 104 BLHS. Tội cố ý gây thƣơng tích, hành vi gây thƣơng tích hoặc tổn hại sức khỏe cho ngƣời thi hành cơng vụ hoặc vì lý do cơng vụ của nạn nhân mà tỉ lệ thƣơng tật dƣới 11% nhƣng đã cấu thành tội cố ý gây thƣơng tích; tỉ lệ thƣơng tật từ 11% đến 30% phạm vào khoản 2; tỉ lệ thƣơng tật từ 31% đến 60% phạm vào khoản 3; tỉ lệ thƣơng tật từ 61% trở lên hoặc dẫn đến chết ngƣời phạm vào khoản 4 của Điều luật.

(iv) Điểm c khoản 2 Điều 206 BLHS. Tội tổ chức đua xe trái phép và điểm d, khoản 2 Điều 207 BLHS. Tội đua xe trái phép, tình tiết chống lại ngƣời có trách nhiệm bảo đảm trật tự an tồn giao thơng hoặc ngƣời có trách nhiệm giải tán cuộc đua xe trái phép….

2.1.3.2 Hậu quả

Tính nguy hiểm của tội phạm thể hiện ở việc tội phạm đó gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho quan hệ xã hội đƣợc Luật hình sự bảo vệ. Về thực chất, hậu quả của tội phạm là thiệt hại gây ra cho quan hệ xã hội đƣợc Luật hình sự bảo vệ nhƣng về hình thức, hậu quả này đƣợc thể hiện qua sự biến đổi tình trạng bình thƣờng của đối tƣợng tác của tội phạm – bộ phận cấu thành khách thể của tội phạm.

Tội chống ngƣời thi hành cơng vụ là tội phạm có cấu thành hình thức, theo đó chỉ cần ngƣời phạm tội thực hiện một trong hai hành vi khách quan của tội phạm là đã cấu thành tội chống ngƣời thi hành cơng vụ, mà khơng bắt buộc hậu quả có xảy ra hay khơng. Hậu quả trong tội chống ngƣời thi hành công vụ không phải là dấu hiệu bắt buộc, nhiệm vụ của ngƣời thi hành cơng vụ có thể vẫn đƣợc thực hiện, mặc dù ngƣời phạm tội đã thực hiện hành vi cản trở ngƣời thi hành công vụ hoặc ép buộc ngƣời thi hành công vụ thực hiện hành vi trái pháp luật. Việc ngƣời thi hành cơng vụ có hồn thành đƣợc cơng vụ hay khơng hoặc có thực hiện hành vi trái pháp luật hay không đều không làm ảnh hƣởng đến việc định tội danh đối với hành vi phạm tội.

21

Nếu ngƣời phạm tội ép buộc ngƣời thi hành công vụ thực hiện hành vi trái pháp luật thì ngồi tội chống ngƣời thi hành công vụ, ngƣời phạm tội còn phải chịu trách nhiệm pháp lý về tội phạm tƣơng ứng mà họ ép buộc ngƣời thi hành cơng vụ phải thực hiện. Ví dụ: cƣỡng ép nhân viên hải quan cho xe chở hàng lậu qua biên giới thì bị truy tố về hai tội: chống ngƣời thi hành công vụ và buôn lậu.

2.1.4 Mặt chủ quan của tội phạm

Trong luật hình sự Việt Nam, nguyên tắc lỗi luôn đƣợc coi là một nguyên tắc cơ bản. Một ngƣời phải chịu trách nhiệm hình sự theo luật hình sự khơng vì ngƣời này đã có hành vi nguy hiểm cho xã hội, mà cịn vì họ có lỗi trong việc thực hiện hành vi đó. Việc thừa nhận ngun tắc có lỗi trong luật hình sự Việt Nam chính là sự thừa nhận và tơn trọng tự do của con ngƣời. Nó là cơ sở đảm bảo cho trách nhiệm hình sự có thể thực hiện đƣợc mục đích là “… khơng chỉ nhằm trừng trị ngƣời phạm tội mà còn giáo dục họ… có ý thức tuân theo pháp luật và các quy tắc của cuộc sống xã hội chủ nghĩa, ngăn ngừa họ phạm tội mới…”(Điều 27 BLHS 1999).

Ngƣời phạm tội chống ngƣời thi hành công vụ thực hiện hành vi do lỗi cố ý (cố ý trực tiếp hoặc cố ý gián tiếp). Lỗi cố ý là trƣờng hợp, chủ thể lựa chọn và thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội mặc dù đã ý thức đƣợc các đặc điểm thể hiện tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi đó. Lỗi cố ý có hai dấu hiệu cụ thể nhƣ sau: (i) chủ thể nhận thức đƣợc các đặc điểm thể hiện tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội và (ii) chủ thể có đủ điều kiện lựa chọn, thực hiện hành vi phù hợp với đòi hỏi của xã hội.

Trong hai dấu hiệu này, dấu hiệu thứ nhất cho phép phân biệt với lỗi vô ý và dấu hiệu thứ hai cho phép phân biệt với trƣờng hợp khơng có lỗi. Bên cạnh đó tội phạm có cấu thành hình thức, hậu quả khơng phải là dấu hiệu bắt buộc. Trong thực tế, chủ thể của các tội phạm có cấu thành tội phạm hình thức có thể mong muốn (cố ý trực tiếp) hoặc chấp nhận (cố ý gián tiếp) hành vi phạm tội trên cơ sở mong muốn hoặc chấp nhận đặc điểm nhất định mà không phải là đặc điểm hậu quả nguy hiểm cho xã hội

Nhƣ vậy, ngƣời phạm tội chống ngƣời thi hành công vụ nhận thức rõ hành vi của mình là hành vi chống ngƣời thi hành công vụ, thấy trƣớc hậu quả của hành vi đó và

22

mong muốn hậu quả xảy ra hoặc thấy trƣớc hậu quả của hành vi đó có thể xảy ra, tuy khơng mong muốn nhƣng vẫn có ý thức bỏ mặc cho hậu quả xảy ra.

2.2 Dấu hiệu định khung hình phạt của tội chống ngƣời thi hành công vụ.

2.2.1 Phạm tội chống ngƣời thi hành cơng vụ khơng có các tình tiết định khung tăng nặng. nặng.

Đây là trƣờng hợp phạm tội quy định tại khoản 1 Điều 257 BLHS, là cấu thành cơ bản của tội chống ngƣời thi hành công vụ, ngƣời phạm tội bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm, là tội phạm ít nghiêm trọng.

So với tội chống ngƣời thi hành công vụ quy định tại Điều 205 BLHS 1985, thì khoản 1 Điều 257 BLHS 1999 quy định trách nhiệm hình sự nặng hơn, vì khoản 1 Điều 257 quy định mức cao nhất của hình phạt cải tạo khơng giam giữ là đến 3 năm (khoản 1 Điều 205 BLHS 1985 là 1 năm), mặc dù khung hình phạt tù nhƣ nhau. Tuy nhiên, so sánh giữa Điều 205 BLHS 1985 với Điều 257 BLHS 1999 thì Điều 257 là điều luật nhẹ hơn, nên hành vi chống ngƣời thi hành công vụ xảy ra trƣớc 0 giờ 00 ngày 01/07/2000 nhƣng đến sau ngày 01/7/2000 mới xử lý thì áp dụng khoản 1 Điều 257 BLHS 1999. Khi quyết định hình phạt đối với ngƣời phạm tội chống ngƣời thi hành công vụ theo khoản 1 Điều 257, Tòa án cần căn cứ vào các quy định về quyết định hình phạt tại Chƣơng VII BLHS 1999 (từ Điều 45 đến Điều 54) để quyết định mức hình phạt áp dụng cho ngƣời phạm tội.

Nếu ngƣời phạm tội có nhiều tình tiết giảm nhẹ, khơng có tình tiết tăng nặng hoặc có nhƣng mức độ tăng nặng không đáng kể, thì có thể đƣợc xét xử với hình phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc áp dụng hình phạt tù dƣới mức thấp nhất của khung hình phạt tù nhƣng khơng dƣới ba tháng tù vì mức thấp nhất của hình phạt tù là ba tháng. Nếu ngƣời phạm tội có nhiều tình tiết tăng nặng, khơng có tình tiết giảm nhẹ hoặc nếu có nhƣng mức độ khơng đáng kể, thì có thể bị áp dụng hình phạt tù với mức cao nhất của khung hình phạt là ba năm.

23

2.2.2 Phạm tội thuộc các trƣờng hợp có tình tiết tăng nặng quy định tại khoản 2 Điều 257 Bộ luật Hình sự 1999.

Phạm tội thuộc một trong các trƣờng hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:

a) Có tổ chức;

b) Phạm tội nhiều lần;

c) Xúi giục, lơi kéo, kích động ngƣời khác phạm tội; d) Gây hậu quả nghiêm trọng;

đ) Tái phạm nguy hiểm.

2.2.2.1 Phạm tội có tổ chức.

Theo khoản 3 Điều 20 BLHS 1999: “Phạm tội có tổ chức là hình thức đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ giữa những ngƣời cùng thực hiện tội phạm”. Phạm tội có tổ chức là trƣờng hợp đồng phạm có nhiều ngƣời cố ý cùng bàn bạc, cấu kết chặt chẽ với nhau, vạch ra kế hoạch để thực hiện tội phạm, dƣới sự điều khiển thống nhất của ngƣời cầm đầu, trong đó mỗi ngƣời tham gia đều có một vai trị nhất định nhƣ ngƣời tổ chức, ngƣời xúi giục, ngƣời giúp sức, ngƣời thực hành,…

Phạm tội có tổ chức khác với ngƣời tổ chức trong vụ án có đồng phạm, vì ngƣời tổ chức là ngƣời chủ mƣu, cầm đầu chỉ huy việc thực hiện tội phạm, nói lên vai trò, nhiệm

Một phần của tài liệu Tội chống ngƣời thi hành công vụ dưới góc độ pháp lý hình sự lý luận và thực tiễn (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)