Khái lƣợc các tội phạm có dấu hiệu chống ngƣời thi hành công vụ trong Bộ luật

Một phần của tài liệu Tội chống ngƣời thi hành công vụ dưới góc độ pháp lý hình sự lý luận và thực tiễn (Trang 38 - 73)

2.3 Phân biệt tội chống ngƣời thi hành công vụ và các tội phạm có tình tiết để chống

2.3.1 Khái lƣợc các tội phạm có dấu hiệu chống ngƣời thi hành công vụ trong Bộ luật

luật Hình sự hiện hành.

Dấu hiệu “chống ngƣời thi hành cơng vụ” trong BLHS có hai vai trị là dấu hiệu định tội và dấu hiệu định khung. Trong đó:

Vai trị thứ nhất là dấu hiệu định tội của một số tội danh trong BLHS. Nghiên cứu trong BLHS 1999 phần các tội phạm quy định một loạt các tội phạm có dấu hiệu “chống ngƣời thi hành cơng vụ”, các tội này xâm hại đến nhiều khách thể khác nhau, nên các nhà làm luật đã quy định những hành vi này là tội phạm với nhiều tội danh khác nhau, và các khung hình phạt cũng khác nhau về mức độ nghiêm khắc. Với vị trí là dấu hiệu định tội, dấu hiệu “chống ngƣời thi hành công vụ” là dấu hiệu để định tội danh cho các tội sau đây:

31

Thứ nhất là tội chống ngƣời thi hành công vụ (Điều 257 BLHS 1999).

Dấu hiệu “chống ngƣời thi hành công vụ” là dấu hiệu định tội của tội phạm này, đối tƣợng cụ thể ở đây là ngƣời thi hành công vụ, là ngƣời đã, đang bắt đầu thực hiện nhiệm vụ và nhiệm vụ chƣa kết thúc. Trƣờng hợp ngƣời thi hành công vụ chƣa bắt đầu thực hiện hoặc đã kết thúc nhiệm vụ của mình mà bị xâm hại, sẽ không thuộc trƣờng hợp đƣợc quy định trong điều luật này mà dấu hiệu chống ngƣời thi hành công vụ sẽ đƣợc coi là dấu hiệu định khung của các tội danh tƣơng ứng. Ngƣời thi hành công vụ đang thi hành công vụ của mình một cách hợp pháp, mọi cách thức, thủ tục thực thi phải tuân thủ các bƣớc đã đƣợc pháp luật quy định. Nếu ngƣời phạm tội có hành vi xâm phạm đến ngƣời đang thi hành công vụ, mà bản chất việc thi hành cơng vụ đó là trái pháp luật thì cũng khơng thuộc trƣờng hợp quy định của điều luật này.

Thứ hai là tội phá rối an ninh (Điều 89 BLHS 1999).

Quy định tại điều 89 BLHS 1999: “người nào nhằm chống chính quyền nhân dân mà

kích động, lơi kéo, tụ tập nhiều người phá rối an ninh, chống người thi hành công vụ, cản trở hoạt động của cơ quan tổ chức,…” Hành vi chống ngƣời thi hành công vụ đƣợc quy

định trong dấu hiệu định tội của tội danh này và với mục đích chống chính quyền nhân dân.

Có thể thấy rằng, việc đối chiếu hành vi khách quan xảy ra trên thực tế với các dấu hiệu cấu thành tội phạm của các điều luật trên là rất cần thiết, vì việc phân biệt các tội phạm có dấu hiệu “chống ngƣời thi hành cơng” vụ trên các cơ sở các dấu hiệu pháp lý đặc trƣng và điển hình sẽ tránh trƣờng hợp thực tiễn xét xử không thống nhất, hành vi của ngƣời phạm tội cấu thành tội phạm này nhƣng Tòa án lại kết luận về một tội phạm khác, dẫn đến việc áp dụng pháp luật thiếu chính xác.

Vai trò thứ hai là dấu hiệu định khung của một số tội danh trong BLHS. Dấu hiệu chống ngƣời thi hành công vụ là dấu hiệu định khung tăng nặng gồm có hai tình tiết là đế chống ngƣời thi hành cơng vụ hoặc vì lý do cơng vụ của nạn nhân. Gồm các tội sau: Tội giết ngƣời (Điều 93); Tội đe dọa giết ngƣời (Điều 103); Tội cố ý gây thƣơng tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của ngƣời khác (Điều 104); Tội lây truyền HIV cho ngƣời khác (Điều 117); Tội cố ý truyền HIV cho ngƣời khác (Điều 118); Tội làm nhục ngƣời khác

32

(Điều 121); Tội vu khống (Điều 122); Tội bắt, giữ hoặc giam ngƣời trái pháp luật (Điều 123); Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hƣ hỏng tài sản (Điều 143); Tội đua xe trái phép (Điều 207); Tội gây rối trật tự công cộng (Điều 245); Tội trốn khỏi nơi giam, giữ hoặc trốn trong khi đang bị dẫn giải hoặc đang bị xét xử (Điều 311); Tội đánh tháo ngƣời đang bị giam, giữ, đang bị dẫn giải hoặc đang bị xét xử (Điều 312).

2.3.2 Phân biệt tội chống ngƣời thi hành công vụ và các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự quy định tại chƣơng XII BLHS 1999.

Nhƣ đã trình bày, trong cấu thành tội phạm của tội chống ngƣời thi hành công vụ, dấu hiệu “chống ngƣời thi hành công vụ” là dấu hiệu định tội. Trong khi đó, dấu hiệu “chống ngƣời thi hành cơng vụ lại có vai trị định khung hình phạt tăng nặng đối với một số tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự con ngƣời quy định tại chƣơng XII BLHS 1999. Các tội này đƣợc quy định tại điểm d khoản 1 Điều 93, điểm k khoản 1 Điều 104, điểm d khoản 2 Điều 121 và điểm đ khoản 2 Điều 122 BLHS 1999.

Các dấu hiệu pháp lý của các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự nhân phẩm con ngƣời. Cụ thể:

Theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 93 BLHS 1999, thì tình tiết giết ngƣời đang thi hành cơng vụ hoặc vì lý do cơng vụ của nạn nhân đƣợc hiểu là hành vi tƣớc đoạt quyền sống của ngƣời đang thi hành cơng vụ, ngƣời có trách nhiệm thi hành cơng vụ khi ngƣời đó chƣa thi hành cơng vụ hoặc sau khi ngƣời đó thi hành công vụ. Động cơ của ngƣời phạm tội đối với trƣờng hợp ngƣời thi hành công vụ đang thực hiện công vụ là cản trở ngƣời thi hành công vụ nhằm không cho ngƣời đó tiếp tục thực hiện công vụ. Với trƣờng hợp ngƣời có trách nhiệm thi hành công vụ chƣa thực hiện công vụ của họ là nhằm cản trở ngƣời đó thực hiện cơng vụ của mình. Nếu ngƣời thực hiện công vụ đã hồn tất cơng vụ thì động cơ của ngƣời phạm tội là nhằm trả thù ngƣời thi hành cơng vụ vì lý do công vụ của nạn nhân.

Theo quy định tại điểm k khoản 1 Điều 104 BLHS 1999, tình tiết cố ý gây thƣơng tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của ngƣời thi hành công vụ để cản trở ngƣời thi hành cơng vụ hoặc vì lý do cơng vụ của nạn nhân là hành vi cố ý gây thƣơng tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của ngƣời đang thi hành cơng vụ, ngƣời có trách nhiệm thi hành cơng

33

vụ khi ngƣời đó chƣa thi hành cơng vụ hoặc sau khi ngƣời đó thi hành cơng vụ. Động cơ của ngƣời thực hiện hành vi cố ý gây thƣơng tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của ngƣời đang thi hành công vụ là cản trở ngƣời thi hành cơng vụ nhằm khơng cho ngƣời đó tiếp tục thực thi cơng vụ. Động cơ của ngƣời phạm tội đối với ngƣời có trách nhiệm khi ngƣời đó chƣa thi hành cơng vụ là để ngăn cản không cho họ thi hành cơng vụ. Cịn đối với ngƣời có trách nhiệm khi ngƣời đó đã thi hành cơng vụ là để trả thù ngƣời thi hành cơng vụ. Để truy cứu trách nhiệm hình sự với hành vi cố ý gây thƣơng tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của ngƣời khác với tình tiết cản trở ngƣời thi hành cơng vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân đòi hỏi ngƣời bị hại phải bị thiệt hại về sức khỏe và có tỉ lệ thƣơng tật. Nếu tỉ lệ thƣơng tật dƣới 11% thì xử theo điểm k khoản 1 Điều 104, nếu thiệt hại về sức khỏe cho ngƣời thi hành cơng vụ có tỉ lệ thƣơng tật từ 11% đến 30% thì ngƣời phạm tội sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại khoản 2 Điều 104 BLHS 1999. Nếu thiệt hại về sức khỏe với tỉ lệ thƣơng tật từ 31% trở lên thì ngƣời phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 3 Điều 104 BLHS 1999.

Điểm d khoản 2 Điều 121 BLHS 1999, tình tiết làm nhục ngƣời thi hành công vụ là hành vi xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự ngƣời thi hành công vụ. Và điểm k khoản 2 Điều 122 BLHS 1999, vu khống ngƣời thi hành công vụ là hành vi bịa đặt, lan truyền những điều biết rõ là bịa đặt nhằm xúc phạm danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích của ngƣời thi hành cơng vụ, hoặc bịa đặt là ngƣời thi hành công vụ phạm tội và tố cáo họ trƣớc cơ quan có thẩm quyền. Các điều luật này chỉ quy định “phạm tội đối với ngƣời thi hành cơng vụ” mà khơng quy định “vì lý do cơng vụ của nạn nhân” cho nên, có thể cho rằng, về thời điểm phạm tội, thì hành vi làm nhục và vu khống ngƣời thi hành công vụ chỉ bị coi là phạm tội theo quy định tại các điều khoản tƣơng ứng của hai điều luật này khi đƣợc thực hiện trong quá trình ngƣời thi hành công vụ đang thực hiện công vụ.

Tội chống ngƣời thi hành công vụ Điều 257 và các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe con ngƣời quy định tại chƣơng XII BLHS 1999 có điểm giống là đều có thể gây thiệt hại về tính mạng, sức khỏe cho nạn nhân. Tuy nhiên, giữa các tội phạm này lại có hai điểm khác biệt cơ bản là tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi và mục đích của

34

ngƣời phạm tội. Tính nguy hiểm cho xã hội của các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe con ngƣời cao hơn hẳn tội chống ngƣời thi hành cơng vụ vì khách thể bị xâm hại trực tiếp là tính mạng, sức khỏe của con ngƣời. Theo tinh thần của nhà làm luật, khi hành vi chống ngƣời thi hành cơng vụ xâm phạm đến tính mạng sức khỏe của nạn nhân với lỗi cố ý thì chuyển hóa thành một trong các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe con ngƣời, để phù hợp với mức độ nguy hiểm của hành vi. Đồng thời mục đích của các tội danh này cũng có sự khác nhau. Trong đó, tội chống ngƣời thi hành công vụ đƣợc thực hiện với mục đích là xâm phạm hoạt động quản lý hành chính của nhà nƣớc, ngăn cản ngƣời thi hành công vụ thực hiện công vụ của họ hoặc ép buộc họ thực hiện hành vi trái pháp luật. Còn các tội xâm phạm tính mạng sức khỏe, mục đích của ngƣời phạm tội là tác động vào đối tƣợng cụ thể là con ngƣời, mục đích là để tƣớc đoạt tính mạng, gây thiệt hại cho sức khỏe của con ngƣời.

Ngoài ra, để làm căn cứ phân biệt các tội phạm này, có thể dựa vào các dấu hiệu sau: Thứ nhất, về thời điểm thực hiện hành vi. Hai hành vi của tội chống ngƣời thi hành cơng vụ đều đƣợc thực hiện trong q trình ngƣời thi hành cơng vụ đang thi hành cơng vụ; cịn hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe của ngƣời thi hành cơng vụ xảy ra trƣớc, trong quá trình hoặc sau khi kết thúc việc thi hành cơng vụ. Vì thế, để phân biệt các tội phạm này trƣớc hết cần xác định thời điểm bắt đầu và kết thúc thi hành công vụ.

Thứ hai, về mức độ tổn hại cho tính mạng và sức khỏe. Hành vi phạm tội chống ngƣời thi hành cơng vụ khơng gây ra thƣơng tích đáng kể cho ngƣời thi hành cơng vụ (khơng có tỉ lệ thƣơng tật). Tình tiết giết ngƣời đang thi hành cơng vụ hoặc vì lý do cơng vụ của nạn nhân gây ra thiệt hại về tính mạng cho ngƣời thi hành cơng vụ. Cịn tình tiết cố ý gây thƣơng tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe ngƣời thi hành công vụ để cản trở cơng vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân gây ra thiệt hại về sức khỏe cho ngƣời thi hành cơng vụ (có tỉ lệ thƣơng tật). Để xác định trong trƣờng hợp nào xử tội chống ngƣời thi hành công vụ Điều 257, trƣờng hợp nào xử tội giết ngƣời theo điểm đ khoản 1 Điều 93, trƣờng hợp nào xử theo điểm k khoản 1 Điều 104 BLHS 1999, chúng ta có thể căn cứ vào hai yếu tố: thời điểm phạm tội và hậu quả của hành vi. Cụ thể, trong trƣờng hợp ngƣời thi hành công vụ đang thực hiện cơng vụ thì hành vi phạm tội có thể cấu thành một

35

trong ba tội: Nếu ngƣời thi hành cơng vụ bị thƣơng tích đáng kể (có tỉ lệ thƣơng tật) thì xử theo điểm k khoản 1 Điều 104; nếu ngƣời thi hành cơng vụ chết thì xử theo điểm đ khoản 1 Điều 93; trƣờng hợp ngƣời thi hành cơng vụ bị thƣơng tích nhƣng khơng có tỉ lệ thƣơng tật thì xử tội chống ngƣời thi hành công vụ Điều 257.

Nếu ngƣời thi hành công vụ đang không thực hiện cơng vụ thì hành vi vi phạm có thể xử một trong hai tội, tội giết ngƣời theo điểm đ khoản 1 Điều 93 hoặc tội cố ý gây thƣơng tích theo điểm k khoản 1 Điều 104 tùy thuộc vào hậu quả của hành vi mà xử tội tƣơng ứng.

Tội chống ngƣời thi hành cơng vụ và tình tiết làm nhục ngƣời thi hành cơng vụ, tình tiết vu khống ngƣời thi hành cơng vụ có điểm giống nhau về thời điểm thực hiện hành vi phạm tội. Theo quy định của pháp luật, thời điểm thực hiện hành vi phạm tội của các tội này đều là thời điểm ngƣời thi hành công vụ đang thực thi công vụ. Điểm khác nhau cơ bản giữa tội chống ngƣời thi hành cơng vụ và tình tiết làm nhục ngƣời thi hành công vụ theo điểm đ khoản 2 Điều 121, tình tiết vu khống ngƣời thi hành cơng vụ theo điểm đ khoản 2 Điều 122 là mức độ thiệt hại. Cụ thể:

Nếu xúc phạm danh dự, nhân phẩm ngƣời thi hành công vụ chƣa đến mức nghiêm trọng thì hành vi xúc phạm ngƣời thi hành công vụ cấu thành tội chống ngƣời thi hành công vụ; xúc phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm ngƣời thi hành cơng vụ thì bị coi là phạm tội làm nhục ngƣời khác; còn bịa đặt nhằm xúc phạm danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của ngƣời thi hành công vụ hoặc bịa đặt rằng ngƣời thi hành công vụ phạm tội và tố cáo họ trƣớc cơ quan có thẩm quyền thì bị coi là phạm tội vu khống.

2.4 Phân biệt giữa tội chống ngƣời thi hành công vụ với tội ép buộc nhân viên tƣ pháp làm trái pháp luật Điều 297 BLHS

Trong quá trình nghiên cứu, tác giả nhận thấy giữa tội chống ngƣời thi hành công vụ (Điều 257) và tội ép buộc nhân viên tƣ pháp làm trái pháp luật (Điều 297) có nhiều đặc điểm có thể gây nhầm lẫn trong quá trình định tội danh.

Quy định tại Điều 297 BLHS 1999, tội ép buộc nhân viên tƣ pháp làm trái pháp luật có đặc điểm:

36

Hành vi khách quan của tội phạm là hành vi ép buộc nhân viên tƣ pháp làm trái pháp luật gây hậu quả nghiêm trọng. Hành vi này có thể biểu hiện qua việc tác động đến nhân viên tƣ pháp nhƣ ra mệnh lệnh, chỉ thị, … một cách trực tiếp hoặc gián tiếp tác động đến họ bằng những hình thức khác nhƣ cố ý “gợi ý”, “bắn tin”, … để biểu lộ thái độ ép buộc. Đây là tội phạm có cấu thành vật chất, tội phạm hồn thành khi có hậu quả nghiêm trọng xảy ra.

Chủ thể của tội phạm là những ngƣời có chức vụ, quyền hạn trong bộ máy nhà nƣớc, tổ chức-đồn thể hoặc có quyền lực nhất định đối với nhân viên tƣ pháp.

Khách thể mà tội phạm này xâm phạm đó là các hoạt động tƣ pháp. Ngƣời phạm tội thực hiện tội phạm này với lỗi cố ý.

Có thể thấy tội chống ngƣời thi hành công vụ và tội ép buộc nhân viên tƣ pháp làm trái pháp luật có chung một hành vi khách quan là hành vi ép buộc. Tuy nhiên có thể căn cứ vào các đặc điểm sau để phân biệt hai tội phạm này:

Thứ nhất, khách thể của tội phạm: tội chống ngƣời thi hành công vụ xâm phạm tới khách thể là hoạt động quản lý hành chính nhà nƣớc, trong khi khách thể của tội ép buộc nhân viên tƣ pháp làm trái pháp luật là hoạt động tƣ pháp.

Thứ hai, chủ thể của tội phạm: chủ thể của tội ép buộc nhân viên tƣ pháp làm trái pháp luật phải là ngƣời có chức vụ, quyền hạn hoặc ngƣời có quyền lực nhất định để tác động vào nhân viên tƣ pháp. Tội chống ngƣời thi hành công vụ không yêu cầu về dấu hiệu này.

Thứ ba là sự khác biệt về hậu quả giữa hai tội phạm: tội chống ngƣời thi hành cơng vụ có cấu thành hình thức, khơng u cầu có hậu quả xảy ra, tội phạm hoàn thành khi ngƣời phạm tội thực hiện hành vi đƣợc mơ tả trong cấu thành tội phạm. Cịn tội ép buộc nhân viên tƣ pháp làm trái pháp luật có cấu thành vật chất, tức phải dẫn đến hậu quả

Một phần của tài liệu Tội chống ngƣời thi hành công vụ dưới góc độ pháp lý hình sự lý luận và thực tiễn (Trang 38 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)