Hoạt động tham mưu trong lĩnh bảo trợ xã hội, bảo vệ chăm sóc trẻ em và

Một phần của tài liệu Tổ chức hoạt động của sở lao động thương binh và xã hội tỉnh sóc trăng (luận văn thạc sỹ luật học) (Trang 27 - 33)

2.1. Quy định của pháp luật và thực tiễn thực hiện hoạt động của Sở Lao

2.1.2. Hoạt động tham mưu trong lĩnh bảo trợ xã hội, bảo vệ chăm sóc trẻ em và

và bình đẳng giới và phịng và chống tệ nạn xã hội.

Thực hiện Kế hoạch đã đề ra về lĩnh vực bảo trợ xã hội, bảo vệ chăm sóc trẻ em và bình đẳng giới và phịng chống tệ nạn xã hội, Sở LĐTB&XH triển khai thực hiện dạt một số kết quả sau:

1) Về lĩnh vực Bảo trợ xã hội

Thực hiện Nghị định 136/2013/NĐ-CP ngày 21/10/2013 của Chính phủ về việc quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội, hiện nay tỉnh Sóc Trăng đã trợ cấp cho 42.952 đối tượng bảo trợ xã hội với kinh phí thực hiện hơn 90 tỷ đồng/năm, các đối tượng gồm có: 25.583 người cao tuổi, 14.992 người khuyết tật, 365 trẻ mồ côi không người nuôi dưỡng và 2.012 đối tượng khác. Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh đang quản lý, chăm sóc 76 đối tượng, gồm 18 trẻ mồ côi, bị bỏ rơi; 22 người cao tuổi; 28 người tâm thần; 8 người khuyết tật nặng. Người cao tuổi từ đủ 80 tuổi trở lên đều được hưởng trợ cấp theo quy định của pháp luật phối hợp với Bảo hiểm xã hội tỉnh cấp 33.534 thẻ BHYT cho các đối tượng bảo trợ xã hội. Thực hiện chi trả chính sách trợ giúp xã hội cho 30 đối tượng bảo trợ xã hội thuộc hộ nghèo thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản.

Hàng năm nhân dịp Tết Nguyên đán Ban Công tác Người cao tuổi phối hợp Ban Đại diện Hội người cao tuổi, Mặt trận Tổ quốc tỉnh, Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh, Tỉnh đoàn và UBND các huyện, thị xã, thành phố tổ chức đoàn đi thăm chúc thọ, tặng quà cho các cụ tròn 100 tuổi và trên 100 tuổi. Trao thiếp mừng thọ và quà của Chủ tịch nước cho cụ tròn 100 tuổi (gồm 5m vải lụa và tiền mặt 500.000 đồng/người); nhân Tháng hành động vì người cao tuổi Việt Nam”; đơn vị phối hợp với Ban đại diện Hội ngưới cao tuổi tỉnh và các huyện, thị xã, thành phố tổ chức thăm hỏi, tặng quà cho người cao tuổi cơ đơn, có hồn cảnh khó khăn.

Các đơn vị đã thực hiện tốt chính sách bảo trợ xã hội trên địa bàn, hàng năm rà soát đối tượng phát sinh mới, khơng để lọt sót đối tượng, kịp thời theo dõi báo giảm khi đối tượng từ trần qua đó thực hiện hỗ trợ mai táng phí cho đối tượng.

Thực hiện trợ giúp đột xuất cho các trường hợp do bị lốc xoáy, hỏa hoạn gây thiệt hại nặng về nhà ở, hoa màu và trường hợp chết người do bị tai nạn, bằng nhiều nguồn lực, trợ giúp bằng tiền, hiện vật để xây dựng lại nhà ở kịp thời giúp các gia đình gặp rủi ro khắc phục khó khăn, ổn định lại cuộc sống.

2) Về lĩnh vực bảo vệ chăm sóc trẻ em và bình đẳng giới.

Cơng tác bảo vệ trẻ em, phòng chống bạo lực, xâm hại trẻ em trên địa bàn tỉnh luôn được sự quan tâm chỉ đạo của lãnh đạo các ngành, các cấp trong công tác tổ chức triển khai thực hiện. Q trình thực hiện ln có sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành, đoàn thể tổ chức thực hiện các hoạt động bảo vệ trẻ em một cách thiết thực, hiệu quả. Công tác theo dõi, hỗ trợ trẻ em bị xâm hại, trẻ em có nguy cơ bị bạo lực, bóc lột, bỏ rơi và trẻ em có hồn cảnh đặc biệt đang được tuân thủ chặt chẽ theo quy định của pháp luật.

Tồn tỉnh, có 347.086 trẻ em, chiếm 25,07% dân số, trong đó có 133.361 trẻ dưới 06 tuổi, chiếm 9,63%. Số trẻ em có hồn cảnh đặc biệt theo Luật Trẻ em là 3.211 trẻ, chiếm 0,925% và 24.267 trẻ có nguy cơ rơi vào hồn cảnh đặc biệt, chiếm 6,99%; Tổng số trẻ em sống trong hộ gia đình nghèo và cận nghèo 31.917 trẻ, chiếm 9,87%.

Trong những năm qua, việc thực hiện quyền trẻ em theo quy định của pháp luật 14 đạt nhiều kết quả thiết thực. Số trẻ em có hồn cảnh đặc biệt trợ giúp đạt 89,5%. Trong đó, có hơn 80% trẻ khuyết tật được tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, chỉnh hình, phục hồi chức năng, giáo dục và các dịch vụ công cộng; 100% trẻ bị bỏ rơi, trẻ mồ côi không nơi nương tựa được bảo vệ, chăm sóc; Trẻ em có hồn cảnh đặt biệt đều được nhận trợ cấp hàng tháng, 100% trẻ em khi phát hiện bị xâm hại tình dục, bị bạo lực được can thiệp, trợ giúp; tỷ lệ lao động trẻ em và trẻ em vị phạm pháp luật giảm rõ rệt.

Trên địa bàn tồn tỉnh có 128 điểm vui chơi, giải trí cho trẻ em, trong đó có 03 điểm vui chơi, giải trí dành cho trẻ em ở cấp tỉnh; 16 điểm điểm vui chơi, giải trí dành cho trẻ em ở cấp huyện và 100% xã, phường, thị trấn có lồng ghép tổ chức các hoạt động vui chơi, giải trí cho trẻ em tại các Nhà Văn hóa nhân dịp Tết Trung thu, Tết Nguyên đán và Tháng hành động Vì trẻ em.

14

Tỷ suất trẻ em chết từ 0 đến dưới 5 tuổi chiếm 4%. Tỷ lệ trẻ em dưới 1 tuổi được tiêm chủng đầy đủ đạt 74,2%. Tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em thể nhẹ cân đạt 96,2% và suy dinh dưỡng thể thấp còi đạt 96,3%.

Trong năm 2017 và 6 tháng đầu năm 2018, tồn tỉnh có 713 trẻ em bị tai nạn thương tích, có 54 trẻ tử vong, trong đó có 46 trẻ tử vong do đuối nước, chiếm tỷ lệ 85% các trường hợp tử vong do tai nạn thương tích, có 54 trẻ em bị xâm hại xâm hại, trong đó, 44 trẻ bị xâm hại tình dục, 10 trẻ em bị thương tích do bạo lực gia đình. Đối tượng phạm tội là những người có quan hệ rất gần gũi với nạn nhân; là những người có học vấn thấp, khơng nghề nghiệp, hơn 70% là do sử dụng rượu, bia và có hồn cảnh kinh tế khó khăn hoặc ức chế trong cuộc sống gia đình. Hành vi xâm hại trẻ em gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, tinh thần và sự phát triển trí tuệ của trẻ. Đối với các vụ việc bạo lực, xâm hại trẻ em xảy ra, phần lớn các cơ quan chức năng đã chủ động vào cuộc, kịp thời chỉ đạo và phối hợp thực hiện các biện pháp chuyên môn, nghiệp vụ để hỗ trợ, can thiệp đối với trẻ em, cũng như xử lý hành vi xâm hại trẻ em theo quy định của pháp luật, bảo đảm quyền và lợi ích tốt nhất của trẻ em.

Thực hiện Kế hoạch hành động Vì trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS. Hàng năm, Sở LĐ-TB&XH hỗ trợ dinh dưỡng và phát triển thể chất cho trẻ nhiễm HIV/AIDS; thăm hỏi tặng quà cho trẻ em bị ảnh hưởng, các trẻ em đều được tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, giáo dục, chính sách xã hội theo quy định của pháp luật Nhìn chung, trong những năm gần đây tình trạng trẻ em bị xâm hại vẫn diễn ra theo chiều hướng tăng, ngày càng có nhiều vấn đề mới xuất hiện với những diễn biến phức tạp, khó kiểm sốt.

Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tham mưu UBND tỉnh ban hành các văn bản triển khai thực hiện cơng tác bảo vệ trẻ em, phịng chống bạo lực xâm hại trẻ em tại các địa phương, cụ thể như sau:

- Kế hoạch số 18/KH-UBND ngày 25/11/2009 về việc triển khai thực hiện Chỉ thị số 1408/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường cơng tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em.

- Chương trình số 03/CTr-UBND ngày 11/6/2013 về việc hành động Vì trẻ em giai đoạn 2013 - 2020; Quyết định thành lập Ban Chỉ đạo và Nhóm Cơng tác liên ngành Chương trình hành động vì trẻ em tỉnh Sóc Trăng..

- Kế hoạch số 57/KH-UBND ngày 03/8/2016 về việc triển khai Trương trình Bảo vệ trẻ em giai đoạn 2016 - 2020.

- Kế hoạch số 58/KH-UBND ngày 03/8/2016 về việc thực hiện Chương trình Phịng, chống tai nạn thương tích trẻ em giai đoạn 2016 - 2020.

Sở Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với các ngành có liên quan tổ chức hội nghị phổ biến, triển khai Luật Trẻ em và Nghị định số 56/2017/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chi tiết một số điều của Luật Trẻ em, hướng dẫn Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội các huyện, thị xã, thành phố phối hợp với các ngành, đoàn thể có liên quan xây dựng Kế hoạch và triển khai thực hiện hỗ trợ, can thiệp các trường hợp trẻ bị xâm hại, trẻ có nguy cơ bị bạo lực, bóc lột và trẻ có hồn cảnh đặc biệt. Xây dựng Kế hoạch và tổ chức triển khai thực hiện tốt công tác cơng tác phịng ngừa, đấu tranh các hành vi xâm hại trẻ em và tội phạm liên quan đến trẻ em, đồng thời phân công trách nhiệm cho Công an các đơn vị, địa phương tiến hành hướng dẫn, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện chương trình, từ đó đã tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức và hành động của các cấp, các ngành, đoàn thể từ tỉnh đến cơ sở và tồn xã hội nhằm góp phần chủ động phịng ngừa, ngăn chặn, phát hiện đấu tranh hiệu quả tội phạm xâm hại trẻ em, tội phạm trong lứa tuổi chưa thành niên cũng như công tác quản lý, giáo dục trẻ em vi phạm pháp luật trên địa bàn tỉnh. Hàng năm Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tổ chức các lớp tập huấn nâng cao năng lực, kỹ năng quản lý, xây dựng kế hoạch bảo vệ trẻ em, phòng ngừa bạo lực, xâm hại trẻ em; tập huấn kiến thức Luật Phịng, chống bạo lực gia đình và tập huấn kiến thức, kỹ năng phương pháp nhận dạng từng đối tượng trẻ em và kỹ năng tham vấn, tư vấn cho cán bộ, công chức, cộng tác viên làm công tác bảo vệ trẻ em, góp phần thực hiện tốt cơng tác phịng ngừa và giải quyết tình trạng trẻ em rơi vào hoàn cảnh đặc biệt; phối hợp với Đài Phát thanh - Truyền hình và Báo Sóc Trăng thực hiện chuyên mục và chuyên trang Vì trẻ em, đưa các phóng sự và bài viết về nội dung liên quan đến chính sách, pháp luật về bạo lực gia đình; bảo vệ trẻ em, các vấn đề bạo lực, xâm hại và các hành vi vi phạm quyền của trẻ em. Xây dựng tờ bướm với các nội dung tuyên truyền biện pháp phát hiện và ngăn ngừa tình trạng xâm hại tình dục trẻ em, tác hại và hậu quả của trẻ em lang thang, cách phòng tránh các tai nạn thương tích thường gặp.

Thực hiện Luật Bình đẳng giới15

, hàng năm, trên cơ sở đánh giá thực trạng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp, Sở Nội vụ phối hợp Ban Tổ chức Tỉnh ủy tham mưu chỉ đạo các cấp, các ngành trong tỉnh tiến hành rà soát, điều chỉnh, bổ

15

sung quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý cho phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới, trong đó quan tâm chú trọng đến cán bộ nữ, có triển vọng phát triển. Mặc dù Đảng và Nhà nước ta đã có những chủ trương, chính sách khá đầy đủ và rõ ràng trong việc đảm bảo bình đẳng giới trong các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội và gia đình. Tuy nhiên, từ quan điểm chính sách tới thực hiện chính sách vẫn cịn có những khoảng trống nhất định.

Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011 - 2020 đề ra mục tiêu tỷ lệ nữ tham gia cấp ủy Đảng nhiệm kỳ 2016 - 2020 đạt từ 25% trở lên và tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội và tỷ lệ nữ đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2011 - 2015 đạt từ 30% trở lên và nhiệm kỳ 2016 - 2020 đạt trên 35%. Tuy nhiên, các chỉ tiêu này chưa đạt được như kỳ vọng.

Có nhiều nguyên nhân khiến cho các qui định của pháp luật chính sách về bình đẳng giới gặp khó khăn để đi vào cuộc sống, trong đó có sự hạn chế trong nhận thức xã hội về bình đẳng giới và việc sử dụng các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới. Thực tế cho thấy, hiện nay khơng ít người vẫn chưa hiểu đúng về bản chất của bình đẳng giới và thường cho rằng, bình đẳng giới chỉ là vấn đề của phụ nữ. Bên cạnh đó, định kiến giới về vai trị tham gia chính trị của phụ nữ vẫn cịn khá phổ biến trong quan niệm của các nhà lãnh đạo và chính bản thân người phụ nữ.

Do đó, mặc dù, nỗ lực thúc đẩy bình đẳng giới thường mang tính hình thức, chưa tn thủ ngun tắc cơ bản đó là tơn trọng, ghi nhận và tạo điều kiện thuận lợi trên cơ sở khác biệt, để nữ có thể phát huy tối đa tiềm năng và đóng góp của mình trong lĩnh vực chính trị.

Hiện nay, tồn tỉnh có 1.396 nữ/4.921 cán bộ, cơng chức các cấp chiếm 28,36%, trong đó có 235 nữ/1.345 tham gia lãnh đạo, quản lý các cấp chiếm tỷ lệ 17,47%.

Nguyên nhân một phần là do quy định về tuổi nghỉ hưu chênh lệch giữa nam và nữ đã tác động trực tiếp tới cơ hội cho phụ nữ trong việc bổ nhiệm, đề bạt, ứng cử… so với nam giới. Mặt khác, quy định hiện hành về tuổi nghỉ hưu của lao động nữ (bao gồm cả cán bộ, công chức) thấp hơn nam cùng ngành, nghề, lĩnh vực, địa bàn 05 tuổi là một chính sách của Đảng và Nhà nước ta tạo điều kiện để phụ nữ chăm lo gia đình, bảo vệ sức khỏe, đáp ứng nhu cầu của lao động nữ, có thể được coi như là một “biện pháp đặc biệt tạm thời” nhằm bảo đảm sự bình đẳng giữa nam và nữ. Song đến nay, cùng với sự phát triển của nền kinh tế và xã hội, tuổi nghỉ hưu của một bộ phận lao động nữ là vấn đề cần phải quan tâm. Do đó, Chính phủ, Bộ

Lao động - Thương binh và xã hội đã và đang nghiên cứu, điều tra, tổng kết, đánh giá để đề xuất việc sửa đổi, bổ sung quy định này cho phù hợp với thực tiễn.

3) Phịng chống tệ nạn xã hội

Cơng tác phòng chống tệ nạn xã hội là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của ngành trong việc tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý nhà nước về phòng chống tệ nạn xã hội trên địa bàn tỉnh, cụ thể là tệ nạn mại dâm và ma túy16

, nạn nhân bị mua bán trở về, hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ đối với Cơ sở cai nghiện ma túy, triển khai cơng tác xây dựng xã, phường lành mạnh khơng có tệ nạn mại dâm ma túy.

Qua thống kê tồn tỉnh có 1.693 cơ sở kinh doanh dịch vụ nhạy cảm dễ phát sinh tệ nạn xã hội với 2.137 lao động (hơn 70% là lao động nữ); có 99/109 xã, phường, thị trấn có người nghiện ma túy. Tổng số người nghiện ma túy có hồ sơ quản lý tính đến 30/8/2018 là 1.156 người, trong đó có hồ sơ xác nhận tình trạng nghiện tăng 316 người, người nghiện ma túy ở độ tuổi dưới 16 là 20 người (chiếm 1,73%); từ 16 đến 30 tuổi là 859 người (chiếm 74,30%); trên 30 tuổi có 277 người (chiếm 23,96%). Nghiện các chất thuốc phiện là 308 người (chiếm 26,64%), nghiện ma túy tổng hợp là 848 người (chiếm 73,36%).

Ở nước ta nói chung và tỉnh Sóc Trăng nói riêng, trong nhiều năm qua tệ nạn ma tuý lây lan và phát triển nhanh chóng. Trên thực tế tệ nạn này đã và đang gây ra nhiều hậu quả nặng nề cho q trình phát triển kinh tế, văn hóa - xã hơi nó tác động xấu đến sự ổn định của An ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hơi. Đặc biệt tình hình lạm dụng ma túy trong thanh thiếu niên nói chung, học sinh, sinh viên trong các trường học nói riêng đang là vấn đề xã hội rất quan tâm. Ma túy hủy hoại bản thân người nghiện, đối với gia đình thì suy sụp về kinh tế, phá vở hạnh phúc gia đình; đối với xã hội thì gây mất an ninh trật tự, làm ảnh hưởng đến sự phát triển của

Một phần của tài liệu Tổ chức hoạt động của sở lao động thương binh và xã hội tỉnh sóc trăng (luận văn thạc sỹ luật học) (Trang 27 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(57 trang)