Đặc điểm nguồn lực thông tin

Một phần của tài liệu Tìm hiểu một số sản phẩm thông tin phục vụ tam nông của Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia (Trang 41)

6. Bố cục của khóa luận

2.1. Cục Thông tin KH&CN Quốc gia

2.1.4. Đặc điểm nguồn lực thông tin

Cục Thông tin KH&CN Quốc gia sở hữu một nguồn lực thông tin về KH & CN phong phú vào bậc nhất ở Việt Nam :

Sách : Kho sách của thư viện hiện có hơn 350.000 cuốn sách, trong đó

sách tiếng Việt chiếm 10%, sách ngôn ngữ gốc Slavơ chiếm 30%, sách ngôn ngữ La tinh chiếm 60%.

Về môn loại, 32% vốn sách của thư viện thuộc các ngành khoa học cơ bản, 45% thuộc các ngành khoa học và công nghệ, 23% thuộc các ngành nông, lâm, ngư nghiệp, y tế, kinh tế, quản lý, thông tin học và thư viện học.

Thư viện có một kho tài liệu tra cứu quý, với hơn 17.000 sách chuyên khảo gồm nhiều loại hình từ bách khoa toàn thư, cẩm lang, sổ tay tra cứu, đến các từ điển chun ngành, tạp chí tóm tắt trong đó có các tài liệu tra cứu rất nổi tiếng và quý hiếm ở Việt Nam như bộ Chemical Abstracts (thư viện có trọn bộ từ 1907 tới nay).

Tạp chí : Kho tạp chí lưu giữ và bảo quản gần 7.000 tên tạp chí và ấn

phẩm kế tiếp gồm 5.695 tên tạp chí gỗ Latin (chủ yếu là tiếng Anh và tiếng Pháp), 830 tên tạp chí tiếng Nga và 345 tên tạp chí tiếng Việt, gần đây có bổ sung gần 50 tên tạp chí tiếng Trung Quốc, trong đó có hơn 1000 tên thuộc các lĩnh vực khoa học cơ bản, KH & CN, khoa học kinh tế được bổ sung thường xuyên.

Bên cạnh nguồn tạp chí dưới dạng giấy, cịn có một kho tài liệu dưới dạng vi phim với hơn 1000 tên tạp chí tiếng Anh, pháp thuộc các chuyên ngành khoa học kỹ thuật. Ngồi ra có gần 1000 tài liệu về Đơng Dương thời Pháp thuộc dưới dạng vi phim, thuộc các ngành : Địa lý, địa chính, sinh học, nơng nghiệp, xây dựng... Những tạp chí KH & CN các tỉnh thành trong phạm vi cả nước, những bài tạp chí dưới dạng tờ rời, những số tạp chí lẻ cũng được lưu giữ tại đây.

Tƣ liệu xám : Kho tư liệu xám được cập nhật thường xuyên, bao gồm các

kết quả nghiên cứu của các đề tài từ cấp Nhà nước đến cấp cơ sở. Hiện nay, có trên 10.000 báo cáo kết quả nghiên cứu lưu tại Cục.

Tài liệu tra cứu : Có hơn 12000 cuốn bao gồm nhiều loại hình : Sách

tham khảo, từ điển, cẩm nang, từ điển chuyên ngành... Kho tờ rời và nguồn thông tin điện tử với hàng chục cơ sở dữ liệu (CSDL) quy mô từ hàng ngàn đến hàng chục ngàn biểu ghi thư mục các tài liệu Việt Nam và thế giới.

Diện bao quát đề tài của các báo cáo rất phong phú, bao gồm : Tại kho Báo cáo các kết quả nghiên cứu, của Cục Thông tin Khoa học và Cơng nghệ Quốc gia có trên 10.000 báo cáo kết quả nghiên cứu thuộc các lĩnh vực Khoa học tự nhiên, khoa học công nghệ, kho học xã hội và nhân văn. Đặc biệt, có một số lượng lớn các báo cáo kết quả nghiên cứu thuộc các lĩnh vực khoa học ưu tiên như : nông – lâm – ngư nghiệp, y tế, công nghệ thơng tin, kinh tế, giáo dục,... có khả năng triển khai thành các công nghệ để áp dụng vào thực tế.

Tại Cục Thơng tin có phịng đọc và bạn đọc có thể đọc tại chỗ các báo cáo kết quả nghiên cứu, tìm tin thư mục trong CSDL kết quả nghiên cứu trên mạng Vista, sao chụp báo cáo kết quả nghiên cứu, bao gói và nhận chuyển giao CSDL thư mục và toàn văn kết quả nghiên cứu theo yêu cầu.

CSDL : Các CSDL được coi là nền tảng của hoạt động của Cục Thông tin

KH&CN Quốc gia, CSDL là phương tiện hữu hiệu nhất để lưu trưc và phục vụ thông tin, đảm bảo việc tra cứu và cung cấp thông tin phù hợp cho các đối tượng một cách nhanh chóng, chính xác và đầy đủ. Từ CSDL có thể bao gói và in ra các sản phẩm tạo thành bản tin điện tử theo chuyên đề, có thể chuyển giao một phần hoặc toàn bộ CSDL trên CD-ROM hoặc đưa các CSDL lên mạng để phục vụ rộng rãi trong nước và trên thế giới. Tư nhiều năm nay Cục Thông tin đã xây dựng các CSDL Thư mục, CSDL tóm tắt và gần đây là xây dựng CSDL toàn văn

Hiểu rõ vai trị của mình Trong việc chuyền tải thanh tựu KH & CN vào thực tiễn, Cục Thông tin đã tạo ra số lượng sản phẩm thông tin phong phú nhằm cung cấp một cách kịp thời, thuận tiện các thông tin khoa học và công nghệ đến người dùng tin, bao gồm :

Ấn phẩm thông tin

Trước kia tồn hệ thống có 11 ấn phẩm thơng tin định kỳ, trong đó có một số ấn phẩm thơng tin bằng tiếng Anh dùng để trao đổi quốc tế như : Tạp chí tóm tắt tài liệu khoa học và công nghệ, thông báo sách mới, Việt Nam Infoterra Newletter... Ngồi ra Cục thơng tin cịn xuất bản sách chuyên đề, tài liệu hướng dẫn kỹ thuật, tài liệu dịch,...

1. Tạp chí Thơng tin và tư liệu (4 số/năm, 48 trang)

2. Thông tin Khoa học công nghệ môi trường (12 số/năm, 48 trang)

3. Tạp chí Tóm tắt tài liệu Khoa học và Công nghệ Việt Nam (12 số/năm, 80 – 100 trang)

4. Thông báo Tư liệu mới (6 số/năm, 50 – 60 trang)

5. Tổng luận Khoa học Công nghệ Kinh tế (12 số/năm, 40 – 50 trang) 6. VDN – Viet Nam Delopment News (6 số/năm, 12 trang)

7. Vietnamese Sciencific & Technological Abstracts (6 số/năm, 40 – 50 trang)

8. Viet Nam Inforttera Newletters (4 số/năm, 20 trang)

Tới năm 2011 một số ấn phẩm đã đình bản, hiện tại Cục Thông tin KH&CN Quốc gia chỉ còn xuất bản Tạp chí Thơng tin và Tư liệu, Tổng luận KH&CN kinh tế, Thông tin KH&CN môi trường.

Các bản tin điện tử

Là loại sản phẩm mới của Cục Thông tin, sản phẩm này bắt đầu xuất hiện và xuất bản nhanh chóng khi Việt Nam bắt đầu phát triển dịch vụ Internet. Sản phẩm này càng chứng tỏ những ưu điểm nổi bật như : Trao đổi thuận tiện, nhanh chóng, bao gói thơng tin dễ dàng (do tận dụng nhanh, nhiều nguồn tin, đa dạng và linh hoạt trong xuất bản...), loại sản phẩm này ngày càng tăng. Hầu hết các ấn phẩm thơng tin KH&CN, ngồi bản in trên giấy cịn có bản điện tử đưa trên mạng hoặc được lưu giữ trên CD – ROM

1. Tin nhanh Kinh tế - Khoa học – Công nghệ và môi trường (số/tuần) 2. Chiến lược phát triển (2 số/tháng)

3. Khoa học Công nghệ Thế giới (2 số/tháng)

4. MPB – Môi trường và phát triển bền vững (2 số/tháng) 5. Nông thôn đổi mới (1 số/tuần)

6. Hội nhập và phát triển (1 số/tháng)

Đến nay hầu hết các bản tin điện tử này đã đình bản. Hiện chỉ cịn bảng tin "Nơng thơn đổi mới" vẫn cịn đang được tiếp tục xuất bản với tần xuất 1 số/tuần. Những bản tin còn lại đã được chuyển sang xuất bản dưới dạng tin hàng ngày và đăng trên Website của Cục Thông tin KH&CN Quốc gia.

2.1.5. Định hƣớng hoạt động của Cục Thông tin KH&CN Quốc gia

Để thực hiện được nhiệm vụ được giao, Cục Thông tin KH&CN Quốc gia đã đề ra một số đinh hướng hoạt động cơ bản trong thời gian tới như sau [Cao Minh Kiểm, 2010]:

► Phát triển tin lực KH&CN của đất nước nhằm đáp ứng một cách hiệu

quả nhu cầu của xã hội trên cơ sở bổ sung và đẩy mạnh khai thác các nguồn tin trọng yếu của thế giới và trong nước

- Tăng cường bổ sung tạp chí KH&CN thế giới, trong đó khoảng 6.000- 8.000 tạp chí hàng đầu có ý nghĩa thiết thực đối với Việt Nam;

- Bổ sung một cách hệ thống và chọn lọc các sách chuyên khảo và sách tra cứu có giá trị cao về các lĩnh vực KH&CN ưu tiên phát triển của Việt Nam;

- Bổ sung và tổ chức khai thác các nguồn thông tin sáng chế và thông tin tiêu chuẩn;

- Thu thập một cách hệ thống và đầy đủ các nguồn tin KH&CN trong nước, đặc biệt là các nguồn tài liệu báo cáo kết quả nghiên cứu, tài liệu hội nghị, hội thảo (thường gọi là "tài liệu xám”);

- Tăng cường mua quyền truy cập và sử dụng hiệu quả các nguồn tin có tính cơng cụ định hướng nghiên cứu, đánh giá hiệu quả, tác động của các công bố khoa học quốc tế (ISI Web of Knowledges, Scopus, Science finder, …);

- Đẩy mạnh cơng tác điều hịa, phối hợp trong bổ sung và phát triển nguồn tin KH&CN nước ngoài trên cơ sở phát triển Liên hiệp thư viện Việt Nam về nguồn tin KH&CN.

► Phát triển dịch vụ phân tích thơng tin có giá trị gia tăng cao đáp ứng

nhu cầu lãnh đạo, quản lý trong hoạch định chiến lược, chính sách, quy hoạch phát triển, chiến lược kinh doanh, mở rộng thị trường

- Tổ chức nghiên cứu và cung cấp các tổng quan phân tích theo các vấn đề thời sự hoặc theo đặt hàng (phản ánh đầy đủ lịch sử, hiện trạng, xu thế phát triển trên thế giới và ở nước ta có kèm theo các khuyến nghị được cân nhắc một cách toàn diện);

- Tổ chức nghiên cứu và cung cấp thơng tin mang tính tình báo cạnh tranh (competitive intelligence), cảnh báo công nghệ (la veille technologique) hoặc thơng tin phân tích thị trường,…

- Đáp ứng kịp thời, đầy đủ và chính xác thơng tin cần thiết cho những yêu cầu tin đột xuất của lãnh đạo, quản lý.

- Tổ chức dịch vụ phân tích tin đặc nhiệm theo yêu cầu của Bộ trưởng.

► Triển khai và phát triển công tác thống kê KH&CN

- Tổ chức triển khai Nghị định 30/2006/NĐ-CP về thống kê KH&CN trên quy mô cả nước;

- Hình thành và phát triển Trung tâm thống kê KH&CN – tổ chức thống kê ngành KH&CN;

► Đẩy mạnh dịch vụ thông tin giao dịch cơng nghệ góp phần phát triển

- Tổ chức và quản lý Techmart Việt Nam theo hướng xã hội hóa từng bước;

- Tổ chức và triển khai Trung tâm giao dịch công nghệ thường xuyên cho khu vực phía Bắc và cả nước nói chung;

- Tăng cường và thúc đẩy thông tin giao dịch công nghệ giữa Việt Nam và các nước trên thế giới;

- Hoàn thiện và phát triển Sàn giao dịch công nghệ trên Internet (Techmart ảo);

- Tham gia các hoạt động hỗ trợ “hậu Techmart”;

- Tổ chức và triển khai Mạng thông tin công nghệ phục vụ các doanh nghiệp.

► Phát triển Thư viện KH&CN Quốc gia hiện đại, ngang tầm khu vực

Đông nam Á

Thư viện KH&CN Quốc gia sẽ được phát triển với các tiêu chí để trở thành:

- Thiên đường văn hóa đọc ở Việt Nam với sự phong phú và chất lượng tài liệu, tiện nghi hiện đại, dịch vụ chun nghiệp, mơi trường thúc đẩy sáng tạo;

- có thể phục vụ hàng ngàn bạn đọc tại chỗ và hàng triệu bạn đọc từ xa; - Thư viện tích hợp hài hòa giữa thư viện truyền thống và thư viện số; - Nơi giao tiếp, gặp gỡ, trao đổi và chia sẻ ý tưởng sáng tạo của giới tri thức nước nhà;

- Trung tâm phổ biến và quảng bá tri thức khoa học của nhân loại và của Việt Nam.

► Đẩy mạnh phát triển và khai thác Mạng Nghiên cứu và Đào tạo Việt

Nam – VinaREN, hạ tầng thông tin tiên tiến của Việt Nam trong lĩnh vực nghiên cứu và đào tạo

Được khai trương và đi vào hoạt động từ tháng 3 năm 2008, VinaREN là mạng truyền thông dùng riêng cho lĩnh vực nghiên cứu và đào tạo với hạ tầng thông tin hiện đại bậc nhất nước ta, đạt trình độ khu vực và quốc tế. VinaREN hiện đã kết nối 53 viện nghiên cứu, trường đại học hàng đầu của nước ta tại 11 tỉnh, thành phố trong cả nước với cộng đồng trên 30 triệu nhà khoa học và đào tạo trên thế giới. Trong thời gian tới, VinaREN cần được phát triển và khai thác mạnh mẽ theo hướng:

- Đẩy mạnh việc ứng dụng tại các đơn vị thành viên trên cơ sở triển khai các chương trình hợp tác về nghiên cứu-đào tạo có sử dụng các ứng dụng và dịch vụ mạng tiên tiến, hiệu năng cao như: đào tạo từ xa, hội nghị trực tuyến, truyền hình chất lượng cao, điện tốn lưới, multicasts, y học từ xa, nơng nghiệp điện tử, văn hóa điện tử (e-culture), khoa học điện tử (e-science),…

- Chia sẻ thông tin và truy cập các nguồn tin trực tuyến, các thư viện điện tử trong nước và trên thế giới;

- Nghiên cứu, phát triển và thử nghiệm các dịch vụ và ứng dụng mạng tiên tiến quy mô quốc gia và quốc tế;

- Duy trì đường truyền và nâng cấp cơng nghệ và băng thông theo nhu cầu trong nước và hội nhập quốc tế;

- Tăng cường và mở rộng hợp tác khu vực và quốc tế trong khuôn khổ TEIN3/TEIN4, APAN và GLORIAD;

- Từng bước mở rộng phạm vi kết nối và phục vụ để hỗ trợ thiết thực cho tất cả các phịng thí nghiệm trọng điểm, viện nghiên cứu, trường đại học, trung tâm xuất sắc, bệnh viện chủ chốt, doanh nghiệp KH&CN quan trọng của đất nước.

► Đẩy mạnh công tác thông tin KH&CN phục vụ phát triển kinh tế-xã hội

- Tiếp tục hỗ trợ các địa phương nhân rộng mơ hình cung cấp thông tin KH&CN phục vụ phát triển kinh tế-xã hội tới tuyến huyện, xã;

- Hỗ trợ các địa phương xây dựng thư viện tích hợp về KH&CN và hình thành mạng lưới thơng tin KH&CN tại địa phương kết nối với Trung ương và quốc tế;

► Phát huy cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các đơn vị trực thuộc,

triển khai mạnh mẽ các sản phẩm và dịch vụ có thu, đáp ứng nhu cầu thị trường, tạo nguồn lực và động lực phát triển cơ quan, đơn vị một cách mạnh mẽ và bền vững

- Hình thành và tạo điều kiện thuận lợi cho các đơn vị trực thuộc hoạt động theo cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm;

- Xây dựng và thực hiện cơ chế tài chính nội bộ đảm bảo phát triển bền vững.

► Đẩy mạnh quản lý nhà nước về thông tin, thư viện và thống kê

KH&CN. Tăng cường hợp tác và hội nhập quốc tế về thông tin, thư viện và thống kê KH&CN

- Quy định và hướng dẫn hoạt động thông tin, thư viện, thống kê KH&CN; - Chỉ đạo và hướng dẫn hoạt động của mạng lưới các tổ chức dịch vụ thông tin KH&CN;

- Xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật cho thông tin và thống kê KH&CN; - Đầu tư phát triển các mạng thông tin KH&CN tiên tiến kết nối với khu vực và quốc tế;

- Phát triển Mạng thông tin nghiên cứu và phát triển Việt Nam;

- Đẩy mạnh hợp tác và hội nhập quốc tế về thông tin, thư viện và thống kê KH&CN.

2.2. MỘT SỐ SẢN PHẨM THÔNG TIN PHỤC VỤ TAM NÔNG CỦA CỤC THÔNG TIN KH&CN QUỐC GIA CỦA CỤC THÔNG TIN KH&CN QUỐC GIA

Trước khi tìm hiểu về sản phẩm và dịch vụ phục vụ tam nông của Cục Thông tin KH&CN Quốc gia ta cần hiểu rõ một số khái niệm:

● Sản phẩm thông tin: Sản phẩm thơng tin là kết quả của q trình xử lý thông tin do một các nhân hoặc tập thể nào đó thực hiện nhằm thỏa mãn nhu cầu của người dùng tin.

Dịch vụ thông tin: Dịch vụ thông tin là những hoạt động nhằm thỏa

mãn nhu cầu thông tin và trao đổi thông tin của người sử dụng các cơ quan thông tin thư viện nói chung

Cục Thơng tin KH&CN Quốc gia (trước đây là Trung tâm Thông tin KH&CN Quốc gia) đã phát triển được một số sản phẩm thông tin đặc thù phục vụ nông nghiệp, nông dân và nông thôn :

2.2.1. Thƣ viện điện tử công nghệ nông thôn

Trong khuôn khổ dự án “Bước đầu tăng cường cung cấp thông tin KH&CN phục vụ phát triển kinh tế xã hội vùng sâu, vùng xa” tại Ninh Bình năm 2002 và dự án “Cung cấp thông tin KH&CN phục vụ phát triển kinh tế xã hội vùng sâu, vùng xa”, Cục Thông tin KH&CN Quốc gia đã xây dựng mơ hình cung cấp thơng tin KH&CN cho nơng thơn và miền núi, trong đó một thành phần rất quan trọng là Thư viện điện tử nơng thơn.

Mơ hình thư viện điện tử KH&CN được các địa phương quan tâm nhân rộng. Đến nay Thư viện điện tử KH&CN đã được triển khai tại khoảng 330 điểm

Một phần của tài liệu Tìm hiểu một số sản phẩm thông tin phục vụ tam nông của Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)