Yêu cầu về hệ thống

Một phần của tài liệu Tìm hiểu một số sản phẩm thông tin phục vụ tam nông của Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia (Trang 56)

6. Bố cục của khóa luận

2.2. Một số sản phẩm thông tin phục vụ tam nông của Cục Thông tin KH&CN

2.2.1.4 Yêu cầu về hệ thống

Để cài đặt thư viện điện tử cần có thiết bị với cấu hình tối thiểu như sau:

● Về phần cứng: Máy tính cá nhân với bộ vi xử lý từ Pentium IV trở lên;

512Mb RAM trở lên; khoảng trống đĩa cứng trên 1Gb; một ổ CD-ROM đọc và ghi

● Về phần mềm cần có:

+ Hệ điều hành window 2000 sp4 hoặc window XP sp2 hoặc windows vista. Đặt độ phân giải màn hình 1024 x 768pixel. Chất lượng màu 32bit.

+ Dotnetfx.exe 2.0

+ Crystalreport For. NET 2.0 + Windows Installer 3.1

+ SQL Server 2005 + Acrobat 7.0 hoặc 6.0 + Photoshop 9.0

+ WinZip

+ Nero OEM để sao đĩa CD-ROM + Bộ gõ tiếng unikey hoặc vietkey

Toàn bộ dữ liệu của thư viện điện tử được lưu trên ổ đĩa cứng

2.2.2 Sƣu tập điện tử xây dựng bằng phần mềm Greenstone

Trong khuôn khổ nhiệm vụ hợp tác quốc tế theo Nghị định thư do Cục Thông tin KH&CN Quốc gia chủ trì "Xây dựng cơng trình mẫu về ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông nông thôn. Giai đoạn II: ứng dụng hệ PAID 4.0 để xây dựng một số hệ chuyên gia và hình thành một số điểm trình diễn", nhóm thực hiện nhiệm vụ đã nghiên cứu lựa chọn giải pháp và đã xây dựng một sưu tập điện tử về công nghệ kỹ thuật nơng nghiệp thích hợp để giúp người dân các vùng nông thôn tiếp cận với các nguồn tin khoa học và công nghệ, phục vụ sản xuất kinh doanh của các địa phương

Sưu tập này được xây dựng trên phần mềm mã nguỗn mở Greenstone Digital Library (Viết tắt GSDL). Greenstone Digital Library (GSDL) là phần mềm dùng để xây dựng và phát triển các bộ sưu tập số.

GSDL là phần mềm nguồn mở, đa ngơn ngữ. Mục đích của việc phát triển phần mềm GSDL là cung cấp cho người dùng một công cụ mạnh và miễn phí để xây dựng, phổ biến các sưu tập số.

GSDL rất dễ cài đặt và sử dụng, nó có thể chạy trên hầu hết các phiên bản của hệ điều hành Windows, Unixx/Linux và Mac OS-X. Nhiều tổ chức trên thế giới đã sử dụng GSDL để tạo và xuất bản các bộ sưu tập trên Web. Tại Việt Nam, một số nơi đã sử dụng GSDL để tạo bộ sưu tập của mình.

Nhóm nghiên cứu đã xem xét, đánh giá kỹ càng những khía cạnh trên để lựa chọn được khổ mẫu dữ liệu phù hợp, có thể lưu trữ lâu dài, có khả năng thay đổi, đảm bảo sự truy cập của thế hệ tương lai. Nhóm dự án đã lựa chọn so sánh 03 loại khổ mẫu tài liệu điện tử là: MS Word, HTML và PDF

Trên cơ sở kết quả so sánh 3 loại khổ mẫu tài liệu điện tử: MS Word, HTML và PDF, nhóm thực hiện nhiệm vụ đã lựa chọn khổ mẫu HTML cho các tài liệu trong sưu tập số.

Ưu điểm chính của HTML là nó có thể dễ dàng được nhập vào GSDL và tạo chỉ mục bởi các công cụ phần mềm nhúng (plug –in) sẵn có chứa GSDL. Các plug-in này có khả năng nhận dạng và chuyển đổi chính xác tiếng việt.

Một vấn đề nữa trong mô tả các đối tượng số trong sưu tập là lựa chọn khổ mẫu siêu dữ liệu. Siêu dữ liệu (còn gọi là dữ liệu đặc tả) (Metadata) là những thông tin mơ tả các đặc tính của dữ liệu như nội dung, định dạng, chất lượng, điều kiện và các đặc tính khác nhằm tạo thuận lợi cho q trình tìm kiếm, truy nhập, quản lý và lưu trữ dữ liệu. Nhóm nghiên cứu đã chọn siêu dữ liệu Dublin Core để làm khổ mẫu siêu dữ liệu cho dữ liệu số. Siêu dữ liệu được nhập bằng Giao diện thủ thư (GLI – Greenstone Librarian Interface) của phần mềm GSDL

Sưu tập số có thể được tra cứu theo 3 cách: Tìm theo từ khóa; duyệt xem theo nhan đề và duyệt xem theo đề mục (chủ đề). Tìm theo từ khố cho phép người dùng tin có thể sử dụng các từ hoặc cụm từ để tra cứu tài liệu trong sưu tập. Người sử dụng có thể tìm trong tồn văn tài liệu hoặc trong một số yếu tố siêu dữ liệu chọn lọc (như nhan đề, chủ đề,....)

Trong duyệt xem theo nhan đề, các tài liệu trong sưu tập được sắp xếp theo vần chữ cái của từ đầu tiên trong nhan đề. Người tim tin có thể lựa chọn tài liệu dựa trên vần chữ cái.

Trong duyệt theo đề mục, tài liệu được xếp theo chủ đề. Các chủ đề có thể có những đề mục con.

Sưu tập đã được đưa lên trên Website Khoa học và Công nghệ địa phương để khai thác

2.2.3. Hệ chuyên gia nông nghiệp

Trong nhiệm vụ hợp tác quốc tế theo nghị định thư “ xây dựng cơng trình mẫu về ứng dụng cơng nghệ thông tin và truyền thông nông thôn. Giai đoạn II: ứng dụng hệ PAID 4.0 để xây dựng một số hệ chuyên gia và hình thành một số điểm trình diễn”.

Cục Thơng tin KH&CN Quốc gia cũng đã tiếp nhận được phần mềm PAID (Platform for Agricultural Intellegent System Development) dùng để xây dựng “Hệ thống chuyên gia nông nghiệp”.

Đây là phần mềm do Trung tâm nghiên cứu Kỹ thuật Quốc gia về Công nghệ thông tin trong nông nghiệp (National Engineering Research Center for Information Technology in Agriculture, viết tắt là NERCITA) của trung Quốc phát triển. NERCITA bắt đầu xây dựng PAID từ đầu những năm 1990. PAID đã được ứng dụng để phát triển các hệ chuyên gia và triển khai tại 800 huyện trên tổng số 2.400 huyện của Trung Quốc. Quá trình khảo sát thực tiễn việc áp dụng phần mềm PAID 4.0 trong nông nghiệp ở Trung Quốc, tham gia đào tạo cài đặt và sử dụng hệ chương trình PAID đã cho thấy PAID 4.0 là một hệ chương trình bổ ích trong ứng dụng Cơng nghệ thơng tin trong nông nghiệp.

Hệ chuyên gia trong khuôn khổ nhiệm vụ này được hiểu là những hệ thông ứng dụng chuyên gia được xây dựng bằng PAID 4.0. Chúng được hiểu là cụm chương trình được thiết kế để mô phỏng một hành vi xử lý vấn đề của chuyên gia trong lĩnh vực.

Trong hệ chuyên gia nông nghiệp xây dựng bằng PAID 4.0, những tri thức về một đối tượng (thí dụ về chăn ni gà) được tổng hợp lại một cách hợp lý để đáp ứng một cách nhanh chóng và tốt nhất nhu cầu thơng tin cụ thể của người nơng dân về khía cạnh nào đó của vấn đề.

Ứng dụng này được kết xuất, tách khỏi phần mềm khn mẫu và có thể cài đặt một cách độc lập trên các máy tính cá nhân hoặc đưa lên trên Web khai thác.

Hệ chuyên gia đuợc thiết kế riêng biệt cho từng đối tượng cụ thể (như gà, lợn, lúa, ngơ,…) và có thể cung cấp cho người sử dụng tham khảo các kỹ thuật cụ thể tùy theo câu hỏi lựa chọn.

Ví dụ: hệ chuyên gia nông nghiệp chuyên về trồng lúa có thể cung cấp thơng tin về kỹ thuật làm mạ, thời vụ, chăm sóc, thơng tin về bảo vệ thực vật,…

Khi cần tham khảo hệ chuyên gia, người dùng tin kích chuột vào nút <Chuẩn đoán> và hệ thống sẽ đưa ra một loạt các lựa chọn để người sử dụng tiếp tục lựa chọn để có câu trả lời.

Ví dụ: hệ chuyên gia về lúa cho phép tra cứu theo các khía cạnh khác nhau như: chọn giống, chăm sóc mạ, tính thời gian gieo cấy, tính thời gian lúa trỗ, tính lượng giống, tính giai đoạn sinh trưởng, phịng trừ bệnh lúa,…

Câu trả lời là một văn bản cung cấp thông tin đã được lưu trữ về khía cạnh được lựa chọn. Trong hệ chuyên gia câu trả lời được gọi là báo cáo quyết sách

Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia đã xây dựng được 5 hệ chuyên gia nông nghiệp thử nghiệm về : Lúa lai, Ngô lai, đậu tương (đậu nành) lợn và gà.

Những hệ chuyên gia này đã được đưa lên Website “Khoa học và công nghệ địa phương” của Cục Thông tin KH&CN Quốc gia để phục vụ khai thác trực tuyến.

2.2.4. Website “Khoa học và Công nghệ địa phƣơng

Để cung cấp thông tin KH&CN cho địa phương, Cục Thông tin KH&CN Quốc gia đã xây dựng Website “Khoa học và Cơng nghệ địa phương” có URL là

http://www.stp.vn.

+ Mục tin tức nổi bật: Cung cấp những tin tức mới nhất về tất cả các vấn đề kinh tế, xã hội…

+ KH&CN địa phương: bao gồm tin tức và sự kiện về kinh tế, chính trị, y tế, giáo dục, khoa học kĩ thuật,… và các hoạt động KH&CN.

+ Hệ chuyên gia: Gồm 5 hệ chuyên gia (về lúa lai, ngô lai, đậu tương, gà và lợn)

+ Thư viện tra cứu: Tài liệu lỹ thuật nông nghiệp và một số phim hướng dẫn kỹ thuật nông nghiệp.

CHƢƠNG 3

MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG CHẤT LƢỢNG SẢN PHẨM THÔNG TIN PHỤC VỤ TAM NÔNG CỦA

CỤC THÔNG TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ QUỐC GIA 3.1 Nhận xét về sản phẩm thông tin phục vụ phát triển tam nông của Cục Thông tin KH&CN Quốc gia

3.1.1 Ý nghĩa

Nông nghiệp, nông dân và nông thôn là vấn đề được Đảng và Nhà nước hết sức quan tâm. Trong thời gian qua, Cục Thông tin KH&CN Quốc gia đã coi việc phát triển các công tác thông tin phục vụ nông nghiệp, nông dân và nông thôn là một trong những nội dung hoạt động quan trọng của mình. Cục đã phát triển được những sản phẩm và dịch vụ thông tin đặc thù cho công tác này và thu được hiệu quả nhất định.

Thể hiện sự quan tâm của Đảng, nhà nước và các tổ chức xã hội đối với đầu tư và phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn.

Khẳng định vai trị của thơng tin KH&CN trong xóa đói, giảm nghèo, đảm bảo an ninh, trật tự xã hội, an ninh quốc phòng và phát triển kinh tế xã hội.

Mơ hình xây dựng sản phẩm thông tin KH&CN được triển khai và đưa vào sử dụng dần từng bước tăng cường, cung cấp, cập nhật thơng tin đa dạng, góp phần củng cố hệ thống chính trị cơ sở.

Giúp người sử dụng có khả năng khai thác tìm tin ngoại tuyến (off-line) và tìm tin trực tuyến online trên mạng VISTA/Internet một cách dễ dàng và nhanh chóng để đáp ứng nhu cầu thơng tin của mình.

3.1.2 Những ƣu, nhƣợc điểm 3.1.2.1 Thƣ viện điện tử

● Ƣu điểm: Thư viện điện tử được cài đặt tại trên 330 điểm ở 43 tỉnh và

thành phố. Đem lại hiệu quả to lớn giúp người dân nắm bắt được thơng tin để lao động và sản xuất có hiệu quả.

+ Thư viện điện tử chứa nguồn tin phong phú, đa dạng về nhiều lĩnh vực giúp đáp ứng nhu cầu thơng tin, nâng cao dân trí, nâng cao chất lượng đời sống vật chất và tinh thần của người dân

+ Cách tra cứu tìm tin đơn giản, dễ khai thác khơng địi hỏi trình độ của người sử dụng

+ Khai thác thông tin dễ dàng chỉ cần máy tính cài đặt phần mềm thư viện điện tử bạn có thể xem bất cứ lúc nào mà không cần mạng Interner

● Nhƣợc điểm

+ Chưa ứng dụng cài đặt thư viện điện tử được khắp các tỉnh thành trong

cả nước vì vậy có nhiều nơi người dân khơng tiếp cận được với thông tin cần thiết.

+ Khả năng cập nhật thông tin: Khả năng cập nhật thông tin hạn chế sau khi cài đặt vì phải được Cục Thơng tin KH&CN cung cấp dữ liệu mới

+ Tài liệu quá đa dạng, không theo chuyên đề nên có thể là khó đáp ứng đối với từng khu vực. Vì có thể tài liệu phù hợp với khu vực này nhưng lại không phù hợp với khu vực khác

+ Cài đặt lại không đơn giản đối với những địa phương khơng có nhân lực cơng nghệ thơng tin phù hợp nếu máy tính bị Virus và phải cài đặt lại hệ thống

3.1.2.2 Sƣu tập điện tử kỹ thuật nông nghiệp bằng phần mềm Greenstone

● Ƣu điểm

+ Sưu tập điện tử kỹ thuật nông nghiệp xây dựng bằng phần mềm mã nguồn mở cung cấp thông tin theo phương thức trực tuyến cho người dùng tin

+ Hệ thống dễ khai thác và có thể truy cập trực tuyến qua mạng Internet rất thuận tiện cho người sử dụng

+ Người dân có thể khai thác dữ liệu từ bất cứ máy tính nào có kết nối với mạng Internet (thí dụ tại điểm bưu điện văn hóa xã, Internet café hoặc dịch vụ Internet, …)

+ Khai thác dễ dàng khơng địi hỏi trình độ của người sử dụng

+ Có thể được cập nhật nhanh chóng do chỉ cần một CSDL tập trung trên máy chủ

● Nhƣợc điểm

+ Sưu tập điện tử kỹ thuật nơng nghiệp cịn ít dữ liệu hình ảnh

+ Khả năng cập nhật thơng tin nhanh chóng tuy nhiên hiện nay sưu tập điện tử này không được cập nhật thường xuyên

3.1.2.3 Hệ chuyên gia nông nghiệp và Website “Khoa học và Công nghệ địa phƣơng nghệ địa phƣơng

● Ƣu điểm

+ Hệ chuyên gia nông nghiệp là công cụ phần mềm đặc thù cung cấp thông tin đầy đủ chuyên biệt theo đối tượng đáp ứng đầy đủ thông tin cần thiết về một đối tượng cụ thể của người dùng tin.

+ Cung cấp thông tin về quy trình, hoặc giải pháp chi tiết cho từng đối tượng cây trồng vật nuôi.

+ Website “Khoa học và công nghệ địa phương” luôn cập nhật thông tin về tất cả các hoạt động kinh tế, chính trị, văn hóa, khoa học cơng nghệ,… Hình ảnh đẹp, nội dung phong phú và đa dạng.

● Nhƣợc điểm

- Cách trình bày cịn khá phức tạp vì vậy người dùng tin gặp nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm thơng tin (đặc biệt đối với người dùng tin là những người nông dân).

- Các bước khai thác thông tin không đơn giản đối với người dùng tin có sự hiểu biết hạn chế về tin học điều này gây nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm thông tin đặc biệt là người nơng dân ít hiểu biết về máy tính và trình độ hạn chế về tin học.

3.2. Đề xuất giải pháp nâng cao chất lƣợng sản phẩm thông tin phục vụ tam nông của Cục Thông tin KH&CN Quốc gia

● Tổ chức triển khai ứng dụng cài đặt Thư viện điện tử cho khắp các tỉnh

thành trong cả nước. Để đưa thông tin đến được với người dân (đặc biệt là người dân nông thôn, vùng sâu, vùng xa) giúp họ nắm bắt được thông tin áp dụng vào nuôi trồng, sản xuất làm tăng năng xuất cây trồng vật nuôi cải thiện đời sống và phát triển kinh tế xã hội.

● Đưa các chuyên gia thông tin xuống hỗ trợ các địa phương cài đặt phần

mềm thư viện điện tử (đặc biệt các địa phương vùng sâu, vùng xa thiếu nguồn nhân lực hiểu biết về công nghệ thông tin).

● Tại các địa phương mở lớp tập huấn tin học cho bà con nông dân, cách

sử dụng máy tính, sử dụng thư viện điện tử, sưu tập điện tử kĩ thuật nông nghiệp, cách tra cứu thông tin trong hệ chuyên gia nông nghiệp và sử dụng Website KH&CN.

● Tập trung xây dựng tài liệu điện tử theo hướng chuyên sâu về những chủ

đề cụ thể để có thơng tin phù hợp với từng miền trong cả nước.

Đơn giản hóa tới mức tối thiểu có thể các bước khai thác và tìm kiếm

thơng tin để người nơng dân ở trình độ thấp cũng có thể tìm kiếm và sử dụng thơng tin một cách dễ dàng.

● Thường xuyên cập nhật thông tin mới vào thư viện điện tử cho các vùng

miền giúp người dân luôn luôn nắm bắt được thông tin mới nhất để áp dụng vào sản xuất.

Xây dựng hệ chuyên gia ngày càng đa dạng và phong phú, chứ không

dừng lại ở 5 hệ như hiện nay để đáp ứng được nhu cầu sản xuất ngày càng đa dạng của bà nông dân.

Đưa thêm nhiều hình ảnh vào sưu tập điện tử kĩ thuật nông nghiệp để

giúp cho việc cung cấp thông tin ngày càng phong phú và sinh động, và chú ý thường xuyên cập nhật thông tin mới vào bộ sưu tập điện tử kĩ thuật nông nghiệp này.

KẾT LUẬN

Việt Nam sau 20 năm đổi mới đã lớn mạnh hơn nhiều cả về thế và lực. Hội nhập kinh tế quốc tế đã và đang mở ra nhiều cơ hội để đổi mới và phát triển kinh tế xã hội nhanh hơn. Tuy nhiên nước ta vẫn cịn trong tình trạng kém phát

Một phần của tài liệu Tìm hiểu một số sản phẩm thông tin phục vụ tam nông của Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)