Phân tích tình hình nợ quá hạn

Một phần của tài liệu luận văn tài chính phân tích tình hình hoạt động tín dụng tại ngân hàng tmcp á châu – chi nhánh kỳ hòa quận 10 tp.hcm (Trang 60 - 64)

4.1.2 .Tình hình huy động vốn

4.2. PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG QUA

4.2.4. Phân tích tình hình nợ quá hạn

4.2.4.1. Phân tích tình hình nợ q hạn theo thời hạn tín dụng.

Bảng 11: Tình hình nợ q hạn theo thời hạn tín dụng của ACB – Kỳ Hịa qua 3 năm 2006 – 2008.

ĐVT: Triệu đồng.

Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 2007/2006 2008/2007

Chỉ tiêu Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền % Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) 1. NQH ngắn hạn 116 35,8 91,19 42,5 425,03 18,7 -24,81 -21,4 333,84 366,1 2. NQH trung, dài hạn 208 64,2 123,42 57,5 1.853,32 81,3 -84,59 -40,7 1.729,90 1.401,7 NQH 324 100 214,61 100 2.278,35 100 -109,39 -33,8 2.063,74 961,6

Nguồn: ACB – Kỳ Hòa.

Qua bảng số liệu về tình nợ q hạn của ACB – Kỳ Hịa qua các năm ta có nhận xét như sau:

- Nợ quá hạn do cho vay ngắn hạn: Chiếm 35,8% vào năm 2006, 42,5% vào năm 2007 và chiếm 18,7% vào năm 2008 trong tổng nợ quá hạn. Nợ quá hạn ngắn hạn có sự tăng giảm khơng theo một chiều nhất định đồng thời chiếm tỷ

trọng tương đối lớn qua các năm. Năm 2007, nợ quá hạn ngắn hạn có xu hướng giảm mạnh, giảm 21,4% hay giảm 24,81 triệu đồng so với năm 2006. Năm 2007 cho thấy chất lượng tín dụng đối với cho vay ngắn hạn đã được cải thiện, khả năng đánh giá chất lượng tín dụng đối với cán bộ tín dụng là tương đối tốt. Tuy nhiên, sang năm 2008 tình hình nợ quá hạn có diễn biến tương đối phức tạp. Năm 2008, tuy nợ quá hạn chiếm tỷ trọng thấp (18,7%) nhưng tổng nợ quá hạn lại tăng cao. Nợ quá hạn lên đến 425,3 triệu đồng, tăng 366,1% hay tăng 333,84 triệu đồng. Do tình hình kinh tế thế giới cũng như trong nước biến phức tạp đã làm cho doanh nghiệp trong nước gặp nhiều khó khăn. Doanh nghiệp thua lỗ trong kinh doanh, đối tác nước ngoài khơng có khả năng trả nợ nhất là đối với doanh nghiệp xuất khẩu. Tình hình thiên tai dịch họa gia tăng làm cho chi phí sản xuất của doanh nghiệp tăng, ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh dẫn đến thua lỗ. Do đó, trong thời gian tới cán bộ tín dụng cần nâng cao khả năng dự đốn thị trường tiềm năng để tăng cường tiếp thị góp phần giảm rủi ro tín dụng nhất là trong tình hình kinh tế có diễn biến phức tạp như hiện nay mà nhu cầu về vốn ngắn hạn của doanh nghiệp là rất lớn.

- Nợ quá hạn do cho vay trung và dài hạn: luôn chiếm tỷ trọng lớn qua 3 năm

(hơn 57%) trong tổng nợ quá hạn, đồng thời lại có sự tăng giảm khơng theo một chiều nhất định mà có sự giảm sau đó lại tăng. Năm 2007, nợ quá hạn do cho vay trung và dài hạn giảm đáng kể, giảm 40,7% hay giảm 84,59 triệu đồng so với năm 2006, cho thấy chất lượng tín dụng có phần nào được cải thiện. Món vay trung và dài hạn luôn chịu rủi ro cao hơn đối với cho vay ngắn hạn. Do cho vay trung và dài hạn được trả nợ trong thời gian dài với lãi suất cao nên ngân hàng khó quản lí được tình hình sử dụng vốn vay của khách hàng. Mặt khác, ngân hàng cũng chịu rủi ro cao khi tình hình lãi suất biến động mạnh, khi đó khách hàng khơng có khả năng trả nợ. Năm 2008, tình hình kinh tế diễn biến phức tạp, kinh tế toàn cầu đã rơi vào suy thối, những món vay dài hạn của khách hàng cá nhân hay của doanh nghiệp điều gặp rủi ro. Năm 2008, nợ quá hạn do cho vay trung và dài hạn tăng 961,6% hay tăng 2063,74 triệu đồng. Do đó cho thấy nợ quá hạn của ngân hàng có diễn biến phức tạp nhất là đối với cho vay xuất nhập khẩu khi đồng USD luôn biến động như hiện nay. Vì vậy Chi nhánh cần tăng

cường quản lý, theo dõi khách hàng để có biện pháp xử lí khi có khả năng nợ xấu có thể xảy ra.

4.2.4.2. Phân tích tình hình nợ quá hạn theo thành phần kinh tế. Bảng 12: Tình hình nợ quá hạn theo thành phần kinh tế của ACB – Hòa qua 3 năm 2006 – 2008.

ĐVT: Triệu đồng.

Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 2007/2006 2008/2007

Chỉ tiêu Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) 1. KHCN 192 59,2 214,61 100 990,79 43,5 22,61 11,8 776,18 361,7 2. DNTN 74,36 23 0 0 0 0 -74,36 -100 0 x 3. KHDN 57,64 17,8 0 0 1.287,56 56,5 -57,64 -100 1.287,56 x Tổng NQH 324 100 214,61 100 2.278,35 100 -109,39 -33,8 2.063,74 961,6

Nguồn: ACB – Kỳ Hòa.

Nợ quá hạn theo thành phần kinh tế là chỉ tiêu phản ánh tình hình nợ quá hạn của ngân hàng một cách thiết thực nhất khi dựa vào đối tượng vay vốn. Trong xã hội luôn tồn tại nhiều đối tượng vay vốn với cách thức trả nợ khác nhau, và hình thức sử dụng vốn, cũng như thiện chí trả nợ của khách hàng. Để tình hình nợ quá hạn có chuyển biến tích cực, nhất thiết ngân hàng cần phải đánh giá tình hình nợ quá hạn đối với từng đối tượng khách hàng trong thời gian qua, từ đó đưa giải pháp đúng đắn nhất đối với từng đối tượng khách hàng để hạn chế rủi ro tín dụng.

Qua bảng số liệu về tình hình nợ quá hạn theo thành phần kinh tế của ACB – Kỳ Hịa qua 3 năm ta có nhận xét như sau:

- Đối với khách hàng cá nhân: Luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nợ quá hạn

và tăng dần qua các năm. Qua đó cho thấy chất lượng tín dụng đối với đối tượng khách hàng này ngày một xấu đi. Năm 2007, nợ quá hạn đối với khách hàng cá nhân tăng 11,8% hay tăng 22,61% so năm 2006. Năm 2008, nợ quá hạn này tiếp tục tăng mạnh, tăng 361,7 % hay tăng 776,177 triệu đồng so với năm 2007. Nợ quá hạn này tăng là do những nguyên nhân sau:

nghiệp, thiên tai, lạm phát tăng cao, nhất là cuộc khủng hoảng lương thực xảy ra năm 2008. Với thu nhập không cao và ổn định nên khi đi vay nợ ngân hàng thì khó khăn lại càng khó khăn hơn nhất là lãi suất ln biến động trong thời gian qua, thì khả năng xảy ra nợ quá hạn của ngân hàng là rất cao.

+ Thiện chí trả nợ đối với khách hàng cá nhân thường khó xác định được, do họ thường vay để tiêu dùng, mua nhà ở hay đầu cơ nhà đất,…Có thể một khách hàng cá nhân chỉ vay một lần trong cuộc đời của họ vì mục đích nhu cầu cuộc sống nên họ không sợ bị ảnh hưởng đến khả năng vay vốn trong tương lai. Cán bộ tín dụng thường thẩm định khách hàng cá nhân dựa vào cảm tính khi cho vay nên khơng thể tránh khỏi rủi ro tín dụng.

+ Số lượng khách hàng cá nhân thường chiếm tỷ trọng lớn trên tổng số lượng khách hàng của Chi nhánh Kỳ Hòa nên việc quản lí khách hàng của cán bộ tín dụng ln gặp khó khăn, nên cũng góp phần làm gia tăng rủi ro tín dụng. Bên cạnh đó, Hộ kinh doanh cá thể với quy mô sản xuất kinh doanh thường là nhỏ nên nguồn thu nhập thường bắp bên khó dự đoán được trong tương lai nên việc trả nợ gặp nhiều rủi ro cao, nhất là trong thị trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay.

- Đối với doanh nghiệp tư nhân: Thời gian qua cho thấy tình hình nợ quá hạn

đối với loại hình doanh nghiệp này có chuyển biến tích cực. Năm 2006 nợ q hạn là 74,36 triệu đồng, chiếm 23% trên tổng nợ quá hạn. Sang năm 2007 và 2008 nợ quá hạn của doanh nghiệp tư nhân khơng cịn nữa. Số lượng khách hàng doanh nghiệp tư nhân đến vay vốn tại Chi nhánh ít, những đối tượng này thường đạt được hiệu quả trong sản suất kinh doanh, thiện chí trả nợ của khách hàng cao và được thẩm định kỹ cũng như theo dõi trong quá trình sử dụng vốn nên cũng hạn chế được rủi ro tín dụng. Từ kết quả đó có thể nhận xét rằng: chất lượng tín dụng đối với Doanh nghiệp tư nhân đã được nâng cao, kỹ năng làm việc cũng như tinh thần trách nhiệm của cán bộ tín dụng ngày một hồn thiện hơn.

- Đối với khách hàng doanh nghiệp: Nợ quá hạn đối với khách hàng doanh nghiệp có sự biến phức tạp, chứa đựng nhiều rủi ro cao. Năm 2006, nợ quá hạn đối với khách hàng doanh nghiệp là 57,64 triệu đồng, chiếm tỷ trọng trên tổng nợ quá hạn là 17,8%. Năm 2007, nợ quá hạn được giảm xuống mức không. Mặc dù

năm 2007 nền kinh tế thế giới gặp nhiều khó khăn nhưng kinh tế Việt Nam có sự tăng trưởng vượt bậc, GDP tăng trưởng 8,48%, đầu tư xuất khẩu và phát triển tiếp tục tăng, mức đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt mức kỷ lục, viện trợ phát triển cấp nhà nước lớn nhất từ trước đế nay,… góp phần cho doanh nghiệp trong nước phát triển, giảm được rủi ro tín dụng. Bên cạnh đó, thiện chí trả nợ đối với khách hàng doanh nghiệp thường cao, vì vay vốn là nhằm vào mục đích kinh doanh của doanh nghiệp nên nợ quá hạn ngân hàng là một chỉ tiêu xấu khi khách hàng có nhu cầu vay vốn lần sau hoặc khi ký kết kinh doanh với đối tác kinh doanh. Tuy năm 2007 nợ quá hạn của khách hàng doanh nghiệp chuyển biến tích cực nhưng sang năm 2008 nợ quá hạn có sự gia tăng đáng kể, chiếm tỷ trọng 56,5% trên tổng nợ quá hạn, đạt 1287,56 triệu đồng. Qua đó cho thấy tình hình nợ q hạn đối với khách hàng doanh nghiệp có diễn biến xấu. Với những khó khăn của nền kinh tế trên thế giới và trong nước khách hàng doanh nghiệp luôn gặp trở ngại trong vấn đề sản xuất kinh doanh. Tình hình tỷ giá biến động trong những năm vừa qua, doanh nhiệp xuất nhập khẩu vay ngoại tệ để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh luôn phải chịu rủi ro cao về tỷ giá. Thị trường xuất khẩu luôn chịu rủi ro cao khi doanh nghiệp đối tác nước ngoài phải chịu ảnh hưởng rất lớn từ “cơn bão tài chính” nên tình hình trả nợ cho doanh nghiệp xuất khẩu có diễn biến xấu. Với những lí do trên đã làm cho nợ quá hạn của khách hàng doanh nghiệp tăng cao vào năm 2008.

Một phần của tài liệu luận văn tài chính phân tích tình hình hoạt động tín dụng tại ngân hàng tmcp á châu – chi nhánh kỳ hòa quận 10 tp.hcm (Trang 60 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)