3. Ý nghĩa khoa học, thực ti ễn và tính cấp thiết của đề tài:
4.3.2. Phân tích thị trường vàkh ản ăng tiêu thụ sản phẩm của dự án
Trong hơn 10 năm qua, kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam liên tục tăng trưởng vững chắc. Mặt hàng thủy sản Việt Nam đã có mặt trên khắp 146 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới, đặc biệt là ở các thị trường lớn như Nhật, Mỹ, EU. Nhiều doanh nghiệp của Việt Nam đã chứng tỏ được bản lĩnh trên thương trường quốc tế và vững vàng vượt qua các thử thách nhờ những nỗ lực Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
phát triển thị trường và đa dạng hoá sản phẩm, thực hiện các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm của thế giới.
Bộ Thủy sản, Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) và các doanh nghiệp đã tích cực triển khai nhiều hoạt động xúc tiến thương mại và đã thu được nhiều kết quả, trong đó phải kể đến các doanh nghiệp đã tăng cường mở rộng thị trường thông qua việc tham gia các hội chợ, triển lãm thủy sản quốc tế để quảng bá sản phẩm thủy sản Việt Nam, tạo cơ hội cho các doanh nghiệp tiếp cận thị trường thủy sản các nước.
Nhờ vậy, năm 2007 tổng sản lượng thủy sản đạt 4.149 nghìn tấn, đạt 109% kế hoạch năm và tăng 12% so với năm 2006. Trong đó, sản lượng khai thác tăng 3%, đạt 2.064 nghìn tấn; sản lượng nuôi trồng đạt 2.085 nghìn tấn, tăng 23%. Tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu thủy sản của năm 2007 đạt 3.752 triệu USD, bằng 104% kế hoạch và tăng 12% so với năm 2006.
Hình 3: LƯỢNG THỦY SẢN XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM QUA BA NĂM 2005 – 2007
Tỷ trọng nhập khẩu thủy sản từ Việt Nam của các thị trường lớn trên thế
giới được phân bố khá đồng đều: khối EU chiếm 25,7% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản của Việt Nam, tiếp đến là Nhật Bản chiếm 21,1%, Mỹ chiếm 20,4% và các thị trường nhập khẩu đáng kể khác như Hàn Quốc, Trung Quốc - Hồng Kơng, Ơxtrâylia, Đài Loan… đều tăng nhập từ Việt Nam trong năm vừa qua.
Sự phát triển và điều hoà giữa các thị trường đã tạo thế cân bằng, vững chắc hơn cho xuất khẩu thủy sản Việt Nam trong bối cảnh thị trường quốc tế luôn nảy Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
ở EU đều có nhiều thơng tin cho thấy giá thực phẩm thủy sản đã tăng đáng kể bởi giá thành sản xuất tăng và nguồn đánh bắt bị hạn chế, nhu cầu đối với nhập khẩu philê cá thịt trắng vẫn tiếp tục tăng, lệnh cấm nhập khẩu tôm từ Trung Quốc do Mỹ áp dụng đã khiến Trung Quốc giảm mạnh thị phần tại Mỹ.
Đây là những cơ hội tiềm tàng cho các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản của Việt Nam.
4.3.2.2. Đánh giá khả năng tiêu thụ sản phẩm của dự án, dự báo nhu cầu và diễn biến giá bán sản phẩm
a. Khả năng tiêu thụ sản phẩm của dự án
Công suất thiết kế của dự án mỗi ngày đạt 14 tấn thành phẩm/ngày.
Dự kiến doanh thu xuất khẩu năm đầu tiên của dự án đạt 25.152.000 USD. Trong đó tơm đạt 22.704.000 USD, mực fillet đạt 973.000 USD, bạch tuộc đạt 825.000 USD và mặt hàng thủy sản khác là 679.000 USD. Ngoài ra, phế liệu thu hồi năm đầu tiên đạt trên 1,7 tỷđồng.
b. Dự báo giá bán sản phẩm
Theo Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), năm 2008 giá xuất khẩu trung bình của tơm sẽ duy trì ở mức trên 9 -10 USD/kg. Giá xuất khẩu sản phẩm mực và bạch tuộc của nước ta có xu hướng tăng nhẹ. Mức
đơn giá mực và bạch tuộc trung bình đạt được cao nhất là trên thị trường EU (6 - 8USD/kg), tiếp đến là Nhật Bản, Hàn Quốc (4 - 5USD/kg). Năm 2007, giá trị
xuất khẩu tôm chiếm 41,25% kim ngạch xuất khẩu, mực đông lạnh chiếm 4,62% về kim ngạch, bạch tuộc đông lạnh chiếm 2,71% về kim ngạch. Theo đó, VASEP dự báo năm 2008 tơm đơng lạnh vẫn là nhóm hàng xuất khẩu đạt kim ngạch cao nhất; mực đông lạnh là mặt hàng thủy sản xuất khẩu có tốc độ tăng trưởng ổn
định nhất.
c. Dự báo nhu cầu thủy sản Việt Nam trên thị trường thế giới
Nhu cầu tiêu thụ thủy sản Việt Nam trên thị trường thế giới tăng mạnh trong năm 2007 và xu hướng này sẽ tiếp tục trong năm 2008. Ngành thủy sản toàn cầu sẽ có triển vọng tăng trưởng nhanh bởi người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến thủy sản là thực phẩm mang lại những lợi ích cho sức khỏe. Nhu cầu tiêu thụ thủy sản tại các thị trường lớn như EU, Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc… sẽ phụ
thuộc rất lớn vào sự tăng trưởng kinh tế, và nếu các nền kinh tế này tiếp tục tăng Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
trưởng như hiện nay thì nhu cầu đối với thủy sản năm 2008 sẽ rất lớn. Nhu cầu tăng sẽ kéo giá thủy sản tăng, giúp cho lợi nhuận của ngành thủy sản cũng sẽ gia tăng trong năm 2008. Những yếu tố này sẽ đem lại nhiều cơ hội phát triển cho các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu thủy sản của Việt Nam. Ngày càng nhiều doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đáp ứng được yêu cầu về chất lượng của các thị trường lớn như Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản, Nga, Ôxtrâylia... Đây là những điều kiện thuận lợi nhất để kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam năm 2008 đạt 4,1 tỷ tương đương với lượng xuất khẩu là hơn 1 triệu tấn thuỷ sản, tăng khoảng 11% về lượng và 12% về kim ngạch so với năm 2007. (Theo VASEP)
4.3.3. Đánh giá khả năng cung cấp nguyên liệu đầu vào của dự án
Trải qua hàng chục năm phát triển sản xuất, kinh doanh xuất khẩu thủy sản, hiện nay nguồn thủy sản ở nước ta được nuôi trồng, đánh bắt khá phong phú, đa dạng. Đồng thời việc áp dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến trong nuôi trồng đã cơ
bản bảo đảm những yêu cầu của sản phẩm thủy sản xuất khẩu. Đặc biệt trong sản xuất, nhiều chương trình sản xuất công nghiệp theo quy trình hiện đại của các nước Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Nga, các nước EU được ứng dụng. Đó là cơng nghệ GAQP để nuôi thả cá tra, cá ba sa, sử dụng các chế phẩm sinh học để
phòng, chống bệnh trong nuôi thả tôm cá, kỹ thuật làm sạch nhuyễn thể, kỹ thuật kiểm nghiệm kháng sinh. Việc ứng dụng các kỹ thuật mới trong nuôi tôm ổn
định, bền vững đã phát huy hiệu quả ở nhiều địa phương, trong đó có Bạc Liêu Theo đó, việc nuôi tôm được kiểm soát chặt chẽ từ khâu chọn giống nuôi thả, môi trường nước, thức ăn, thuốc chữa bệnh.
Giống là yếu tố quyết định đến khả năng cung cấp nguyên liệu đầu vào cho dự án. Trong năm 2007 vừa qua, các đơn vị sản xuất giống thủy sản trên cả nước
đã tích cực đầu tư vào hoạt động sản xuất giống, sản lượng giống sản xuất tăng
đáng kể so với năm 2006 và giữđược mức giá ổn định trong suốt cả năm. Cơng tác phịng bệnh, chữa bệnh, chống dịch, kiểm dịch tại các trại giống trước khi xuất bán được triển khai đều khắp trên cả nước (khoảng từ 75% - 85% lượng giống được kiểm dịch trước khi xuất bán). Vì vậy, khả năng đáp ứng giống cho các hộ dân và doanh nghiệp nuôi trồng thủy sản ở bạc Liêu là ổn định. Từ đó
đảm bảo cung cấp đủ nguồn nguyên liệu cho nhà máy sản xuất.
Nhu cầu nguyên liệu đầu vào năm đầu tiên là 5.049 tấn. Từ năm thứ năm trởđi, nhu cầu nguyên liệu đầu vào ở mức 6.311 tấn và sẽổn định do nhà náy đạt năng suất tối ưu.
Biến động về giá nguyên liệu đầu vào: do giá xăng dầu tăng, thức ăn thủy sản tăng nên chi phí sản xuất của hộ dân và doanh nghiệp nuôi trồng thủy sản tăng. Vì vậy, dự án ước tính tốc độ tăng giá nguyên liệu đầu vào cho nhà máy khoảng 4% mỗi năm. Điều này là phù hợp với ngành thủy sản.
Tóm lại, dự án chủđộng được nguồn nguyên liệu đầu vào tại địa phương.
4.3.4. Đánh giá, nhận xét các nội dung về phương diện kỹ thuật 4.3.4.1. Địa điểm xây dựng và hạ tầng cơ sở
- Nhà máy được xây dựng tại ấp Lung Sình, xã Định Thành, huyện Đông Hải, tỉnh Bạc Liêu. Đất để xây dựng nhà máy là đất được cấp quyền sử dụng đất, tồn bộ lơ đất có diện tích 2,7 ha.
- Hạ tầng giao thơng đường bộ và đường thủy đều thuận lợi, nhà máy được xây dựng trên xã Định Thành phía tây nằm bên Quốc lộ 1A, phía đơng giáp huyện Đầm Dơi (Cà Mau) bởi kênh xáng Cà Mau – Bạc Liêu. Dự án xây dựng hệ
thống bờ kè và cầu cảng với diện tích 110 m2 tạo thuận lợi cho việc thu mua nguyên liệu cũng như vận chuyển thành phẩm tiêu thụđường thủy.
- Nguồn nước nhà máy sử dụng cho hoạt động sản xuất là nguồn nước ngầm tại địa phương với 5 giếng khoang. Đồng thời, nhà máy còn trang bị hệ
thống hồ nước cấp 600 m3 theo tiêu chuẩn khơng có hóa chất gây hại.
- Ngồi ra, dự án cịn xây dựng trạm biến thế 2.000 KVA và máy phát điện dự phịng 2.000 KVA đảm bảo về mặt cơng suất điện năng cho nhà máy.
4.3.4.2. Quy mô sản xuất và sản phẩm của dự án
Công suất thiết kế của dự án là 14 tấn thành phẩm/ngày tương đương 5.040 tấn thành phẩm/năm.
Sản phẩm của dự án là tôm PTO, Nobashi, KLOS, nguyên con; tôm PD, PUD; mực fillet các loại; bạch tuộc và mặt hàng thủy sản khác.
Hình 4: SẢN PHẨM TƠM, MỰC VÀ BẠCH TUỘC XUẤT KHẨU
4.3.4.3. Công nghệ, thiết bị
Trong xuất khẩu thủy sản, một trong những thách thức lớn nhất đối với các doanh nghiệp là phải vượt qua rào cản kỹ thuật trong thương mại, đáp ứng các yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm của các thị trường nhập khẩu; đặc biệt là những thị trường cao cấp và khó tính như châu Âu, Hoa Kỳ, Nhật, Nga, Australia.
Vì vậy, cơng ty chủđộng thuê các đơn vị tư vấn có kinh nghiệm trong việc lựa chọn đầu tư trang thiết bị, quy trình sản xuất tiên tiến đảm bảo tiêu chuẩn HACCP, BRC. Bước đầu công ty đã ký hợp đồng mua một số máy móc thiết bị
với công ty Vietserve Technology Limited của Hồng Kông và công ty Grasso của Thái Lan. Theo đánh giá đây là các nhà cung cấp thiết bị chuyên sản xuất chế
biến thủy sản có uy tín.
Do đó, cơng nghệ thiết bị đáp ứng được năng suất hoạt động, đảm bảo tiêu chuẩn và chất lượng thành phẩm của nhà máy.
4.3.4.4. Về phương diện môi trường và PCCC
Vấn đề rác thải, nước thải và khí thải ở các nhà máy chế biến thủy sản là mối quan tâm hàng đầu của các cơ quan có liên quan như Sở Tài Nguyên Môi Trường, Sở Thủy Sản và những hộ dân sinh sống xung quanh khu vực nhà máy. Nếu khơng có biện pháp xử lý tốt, các tác nhân trên sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của con người và tác động trực tiếp đến môi trường.
Nhận thức được tầm quan trọng của việc xử lý tốt các chất thải nói trên, nhà máy trang bị các hệ thống xử lý:
- Về nước thải: nhà máy trang bị hệ thống hồ xử lý nước thải hoạt động với công suất 1.000 m3/ngày giải quyết được lượng nước thải trong quá trình chế
biến sản phẩm. Bên cạnh đó, nhà máy còn xây dựng hệ thống cấp thoát nước mưa và nước thải sinh hoạt vói diện tích 2.000 m2.
- Về khí thải: các chất khí phát sinh trong q trình sản xuất như CO2, SO2, NO2, mùi hôi tanh của nguyên liệu, khí thải từ động cơđược xử lý thơng qua hệ
thống xả khí khơng ngưng, hệ thống thơng gió và bơm cao áp vệ sinh nhà xưởng tránh tình trạng ô nhiễm khơng khí.
- Các chất thải rắn từ nguyên liệu sau khi chế biến sẽ được bán lại cho các cơ sở chế biến phế phẩm thủy sản. Rác thải sinh hoạt được thu gom lại và chuyển
đến nơi xử lý rác tập trung của nhà máy.
Về công tác PCCC: hệ thống PCCC được trang bị tốt, cán bộ, công nhân nhà máy được học tập về cách phòng cháy và xử lý tình huống khi có cháy nổ
xảy ra.
4.3.5. Đánh giá phương diện tổ chức, quản lý thực hiện dự án
Hình thức tổ chức của cơng ty là hình thức cơng ty TNHH hai thành viên trở lên.
Các thành viên sáng lập Công ty TNHH HL – SEAFOOD cũng là thành viên của Công ty TNHH Phương Nam hoạt động trong lĩnh vực chế biến thủy sản xuất khẩu. Vì vậy, Cơng ty TNHH HL - SEAFOOD có điều kiện thừa hưởng kinh nghiệm và đảm bảo khả năng tổ chức, quản lý để thực hiện dự án.
Nhân sự của nhà máy được thông qua tuyển, trình độ, kinh nghiệm và năng lực làm việc phù hợp với từng công việc cụ thể.
4.3.6. Thẩm định vốn đầu tư và tính khả thi của phương án nguồn vốn
Việc thẩm định tổng vốn đầu tư là cơ sở rất quan trọng để tính tốn hiệu quả tài chính và dự kiến khả năng trả nợ của dự án. Vốn đầu tư ban đầu Tổng vốn đầu tư của dự án là 86.706.106.000 đồng, trong đó: - Vốn tự có là 24.848.000.000 đồng, chiếm 28,66% tổng vốn đầu tư dự án. - Vốn vay là 61.858.106.000 đồng, chiếm 71,34% tổng vốn đầu tư dự án. Lãi suất vay dài hạn VND đối với dự án đầu tư xây dựng nhà máy chế biến thủy sản HL - SEAFOOD: 1,35%/tháng (16,2%/năm).
Bảng 3: CÁC KHOẢN MỤC ĐẦU TƯ BAN ĐẦU CỦA DỰ ÁN Đơn vị tính: 1.000 đồng Đơn vị tính: 1.000 đồng KHOẢN MỤC SỐ TIỀN 1. Đầu tư nhà xưởng 26.811.000 2. Đầu tư thiết bị 51.570.880 3. Chi phí thiết kế khác 4.195.364 4. Chi phí dự phịng (5% x (1+2+3)) 4.128.862 Tổng cộng 86.706.106 (Nguồn: Kết quả tính tốn từ dữ liệu dự án) (Chi tiết từng khoản mục tại Phụ lục – Bảng 1, 2, 3 )
Vốn lưu động khi dự án đi vào hoạt động
Tính tốn nhu cầu vốn lưu động cần thiết ban đầu để đảm bảo hoạt
động của dự án. Dự kiến mỗi ngày công suất hoạt động của nhà máy là 14 tấn thành phẩm/ngày. Theo kết quả tính tốn tổng chi phí của dự án (bảng 7), nhu cầu vốn lưu động năm đầu tiên khoảng 368.975.758 nghìn đồng, vòng quay vốn lưu động là 6 vòng/năm, thời gian vay trung bình khoảng 6 tháng. Để đảm bảo vốn lưu động cần cho hoạt động của nhà máy, cơng ty có thể vay ngắn hạn tại BIDV Sóc Trăng để bổ sung nguồn vốn này.
Lãi suất cho vay ngắn hạn bổ sung nhu cầu vốn lưu động BIDV Sóc Trăng áp dụng cho dự án này là 1%/tháng.
4.3.7. Đánh giá hiệu quả về mặt tài chính của dự án 4.3.7.1. Các căn cứ tính tốn
Loại tiền tệ và lãi suất
- Loại tiền tệ: VND, USD. Tỷ giá USD/VND căn cứ tại thời điểm thẩm định là 16.000.
- Lãi suất vay dài hạn VND: 1,35%/tháng (16,2%/năm). - Lãi suất vay ngắn hạn: VND: 1,1%/tháng (13,2%/năm). - Lãi suất chiết khấu
Bảng 4: LÃI SUẤT CHIẾT KHẤU CỦA DỰ ÁN NGUỒN NGUỒN VỐN LƯỢNG TIỀN (Ci) (1.000 ĐỒNG) LÃI SUẤT (Ri) (%) TIỀN LÃI (Ci*Ri) (1.000 ĐỒNG) Vốn tự có 24.848.000 11,76 2.922.125 Vốn vay 61.858.106 16,20 10.021.013 Tổng cộng 86.706.106 12.943.138
(Nguồn: Phịng Tín dụng – BIDV Sóc Trăng)
Σ Ci*ri 12.943.138
r = = = 14,9%
Σ Ci 86.706.106
Tỷ lệ khấu hao:
- Khấu hao nhà xưởng: 10% năm (thời gian khấu hao 10 năm). - Khấu hao máy móc thiết bị: 8,3% năm (thời gian khấu hao 12 năm). - Chi phí bảo trì năm đầu: 3% giá trị còn lại tài sản cố định, tốc độ
tăng chi phí bảo trì các năm sau: 5% so với năm trước.