THẨM ĐỊNH ĐÁNH GIÁ CÔNG TY TNHH HL – SEAFOOD

Một phần của tài liệu thẩm định dự trên phương diện tài chính dự án đầu tư xây dựng nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu hl - seafood tại bidv sóc trăng (Trang 44)

3. Ý nghĩa khoa học, thực ti ễn và tính cấp thiết của đề tài:

4.2. THẨM ĐỊNH ĐÁNH GIÁ CÔNG TY TNHH HL – SEAFOOD

4.2.1. Năng lc pháp lý ca khách hàng

- Tên Công ty: Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn HL - SEAFOOD - Tên giao dịch: Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn HL - SEAFOOD. - Địa chỉ trụ sở chính: ấp Lung Sình, xã Định Thành, huyện Đơng Hải, tỉnh Bạc Liêu.

- Chứng nhận đăng ký kinh doanh số: 6002000118 do Sở Kế Hoạch

Đầu Tư Tỉnh Bạc Liêu cấp ngày 18/10/2007. 4.2.2. Ngành ngh sn xut kinh doanh ca khách hàng - Chế biến và bán buôn nông, thủy, hải sản xuất khẩu; - Nuôi trồng thủy sản; - Dịch vụ vận tải lạnh. 4.2.3. Năng lc tài chính, tình hình hot động ca khách hàng

Cơng ty TNHH HL – SEAFOOD là công ty mới thành lập với nguồn vốn điều lệ của công ty là 24.848.800.000 đồng.

Bng 2: THÀNH VIÊN GĨP VN CƠNG TY TNHH HL - SEAFOOD TÊN THÀNH VIÊN TÊN THÀNH VIÊN GIÁ TR(1.000 ĐỒNG) TL(%) NƠI ĐĂNG KÝ H KHU THƯỜNG TRÚ, ĐỊA CHTR S

Cty TNHH Phương Nam 14.908.800 60 Km 2127, Quốc Lộ 1A, P7, TP Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng Lâm Ngọc Khuân 7.454.400 30 Số 32 Nguyễn Văn Cừ, P1 TP

Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng Lâm Ngọc Khoa 2.484.800 10 Số 32 Nguyễn Văn Cừ, P1 TP

Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng

(Nguồn: Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của Công ty TNHH HL – SEAFOOD)

Về tư cách, năng lực của thành viên góp vốn:

- Cơng ty TNHH Phương Nam được thành lập năm 1997 do ông Lâm Ngọc Khuân và 3 thành viên khác sáng lập. Cơng ty đã có hơn 10 năm hoạt động trong lĩnh vực chế biến và xuất khẩu thủy hải sản ở tỉnh Sóc Trăng và có nhiều năm quan hệ với Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh tỉnh Sóc Trăng. Số vốn vay lớn nhất của cơng ty là 60.120.000 nghìn đồng vào năm 2001 để xây dựng thêm một nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu tại trụ sở của công ty ở Km 2127 Quốc lộ 1A phường 7 thị xã Sóc Trăng. Thời gian trả nợ vay của công ty luôn đúng hạn trả nợ. Theo hồ sơ khách hàng tại Phịng Tín Dụng thì cơng ty

được đánh giá là khách hàng loại A. Hiện tại cơng ty khơng có dư nợ tại BIDV Sóc Trăng.

Doanh thu năm 2007 của cơng ty là 1.529.165.832 nghìn đồng tốc độ

tăng trưởng doanh thu của công ty 03 năm gần đây nhất là khoảng 40%/năm. Lợi nhuận năm 2007 đạt 44.717.456 nghìn đồng.

Công ty đã xuất khẩu sang các thị trường Hoa Kỳ (45%); Nhật Bản (40%); Châu Âu (5%); Hồng Kông, Hàn Quốc, Trung Quốc, Thụy Sĩ (10%) và

đạt được các tiêu chuẩn chất lượng HACCP, BRC, ISO 9001:2000.

Cuối năm 2007 Hội đồng Thành viên Công ty quyết định góp vốn thành lập Cơng ty Trách nhiệm hữu hạn HL – SEAFOOD.

- Thành viên Lâm Ngọc Khuân hiện tại là Chủ tịch Hội đồng Thành viên kiêm Giám đốc Công ty TNHH Phương Nam đã có hơn 10 năm kinh doanh trong lĩnh vực chế biến thủy sản.

- Thành viên Lâm Ngọc Khoa làm việc tại công ty được 3 năm và có năng lực trong bộ phận kinh doanh của công ty.

4.2.4. Công n và quan h vi các Ngân hàng

Hiện tại Công ty mới được thành lập và khơng có dư nợ tại Ngân hàng.

4.2.5. Đánh giá chung, nhn xét, kết lun v chủđầu tư

Với cơ cấu thành viên góp vốn như trên là tiền đề thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh cho Công ty TNHH HL – SEAFOOD. Công ty được thừa hưởng những kinh nghiệm quản lý hoạt động sản xuất, đảm bảo chất lượng sản phẩm, thừa hưởng các kênh phân phối tiêu thụ sản phẩm xuất khẩu sang các thị

trường thế giới từ Cơng ty TNHH Phương Nam. Ngồi ra vị trí nhà máy đặt tại khu vực có tiềm năng thủy sản của tỉnh Bạc Liêu đáp ứng nguồn nguyên liệu đầu vào với chi phí vận chuyển thấp đáp ứng cho công suất hoạt động ổn định của nhà máy sau này.

4.3. THM ĐỊNH D ÁN ĐẦU TƯ XÂY DNG NHÀ MÁY CH BIN THY SN XUT KHU HL – SEAFOOD

4.3.1. Đánh giá sơ b theo các ni dung chính ca d án 4.3.1.1. Mc tiêu ca d án đầu tư

- Xây dựng một nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu với cơng nghệ hiện

đại, quy trình sản xuất nghiêm ngặt đảm bảo chất lượng thành phẩm đầu ra (tôm PTO, Nobashi, KLOS, nguyên con; tôm PD, PUD; mực fillet các loại; bạch tuộc)

đạt tiêu chuẩn xuất khẩu,

- Tận dụng nguồn nguyên liệu tại chỗ với chi phí vận chuyển thấp, thời gian vận chuyển nhanh,

- Dự án Nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu HL – SEAFOOD thúc đẩy phát triển nghề nuôi trồng thủy sản ởđịa phương, tạo thêm việc làm và thu nhập cho người lao động,

- Đóng góp vào ngân sách nhà nước, góp phần tăng kim nghạch xuất khẩu, thu ngoại tệ về cho quốc gia.

4.3.1.2. S cn thiết đầu tư vào d án

Xuất khẩu thủy sản của Việt Nam nhất là mặt hàng tôm năm 2007 đạt tăng trưởng cao nhất. Thị trường nhập khẩu chính hiện nay là Nhật, Hoa Kỳ, Hàn Quốc, EU, Úc. Bên cạnh đó, mực và bạch tuộc đông lạnh là mặt hàng thủy sản xuất khẩu có tốc độ tăng trưởng ổn định. EU là thị trường xuất khẩu mực đông lạnh lớn nhất của Việt Nam, kế đến là các thị trường khác như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan. Nhu cầu tiêu dùng thủy sản thế giới đang tăng về cả lượng và chất lượng. Ngày càng nhiều doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đáp

ứng được yêu cầu về chất lượng của các thị trường lớn, việc xây dựng nhà máy với trang thiết bị hiện đại, quy trình sản xuất được kiểm sốt nghiêm ngặt đã đảm bảo được hàng hoá đầu ra đáp ứng nhu cầu tiêu thụ càng tăng, chất lượng tốt hạn chếđược những rủi ro về rào cản kỹ thuật ngày càng cao từ các nước nhập khẩu.

Là một tỉnh có diện tích đất ni trồng thủy sản lớn thứ hai trong cả nước (sau tỉnh Cà Mau), Bạc Liêu có tổng diện tích đất ni trồng thủy sản đến cuối năm 2007 lên đến gần 120.000 ha. Trong khi đó tồn tỉnh Bạc Liêu có 12 nhà máy chế biến thủy sản. Tổng sản lượng nuôi trồng và đánh bắt thủy sản năm 2007 đạt hơn 207.490 tấn, tăng gần 15% so với cùng kỳ, sản lượng tơm gần 76.000 tấn. Ngồi ra, Bạc Liêu cịn có bờ biển dài 56km, hơn 1.100 phương tiện

đánh bắt thủy sản ngồi khơi.

Vì vậy, trước tiềm năng thủy hải sản dồi dào đó và nhu cầu cần thiết phải có

đủ nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu, công ty TNHH HL - SEAFOOD quyết định đầu tư xây dựng nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu HL - SEAFOOD tại xã Định Thành, huyện Đơng Hải, tỉnh Bạc Liêu. Vị trí nhà máy nằm tại vùng nuôi tôm lớn của tỉnh Bạc Liêu nên nguồn nguyên liệu đầu vào rất thuận tiện với chi phí vận chuyển thấp, tạo động lực đẩy mạnh cho nghề nuôi trồng, đánh bắt thủy sản, tạo nhiều việc làm cho người dân địa phương với thu nhập ổn định góp phần nâng cao đời sống người dân, đóng góp ngân sách cho địa phương, tăng kim ngạch xuất khẩu cho nền kinh tế. Ngoài mặt hàng truyền thống là tôm, nhà máy sản xuất mặt hàng mực và bạch tuộc góp phần đa dạng hố sản phẩm, tận dụng được nguồn tài nguyên biển sẵn có tại địa phương.

4.3.1.3. Quy mô đầu tư

- Nhà máy được xây dựng trên diện tích đất 2,7 ha tại ấp Lung Sình, xã

Định Thành, huyện Đơng Hải, tỉnh Bạc Liêu.

- Nội dung đầu tư: xây dựng mới hoàn toàn nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu bao gồm:

+ Nhà xưởng sản xuất, xưởng cơ khí, hệ thống kho, văn phòng, nhà

ăn,

+ Sân đường nội bộ, tường rào, bờ kè, cầu cảng, + Hệ thống cấp nước và hệ thống xử lý nước thải, + Trạm biến thế, hệ thống máy phát điện,

+ Cây xanh, cây kiểng.

- Công suất của dự án là 14 tấn thành phẩm/ngày.

4.3.1.4. Quy mô vn đầu tư

Tổng vốn đầu tư của dự án là 86.706.106.000 đồng, trong đó: - Vốn tự có là: 24.848.000.000 đồng.

- Vốn vay là: 62.027.323.000 đồng (100% vốn vay là vay Ngân hàng

Đầu tư và Phát triển Sóc Trăng).

Cơ cấu vốn đầu tư của dự án bao gồm:

- Chi phí về xây lắp, xây dựng cơng trình,

- Chi phí mua sắm trang thiết bị, dây chuyền sản xuất, - Chi phí thiết kế khác,

- Chi phí dự phịng.

4.3.2. Phân tích th trường và kh năng tiêu th sn phm ca d án 4.3.2.1. Tng quan v th trường xut khu thy sn ca Vit Nam 4.3.2.1. Tng quan v th trường xut khu thy sn ca Vit Nam

Trong hơn 10 năm qua, kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam liên tục tăng trưởng vững chắc. Mặt hàng thủy sản Việt Nam đã có mặt trên khắp 146 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới, đặc biệt là ở các thị trường lớn như Nhật, Mỹ, EU. Nhiều doanh nghiệp của Việt Nam đã chứng tỏ được bản lĩnh trên thương trường quốc tế và vững vàng vượt qua các thử thách nhờ những nỗ lực Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

phát triển thị trường và đa dạng hoá sản phẩm, thực hiện các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm của thế giới.

Bộ Thủy sản, Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) và các doanh nghiệp đã tích cực triển khai nhiều hoạt động xúc tiến thương mại và đã thu được nhiều kết quả, trong đó phải kể đến các doanh nghiệp đã tăng cường mở rộng thị trường thông qua việc tham gia các hội chợ, triển lãm thủy sản quốc tế để quảng bá sản phẩm thủy sản Việt Nam, tạo cơ hội cho các doanh nghiệp tiếp cận thị trường thủy sản các nước.

Nhờ vậy, năm 2007 tổng sản lượng thủy sản đạt 4.149 nghìn tấn, đạt 109% kế hoạch năm và tăng 12% so với năm 2006. Trong đó, sản lượng khai thác tăng 3%, đạt 2.064 nghìn tấn; sản lượng nuôi trồng đạt 2.085 nghìn tấn, tăng 23%. Tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu thủy sản của năm 2007 đạt 3.752 triệu USD, bằng 104% kế hoạch và tăng 12% so với năm 2006.

Hình 3: LƯỢNG THY SN XUT KHU CA VIT NAM QUA BA NĂM 2005 – 2007

Tỷ trọng nhập khẩu thủy sản từ Việt Nam của các thị trường lớn trên thế

giới được phân bố khá đồng đều: khối EU chiếm 25,7% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản của Việt Nam, tiếp đến là Nhật Bản chiếm 21,1%, Mỹ chiếm 20,4% và các thị trường nhập khẩu đáng kể khác như Hàn Quốc, Trung Quốc - Hồng Kơng, Ơxtrâylia, Đài Loan… đều tăng nhập từ Việt Nam trong năm vừa qua.

Sự phát triển và điều hoà giữa các thị trường đã tạo thế cân bằng, vững chắc hơn cho xuất khẩu thủy sản Việt Nam trong bối cảnh thị trường quốc tế luôn nảy Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

ở EU đều có nhiều thơng tin cho thấy giá thực phẩm thủy sản đã tăng đáng kể bởi giá thành sản xuất tăng và nguồn đánh bắt bị hạn chế, nhu cầu đối với nhập khẩu philê cá thịt trắng vẫn tiếp tục tăng, lệnh cấm nhập khẩu tôm từ Trung Quốc do Mỹ áp dụng đã khiến Trung Quốc giảm mạnh thị phần tại Mỹ.

Đây là những cơ hội tiềm tàng cho các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản của Việt Nam.

4.3.2.2. Đánh giá kh năng tiêu th sn phm ca d án, d báo nhu cu và din biến giá bán sn phm

a. Kh năng tiêu th sn phm ca d án

Công suất thiết kế của dự án mỗi ngày đạt 14 tấn thành phẩm/ngày.

Dự kiến doanh thu xuất khẩu năm đầu tiên của dự án đạt 25.152.000 USD. Trong đó tơm đạt 22.704.000 USD, mực fillet đạt 973.000 USD, bạch tuộc đạt 825.000 USD và mặt hàng thủy sản khác là 679.000 USD. Ngoài ra, phế liệu thu hồi năm đầu tiên đạt trên 1,7 tỷđồng.

b. D báo giá bán sn phm

Theo Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), năm 2008 giá xuất khẩu trung bình của tơm sẽ duy trì ở mức trên 9 -10 USD/kg. Giá xuất khẩu sản phẩm mực và bạch tuộc của nước ta có xu hướng tăng nhẹ. Mức

đơn giá mực và bạch tuộc trung bình đạt được cao nhất là trên thị trường EU (6 - 8USD/kg), tiếp đến là Nhật Bản, Hàn Quốc (4 - 5USD/kg). Năm 2007, giá trị

xuất khẩu tôm chiếm 41,25% kim ngạch xuất khẩu, mực đông lạnh chiếm 4,62% về kim ngạch, bạch tuộc đông lạnh chiếm 2,71% về kim ngạch. Theo đó, VASEP dự báo năm 2008 tơm đơng lạnh vẫn là nhóm hàng xuất khẩu đạt kim ngạch cao nhất; mực đông lạnh là mặt hàng thủy sản xuất khẩu có tốc độ tăng trưởng ổn

định nhất.

c. D báo nhu cu thy sn Vit Nam trên th trường thế gii

Nhu cầu tiêu thụ thủy sản Việt Nam trên thị trường thế giới tăng mạnh trong năm 2007 và xu hướng này sẽ tiếp tục trong năm 2008. Ngành thủy sản toàn cầu sẽ có triển vọng tăng trưởng nhanh bởi người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến thủy sản là thực phẩm mang lại những lợi ích cho sức khỏe. Nhu cầu tiêu thụ thủy sản tại các thị trường lớn như EU, Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc… sẽ phụ

thuộc rất lớn vào sự tăng trưởng kinh tế, và nếu các nền kinh tế này tiếp tục tăng Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

trưởng như hiện nay thì nhu cầu đối với thủy sản năm 2008 sẽ rất lớn. Nhu cầu tăng sẽ kéo giá thủy sản tăng, giúp cho lợi nhuận của ngành thủy sản cũng sẽ gia tăng trong năm 2008. Những yếu tố này sẽ đem lại nhiều cơ hội phát triển cho các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu thủy sản của Việt Nam. Ngày càng nhiều doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đáp ứng được yêu cầu về chất lượng của các thị trường lớn như Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản, Nga, Ôxtrâylia... Đây là những điều kiện thuận lợi nhất để kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam năm 2008 đạt 4,1 tỷ tương đương với lượng xuất khẩu là hơn 1 triệu tấn thuỷ sản, tăng khoảng 11% về lượng và 12% về kim ngạch so với năm 2007. (Theo VASEP)

4.3.3. Đánh giá kh năng cung cp nguyên liu đầu vào ca d án

Trải qua hàng chục năm phát triển sản xuất, kinh doanh xuất khẩu thủy sản, hiện nay nguồn thủy sản ở nước ta được nuôi trồng, đánh bắt khá phong phú, đa dạng. Đồng thời việc áp dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến trong nuôi trồng đã cơ

bản bảo đảm những yêu cầu của sản phẩm thủy sản xuất khẩu. Đặc biệt trong sản xuất, nhiều chương trình sản xuất công nghiệp theo quy trình hiện đại của các nước Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Nga, các nước EU được ứng dụng. Đó là cơng nghệ GAQP để nuôi thả cá tra, cá ba sa, sử dụng các chế phẩm sinh học để

phòng, chống bệnh trong nuôi thả tôm cá, kỹ thuật làm sạch nhuyễn thể, kỹ thuật kiểm nghiệm kháng sinh. Việc ứng dụng các kỹ thuật mới trong nuôi tôm ổn

định, bền vững đã phát huy hiệu quả ở nhiều địa phương, trong đó có Bạc Liêu Theo đó, việc nuôi tôm được kiểm soát chặt chẽ từ khâu chọn giống nuôi thả, môi trường nước, thức ăn, thuốc chữa bệnh.

Giống là yếu tố quyết định đến khả năng cung cấp nguyên liệu đầu vào cho dự án. Trong năm 2007 vừa qua, các đơn vị sản xuất giống thủy sản trên cả nước

đã tích cực đầu tư vào hoạt động sản xuất giống, sản lượng giống sản xuất tăng

đáng kể so với năm 2006 và giữđược mức giá ổn định trong suốt cả năm. Cơng

Một phần của tài liệu thẩm định dự trên phương diện tài chính dự án đầu tư xây dựng nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu hl - seafood tại bidv sóc trăng (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)