Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu luận văn tốt nghiệp phân tích ảnh hưởng của sựbiến động lãi suất đến hoạt động kinh doanh của agribank an minh - kiên giang (Trang 27)

Chương 2 : PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu

Các số liệu dùng để phân tích trong đề tài được thu thập từ bảng báo cáo kết quả kinh doanh, biểu lãi suất, bảng cân đối kế toán của ngân hàng qua 3 năm 2008 – 2010, các văn bản pháp quy, định hướng phát triển của NHNo&PTNT chi nhánh huyện An Minh tỉnh Kiên Giang. Ngồi ra, cịn xem các thơng tin trên tạp chí ngân hàng, tạp chí tiền tệ và sách báo có liên quan đến đề tài phân tích. Bên cạnh đó, cịn tham khảo ý kiến cũng như kinh nghiệm của những cán bộ trong ngân hàng về các hoạt động của ngân hàng,..

2.2.2. Phương pháp phân tích số liệu

Các phương pháp chủ yếu được dùng trong đề tài là:

+ Phương pháp thống kê tổng hợp số liệu qua 3 năm: phân tích, đánh giá

các số liệu thứ cấp thu được từ các bảng báo cáo hàng năm của ngân hàng và qua các sách báo, tạp chí. Internet…..

+ Phương pháp so sánh số tuyệt đối, số tương đối:

Phương pháp so sánh số tuyệt đối: là kết quả của phép trừ giữa trị số của

y = y1 – y0 Trong đó: y0 : chỉ tiêu năm trước

y1 : chỉ tiêu năm sau

y : là phần chênh lệch tăng, giảm của các chỉ tiêu kinh tế Phương pháp này sử dụng để so sánh số liệu năm tính với số liệu năm trước của các chỉ tiêu xem có biến động khơng và tìm ra ngun nhân biến động của các chỉ tiêu kinh tế, từ đó đề ra biện pháp khắc phục.

Phương pháp so sánh bằng số tương đối: là kết quả của phép chia giữa trị

số của kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế.

y =

Trong đó: y0 : chỉ tiêu năm trước y1 : chỉ tiêu năm sau

y : biểu hiện tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu kinh tế Phương pháp này dùng để làm rỏ tình hình biến động của mức độ của các chỉ tiêu kinh tế trong thời gian nào đó. So sánh tốc độ tăng trưởng của chỉ tiêu giữa các năm và so sánh tốc độ tăng trưởng giữa các chỉ tiêu. Từ đó tìm ra nguyên nhân và biện pháp khắc phục.

+ Phương pháp sử dụng mơ hình định giá lại trong đo lường rủi ro lãi suất:

Mơ hình này yêu cầu nhà quản lý ngân hàng phải tiến hành phân tích kỳ hạn, định giá lại các cơ hội gắn với những tài sản sinh lợi của ngân hàng, những khoản tiền gửi cũng như với những khoản vốn vay trên thị trường. Nếu nhà quản lý cảm thấy rằng mức rủi ro của ngân hàng là quá lớn thì họ sẽ phải thực hiện một số điều chỉnh sao cho giá trị của các tài sản nhạy cảm lãi suất trở nên phù hợp tới mức tối đa với giá trị vốn tiền gửi và vốn nhạy cảm lãi suất.

y1

y0

CHƯƠNG 3

GIỚI THIỆU VỀ NHNo&PTNT VIỆT NAM CHI NHÁNH HUYỆN AN MINH TỈNH KIÊN GIANG 3.1. SƠ LƯỢC VỀ TÌNH HÌNH KINH TẾ CỦA HUYỆN AN MINH

3.1.1. Về vị trí địa lý

An Minh là huyện vùng sâu nằm trong vùng bán đảo Cà Mau thuộc tỉnh Kiên Giang. Phía Bắc giáp huyện An Biên, Đông giáp huyện Vĩnh Thuận, Tây giáp huyện U Minh – tỉnh Cà Mau, Nam giáp biển, với diện tích tự nhiên 71.049 ha, trong đó sản xuất nơng nghiệp là 45.265 ha, sản xuất lâm nghiệp là 13.083 ha, có bờ biển dài 42 km với tổng dân số là 124.000 người gồm 25.000 hộ dân cư sống phân tán theo 10 xã và một thị trấn. Là huyện chủ yếu sản xuất nơng - lâm nghiệp hiện có khoảng trên 90% dân sống nhờ vào sản xuất Nông – Lâm – Ngư nghiệp, tiềm năng của huyện rất lớn nhưng hiện tại khả năng khai thác còn ở mức thấp.

3.1.2. Điều kiện kinh tế năm 2010

Trong những năm vừa qua huyện có những điều kiện thuận lợi vừa đứng trước những khó khăn, những cán bộ và nhân dân trong huyện có nhiều cố gắng và nổ lực phấn đấu để khắc phục những khó khăn, quyết tâm thực hiện kế hoạch năm 2010 đạt được những kết quả cơ bản sau: tổng sản phẩm GDP trên địa bàn tăng 16,47% so với năm 2009. GDP bình quân đầu người là 16,492 triệu đồng tăng 31,54% so với năm 2009, nông lâm, thủy sản chiếm 73,95%; công nghiệp xây dựng chiếm 9,15% , dịch vụ, thương mại chiếm 16,9%. Nhìn chung khơng thay đổi lớn so với năm 2009.

- Diện tích ni trồng thủy sản cả năm là 70.689 ha, đạt 107,83% kế hoạch, tăng 20,17% diện tích so với cùng kỳ; trong đó diện tích ni tơm 37.373 ha, đạt 103,67% kế hoạch. Ước tổng sản lượng thủy, hải sản 31.224 tấn, đạt 102,1% kế hoạch; trong đó, sản lượng nuôi trồng đạt 102,7% kế hoạch; khai thác đạt 100,6% kế hoạch;

- Tổng sản lượng lương thực (lúa) cả năm là 126.437 tấn, đạt 88% kế hoạch năm và 100,8% Nghị quyết huyện ủy, tăng 6,9% so với cùng kỳ năm trước; lương thực bình quân đầu người đạt 1.087 kg/năm;

- Giá trị sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp ước đạt 128,608 tỷ đồng, bằng 102,89% kế hoạch, tăng 21,2%; tổng mức bán lẻ hàng hóa - dịch vụ 1.423,83 tỷ đồng, bằng 109,5% kế hoạch, tăng 29,6% so với năm 2009;

- Xây dựng hoàn thành 46 km lộ giao thông nông thôn bằng bê tông, đạt 230% kế hoạch;

- Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn (đến ngày 08/12) là 42,866 tỷ đồng, đạt 136% kế hoạch năm, tăng 52,68% so với thực hiện năm 2009; tổng chi ngân sách 156,892 tỷ đồng, bằng 107,56% dự toán kế hoạch năm, tăng 14,57% so với thực hiện năm 2009.

3.1.3. Dự kiến các chỉ tiêu chủ yếu năm 2011

- Tổng sản phăm quốc nội (GDP) tăng trưởng 12,96% so với năm 2010. Trong đó, giá trị tăng thêm ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản 12,26%; công nghiệp, xây dựng tăng 10,52%; ngành dịch vụ tăng 18,46%.

- GDP theo giá hiện hành dự kiến đạt 2.179,811 tỷ đồng; GDP bình quân đầu người là 18,521 triệu đồng (tương đương 903 USD).

- Cơ cấu kinh tế: nông – lâm – ngư nghiệp (73,07%); công nghiệp – xây dựng (9,16%) và dịch vụ - thương mại (17,77%).

- Giá trị sản xuất: nông, lâm nghiệp và thủy sản là 1.505,153 tỷ đồng; công nghiệp – TTCN là 150 tỷ đồng và tổng mức bán lẻ hàng hóa - dịch vụ là 1.799,85 tỷ đồng.

- Tổng diện tích sản xuất lúa cả năm là 31.640 ha, tổng sản lượng lúa cả năm là 106.407 tấn.

- Tổng thu ngân sách trên địa bàn là 47,55 tỷ đồng. - Tổng chi ngân sách trên địa bàn dự kiến là 173 tỷ đồng.

3.2. KHÁI QUÁT NHNo&PTNT VIỆT NAM 3.2.1. NHNo&PTNT Việt Nam 3.2.1. NHNo&PTNT Việt Nam

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam ra đời theo nghị định số 53 HĐBT ngày 26/02/1988 của Hội Đồng Bộ Trưởng về thành lập Ngân hàng chuyên doanh và có tên là Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam. Đến năm 1990 cùng với sự đổi mới nền kinh tế đất nước, Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam đổi tên là Ngân hàng Việt Nam theo quyết định số 400/CP ra ngày 14/11/1990 của Chủ Tịch Hội Đồng Bộ Trưởng (nay là Chính

Phủ) và quyết định số 603/NH-QĐ ngày 22/12/1990 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Tới năm 1996 đổi tên là Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam theo quyết định số 280 QĐ-HN5 ngày 15/10 /1996 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam đã và đang là Ngân hàng thương mại quốc doanh không chỉ giữ vai trò chủ đạo và chủ lực trong đầu tư vốn phát triển trong kinh tế nông nghiệp, nơng thơn mà cịn đóng vai trị quan trọng trong việc thúc đẩy mọi lĩnh vực khác của nền kinh tế.

3.2.2. NHNo&PTNT Việt Nam tỉnh Kiên Giang

NHNo&PTNT Việt Nam tỉnh Kiên Giang là chi nhánh của NHNo&PTNT Việt Nam. Tổ chức tiền thân là Ngân hàng Nông nghiệp tỉnh Kiên Giang, được thành lập ngày 18/05/1988 theo quyết định số 31/NH-QĐ của Tổng giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam trên cơ sở kế thừa đội ngũ nhân viên của Ngân hàng Nhà nước tỉnh Kiên Giang và Ngân hàng Đầu tư Xây dựng Kiên Giang.

Đến năm 1990, chi nhánh Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp tỉnh Kiên Giang được đổi thành Ngân hàng Nông nghiệp chi nhánh tỉnh Kiên Giang, theo quyết định sô 603/NH-QĐ ngày 22/12/1990 của Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam và đến nay là chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Kiên Giang.

NHNo&PTNT tỉnh Kiên Giang hoạt động theo quy chế tổ chức, kinh doanh do Chủ tịch hội đồng quản trị NHNo&PTNT Việt Nam ban hành.

3.2.3. NHNo&PTNT Việt Nam chi nhánh An Minh - Kiên Giang 3.2.3.1 Quá trình hình thành và phát triển

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh huyện An Minh được tách ra từ ngân hàng nhà nước huyện An Biên (tách huyện An Biên ra thành hai huyện An Biên và An Minh) năm 1990 tiếp quản toàn bộ tài sản con người từ ngân hàng nhà nước huyện An Biên, có vị trí đặt tại trung tâm thị trấn thứ 11 huyện An Minh là một trong 11 chi nhánh trực thuộc trực tiếp vào NHNo&PTNT tỉnh Kiên Giang.

Từ khi được tách ra thành chi nhánh của ngân hàng thương mại quốc doanh với chức năng chủ yếu là huy động vốn và cho vay vốn và làm các dịch vụ ngân

một cấp sang ngân hàng thương mại, nhờ sự đổi mới phát triển kinh tế liên tục trong những năm qua của đất nước nói chung và của tỉnh Kiên Giang nói riêng hoạt động của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nơng thơn huyện An Minh đã có những bước tiến đáng kể.

Trong những năm qua, nguồn vốn huy động và doanh số cho vay của Ngân hàng đều tăng liên tục trong nhiều năm, kinh doanh đã dần khắc phục được tình trạng thua lỗ và hiện nay đã có lãi. Những khoản tín dụng Ngân hàng cung cấp cho nông dân chủ yếu là để mua phân bón, thuốc trừ sâu, giống mới, mua máy móc thiết bị, thủy lợi, chăn nuôi, công cụ phục vụ sản xuất nông nghiệp nhằm thực hiện mục tiêu thâm canh tăng vụ, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, nâng cao sản lượng, chất lượng sản phẩm…

Có thể nói trong tiến trình phát triển của đất nước, trong công cuộc cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước thì vai trị của NHNo&PTNT Việt Nam đóng vai trị rất quan trọng và cần thiết. Vai trò của NHNo&PTNT Việt Nam chi nhánh huyện An Minh tỉnh Kiên Giang cũng rất quan trọng trong tình hình kinh tế hiện nay của huyện, trong quá trình tồn tại và phát triển của nó đã trở thành người bạn đồng hành và đáng tin cậy không thể thiếu được của nông dân huyện An Minh.

3.2.3.2. Cơ cấu tổ chức và chức năng các phòng ban a) Cơ cấu tổ chức

Với số lượng cán bộ công nhân viên là 22 người trong đó nữ chiếm 40,1%, cán bộ cơng nhân viên có trình độ Đại học là 6 người, trung cấp 10 người và khác là 6 người. Với tinh thần trách nhiệm cao lòng sai mê nghề nghiệp, cán bộ công nhân viên NHNo&PTNT Việt Nam huyện An Minh tỉnh Kiên Giang ln hồn thành tốt nhiêm vụ.

Hình 1: SƠ ĐỒ CƠ CẤU TỔ CHỨC AGRIBANK AN MINH – KIÊN GIANG AN MINH – KIÊN GIANG

b) Chức năng và nhiệm vụ

Trong hoạt động Ngân hàng, việc kinh doanh hiệu quả hay không, không chỉ nhờ vào phương thức kinh doanh của Ngân hàng mà còn phụ thuộc vào năng lực điều hành cũng như nổ lực của các nhân viên trong Ngân hàng. Chính vì thế mà nhiệm vụ và quyền hạn của từng bộ phận kết cấu nên tổ chức rất quan trọng.

Giám đốc:

− Phụ trách và điều hành toàn bộ hoạt động của đơn vị. Thông qua các bộ phận trực tiếp chỉ đạo điều hành phịng kế tốn - ngân quỹ.

− Thực hiện các chức năng nhiệm vụ do giám đốc NHNo&PTNT tỉnh Kiên Giang giao.

− Đề nghị giám đốc NHNo&PTNT tỉnh Kiên Giang bổ nhiệm, miễn nhiệm, nâng lương, kỹ luật, khen thưởng đối với cán bộ dưới quyền.

Phó giám đốc:

− Giúp việc cho giám đốc trong quá trình điều hành các hoạt động của đơn vị.

− Trực tiếp phụ trách phòng kế hoạch kinh doanh và Ngân hàng phục vụ người nghèo.

− Thực hiện các nhiệm vụ khác do giám đốc phân cơng uỷ quyền. Phịng kế hoạch kinh doanh:

− Có chức năng tổng hợp, xây dựng kế hoạch cân đối nguồn vốn và sử dụng vốn. Vạch ra kế hoạch và chương trình hoạt động tín dụng trong từng thời kỳ ngắn, trung và dài hạn.

GIÁM ĐỐC

PHĨ GIÁM ĐỐC

PHỊNG

KẾ HOẠCH KINH DOANH PHÒNG

− Trực tiếp giao dịch với khách hàng. Kiểm tra kiểm soát hồ sơ thủ tục, điều kiện vay vốn và trình giám đốc ký kết hợp đồng tín dụng.

− Trực tiếp kiểm tra giám sát quá trình sử dụng vốn vay của khách hàng, kiểm tra tài sản đảm bảo nợ và tiến hành thu nợ khi đến hạn, xử lý thu hồi nợ quá hạn, làm chức năng tiếp thị.

− Làm tham mưu cho lãnh đạo trong lĩnh vực huy động vốn, đầu tư vốn và các vấn đề khác có liên quan.

Phịng kế tốn – Ngân quỹ:

− Có nhiệm vụ cập nhật các nghiệp vụ phát sinh lập báo cáo kế tốn thống kê theo qui định, phân tích tài chính định kỳ, làm tham mưu cho lãnh đạo trong lĩnh vực tài chính kế tốn.

− Thực hiện các chức năng thu chi tiền mặt, ngân phiếu thanh toán, tổ chức điều hịa lưu thơng tiền mặt và an toàn kho quỹ, bảo quản tiền bạc và các giấy tờ có giá trị khác.

3.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG NĂM 2008 - 2010 NGÂN HÀNG NĂM 2008 - 2010

Kết quả hoat động kinh doanh của NHNo&PTNT Việt Nam chi nhánh huyện An Minh tỉnh Kiên Giang trong 3 năm 2008, 2009 và 2010 biến động liên tục là do bị ảnh hưởng tình hình kinh tế của đất nước và chịu tác động phần nào của nền kinh tế thế giới nhưng tất cả đều có lãi thơng qua tình hình lợi nhuận. Lợi nhuận là một trong những mục tiêu rất là quan trọng đối với lĩnh vực kinh doanh mà mọi doanh nghiệp đều hướng tới và lợi nhuận cũng chính là chỉ tiêu cụ thể nhất, để đánh giá kết quả kinh doanh của từng doanh nghiệp.

- Kết quả hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT Việt Nam huyện An Minh qua 3 năm đã biến động theo nhiều chiều hướng tốt, qua các năm Ngân hàng đều đạt được những mức lợi nhuận tương đối. Đó là nhờ sự nổ lực của toàn thể lãnh đạo cán bộ công nhân viên của Ngân hàng đã quyết tâm trong vấn đề cho vay và thu nợ, kết hợp với việc sử dụng chi phí hợp lý. Ngân hàng đã nắm bắt được những thông tin từ các thị trường và các nhu cầu của nông dân, xây dựng một chiến lược kinh doanh với tình hình kinh tế của từng địa phương. Nổ lực hết mình đem lại kết quả cao nhất và hồn thành tốt các nhiệm vụ, chỉ tiêu được giao, tình hình được phản ánh cụ thể như sau:

Bảng 4: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA AGRIBANK AN MINH - KIÊN GIANG (2008 – 2010) AGRIBANK AN MINH - KIÊN GIANG (2008 – 2010)

CHỈ TIÊU 2008 2009 2010 So sánh 09/08 So sánh 10/09 So sánh 10/08 Số tiền (triệu đồng) Số tiền (triệu đồng) Số tiền (triệu đồng) Số tiền (triệu đồng) Tỷ lệ (%) Số tiền (triệu đồng) Tỷ lệ (%) Số tiền (triệu đồng) Tỷ lệ (%) Thu nhập 30.578 30.410 32.339 (168) (0,55) 1.929 6,34 1.761 5,76 Chi phí 28.456 27.744 30.247 (712) (2,5) 2.503 9,02 1.791 6,29 Lợi nhuận 2.122 2.666 2.092 544 25,64 (574) (21,53) (30) (1,41)

(Nguồn: Phòng Kế Hoạch Kinh Doanh Agribank An Minh (2008 - 2010))

Qua kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng qua 3 năm, ta thấy trong 3 năm qua Ngân hàng kinh doanh đều có lợi nhuận cao, cụ thể:

Hình 2: KHÁI QUÁT KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA AGRIBANK AN MINH - KIÊN GIANG NĂM 2008 - 2010

- Năm 2008 thu nhập của Ngân hàng là 30.578 triệu đồng và phải tốn chi

Một phần của tài liệu luận văn tốt nghiệp phân tích ảnh hưởng của sựbiến động lãi suất đến hoạt động kinh doanh của agribank an minh - kiên giang (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)