Hoán đổi các khoản mục đầu tư

Một phần của tài liệu luận văn tốt nghiệp phân tích ảnh hưởng của sựbiến động lãi suất đến hoạt động kinh doanh của agribank an minh - kiên giang (Trang 85)

Chương 2 : PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

5.3.2. Hoán đổi các khoản mục đầu tư

Với việc hoán đổi một số khoản mục trong danh mục đầu tư (sử dụng vốn), Ngân hàng có thể làm giảm độ co giãn của lãi suất tài sản với mục đích tạo ra sự cân bằng hoặc giảm sự chênh lệch với độ co giãn của lãi suất nguồn vốn. Chẳng hạn, Ngân hàng có thể chuyển đổi một số danh mục đầu tư có lãi suất biến đổi thành các khoản đầu tư có lãi suất cố định như trái phiếu Chính phủ với lãi suất cố định. Điều này sẽ giúp cho độ co giãn lãi suất của toàn bộ tài sản giảm xuống, bớt chênh lệch với độ co giãn lãi suất của toàn bộ nguồn vốn. Độ co giãn của lãi

suất định chuyển đổi cũng như khối lượng của khoản mục tài sản này sẽ quyết định độ co giãn lãi suất chung của toàn bộ tài sản giảm được bao nhiêu, có đạt mục tiêu giảm rủi ro lãi suất hay khơng.

5.3.3. Hốn đổi các khoản mục nguồn vốn

Với nguyên tắc tương tự, một ngân hàng thương mại cũng có thể làm cho độ co giãn lãi suất của nguồn vốn được tăng lên để cân bằng hoặc tiến tới cân bằng vơi bên tài sản thông qua việc chuyển đổi một số khoản mục của nguồn vốn. Chẳng hạn, ngân hàng có thể trả lại các khoản vay thị trường liên Ngân hàng (hoặc vay tái cấp vốn) với lãi suất cố định và thay vào đó là các khoản vay thị trường liên ngân hàng (hoặc vay tái cấp vốn) với lãi suất biến đổi. Điều đó có nghĩa là các khoản nguồn vốn có độ co giãn lãi suất bằng không đã được thay bằng các khoản có độ co giãn lãi suất lớn hơn, làm độ co giãn lãi suất chung của toàn bộ bên nguồn vốn tăng lên. Như vậy, Ngân hàng sẽ đạt được mục tiêu giảm rủi ro lãi suất của mình. Độ co giãn của lãi suất chuyển đổi cũng như khối lượng của khoản mục nguồn vốn này sẽ quyết định độ co giãn lãi suất chung của toàn bộ nguồn vốn tăng lên được bao nhiêu, có đạt mục tiêu cân bằng, hay giảm chênh lệch với bên tài sản hay không.

5.3.4. Tăng quy mô cân số ( tăng tổng nguồn vốn, tăng tổng tài sản)

Nếu như các biện pháp chuyển đổi khoản mục tài sản hay nguồn vốn không đem lại kết quả điều tiết rủi ro lãi suất như mong muốn hoặc mới chỉ đạt một phần yêu cầu thì Ngân hàng phải sử dụng biện pháp tăng qui mơ cân số vơí mục đích đồng thời tăng độ co giãn lãi suất một bên bảng cân đối và giảm độ co giãn lãi suất bên kia. Chẳng hạn, khi độ co giãn lãi suất của tài sản quá cao so với nguồn vốn thì Ngân hàng có thể huy động vốn vay ngắn hạn trên thị trường liên ngân hàng (với lãi suất biến đổi) để đầu tư lại cho các sản phẩm có lãi suất cố định (độ co giãn lãi suất bằng không). Tuy nhiên, sử dụng biện pháp này cần hết sức thận trọng vì có những hạn chế nhất định. Qui mô tổng nguồn vốn/tổng tài sản tăng lên sẽ có thể làm thay đổi cơ cấu và hàng loạt chỉ số hoạt động, các tỷ lệ an toàn khác mà ngân hàng phải đảm bảo tuân thủ. Do vậy, cần tính tốn kỹ và sử dụng biện pháp này ở mức độ tương đối hạn chế.

5.3.5. Giảm quy mô cân số (giảm tổng nguồn vốn, giảm tổng tài sản)

Tương tự biện pháp tăng tổng nguồn vốn, tổng tài sản, Ngân hàng cũng có thể dùng biện pháp giảm quy mơ nguồn vốn, tổng tài sản của mình để đạt được mục đích điều tiết rủi ro lãi suất. Chẳng hạn như ngân hàng phải bán các khoản đầu tư có lãi suất thay đổi và cũng đồng thời đem trả lại các khoản vốn vay có lãi suất cố định đã vay trên thị trường liên ngân hàng. Tuy nhiên, cũng như trường hợp trước, việc sử dụng biện pháp giảm qui mô tổng nguồn vốn (hay tổng tài sản) cũng cần hết sức thận trọng vì có thể là nhiều chỉ số hoạt động bị thay đổi theo chiều hướng xấu đi như chỉ số về khả năng chi trả, khả năng thanh toán tức thời của Ngân hàng chẳng hạn.

Với thực trạng hoạt động của ngân hàng hiện nay, thiết nghĩ việc nhận biết và ứng dụng các phương pháp quản trị rủi ro lãi suất nhằm giảm rủi ro trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng là hết sức cần thiết. Ngân hàng cần nghiên cứu kĩ các phương pháp để lựa chọn, ứng dụng vào thực tiễn hoạt động kinh doanh của mình. Các nhà quản trị Ngân hàng muốn dự báo chính xác về lãi suất thị trường cần phải có khả năng dự báo những thay đổi trong sự đánh giá của thị trường đối với tất cả những nhân tố cấu thành lãi suất.

CHƯƠNG 6

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1 KẾT LUẬN

Trong những năm qua NHNo&PTNT Việt Nam chi nhánh huyện An Minh tỉnh Kiên Giang đã đóng góp tích cực vào sự phát triển chung của nền kinh tế tỉnh nhà, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu của nền kinh tế, góp phần thực hiện mục tiêu cơng nghiệp hoá – hiện đại hoá đất nước, gián tiếp tạo cơng ăn, việc làm cho người lao động. Ngồi mục tiêu kinh doanh mang lại lợi nhuận, Ngân hàng còn giúp cho khách hàng có vốn để phát triển sản xuất, đảm bảo đời sống và có cơ hội vươn lên làm giàu, có những đóng góp tích cực trong sự nghiệp phát triển kinh tế, góp phần xố đói giảm nghèo, nâng cao đời sống xã hội từ thành thị đến nông thôn.

Đứng trước sự phát triển của nền kinh tế trong nước và trên thế giới thì vấn đề đặt lên hàng đầu đối với mọi ngân hàng là hiệu quả hoạt động. Tuy nhiên muốn đạt được hiệu quả kinh tế như mong muốn địi hỏi các Ngân hàng khơng ngừng nổ lực hơn nữa, khắc phục những khó khăn và hạn chế của mình để vươn lên phát triển. Đây cũng chính là sự nổ lực của NHNo&PTNT Việt Nam chi nhánh huyện An Minh tỉnh Kiên Giang trong thời gian qua. Bằng chính nghị lực của mình, Ngân hàng đã vượt qua bao nhiêu khó khăn về biến động của nền kinh tế thị trường, sự canh tranh gay gắt của các ngân hàng thương mại khác trên cùng địa bàn, Chi nhánh đã trở thành một trong những ngân hàng quan trọng hiện nay. Phấn đấu theo phương châm đã đề ra cho định hướng hoạt động trong tương lai: “Phát huy truyền thống và nội lực, nâng cao tầm vị thế, tăng nguồn vốn – tăng trưởng tín dụng an tồn phục vụ đầu tư và sản xuất kinh doanh, góp phần phát triển kinh tế vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long”. Trong ba năm qua, Ngân hàng đã đạt được nhiều thắng lợi to lớn, phục vụ ngày càng tốt hơn cho công cuộc đầu tư phát triển kinh tế xã hội.

Để đạt được những thành tựu đó, NHNo&PTNT Việt Nam chi nhánh huyện An Minh tỉnh Kiên Giang đã phải luôn quan tâm đến công tác quản trị rủi ro của mình, bời vì hoạt động của ngành ngân hàng ln có sự đánh đổi giữa lợi nhuận và rủi ro. Một trong những loại hình rủi ro lớn nhất mà Ngân hàng thường xuyên phải đối mặt là rủi ro lãi suất.Việc quản trị rủi ro lãi suất là một việc làm cần thiết

đối với mỗi ngân hàng trong giai đoạn hiện nay. Qua q trình phân tích, đề tài đã khái qt hố một phần nào đó về thực trạng rủi ro lãi suất của Ngân hàng, cũng như những vần đề đã được và chưa được giải quyết. Từ đó các nhà quản trị Ngân hàng có thể có những chiến lược phản ứng với sự biến động của lãi suất thị trường nhằm hạn chế tối đa rủi ro lãi suất, đồng thời tối đa hoá mục tiêu lợi nhuận của Ngân hàng mình.

6.2 KIẾN NGHỊ

6.2.1 Đối với NHNo&PTNT Việt Nam huyện An Minh tỉnh Kiên Giang - Trong bối cảnh lãi suất thị trường có xu hướng biến động nhiều hơn, cần

có sự quan tâm của bộ máy lãnh đạo và cán bộ ngân hàng trong nhận thức một cách toàn diện về quản lý rủi ro lãi suất, trong hoạt động kinh doanh ngân hàng, như xây dựng một chính sách quản lý rủi ro lãi suất, có những nội dung cần thực hiện trong quá trình quản lý rủi ro… Đặc biệt trong xu thế hội nhập kinh tế, tài chính quốc tế hiện nay vì trên thực tế, muốn biết được mức độ tổn thất của rủi ro lãi suất để có biện pháp phịng chống thì Agribank An Minh-Kiên Giang cần phải tính tốn được rủi ro lãi suất tác động như thế nào đến thu nhập ròng cũng như giá trị tài sản của Ngân hàng. Để xác định một cách chính xác những tác động này đòi hỏi cán bộ ngân hàng phải thực sự am hiểu về quản lý tài sản – nguồn vốn của Ngân hàng, đồng thời phải có những kiến thức nhất định về tài chính để nắm vững những kỹ thuật đo lường rủi ro lãi suất bằng việc sử dụng các mơ hình. Chẳng hạn, như là mơ hình định giá lại, mơ hình kỳ hạn đến hạn…

- Ngân hàng cần phải tập trung vào những bộ phận nhạy cảm nhất với lãi suất trong danh mục tài sản và nợ. Thơng thường đó là các tài sản sinh lợi như các khoản cho vay và đầu tư (thuộc về bên tài sản) hay các khoản tiền gửi, khoản vay trên thị trường tiền tệ (ở bên nguồn vốn) và để bảo vệ thu nhập trước rủi ro lãi suất, Ngân hàng cần phải duy trì tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM) cố định.

- Phòng ngừa rủi ro lãi suất

+ Phải duy trì sự cân đối các khoản nhạy cảm với lãi suất bên nguồn vốn với tài sản.

+ Sử dụng một chính sách lãi suất linh hoạt, đặc biệt đối với những khoản vay lớn, thời hạn dài cần tìm kiếm nguồn vốn tường xứng, hoặc thực hiện cơ chế lãi suất thả nổi.

+ Sử dụng các công cụ tài chính mới để hạn chế rủi ro ngoại bảng, như sử dụng các nghiệp vụ kỳ hạn về lãi suất, nghiệp vụ kỳ hạn về tiền gửi, nghiệp vụ kỳ hạn về lãi suất tiền vay, thực hiện hợp đồng tương lai do không cân xứng nguồn vốn và tài sản; thực hiện nghiệp vụ hoán đổi lãi suất, quyền lựa chọn lãi suất.

- Hệ thống thơng tin, trình độ cơng nghệ của ngân hàng cần được trang bị để đáp ứng yêu cầu quản lý rủi ro trong kinh doanh ngân hàng trong xu thế hội nhập quốc tế. Cần chuẩn bị những điều kiện cụ thể để ứng dụng các nghiệp vụ phát sinh trong phòng ngừa rủi ro lãi suất. Chẳng hạn, một trong những điều kiện quy định trong quy chế là các tổ chức tín dụng phải “xây dựng quy trình thực hiện giao dịch hốn đổi lãi suất, trong đó gồm cả biện pháp phịng ngừa rủi ro” thì cần được xúc tiến tại Ngân hàng trong tương lai.

Tóm lại: Để tăng cường quản lý rủi ro lãi suất nhằm hạn giảm thiểu những tổn thất đối với NHNo&PTNT Việt Nam chi nhánh huyện An Minh tỉnh Kiên Giang từ loại rủi ro này, đòi hỏi trong thời gian tới, Ngân hàng cần quan tâm tìm hiểu những nguyên nhân gây hạn chế, trên cơ sở đó nghiên cứu áp dụng các giải pháp cần thiết, nhanh chóng khắc phục những mặt còn hạn chế trong công tác quản lý rủi ro lãi suất.

6.2.2 Đối với Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam

NHNN tăng cường quan tâm chỉ đạo và hỗ trợ cho công tác quản trị rủi ro của các ngân hàng thương mại thông qua việc phổ biến kinh nghiệm về quản lý rủi ro của các ngân hàng trong và ngoài nước, ban hành các văn bản thống nhất về quản lý rủi ro và có biện pháp chế tài nghiêm túc các ngân hàng không tuân thủ các quy định này. Hỗ trợ các ngân hàng thương mại trong việc đào tạo, tập huấn cho cán bộ nghiệp vụ.

6.2.3 Đối với Nhà Nước và chính quyền địa phương

6.2.3.1. Nhà nước cần phải xây dựng một Thị trường tài chính – tiền tệ phát triển

Hiện nay, sự phát triển của thị trường tài chính – tiền tệ của Việt Nam cịn rất hạn chế. Xét về độ sâu tài chính, mức độ tiền tệ hố nền kinh tế, thị trường tài chính Việt Nam vẫn còn kém phát triển và lạc hậu so với các nước trong khu vực. Sự nông cạn của thị trường sẽ làm cho các công cụ thị trường kém phát huy tác dụng, trong đó bao gồm cả lãi suất. Sự lạc hậu. sơ khai của thị trường tài

chính Việt Nam thể hiện ở chỗ các công cụ tài chính cịn nghèo nàn về chủng loại và nhỏ bé về lượng giao dịch tại Trung Tâm Giao Dịch Chứng Khoán thành phồ Hồ Chi Minh và trên thị trường tiền tệ trong những năm qua. Thực chất, hiện nay Việt Nam chưa có một thị trường chứng khốn theo đúng nghĩa của nó, sự tham gia của các trung gian tài chính vào thị trường mới chỉ ở mức độ thăm dò, nhiều tổ chức còm đứng ngồi cuộc. Bên cạnh đó, thị trường tiền tệ với sự hoạt động của thị trường mở, thị trường liên ngân hàng cịn ít sơi động. Các giao dịch trên thị trường này cịn mang tính chất một chiều, tức là một số ngân hàng luôn là người cung ứng vốn, cịn có một số ngân hàng ln có nhu cầu vay vốn. Chính vì vậy mà thị trường tiền tệ hoạt động còn rất hạn chế, chưa trở thành nơi cung cấp những thông tin về mức lãi suất ngắn hạn để có thể trở thành được đường cong lãi suất, làm cơ sở cho việc dự báo lãi suất của thị trường cũng như việc định giá trái phiếu có lãi suất cố định và các hợp đồng phát sinh. Như vậy, chính sự kém phát triển của thị trường tài chính – tiền tệ đã gây những khó khăn hạn chế cho các ngân hàng thương mại Việt Nam trong việc định lượng và sử dụng các cơng cụ phịng ngừa rủi ro lãi suất.

6.2.3.2. Cần có cơ quan dự báo sự thay đổi của lãi suất

Việc đo lường rủi ro lãi suất không chỉ nhằm đánh giá những tổn thất mà ngân hàng phải gánh chịu trong quá khứ, trong điều kiện lãi suất thị trường biến động mà quan trọng hơn, giúp các ngân hàng dự tính được những thiệt hại có thể phát sinh trong tương lai, qua đó, giúp ngân hàng lựa chọn những giải pháp phịng ngừa một cách có hiệu quả những rủi ro này. Để dự tính chính xác mức độ thiệt hại của ngân hàng khi lãi suất thị trường biến động thì một trong những vấn đề quan trọng là phải dự báo chính xác mức độ biến động của lãi suất trong tương lai. Cho đến nay, tại Việt Nam chưa có cơ quan nào chịu trách nhiệm thực hiện dự báo xu hướng biến động của những biên số vĩ mô quan trọng, trong đó có lãi suất. Đây cũng là một trở ngại không nhỏ đối với các ngân hàng trong việc lượng hoá rủi ro lãi suất một cách chính xác.

6.2.3.3. Đảng và nhà nước cần phải hoàn thiện các văn bản pháp lý về việc đo lường và quản lý rủi ro lãi suất tại các ngân hàng thương mại

Cho đến nay, trong các văn bản pháp luật về hoạt động ngân hàng chưa có văn bản nào quy định về việc quản lý, đo lường rủi ro lãi suất tại các ngân hàng

thương mại, kể cả trong Quy chế giám sát của Thanh tra ngân hàng nhà nước cũng chưa có quy định nội dung giám sát này. Một khi cơ quan quản lý chưa có yêu cầu cụ thể thì các ngân hàng thương mại chưa thể nhận thức đầy đủ về sự cần thiết cũng như cách thức thực hiện việc quản lý rủi ro lãi suất và đây là cũng chính là một điểm hạn chế cho việc lượng hoá rủi ro lãi suất tại các ngân hàng thương mại.

Mặt khác, các văn bản pháp lý về nghiệp vụ phát sinh cũng chưa được hoàn thiện. Hiện tại, ngân hàng nhà nước mới chỉ ban hàng các văn bản quy định về nghiệp vụ phát sinh ngoại tệ như giao dịch kỳ hạn, giao dịch hoán đổi, đối với nghiệp vụ phát sinh lãi suất mới chỉ có giao dịch hốn đổi lãi suất, chưa có văn bản pháp lý nào được ban hành để hướng dẫn các ngân hàng thương mại thực hiện các nghiệp vụ phát sinh lãi suất mới chỉ có giao dịch hốn đổi lãi suất, chưa có văn bản pháp lý nào được ban hành để hướng dẫn các ngân hàng thương mại

Một phần của tài liệu luận văn tốt nghiệp phân tích ảnh hưởng của sựbiến động lãi suất đến hoạt động kinh doanh của agribank an minh - kiên giang (Trang 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)