Nhận xét những mặt làm được và những mặt tồn tại trong công tác quản lý

Một phần của tài liệu luận văn tốt nghiệp phân tích ảnh hưởng của sựbiến động lãi suất đến hoạt động kinh doanh của agribank an minh - kiên giang (Trang 81)

Chương 2 : PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

5.1. Nhận xét những mặt làm được và những mặt tồn tại trong công tác quản lý

TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ RỦI RO LÃI SUẤT

Trong hoạt động của Ngân hàng, vấn đề quản trị rủi ro lãi suất là rất phức tạp trước tình hình biến động lãi suất, nhưng NHNo&PTNT Việt Nam chi nhánh huyện An Minh tỉnh Kiên Giang đã bước đầu thực hiện một số biện pháp nhằm hạn chế rủi ro lãi suất. Mặc dù có những khó khăn, nhưng Ngân hàng đã làm được những mặt tích cực trong cơng tác quản trị rủi ro lãi suất.

Trước sự diễn biến phức tạp của lãi suất trong những năm qua, đặc biệt là cuộc chạy đua lãi suất năm 2008 – 2010 làm cho các Ngân hàng bối rối, nhưng dưới sự quản trị linh hoạt, hiệu quả trong việc điều hành lãi suất làm cho hoạt động huy động và cho vay loại tài sản và nguồn vốn nhạy cảm lãi suất của Ngân hàng vẫn tăng trưởng ổn định góp phần quan trọng trong giữ vững cơ cấu của tài sản và nguồn vốn nhạy cảm nói trên.

Agribank An Minh - Kiên Giang đã có sự quan tâm đến việc hạn chế rủi ro lãi suất, cụ thể là Ngân hàng luôn làm tốt những qui định về lãi suất huy động và lãi suất cho vay mà Agribank Việt Nam gửi điện báo. Bên cạnh đó, Ngân hàng ln chú trọng điều chỉnh lãi suất đầu vào, đầu ra một cách hợp lý theo sự biến động của thị trường. Trong vòng ba năm, Ngân hàng đã không ngừng đầu tư các trang thiết bị, máy vi tính, các phần mềm tin học phục vụ cho các phòng có nhiệm vụ hạn chế rủi ro lãi suất của Ngân hàng. Không những thế, công tác quản trị tài sản và nguồn vốn của Ngân hàng không ngừng được quan tâm hơn nữa. Và kết quả là Ngân hàng ln duy trì cho mình một cơ cấu hợp lý giữa tài sản nhạy cảm lãi suất và nguồn vốn nhạy cảm lãi suất.

Với tỷ lệ rủi ro lãi suất qua ba năm 2008 – 2010 là nhỏ hơn và gần bằng một, Agribank chi nhánh huyện An Minh tỉnh Kiên Giang duy trì một trạng thái nhạy cảm về nguồn vốn. Tỷ lệ này tương đối tốt, vì khi lãi suất thị trường thay đổi khoản chênh lệch giữa hai khoản mục tài sản và nguồn vốn nhạy cảm lãi suất sẽ là thấp. Đặc biệt, Ngân hàng tỏ ra rất hiệu quả trong công tác huy động các

nguồn vốn trong xã hội và sử dụng chúng để đầu tư sinh lợi cho Ngân hàng. Mặc dù chịu sự canh tranh gay gắt từ phía các ngân hàng khác trên địa bàn, nhưng thương hiệu Agribank luôn luôn đáng tin cậy, chất lượng và uy tín. Bên cạnh những mặt đã đạt được, Ngân hàng còn tồn tại những vấn đề sau:

Một là, chưa có sự quan tâm tồn diện về quản lý rủi ro lãi suất của bộ máy

lãnh đạo Ngân hàng. Sự thiếu quan tâm thể hiện ở chỗ Ngân hàng chưa xây dựng một chính sách quản lý rủi ro lãi suất, chưa có những qui định cụ thể, những nội dung cần thực hiện trong quá trình quản lý rủi ro,…

Trong thời gian qua, mặc dù lãi suất thị trường Việt Nam có nhiều biến động, nhưng thực tế, mức độ dao động không quá lớn nên những thiệt hại do rủi ro lãi suất của Ngân hàng chưa nhiều. Tuy nhiên, kinh nghiệm tại một số quốc gia cho thấy, những cú sốc lớn về lãi suất có thể gây nên những hậu quả hết sức nghiêm trọng đối với các ngân hàng thương mại và nền kinh tế nói chung. Nếu khơng nhận thức đầy đủ về loại rủi ro này Ngân hàng của chúng ta sẽ khơng có những chuẩn bị cần thiết tạo cho mình khả năng chống đỡ trước những biến động lớn của thị trường, đặc biệt trong xu thế hội nhập kinh tế, tài chính quốc tế hiện nay. Đặc biệt khi chúng ta đã là thành viên của WTO.

Hai là, trong nhận thức về rủi ro lãi suất, Ngân hàng mới chỉ dừng lại ở nhận định là Ngân hàng có rủi ro lãi suất khi lãi suất thị trường thay đổi, nhưng chưa đo lường, đánh giá cụ thể mực rủi ro là bao nhiêu, lãi suất biến động theo chiều hướng nào sẽ gây thiệt hại cho Ngân hàng. Mặt khác, do chưa thực hiện việc lượng hố rủi ro lãi suất vì chưa có đủ điều kiện cần thiết nên các biện pháp mà Ngân hàng đã sử dụng để kiềm soát loại rủi ro này chỉ dựa trên cảm tính và chưa hiệu quả.

Ba là, chưa thực hiện một cách toán diện những biện pháp cần thiết để phòng ngừa rủi ro lãi suất. Cụ thể, về các biện pháp nội bảng, chủ yếu Ngân hàng mới chỉ dừng lại ở việc áp dụng chính sách lãi suất thả nổi trong cho vay trung – dài hạn mà chưa có những biện pháp tích cực để duy trì sự cân xứng về kỳ hạn của tài sản và nguồn vốn. Về các biện pháp ngoại bảng, cho đến nay, hầu hết hoàn toàn chưa ứng dụng các nghiệp vụ phát sinh trong phòng ngừa rủi ro lãi suất.

Hiện tại, NHNN đã ban hành Quy chế thực hiện giao dịch hoán đổi lãi suất, trong đó quy định những điều kiện cụ thể đối với các tổ chức tín dụng thực hiện giao dịch hoán đổi. Tuy nhiên, NHNo&PTNT Việt Nam chi nhánh huyện An Minh tỉnh Kiên Giang vẫn chưa chuẩn bị đầy đủ những điều kiện này. Chẳng hạn, một trong những điều kiện quy định trong quy chế là các tổ chức tín dụng phải “xây dựng quy trình thực hiện giao dịch hốn đổi lãi suất, trong đó gồm cả biện pháp phịng ngừa rủi ro” thì hiện nay chưa được xúc tiến tại Ngân hàng.

5.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN NÂNG CAO QUẢN TRỊ RỦI RO LÃI SUẤT TẠI NGÂN HÀNG

Ngân hàng cần phải cung cấp đầy đủ những số liệu cần thiết cho những

tính tốn, lượng hố rủi ro lãi suất. Do đó Ngân hàng cần chú trọng xây dựng hệ thống kế toán thống kê thật sự vững mạnh và chuyên nghiệp. Giải pháp này là vơ cùng cần thiết bởi vì:

Để tính tốn đo lường rủi ro lãi suất cần phải có số liệu thống kê về các tài sản trong Ngân hàng một cách chính xác, nhưng hiện nay tại Ngân hàng chưa thống kê được số liệu này. Chẳng hạn, hiện nay các Ngân hàng chưa có số liệu thống kê về thời gian còn lại của các khoản cho vay, các tài sản đầu tư cũng như thời gian còn lại của các nguồn vốn huy động và vốn vay. Đối với các khoản mục tài sản được thanh tốn theo nhiều kỳ hạn, ví dụ: cho vay tiêu dùng, trả góp, cho vay trung và dài hạn,…. Các Ngân hàng cũng chưa có số liệu tổng hợp về giá trị của các luồng thanh toán ứng với từng kỳ hạn,…. Chính hạn chế này sẽ gây trở ngại rất lớn cho các ngân hàng trong việc lượng hoá và quản lý rủi ro lãi suất một cách hữu hiệu.

Ngân hàng nên lựa chọn và đào tạo những cán bộ Ngân hàng am hiểu

một cách toàn diện về quản lý rủi ro lãi suất. Có thể phải nên thành lập một bộ phận chuyên trách chuyên đo lường, dự báo và quản trị rủi ro lãi suất:

Hiện nay, vấn đề rủi ro lãi suất còn khá mới mẻ với cán bộ nhân viên các ngân hàng thương mại Việt Nam. Vì vậy, việc nhận biết, đánh giá rủi ro của cán bộ công nhân viên Ngân hàng còn hạn chế. Những hạn chế này khiến các ngân hàng thường bỏ ngỏ những bước quan trọng. Trên thực tế, muốn biết được mức độ tổn thất của rủi ro lãi suất để có biện pháp phịng chống thì các Ngân hàng cần phải tính tốn được rủi ro lãi suất tác động như thế nào đến thu nhập ròng cũng như giá

trị tài sản của Ngân hàng. Để xác định một cách chính xác những tác động này đòi hỏi cán bộ Ngân hàng phải thực sự am hiểu về quản lý tài sản – nguồn vốn của Ngân hàng, đồng thời phải có những kiến thức nhất định về tài chính để nẵm vững những kỹ thuật đo lường rủi ro lãi suất bằng việc sử dụng các mơ hình. Đối với các Ngân hàng thương mại Việt Nam, đây là vấn để tương đối mới và phần lớn cán bộ nhân viên Ngân hàng điều chưa được trang bị những kiến thức này.

Bên cạnh đó, trình độ hiểu biết của cán bộ nhân viên Ngân hàng về các nghiệp vụ phát sinh như giao dịch kỳ hạn, hốn đổi, quyền chọn…. vẫn cịn hạn chế. Ngân hàng chưa có đội ngũ nhân viên am hiểu những kiến thức về tài chính, pháp lý, về thị trường giao dịch, đặc biệt là kỹ thuật định giá và giao dịch các cơng cụ tài chính phát sinh, và đây chính là một trong những nguyên nhân gây trở ngại trong việc triển khai các nghiệp vụ phát sinh phòng ngừa rủi ro lãi suất tại ngân hàng. Do đó giải pháp hàng đầu của ngân hàng Agribank cần làm là đào tạo nhân lực đư trình độ và tay nghề giỏi, có khả năng quản trị tốt rủi ro lãi suất cho Ngân hàng.

Một giải pháp tiếp theo là Ngân hàng cần phải đầu tư để nâng cấp và hoàn

thiện hệ thống thơng tin, trình độ cơng nghệ của Ngân hàng nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý rủi ro trong kinh doanh Ngân hàng trong xu thế hội nhập quốc tế.

Để tăng cường quản lý rủi ro lãi suất nhằm giảm thiểu những tổn thất đối với Ngân hàng từ loại rủi ro này, đòi hỏi trong thởi gian tới, chúng ta cần quan tâm tìm hiểu những nguyên nhân gây hạn chế, trên cơ sở đó nghiên cứu áp dụng các giải pháp cần thiết, nhanh chóng khắc phục những mặt cịn hạn chế trong cơng tác quản lý rủi ro lãi suất.

Hiện tại, Agribank chi nhánh huyện An Minh tỉnh Kiên Giang đang duy trì một trạng thái nhạy cảm về nguồn vốn, tức là nguồn vốn nhạy cảm lãi suất lớn hơn tài sản nhạy cảm lãi suất, do đó ngân hàng sẽ bị tổn thất nếu lãi suất tăng vì lợi nhuận cận biên từ lãi suất của Ngân hàng sẽ giảm.

Vì lẽ đó, Ngân hàng có thể sử dụng một chiến lược quản trị năng động là thu hẹp kỳ hạn của tài sản hoặc kéo dài kỳ hạn của danh mục nguồn vốn. Hoặc giảm nguồn vốn nhạy cảm lãi suất và tăng tài sản nhạy cảm lãi suất lên.

5.3 MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHỦ YẾU NHẰM HẠN CHẾ RỦI RO LÃI SUẤT TẠI NGÂN HÀNG

Sau khi nhận biết và lượng hoá các rủi ro biến đổi lãi suất bằng kinh nghiệm hay bằng các cơng thức, mơ hình khác nhau, Ngân hàng phải có các biện pháp và sử dụng các cơng cụ khác nhau để điều tiết giảm thiểu rủi ro về lãi suất trong hoạt động Ngân hàng. Việc sử dụng các biện pháp, công cụ điều tiết lãi suất ở qui mô như thế nào phụ thuộc rất nhiều vào chiến lược về quản lý rủi ro của Ngân hàng cũng như khả năng phân tích, dự báo xu thế thay đổi của lãi suất trên thị trường. Ngân hàng vẫn có thể chấp nhận rủi ro, không sử dụng hay chỉ sử dụng các biện pháp điều tiết rủi ro lãi suất ở một qui mô nhất định nếu như họ tin rằng xu thế của lãi suất thị trường sẽ theo chiều hướng có lợi cho Ngân hàng và nếu rủi ro có xảy ra thì đó là điều đã được lường trước và nằm hồn tồn trong sự kiểm sốt của Ngân hàng, Ngân hàng chấp nhận được rủi ro này. Các biện pháp hạn chế rủi ro lãi suất của Ngân hàng thực tế hiện nay bao gồm:

5.3.1. Quản lý khe hở nhạy cảm lãi suất

Kỹ thuật quản lý khe hở nhạy cảm lãi suất (interest – rate sensitive gap management), kỹ thuật quản lý này yêu cầu nhà quản lý Ngân hàng phải tiến hành phân tích kỳ hạn, định giá lại các cơ hội gắn với tài sản sinh lợi của Ngân hàng, những khoản tiền gửi cũng như với những khoản vốn vay trên thị trường. Nếu nhà quản lý cảm thấy rằng mức rủi ro của Ngân hàng là quá lớn thì họ sẽ phải thực hiện một số điều chỉnh sao cho giá trị của các tài sản nhạy cảm lãi suất (những tài sản mà có thể được định giá lại khi lãi suất thay đổi) trở nên phù hợp tới mức tối đa với giá trị vốn tiền gửi và vốn vay nhạy cảm lãi suất (những khoản vốn mà lãi suất được điều chỉnh theo điều kiện thị trường).

5.3.2. Hoán đổi các khoản mục đầu tư

Với việc hoán đổi một số khoản mục trong danh mục đầu tư (sử dụng vốn), Ngân hàng có thể làm giảm độ co giãn của lãi suất tài sản với mục đích tạo ra sự cân bằng hoặc giảm sự chênh lệch với độ co giãn của lãi suất nguồn vốn. Chẳng hạn, Ngân hàng có thể chuyển đổi một số danh mục đầu tư có lãi suất biến đổi thành các khoản đầu tư có lãi suất cố định như trái phiếu Chính phủ với lãi suất cố định. Điều này sẽ giúp cho độ co giãn lãi suất của toàn bộ tài sản giảm xuống, bớt chênh lệch với độ co giãn lãi suất của toàn bộ nguồn vốn. Độ co giãn của lãi

suất định chuyển đổi cũng như khối lượng của khoản mục tài sản này sẽ quyết định độ co giãn lãi suất chung của toàn bộ tài sản giảm được bao nhiêu, có đạt mục tiêu giảm rủi ro lãi suất hay khơng.

5.3.3. Hốn đổi các khoản mục nguồn vốn

Với nguyên tắc tương tự, một ngân hàng thương mại cũng có thể làm cho độ co giãn lãi suất của nguồn vốn được tăng lên để cân bằng hoặc tiến tới cân bằng vơi bên tài sản thông qua việc chuyển đổi một số khoản mục của nguồn vốn. Chẳng hạn, ngân hàng có thể trả lại các khoản vay thị trường liên Ngân hàng (hoặc vay tái cấp vốn) với lãi suất cố định và thay vào đó là các khoản vay thị trường liên ngân hàng (hoặc vay tái cấp vốn) với lãi suất biến đổi. Điều đó có nghĩa là các khoản nguồn vốn có độ co giãn lãi suất bằng không đã được thay bằng các khoản có độ co giãn lãi suất lớn hơn, làm độ co giãn lãi suất chung của toàn bộ bên nguồn vốn tăng lên. Như vậy, Ngân hàng sẽ đạt được mục tiêu giảm rủi ro lãi suất của mình. Độ co giãn của lãi suất chuyển đổi cũng như khối lượng của khoản mục nguồn vốn này sẽ quyết định độ co giãn lãi suất chung của toàn bộ nguồn vốn tăng lên được bao nhiêu, có đạt mục tiêu cân bằng, hay giảm chênh lệch với bên tài sản hay không.

5.3.4. Tăng quy mô cân số ( tăng tổng nguồn vốn, tăng tổng tài sản)

Nếu như các biện pháp chuyển đổi khoản mục tài sản hay nguồn vốn không đem lại kết quả điều tiết rủi ro lãi suất như mong muốn hoặc mới chỉ đạt một phần yêu cầu thì Ngân hàng phải sử dụng biện pháp tăng qui mơ cân số vơí mục đích đồng thời tăng độ co giãn lãi suất một bên bảng cân đối và giảm độ co giãn lãi suất bên kia. Chẳng hạn, khi độ co giãn lãi suất của tài sản quá cao so với nguồn vốn thì Ngân hàng có thể huy động vốn vay ngắn hạn trên thị trường liên ngân hàng (với lãi suất biến đổi) để đầu tư lại cho các sản phẩm có lãi suất cố định (độ co giãn lãi suất bằng không). Tuy nhiên, sử dụng biện pháp này cần hết sức thận trọng vì có những hạn chế nhất định. Qui mô tổng nguồn vốn/tổng tài sản tăng lên sẽ có thể làm thay đổi cơ cấu và hàng loạt chỉ số hoạt động, các tỷ lệ an toàn khác mà ngân hàng phải đảm bảo tuân thủ. Do vậy, cần tính tốn kỹ và sử dụng biện pháp này ở mức độ tương đối hạn chế.

5.3.5. Giảm quy mô cân số (giảm tổng nguồn vốn, giảm tổng tài sản)

Tương tự biện pháp tăng tổng nguồn vốn, tổng tài sản, Ngân hàng cũng có thể dùng biện pháp giảm quy mơ nguồn vốn, tổng tài sản của mình để đạt được mục đích điều tiết rủi ro lãi suất. Chẳng hạn như ngân hàng phải bán các khoản đầu tư có lãi suất thay đổi và cũng đồng thời đem trả lại các khoản vốn vay có lãi suất cố định đã vay trên thị trường liên ngân hàng. Tuy nhiên, cũng như trường hợp trước, việc sử dụng biện pháp giảm qui mô tổng nguồn vốn (hay tổng tài sản) cũng cần hết sức thận trọng vì có thể là nhiều chỉ số hoạt động bị thay đổi theo chiều hướng xấu đi như chỉ số về khả năng chi trả, khả năng thanh toán tức

Một phần của tài liệu luận văn tốt nghiệp phân tích ảnh hưởng của sựbiến động lãi suất đến hoạt động kinh doanh của agribank an minh - kiên giang (Trang 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)