Hoàn thiện bộ máy tổ chức

Một phần của tài liệu luận văn thạc sỹ-hoàn thiện phát triển dịch vụ ngân hàng bidv trong thời kì hội nhập (Trang 75 - 80)

Hoàn thiện cơ bản mô hình tổ chức theo hướng tập đoàn gồm 4 khối (ngân hàng, công ty, các liên doanh và các đơn vị sự nghiệp). Nguyên tắc cơ bản mỗi thành viên tập đoàn vẫn là những pháp nhân độc lập với mục đích tạo ra lợi nhuận, mối quan hệ lẫn nhau chủ yếu là quan hệ tài chính. Xây dựng và hoàn thiện mô hình quản lý theo hướng phân định rõ chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng quản trị, Ban điều hành, Hội sở chính và chi nhánh… theo tiêu chuẩn quản trị ngân hàng hiện đại.

Mô hình tổ chức cần đảm bảo được yêu cầu quản lý dịch vụ tập trung. Hội sở chính giữ vai trò đầu mối trong việc nghiên cứu, triển khai và vận hành toàn bộ hệ thống dịch vụ. Các Chi nhánh được xem như kênh phân phối và bán hàng cho Hội sở chính, sẽ thu hẹp cả về chức năng, nhiệm vụ, quy mô và phạm vi hoạt động. Mô hình tổ chức của các Chi nhánh chỉ có hai chức năng cơ bản: marketing và tác nghiệp.

Các phòng ban tại Hội sở chính sẽ giữ vai trò đầu mối trong việc nghiên cứu, triển khai và vận hành toàn bộ hệ thống dịch vụ. Chính vì vậy các chức năng, nhiệm vụ phải được phân định rõ ràng, tránh trường hợp chồng chéo và phân tán chức năng rãi rác tại các bộ phận như hiện nay. Giao nhiệm vụ đầu mối chi tiết từng mãng hoạt động (nghiên cứu và phát triển dịch vụ mới, giám sát chất lượng dịch vụ, quản lý mạng lưới, marketing và chăm sóc khách hàng, xây dựng phần mềm ứng dụng,…) cho mỗi đơn vị phòng ban cụ thể. Các phòng ban có liên quan còn lại có trách nhiệm phối hợp thực hiện. Đơn vị đầu mối có nhiệm vụ đôn đốc, giám sát việc thực hiện kế hoạch của các bộ phận liên quan cũng như của toàn hệ thống.

3.2.5 Các gii pháp khác

¾ Thay đổi chỉ tiêu giao kế hoạch kinh doanh hàng năm, nâng cao các chỉ tiêu thu từ dịch vụ phi tín dụng, điều chỉnh cơ cấu thu nhập. Xu hướng giảm tỷ lệ

-76-

đóng góp vào lợi nhuận từ kinh doanh ngân hàng bán buôn, tăng thu từ khối ngân hàng bán lẻ.

¾ Ban hành các quy trình, chuẩn mực nghiệp vụ dựa trên sự vận hành nền tảng công nghệ hiện đại. Tránh trường hợp tiện ích của chương trình cho phép thực hiện đơn giản hóa thao tác nhưng quy trình nghiệp vụ lại chưa điều chỉnh kịp thời.

¾ Các quy trình hiện tại vẫn đồng nhất giữa bán lẻ và bán buôn, dẫn đến khả năng hạn chế rủi ro cho hoạt động bán buôn chưa được cải thiện đáng kể, trong khi đó hoạt động bán lẻ vẫn chưa đảm bảo tính kịp thời, khách hàng sử dụng dịch vụ vẫn chưa thấy ngân hàng thật sự thông thoáng. Do đó, BIDV cần phải có sự phân biệt và xây dựng quy trình thích hợp riêng cho hoạt động bán lẻ và bán buôn, đảm bảo vừa nâng cao chất lượng quản trị rủi ro, vừa đảm bảo tính kịp thời, hiệu quả trong kinh doanh.

3.3 Các kiến nghị

Để có thể xây dựng và phát triển hệ thống dịch vụ ngân hàng trong điều kiện hội nhập, ngoài sự nỗ lực của bản thân các NHTM, việc hoàn thiện môi trường pháp lý và nâng cao vai trò giám sát của NHNN là vấn đề cần thiết hiện nay. Liên quan đến nội dung đề tài, tác giả nêu ra một số kiến nghị như sau:

¾ Luật các tổ chức tín dụng sửa đổi (dự kiến sẽ được trình Quốc hội thông qua trong năm 2008) cần có quy định về loại hình tổ chức tín dụng theo mô hình tập đoàn tài chính – ngân hàng. Xây dựng và ban hành sớm những quy định cụ thể về mô hình tập đoàn tài chính – ngân hàng, quy mô tập đoàn về vốn điều lệ, tổng tài sản, số lượng chi nhánh, số lượng tối thiểu các công ty con trong tập đoàn. Đây sẽ là cơ sở pháp lý trực tiếp cho việc thành lập, tổ chức quản lý và hoạt động của tập đoàn tài chính – ngân hàng.

-77-

dịch vụ ngân hàng cụ thể của TCTD theo hướng:

− NHNN không cấp phép cho từng dịch vụ của ngân hàng, mà quy định các điều kiện cần thiết để được cung cấp dịch vụ trên cơ sở đảm bảo an toàn, có chính sách quản lý rủi ro phù hợp, có đủ năng lực cung cấp dịch vụ. Khi có đủ các điều kiện này, TCTD sẽ được cung cấp dịch vụ và NHNN chỉ giám sát, thanh tra việc cung cấp dịch vụ của TCTD trên cơ sở sự tuân thủ các điều kiện do NHNN quy định.

− NHNN không quy định cụ thể các loại dịch vụ mà TCTD được phép cung cấp trong giấy phép của từng TCTD, mà quy định nhóm các dịch vụ TCTD sẽ được cung cấp tùy thuộc vào loại hình cung cấp dịch vụ.

¾ Theo quy định hiện hành của pháp luật về dịch vụ ngân hàng, TCTD được huy động vốn dưới các hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn và các loại tiền gửi khác và được cho vay, chiết khấu giấy tờ có giá, bảo lãnh, cung cấp dịch vụ thanh toán và cho thuê tài chính. Nhiều dịch vụ ngân hàng thông dụng khác chưa được quy định trong Luật các TCTD như môi giới tiền tệ, bao thanh toán, thanh toán và quyết toán tài sản tài chính, hối phiếu ngân hàng, các nghiệp vụ phái sinh,…Vì vậy Luật các TCTD và các văn bản hướng dẫn thi hành cần thay đổi để đáp ứng yêu cầu hội nhập ở khía cạnh quy định về loại hình dịch vụ mà TCTD được cung cấp.

¾ Hoàn thiện và ban hành kịp thời hệ thống các văn bản pháp lý liên quan đến việc cung cấp các dịch vụ ngân hàng điện tử như: Internet banking, home banking, mobile banking…và xây dựng các luật chuyên biệt điều chỉnh hoạt động thanh toán.

¾ Nâng cao vai trò giám sát cung ứng dịch vụ ngân hàng của NHNN theo kịp tiến trình hiện đại hóa, đặc biệt là khả năng cảnh báo sớm về những rủi ro trong hoạt động ngân hàng và thiết lập được hệ thống giám sát hữu hiệu.

-78-

KT LUN CHƯƠNG 3

Chương 3 của đề tài đã nêu lên những giải pháp thiết thực cho sự phát triển toàn diện hệ thống dịch vụ BIDV trong tiến trình hội nhập. Với sức ép phải mở cửa hoàn toàn thị trường dịch vụ ngân hàng vào năm 2010, BIDV cần thiết phải nâng cao chất lượng dịch vụ bên cạnh việc đa dạng hoá, tăng cường bán chéo dịch vụ và phục vụ trọn gói. Đồng thời, cần hoàn thiện và thực hiện đồng bộ các chính sách của BIDV (chính sách khách hàng, chính sách giá phí, chính sách phát triển dịch vụ…), gia tăng năng lực tài chính, phát triển nguồn nhân lực, hiện đại hoá công nghệ ngân hàng, hoàn thiện bộ máy tổ chức... Ngoài ra, trong chương 3 còn đưa ra những kiến nghị với cơ quan quản lý vĩ mô về vấn đề hoàn thiện môi trường pháp lý và nâng cao vai trò giám sát của NHNN nhằm tạo điều kiện cho các NHTM cũng như BIDV phát triển các dịch vụ ngân hàng hiện đại.

-79-

KT LUN

Dịch vụ ngân hàng là lĩnh vực cạnh tranh quyết liệt trong quá trình hội nhập. Mở cửa thị trường tài chính đem lại nhiều cơ hội nhưng cũng mang đến không ít thách thức cho các NHTM Việt Nam. Phát triển dịch vụ là một yêu cầu tất yếu khách quan, vấn đề là làm thế nào để hoàn thiện và phát triển hệ thống dịch vụ ngân hàng trong điều kiện cụ thể của BIDV?

Để giải quyết vấn đề này, từ những lý luận về dịch vụ ngân hàng và hội nhập quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng được đề cập ở chương 1, chương 2 của đề tài đã phân tích thực trạng cung cấp các loại dịch vụ tại BIDV. Nêu lên những vấn đề còn tồn tại và xác định nguyên nhân chủ quan cũng như khách quan của những tồn tại đó.

Sau 50 năm hình thành và phát triển, BIDV đã đạt được nhiều thành công trong việc cung cấp các dịch vụ ngân hàng. Từ ngân hàng chuyên cấp phát vốn thành NHTM hoạt động đa năng, đa lĩnh vực. Các dịch vụ truyền thống như: huy động vốn, tín dụng, thanh toán... đã đem lại những kết quả và lợi nhuận hoạt động cho BIDV trong một thời gian dài. Tuy nhiên, khi xét trong mối quan hệ so sánh với các đối thủ cạnh tranh về sự đa dạng hoá chủng loại dịch vụ, tiện ích và chất lượng, tính cạnh tranh, thương hiệu và cơ cấu thu nhập thì hệ thống dịch vụ BIDV vẫn còn nhiều điểm tồn tại. Nguyên nhân của những tồn tại trước tiên xuất phát từ bản thân BIDV chưa thật sự chú trọng đến vấn đề phát triển hệ thống dịch vụ một cách toàn diện. Thêm vào đó là những hạn chế về chính sách marketing, ứng dụng công nghệ, hạn chế về năng lực tài chính và chất lượng nguồn nhân lực,... Ngoài ra, một phần nguyên nhân là bởi vì những điều kiện khách quan của kinh tế, xã hội và thói quen của người dân Việt Nam.

-80-

Những phân tích và nhận định ở chương 2 là cơ sở cho những giải pháp thiết thực, khả thi và phù hợp với điều kiện thực tiễn của BIDV hiện nay. Trong chương 3, đề tài đã nêu lên hai nhóm giải pháp chính: các giải pháp mang tính chiến lược, lộ trình và định hướng phát triển các loại dịch vụ và nhóm giải pháp cụ thể nhằm thực hiện được những định hướng, chiến lược và lộ trình đó. Bên cạnh sự nỗ lực đa dạng hoá dịch vụ, BIDV cần thiết phải nâng cao chất lượng, tăng cường bán chéo và phục vụ trọn gói, hoàn thiện và thực hiện đồng bộ các chính sách thúc đẩy phát triển dịch vụ . Đồng thời, BIDV cũng phải nâng cao năng lực tài chính, hoàn thiện bộ máy tổ chức, phát triển nguồn nhân lực...Ngoài ra, còn cần có sự hoàn thiện của môi trường pháp lý và nâng cao vai trò kiểm soát của NHNN bên cạnh những nỗ lực của bản thân BIDV.

Trong xu thế hội nhập và phát triển, vấn đề hoàn thiện và phát triển dịch vụ là yêu cầu tất yếu nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của BIDV. Với tiềm lực và thành quả tích luỹ từ 50 năm hoạt động, cùng với những giải pháp đúng đắn và nỗ lực của BIDV, tác giả tin rằng trong tương lai BIDV hoàn toàn có thể trở thành một tập đoàn tài chính – ngân hàng hàng đầu của Việt Nam cung cấp những dịch vụ hiện đại ngang tầm với các ngân hàng phát triển trong khu vực và trên thế giới.

Một phần của tài liệu luận văn thạc sỹ-hoàn thiện phát triển dịch vụ ngân hàng bidv trong thời kì hội nhập (Trang 75 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)