Điều 152 BLLĐ 2012 cũng như Điều 38 Luật ATVSLĐ 2015 đều quy định NSDLĐ có nghĩa vụ sắp xếp công việc phù hợp với sức khỏe theo kết luận của Hội đồng giám định y khoa cho người bị TNLĐ sau khi điều trị ổn định thương tật nếu họ còn tiếp tục làm việc, đây là một quy định hết sức ý nghĩa đối với người bị TNLĐ. Tuy nhiên, trên thực tế quy định này đã và đang gây ra khơng ít khó khăn cho NSDLĐ và NLĐ. Nghiên cứu pháp luật ở một số quốc gia trên thế giới cho thấy ở Thái Lan, bên cạnh chi phí y tế, tiền mai táng, tiền bồi thường thì cịn khoản chi cho việc phục hồi chức năng nghề nghiệp của NLĐ phù hợp với tình hình sức khỏe hiện tại của họ theo những điều kiện do chính phủ quy định.
Ở nước ta hiện nay, hỗ trợ đào tạo nghề cho người bị TNLĐ thuộc đối tượng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được quy định trong mục 3 chương III Luật ATVSLĐ 2015 và được hướng dẫn cụ thể trong chương III Nghị định số 37/2016/NĐ-CP ngày 15/05/2016. Tuy nhiên, đối tượng được hưởng chế độ này được giới hạn trong phạm vi những người tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc. Trong khi đó chỉ có khoảng 12 triệu lao động trong tổng số 18 triệu lao động trong khu vực có quan hệ lao động tham gia BHXH. Còn khoảng 35 triệu lao động trong khu vực khơng có quan hệ lao động chưa tham gia BHXH31. Như vậy, NLĐ thuộc nhóm đối tượng này khi bị TNLĐ, ngồi những chi phí y tế, bồi thường thiệt hại do tai nạn lao động thì khơng có khoản hỗ trợ nào khác để học lại nghề mới cho phù hợp với sức khỏe hiện tại của họ, từ 1 NLĐ chính họ rất có thể lại trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội.
Tuy nhiên, khi áp dụng vào thực tế, quy định đã thể hiện một số mặt hạn chế sau:
Thứ nhất, đối với NSDLĐ, TNLĐ xảy ra và đặc biệt là những TNLĐ nghiêm
trọng, gây thương tích cho nhiều NLĐ đã làm giảm đi nguồn nhân công trong khi quy trình sản xuất cần phải đảm bảo liên tục để tạo ra sản phẩm, vì mục tiêu hàng đầu của doanh nghiệp vẫn là vì lợi nhuận. NSDLĐ phải tuyển dụng nhân sự mới để thay thế cho những vị trí bị khiếm khuyết, vừa phải tìm những cơng việc phù hợp với sức khỏe của NLĐ sau TNLĐ, trong khi đó thì doanh nghiệp khơng phải lúc nào cũng có sẵn những cơng việc như vậy. Đây chính là lí do mà NSDLĐ khơng thực hiện đúng trách nhiệm bố trí việc làm phù hợp cho NLĐ sau khi điều trị.
31Nhật Hồ- Lê Phương, “40 triệu lao động chưa được tham gia bảo hiểm tai nạn lao động: Những con số báo động”.[http://laodong.com.vn/cong-doan/40-trieu-lao-dong-chua-duoc-tham-gia-bao-hiem-tai-nan-lao-dong- nhung-con-so-bao-dong-533334.bld] (truy cập ngày 16/06/2016).
Thứ hai, đối với NLĐ, NLĐ vốn đã có kinh nghiệm nhiều trong công việc cũ,
nay lại được đào tạo công việc mới họ sẽ mất rất nhiều thời gian để thích nghi với cơng việc mới này. Nếu họ thích nghi tốt và hồn thành cơng việc mới thì khơng có vấn đề gì để bàn cãi. Nhưng, nếu họ không thể thích nghi thì họ sẽ dễ dàng bị NSDLĐ đơn phương chấm dứt hợp đồng đúng luật vì khơng hồn thành cơng việc.
Mặc dù Điểm c Khoản 2 Điều 6 Luật ATVSLĐ 2015 quy định NLĐ làm việc không theo hợp đồng lao động có thể tham gia và hưởng bảo hiểm TNLĐ theo hình thức tự nguyện do Chính phủ quy định, nhưng đến nay vẫn chưa có hướng dẫn cụ thể về cách thức, mức đóng cũng như chế độ cho người bị TNLĐ thuộc nhóm đối tượng này. Hơn nữa, thiết nghĩ với thực trạng trốn đóng, kéo dài thời gian đóng BHXH bắt buộc diễn ra rất phổ biến hiện nay thì quỹ bảo hiểm TNLĐ tự nguyện sẽ khó thực hiện có hiệu quả trên thực tế. Do đó, cần thiết phải bổ sung thêm khoản bồi thường chi phí đào tạo nghề cho những người bị TNLĐ khơng thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc nếu NLĐ đó khơng thể tiếp tục làm cơng việc cũ hoặc khơng thích nghi được với cơng việc mà NSDLĐ sắp xếp. Chi phí này sẽ do NSDLĐ trực tiếp chi trả. NLĐ sẽ sử dụng số tiền này để trang trải chi phí học nghề mới. Quy định như vậy khơng những hỗ trợ NLĐ có thể thích nghi với cơng việc mới, đảm bảo được chất lượng cuộc sống sau TNLĐ mà cịn góp phần tháo gỡ khó khăn cho NSDLĐ trong việc “sắp xếp công việc phù hợp” cho người bị tai nạn lao động sau khi điều trị ổn định.
Kiến nghị:
Khắc phục những bất cập trên, thiết nghĩ cần bổ sung thêm một số quy định sau:
Một là, bổ sung Khoản 8 Điều 38 Luật ATVSLĐ 2015 như sau: “sau khi đã điều trị TNLĐ xong, NLĐ trở lại làm việc nhưng NSDLĐ không sắp xếp được công việc phù hợp với sức khỏe hiện tại của NLĐ thì NSDLĐ có trách nhiệm giới thiệu NLĐ đến các đơn vị đào tạo nghề để NLĐ có cơ hội học nghề mới phù hợp với sức khỏe hiện tại”.
Hai là, bổ sung khoản bồi thường chi phí để đào tạo thích ứng nghề nghiệp32
đối với NLĐ khơng thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc. Cụ thể:
32 Phạm Thị Diệp Hạnh (2008), Thực trạng áp dụng biện pháp bồi thường thiệt hại trong việc bảo vệ NLĐ và
(i) bổ sung ở Điều 145 BLLĐ 2012: “NLĐ bị TNLĐ sau khi điều trị, phục
hồi chức năng nếu cịn tiếp tục làm việc thì được NSDLĐ sắp xếp cơng việc phù hợp theo kết luận của hội đồng giám định y khoa; trường hợp NLĐ không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc được NSDLĐ sắp xếp công việc mới mà phải đào tạo để chuyển đổi nghề nghiệp thì NSDLĐ phải trả thêm chi phí đào tạo để thích ứng nghề nghiệp tương đương với mức dành cho NLĐ tham gia BHXH bắt buộc.”
(ii) bổ sung Điều 39 Luật ATVSLĐ 2015: “Trường hợp NLĐ bị TNLĐ
không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc theo Luật BHXH được NSDLĐ sắp xếp công việc mới mà phải đào tạo để chuyển đổi nghề nghiệp thì NSDLĐ phải trả thêm chi phí đào tạo để thích ứng nghề nghiệp tương ứng chế độ hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp dành cho NLĐ tham gia BHXH bắt buộc quy định tại Điều 55 Luật này.”