Về việc xây dựng quỹ bồi thường tai nạn lao động

Một phần của tài liệu Trách nhiệm của người sử dụng lao động trong các trường hợp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo pháp luật lao động việt nam (Trang 34 - 59)

2.3. Một số giải pháp đảm bảo trách nhiệm của người sử dụng lao động

2.3.2. Về việc xây dựng quỹ bồi thường tai nạn lao động

Các quy định hiện hành về bồi thường thiệt hại do TNLĐ chưa có sự chia sẻ rủi ro giữa các doanh nghiệp, doanh nghiệp nào tự biết doanh nghiệp đó, đến khi có TNLĐ thì tự doanh nghiệp đó đứng ra trích tiền của mình để bồi thường thiệt hại cho NLĐ trong khi các hoạt động sản xuất lao động mang lại lợi ích cho tất cả mọi người và ở mức độ nào đó thì những điều khơng may vẫn có thể xảy ra trong mỗi

hoạt động của con người35. Nghiên cứu mơ hình quỹ bồi thường TNLĐ của một số

quốc gia cho thấy việc xây dựng một quỹ bồi thường thiệt hại do TNLĐ tập trung về một mối chi trả sẽ đạt hiệu quả cao và thuận lợi hơn cho cả NLĐ và NSDLĐ. Khi đã có quỹ bồi thường thiệt hại do TNLĐ nếu xảy ra TNLĐ NSDLĐ chỉ cần thông báo đến cơ quan quản lý quỹ cơ quan này sẽ chịu trách nhiệm chi trả cho NLĐ tất cả những gì mà hiện nay NSDLĐ đang phải chi trả theo quy định: chi phí

34 Bộ Lao động- Thương binh và xã hội (2011), tlđd (29).

35Lê Kim Dung (2011), “ Tiêu chí của pháp luật về bồi thường tai nạn lao động”, Tạp chí nhà nước và pháp

khám chữa, bồi thường, trợ cấp, phục hồi chức năng…36Nếu doanh nghiệp không thơng báo thì chính NLĐ cũng có quyền thơng báo để được hưởng các chế độ TNLĐ đáng ra họ được hưởng từ phía NSDLĐ. Như vậy, tất cả các vụ TNLĐ xảy ra trên thực tế cơ quan quản lý đều nắm được, tránh được tình trạng các doanh nghiệp giấu giếm thông tin, không thực hiện nghĩa vụ khai báo TNLĐ. Hiện nay trên thế giới có ba mơ hình NSDLĐ có thể thực hiện trách nhiệm pháp lý về việc bồi thường thiệt hại do TNLĐ: quỹ bảo hiểm tự quản (hay còn gọi là mơ hình theo hiệp hội); quỹ BHXH bắt buộc do nhà nước quản lý và Quỹ bảo hiểm TNLĐ do tư nhân quản lý.

(i) Mơ hình thứ nhất: Quỹ bảo hiểm tự quản hay cịn gọi là mơ hình bảo hiểm

TNLĐ theo hiệp hội, ngành nghề. Ở các nước áp dụng giải pháp này, hầu hết các công ty làm cùng một ngành nghề sẽ xây dựng một quỹ bảo hiểm TNLĐ của ngành nghề mình để thực hiện bồi thường thiệt hại do TNLĐ và đầu tư trở lại nhằm hạn chế rủi ro trong ngành nghề đó. Mơ hình này được thực hiện tương đối hiệu quả ở Đức37.

(ii) Mơ hình thứ hai: pháp luật ở các quốc gia theo mơ hình này bắt buộc tất cả

NSDLĐ phải mua bảo hiểm TNLĐ từ các Công ty bảo hiểm cho NLĐ, kể cả cá nhân chỉ thuê một NLĐ để sản xuất, kinh doanh cũng phải mua bảo hiểm TNLĐ. Khi có TNLĐ xảy ra, đơn vị kinh doanh bảo hiểm sẽ đứng ra chi trả tất cả các chi phí thuộc trách nhiệm của NSDLĐ đối với NLĐ bị tai nạn trong giới hạn của hợp đồng bảo hiểm tai nạn đã đăng ký với NSDLĐ. Đây

là mơ hình hiện đang được áp dụng ở Mỹ38

, Singapore39.

(iii) Mơ hình thứ ba: là một dạng của BHXH bắt buộc. Đây là mơ hình được áp dụng

phổ biến tại Nga, Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan40…theo đó pháp luật buộc NSDLĐ phải tham gia đóng góp vào quỹ TNLĐ bắt buộc do nhà nước thống nhất quản lý theo tỷ lệ nhất định tùy theo mức độ rủi ro và nguy cơ xảy ra TNLĐ của

36 Thu Uyên, “Quỹ bồi thường tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, đảm bảo quyền lợi cho NLĐ” [http://cand.com.vn/Xa-hoi/Quy-boi-thuong-TNLD-va-benh-nghe-nghiep-dam-bao-quyen-loi-cho-nguoi-lao- dong-159797/] (truy ập ngày 27/12/2017).

37 Social Security Administration United States (2014), Social Security Programs Throught the World: Eupore, Washington DC, p.118.

38

Social Security Administration United States (2015), Social Security Programs Throught the World: Americas, Washington DC, p.216

39 Ministry of Manpower (2014), Work Injury Compensation - A guide for Employers , Singapore. p9.

40 Social Security Administration United States (2014), Social Security Programs Throughout the world: Europe, SSA Publication, Washington DC.

doanh nghiệp. Khi có TNLĐ xảy ra cơ quan quản lý quỹ này sẽ đứng ra thực hiện trách nhiệm bồi thường thiệt hại thay cho NSDLĐ.

Thực tiễn áp dụng cho thấy, mơ hình thứ nhất chỉ có thể áp dụng có hiệu quả với những nước công nghiệp phát triển, nền kinh tế được phân chia thành các khối ngành nghề, các hiệp hội và giữa các doanh nghiệp trong mỗi hiệp hội ngành nghề có mối liên hệ chặt chẽ với nhau đảm bảo được cơ chế chia sẻ rủi ro giữa các doanh nghiệp. Đây là một mơ hình tương đối hồn thiện, nhưng ở Việt Nam hiện nay chưa có điều kiện áp dụng các hiệp hội, ngành nghề ở Việt Nam hoạt động còn khá đơn lẻ, tự phát, chưa có sự liên kết chặt chẽ giữa các doanh nghiệp trong hiệp hội. Đối với quỹ bồi thường TNLĐ do tư nhân quản lý, đây là một mơ hình tương đối linh động và dễ thực hiện, thúc đẩy sự phát triển của ngành bảo hiểm. Tuy nhiên, mơ hình này hiện nay vẩn chưa có cơ chế đảm bảo hoạt động hiệu của cũng như phịng ngừa rũi ro tài chính đối với cơ sở kinh doanh bảo hiểm, nếu doanh nghiệp gặp rủi ro tài chính sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của người bị TNLĐ. Trong khi đó, mơ hình thứ ba chủ trương xây dựng quỹ bồi thường TNLĐ trực thuộc quỹ BHXH, hiện nay đây là mơ hình phù hợp với điều kiện của Việt Nam nhất và khắc phục được những nhược điểm của hai mơ hình cịn lại.

Thực hện việc xây dựng mơ hình thứ ba chính là q trình hình thành quỹ chung cho người bị TNLĐ với hai quỹ thành phần là “quỹ bảo hiểm TNLĐ” và “ quỹ bồi thường TNLĐ” nhằm thống nhất quá trình tổ chức thực hiện và giảm gánh nặng cho NSDLĐ khi TNLĐ xảy ra. Trách nhiệm quản lý, chi trả chi phí y tế,bồi thường cho người bị TNLĐ sẽ do BHXH Việt Nam thực hiện trong khi trách nhiệm đóng góp sẽ thuộc về NSDLĐ.

Về tài chính,nguồn quỹ sẽ do NSDLĐ đóng, chỉ cần doanh ngiệp đăng ký hoạt động kinh doanh là phải đóng tiền vào quỹ, mức đóng nhiều hay ít tùy thuộc vào yếu tố nguy hiểm, rủi ro của ngành nghề, tình hình TNLĐ hằng năm của ngành nghề đó cũng như số dư của quỹ. Đối với những doanh nghiệp khơng tham gia quỹ thì khi NLĐ xảy ra TNLĐ, doanh nghiệp phải chi trả tất cả những khoản phí theo

quy định của BLLĐ, nếu doanh nghiệp không tham gia sẽ bị xử phạt nặng41

.

41 Duy Phong, “Xây dựng quỹ bồi thường tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp quốc gia: Các bên đều hưởng lợi”[http://www.kinhtenongthon.com.vn/XD-Quy-Boi-thuong-tai-nan-LD-va-benh-nghe-nghiep-quoc-gia- Cac-ben-deu-huong-loi-2-21397.html] (truy cập ngày 27/12/2017).

Để thực hiện điều này, Bộ LĐ, TB và XH cần sớm ban hành phân nhóm các ngành nghề căn cứ vào mức độ rủi ro để xác định mức đóng góp vào quỹ cho phù hợp. Bên cạnh việc chia sẻ rủi ro giữa các doanh nghiệp thì tỷ lệ đóng góp vào Quỹ bồi thường TNLĐ vẫn phải đảm bảo tính cơng bằng, doanh nghiệp nào có nguy cơ TNLĐ cao thì đóng nhiều, có nguy cơ thấp thì đóng ít chứ khơng được bình qn, cào bằng. Ở nước ta hiện nay, có thể phân loại ngành nghề thành 3 nhóm với nhóm thứ nhất gồm các đơn vị hành chính- sự nghiệp (nơi ít có nguy cơ xảy ra TNLĐ nhất), nhóm thứ 2 bao gồm các đơn vị kinh doanh thương mại, dịch vụ và nhóm thứ ba gồm các đơn vị sản xuất (có nguy cơ TNLĐ nhiều nhất). Ở nhiều nước trên thế giới, tỷ lệ đóng góp vào quỹ bồi thường TNLĐ được phân theo ngành nghề căn cứ vào mức độ xảy ra TNLĐ hằng năm, ví dụ ở Đức phí đóng bảo hiểm TNLĐ được

phân theo ngành kinh tế từ 0.2 đến 2% quỹ lương của NLĐ.42

Khi xảy ra TNLĐ thì các chi phí bao gồm tiền chi phí về y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định cho người bị TNLĐ; tiền lương trong thời gian điều trị, điều dưỡng; tiền chi trả cho bồi thường; hỗ trợ phục hồi chức năng; hỗ trợ cho việc bồi dưỡng, đào tạo NLĐ thích nghi lại nghề hoặc làm nghề mới phù hợp; hỗ trợ tài chính cho doanh nghiệp để cải tạo điều kiện lao động, phòng ngừa TNLĐ; hỗ trợ phổ biến tuyên truyền cho NLĐ, NSDLĐ về an toàn, vệ sinh lao động; hỗ trợ trong việc điều tra, thống kê TNLĐ…quỹ sẽ chi trả thay cho NSDLĐ. Bên cạnh việc thực hiện thay trách nhiệm của NSDLĐ với người bị TNLĐ, một phần nguồn thu của Quỹ sẽ được sử dụng để đầu tư trở lại nhằm cải thiện điều kiện làm việc, tổ chức huấn luyện về an toàn vệ sinh lao động cho NLĐ và NSDLĐ nhằm phòng ngừa TNLĐ cũng như giảm thiểu thiệt hại xảy ra. Xây dựng thành Công Quỹ bồi thường TNLĐ sẽ giải quyết được nhiều vướng mắc trong quá trình thực hiện trách nhiệm bồi thường của NSDLĐ. Cụ thể:

(i) Đối với NLĐ: khi bị TNLĐ thì đời sống của NLĐ và gia đình họ sẽ khó

khăn hơn do phát sinh nhiều chi phí: chi phí y tế, trang trải cuộc sống, cần người phục vụ…Việc xây dựng quỹ bồi thường thiệt hại sẽ đảm bảo NLĐ được hưởng bồi thường mà không phụ thuộc vào năng lực tài chính của NSDLĐ vào thời điểm TNLĐ. Khi tai nạn xảy ra nếu NSDLĐ không thông báo về Quỹ thì NLĐ cũng có quyền thơng báo để được hưởng chế độ bồi

42 Bùi Thị Lâm Hà (2012), “Chế độ tai nạn ở Việt Nam- Nhìn từ cơ sở lý luận”, Tạp chí Bảo hiểm xã hội Việt

thường TNLĐ do đó tránh được tình trạng NSDLĐ trốn tránh khai báo TNLĐ để khỏi bồi thường cho NLĐ. Bên cạnh đó, khi đưa Quỹ bồi thường TNLĐ về cơ quan BHXH quản lý sẽ chỉ có một cơ quan giải quyết chế độ cho NLĐ làm cho việc bồi thường, trợ cấp và các hỗ trợ khác cho NLĐ thực hiện nhanh chóng, thuận lợi hơn.

(ii) Đối với NSDLĐ: Thực chất các chế độ dành cho người bị TNLĐ trong Quỹ

TNLĐ, bệnh nghề nghiệp của BHXH hiện nay đều do NSDLĐ đóng góp (theo Điều 4 Nghị định 37/2016/NĐ-CP ngày 15/05/2016 của Chính phủ thì NSDLĐ có nghĩa vụ đóng 1% trên quỹ lương đóng BHXH vào Quỹ TNLĐ, bệnh nghề nghiệp), nhưng việc thành lập một quỹ riêng thực hiện tất cả các nghĩa vụ của NSDLĐ đối với người bị TNLĐ sẽ giúp NLĐ giảm bớt phần nào gánh nặng tài chính, có điều kiện để tập trung ổn định sản xuất, kinh doanh. Mặt khác, có một quỹ bồi thường TNLĐ sẽ làm cho những đơn vị sử dụng lao động có sự chia sẻ, hỗ trợ lẫn nhau.

(iii) Đối với xã hội: Trong quan hệ lao động, NLĐ luôn là người yếu thế nên

thường xuyên bị NSDLĐ chèn ép quyền lợi. Sự ra đời của Quỹ bồi thường TNLĐ sẽ hạn chế được thực trạng trốn tránh nghĩa vụ bồi thường của NSDLĐ, góp phần đảm bảo cuộc sống cho NLĐ qua đó cải thiện quan hệ lao động, tạo được lòng tin và mong muốn gắn bó lâu dài đối với NSDLĐ. Quan hệ lao động được ổn định, sản xuất kinh doanh phát triển sẽ thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế, nâng cao chất lượng đời sống của NLĐ và góp phần thực hiện mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh”. Hơn nữa, việc đưa Quỹ bồi thường TNLĐ về cơ quan BHXH quản lý sẽ tránh được tình trạng khơng thống kê, khai báo TNLĐ từ đó sẽ giúp cho cơng tác quản lý nhà nước về an toàn lao động, vệ sinh lao động có hiệu quả hơn.

Kết luận chương 2

Trong chương 2, tác giả tập trung phân tích các hạn chế, bất cập liên quan đến trách nhiệm bồi thường/trợ cấp của NSDLĐ, trách nhiệm sắp xếp công việc cho NLĐ sau khi điều trị xong TNLĐ và một số trách nhiệm khác. Trên cơ sở những phân tích này, tác giả đã đề xuất các kiến nghị nhằm khắc phục những bất cập về việc xác định điều kiện hưởng, thời gian hưởng, mức hưởng bồi thường/trợ cấp, đảm bảo hiệu quả trong việc sắp xếp việc làm cho NLĐ sau TNLĐ và tăng cường trách nhiệm của NSDLĐ đối với việc phòng ngừa và khắc phục hậu quả bất lợi đối với NLĐ trong các trường hợp TNLĐ xảy ra.

KẾT LUẬN

Đề tài “Trách nhiệm của Người sử dụng lao động trong trường hợp tai nạn

lao động theo pháp luật lao động Việt Nam” đi sâu vào nghiên cứu những quy định

của pháp luật Việt Nam về trách nhiệm của NSDLĐ trong những trường hợp NLĐ bị TNLĐ. Trên cơ sở đó, tác giả đã đi đến một số kết luận sau:

Thứ nhất, TNLĐ là những tai nạn gây tổn thương cho bất kì bộ phận, chức

năng nào của cơ thể hoặc gây tử vong cho NLĐ, xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động. Ngày nay, cùng với sự tăng lên nhanh chóng số lượng các cơ sở sản xuất, nhà máy, sự phát triển của khoa học- kỹ thuật thì số vụ TNLĐ cũng tăng lên nhanh chóng gây ra những thiệt hại to lớn về người và tài sản. Do đó, việc xác định rõ ràng và đầy đủ, hợp lý trách nhiệm của NSDLĐ khi NLĐ bị TNLĐ đóng một vai trị hết sức quan trọng trong việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người bị TNLĐ.

Thứ hai, các quy định pháp luật về trách nhiệm của NSDLĐ hiện nay, đặc

biệt là sau khi có Luật ATVSLĐ 2015, đã hồn thiện hơn rất nhiều so với các quy định trước năm 2012, tạo thành một khung pháp lý quan trọng trong việc bảo vệ người bị TNLĐ. Tuy nhiên, vẫn còn một số hạn chế, bất cập dẫn đến việc áp dụng trên thực tế gặp nhiều khó khăn, làm giảm đi hiệu quả công tác bảo vệ quyền lợi của người bị TNLĐ.

Thứ ba, qua việc nghiên cứu thực trạng pháp luật và thực tiễn thực hiện

trách nhiệm của NSDLĐ trong trường hợp TNLĐ, tác giả rút ra được các kiến nghị cụ thể như sau:

(1) Quy định rõ thời gian NSDLĐ phải thanh tốn chi phí y tế;

(2) Bổ sung Điểm a Khoản 2 Điều 38 về quy định “đồng chi trả” chi phí y tế;

(3) Bổ sung quy định NSDLĐ phải có trách nhiệm tạm ứng cho NLĐ một khoản tiền để họ thanh toán chi phí điều trị trong thời gian ban đầu;

(4) Giới hạn thời hạn NSDLĐ phải trả lương trong quá trình điều trị cho NLĐ; (5) quy định rõ cách thức trả lương cho NLĐ trong thời gian điều trị;

(6) Bổ sung hướng dẫn cụ thể đối với các trường hợp không trả lương, chậm trả hoặc trả không đầy đủ cho NLĐ bị TNLĐ;

(7) Cần hướng dẫn rõ ràng việc xác định lỗi dẫn đến TNLĐ;

(9) Bổ sung thêm một số trường hợp xác định là TNLĐ do bệnh lý gây ra;

(10) Sửa đổi quy định người bị suy giảm khả năng lao động do TNLĐ dưới 5% cũng cần được hưởng chế độ bồi thường/trợ cấp từ phía NSDLĐ;

(11) Quy định cụ thể khoảng thời gian bao lâu kể từ khi TNLĐ xảy ra nếu NLĐ chết trong thời gian điều trị do TNLĐ mới được hưởng bồi thường/trợ cấp;

(12) Kiến nghị nâng cao mức xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an tồn lao động, tai nạn lao động;

(13) Bổ sung trách nhiệm giới thiệu NLĐ đến các đơn vị đào tạo nghề để NLĐ có cơ hội học nghề mới phù hợp với sức khỏe hiện tại;

(14) Bổ sung khoản bồi thường chi phí để đào tạo thích ứng nghề nghiệp; (15) Xây dựng quỹ bồi thường tai nạn lao động.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO A. Văn bản pháp luật

1. Bộ luật lao động (Luật số 10/2012/QH13) ngày 18/06/2012.

2. Luật an toàn vệ sinh lao động (Luật số 84/2015/QH13) ngày 25/06/2015. 3. Luật Bảo hiểm Y tế (Luật số 25/2008/QH12) ngày 14/11/2008.

4. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm Y tế (Luật số 46/2014/QH13) ngày 13/6/2014.

5. Luật Bảo hiểm xã hội (Luật số 58/2014/QH13) ngày 20/11/2014.

Một phần của tài liệu Trách nhiệm của người sử dụng lao động trong các trường hợp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo pháp luật lao động việt nam (Trang 34 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(59 trang)