2.3. Một số giải pháp đảm bảo trách nhiệm của người sử dụng lao động
2.3.1. Giải pháp tăng cường hiệu quả áp dụng quy định về bồi thường thiệt hạ
hại do tai nạn lao động và cơng tác an tồn lao động
Hiện nay, các văn bản pháp luật về an toàn lao động ở nước ta tương đối đầy đủ, cụ thể. Cho đến nay, Luật ATVSLĐ 2015 đã chính thức có hiệu lực, hệ thống hóa các quy định về an toàn vệ sinh lao động trong một văn bản để dễ dàng áp dụng, nhưng làm sao để thực thi có hiệu quả các quy định này vẫn đang là một vấn đề nan giải.33
Do đó, ngồi việc ban hành, sửa đổi, bổ sung các quy định của pháp luật theo hướng phù hợp với các tiêu chuẩn tối thiểu thì việc đưa nội dung của các văn bản pháp luật đi vào cuộc sống đóng một vai trị hết sức quan trọng. Để thực hiện được vấn đề này, cần phải thực hiện tốt các biện pháp:
Thứ nhất, tăng cường công tác quản lý nhà nước về an tồn lao động
Do tính chất đặc thù lĩnh vực an tồn lao động địi hỏi cần phải được kiểm tra, giám sát, phát hiện kịp thời những nguy cơ xảy ra TNLĐ và các nguy hại khác cho NLĐ nên cần thiết phải tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động của NLĐ và NSDLĐ cũng như việc giải quyết các chế độ cho người bị TNLĐ, đặc biệt ở các doanh nghiệp thuộc
33 Bảo Chân, “Gia tăng tai nạn lao động: Thừa văn bản, thiếu kiểm tra”[http://hanoimoi.com.vn/Tin-tuc/Xa- hoi/374462/thua-van-ban-thieu-kiem-tra] (truy cập ngày 27/12/2017).
các lĩnh vực thường xuyên xảy ra TNLĐ như xây dựng, cơ khí, khai thác khoang sản… Hiện nay, chế độ báo cáo cơng tác an tồn lao động chỉ dựa trên giấy và khi đi kiểm tra các cơ quan có thẩm quyền thường chỉ kiểm tra hồ sơ, sổ sách nên nhiều doanh nghiệp thường chỉ làm đối phó. Do đó, cần tăng cường hoạt động thanh tra, kiểm tra ngay tại nơi làm việc của NLĐ như công trường, nhà xưởng để đảm bảo tính khách quan, chính xác và trung thực, phản ánh đúng thực trạng cơng tác an tồn vệ sinh lao động ở các doanh nghiệp.
Đồng thời, với công tác thanh tra, phát hiện còn phải xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm quy định của Nhà nước về đảm bảo an toàn lao động, về khắc phục hậu quả do TNLĐ nhằm răn đe, giáo dục các chủ thể trong việc thực hiện các quy định pháp luật về đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động, đảm bảo quyền lợi hợp pháp cho NLĐ bị TNLĐ. Để có thể thực hiện tốt cơng tác này, cần phải có một đội ngũ thanh tra từ trung ương đến địa phương có số lượng và chất lượng đủ để đảm bảo thực hiện tốt các nhiệm vụ của thanh tra lao động. Bên cạnh đó đối với các doanh nghiệp làm tốt các cơng tác an tồn lao động, bảo hộ lao động và thực hiện tốt các chế độ cho người bị TNLĐ cần có những hoạt động khen thưởng kịp thời nhằm động viên, khuyến khích NSDLĐ tiếp tục cố gắng sản xuất, kinh doanh cũng như đầu tư trở lại để cải thiện môi trường lao động để tiến tới ổn định quan hệ lao động, phát triển kinh tế- xã hội.
Thứ hai, tăng cường giáo dục, tuyên truyền về cơng tác an tồn lao động và chế độ đối với người bị tai nạn lao động cho NLĐ và NSDLĐ.
Thực tế cho thấy chi phí cho việc phịng ngừa TNLĐ thấp hơn nhiều so với chi phí phải bỏ ra để khắc phục hậu quả của nó. Tuy nhiên, cơng tác an tồn lao động, bảo hộ lao động, phịng ngừa TNLĐ có được thực hện tốt hay khơng đều xuất phát từ ý thức của NLĐ và NSDLĐ. Dù pháp luật có quy định đầy đủ đến đâu mà các chủ thể trong xã hội khơng được tiếp cận thì quy định đó cũng chưa phát huy hiệu quả. Hiện nay, một bộ phận lớn NLĐ vẫn chưa hiểu được vai trò của họ trong việc bảo vệ tính mạng, sức khỏe của bản thân nên chưa tuân thủ triệt để các quy định về đảm bảo an toàn lao động, bảo hộ lao động dẫn đến những hậu quả đáng tiếc trong khi nhiều TNLĐ hồn tồn có thể phịng tránh được. Bên cạnh đó, nhiều NLĐ vẫn chưa nắm được những quy định của pháp luật về chế độ đối với người bị TNLĐ nên chưa biết cách đấu tranh để tự bảo vệ quyền lợi của chính mình, dễ bị NSDLĐ lợi dụng sự thiếu hiểu biết để trốn tránh trách nhiệm hoặc thỏa thuận bồi
thường ít hơn. Cịn nhiều NSDLĐ lại lo chạy theo lợi nhuận, không chú trọng đến Công tác đảm bảo an toàn lao động dẫn đến những hậu quả đáng tiếc. Do đó, để đưa những quy định của pháp luật về an toàn lao động, bảo hộ lao động cũng như khắc phục hậu quả của TNLĐ vào cuộc sống, trước hết cần phải làm cho NLĐ và NSDLĐ nắm được quy định của pháp luật, về quyền và nghĩa vụ của họ, chế độ đối với người bị TNLĐ hay cơ chế khen thưởng, xử phạt trong Cơng tác an tồn lao động, bảo hộ lao động để từ đó nâng cao ý thức của mỗi người trong việc xây dựng mơi trường lao động an tồn cũng như đảm bảo quyền lợi cho NLĐ.
Để làm được điều này trước hết cần phải đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả các hoạt động thông tin tuyên truyền, phổ biến kiến thức, pháp luật về an toàn lao động34
đến NLĐ và NSDLĐ có thể thực hiện các biện pháp như xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu điện tử chung về an toàn lao động bằng nguồn vốn của nhà nước hay các dự án tài trợ của nước ngoài để tạo thuận lợi cho việc tra cứu, sử dụng; chú trọng Công tác biên soạn các tài liệu, giáo trình đảm bảo chất lượng; tổ chức các buổi giảng dạy pháp luật về an toàn lao động, về chế độ sau TNLĐ đặc biệt ở các đơn vị sử dụng lao động trong các lĩnh vực xây dựng, cơ khí, khai thác khống sản, v.v..