Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu đánh giá mức độ hài lòng của khách hàng cá nhân đối với dịch vụ gửi tiền tiết kiệm tại hệ thống ngân hàng sacombank trên địa bàn quận ninh kiều - tpct (Trang 34)

1.1 .ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Thu thập số liệu sơ cấp

Phỏng vấn các khách hàng cá nhân có sử dụng dịch vụ GTTK trên địa bàn Quận Ninh Kiều –TPCT bằng cách phỏng vấn trực tiếp, thông qua bảng câu hỏi được thiết kế dựa vào cơ sở lý luận.

Cách chợn mẫu nghiên cứu:

+ Tổng thể: Tất cả các khách hàng cá nhân có sử dụng dịch vụ GTTK

+ Cấu trúc mẫu: Tất cả các khách hàng cá nhân có sử dụng dịch vụ GTTK tại

các ngân hàng trên địa bàn Quận Ninh Kiều-TPCT

+ Cỡ mẫu: Dựa vào lý thuyết thống kê cơ bản ta có 3 yếu tố chính ảnh hưởng

đến quyết định cỡ mẫu cần lựa chọn là: độ biến động dữ liệu, độ tin cậy, tỷ lệ sai số. Cỡ mẫu được xác định theo công thức:

n = [ (1 2)]Z2/2 MOE p ptrong đó: + n: cỡ mẫu + V= p.(1-p): độ biến động dữ liệu

+ p: tỷ lệ xuất hiện của các phần tử trong đơn vị lấy mẫu đúng như mục tiêu chọn mẫu (0≤p≤1)

+ Z: giá trị tra bảng của phan phối chuẩn Z ứng với độ tin cậy + MOE: sai số cho phép với cỡ mẫu nhỏ

 trong trường hợp bất lợi nhất là độ biến động của dữ liệu ở mức tối đa thì:

V = p.(1-p) max V’=1-2p = 0 p=0.5 (1)

 Sai số cho phép với cỡ mẫu là 10% (2)

 Trong thực tế các nhà nghiên cứu thường sử dụng độ tin cậy là 5% (hay

α=5%, ) Zα/2 = 1,96 (3)

- Kết hợp (1) (2) (3) ta có n ≈ 96,04 quan sát

- Do đề tài thực hiện trong học kì hè, với thời gian hạn chế thu được 71 mẫu

điều tra, với số lượng mẫu lớn hơn 30 (mức tối thiểu có ý nghĩa nghiên cứu) nên số liệu thu thập có ý nghĩa, có thể mang tính đại diện cho q trình nghiên cứu

GVHD: Ths.Trương Chí Tiến Page 35 SVTT: Huỳnh Tấn Thành

2.2.2. Thu thập số liệu thứ cấp

Sử dụng số liệu thu thập tại ngân hàng và sacombank và các báo cáo tài chính trên mạng internet.

2.2.3. Phương pháp phân tích

Đề tài sử dụng phần mềm SPSS 16.0 để hỗ trợ trong việc phân tích số liệu. Các phương pháp phân tích được sử dụng trong việc giải quyết các mục tiêu của đề tài như: Phân tích thống kê mơ tả (Descriptive Statistics), Phân tích tần số (Frequency Analysis), Phân tích bảng chéo (Cross-tabulation), Kiểm định giả thuyết về trị trung bình của hai tổng thể - trường hợp mẫu độc lập (Independent - samples T - test). Ngoài ra, đề tài còn sử dụng phương pháp phân tích định tính, phương pháp so sánh số tương đối và tuyệt đối.

Phương pháp thống kê mô tả (Deseriptive Statisties)

Thống kê là tổng hợp các phương pháp lý thuyết và ứng dụng vào lĩnh vực kinh tế bằng cách rút ra những kết luận dựa trên những số liệu và thông tin thu thập được.

Thống kê mơ tả là một trong hai chức năng chính của thống kê (thống kê mô tả và thống kê ứng dụng). Thống kê mô tả là tập hợp tất cả các phương pháp đo lường, mơ tả và trình bày số liệu bằng các phép tính và các chỉ số thống kê thơng thường như số trung bình (Mean), số trung bình (Median), phương sai (Variance), độ lệch chuẩn (Standar deviation)… cho các biến số liên tục và các tỷ số

(Proportion) cho các biến số không liên tục. Trong phương pháp thống kê mô tả, các đại lượng thống kê mơ tả chỉ được tính đối với các biến định lượng.

Một số khái niệm:

+ Giá trị trung bình (Mean, Average): Bằng tổng các giá trị biến quan sát chia

cho số quan sát.

+ Số trung vị (Median, kí hiệu Me): Là giá trị của biến đứng giữa của một dãy

số đã được sắp xếp theo thứ tự tăngg dần hay giảm dần. Số trung vị chia dãy số làm 2 phần, mỗi phần có số quan sát bằng nhau.

GVHD: Ths.Trương Chí Tiến Page 36 SVTT: Huỳnh Tấn Thành

+ Mode (kí hiệu Mo): Là giá trị có tần số xuất hiện cao nhất trong tổng số hay

trong dãy số phân phối.

+ Phương sai: Là trung bình giữa bình phương các độ lệch giữa các biến và

trung bình của các biến đó.

+ Độ lệch chuẩn: Là căn bậc hai của phương sai.

Phương pháp phân tích bảng chéo (Cross-Tabulation)

Phân tích bảng chéo dùng để kiểm định mối quan hệ giữa các biến định tính với nhau bằng cách dùng kiểm định Chi – bình phương (Chi-square).

Bảng phân tích Cross – Tabulation hai biến còn được gọi là bảng tiếp liên (Contigency table), mỗi ô trong bảng chứa đựng sự kết hợp phân loại của hai biến. Việc phân tích các biến theo cột hay theo hàng là tuỳ thuộc vào việc biến đó được xem xét như là biến độc lập hay biến phụ thuộc. Thông thường khi xử lý, biến xếp theo cột là biến độc lập và biến xếp theo hàng là biến phụ thuộc.

Trong phân tích Cross – Tabulation, ta cũng cần quan tâm đến giá trị kiểm định. Ở đây phân phối “Chi bình phương” cho phép ta kiểm định mối quan hệ giữa các biến.

Giả thuyết H0 trong kiểm định có nội dung sau: H0: Khơng có mối quan hệ giữa các biến

H1: Có mối quan hệ giữa các biến.

Giá trị kiểm định χ2 trong kết quả phân tích sẽ cung cấp mức ý nghĩa của kiểm định (P-value). Nếu mức ý nghĩa này nhỏ hơn hoặc bằng α (mức ý nghĩa phân tích ban đầu) thì kiểm định hồn tồn có ý nghĩa, hay nói cách khác bác bỏ giả thuyết H0, nghĩa là các biến có liên hệ với nhau. Ngược lại thì các biến khơng có liên hệ nhau.

Phương pháp phân tích nhân tố EFA

Phân tích nhân tố là tên chung của một nhóm các thủ tục được sử dụng chủ yếu để thu nhỏ và tóm tắt các dữ liệu. Trong nghiên cứu, chúng ta thu thập được một số lượng biến lớn và hầu hết các biến có mối liên hệ với nhau và số lượng của chúng phải được giảm xuống đến một số lượng mà chúng ta có thể sử dụng được. Liên hệ

GVHD: Ths.Trương Chí Tiến Page 37 SVTT: Huỳnh Tấn Thành giữa các nhóm biến có liên hệ lại lẫn nhau được xem xét và trình bày dưới dạng một số ít các nhân tố cơ bản.

Phân tích nhân tố được sử dụng trong các trường hợp sau:

+ Nhận diện các khía cạnh hay nhân tố giải thích được các liên hệ tương quan

trong một tập hợp biến.

+ Nhận diện một tập hợp gồm một số lượng biến mới tương đối ít khơng có tương quan với nhau để thay thế tập hợp biến gốc có tương quan với nhau để thực hiện một phân tích đa biến tiếp theo sau (như hồi quy hay phân tích biệt số).

+ Để nhận ra một tập hợp gồm một số ít các biến nổi trội từ một tập hợp nhiều

biến để sử dụng trong các phân tích đa biến kế tiếp. Phân tích nhân tố cịn có vơ số ứng dụng trong lĩnh vực nghiên kinh tế và xã hội.

Khi phân tích nhân tố khám phá, các nhà nghiên cứu thường quan tâm đến một số tiêu chuẩn như:

- Thứ nhất, hệ số KMO (Kaiser-Meyer-Olkin) ≥ 0,5, mức ý nghĩa của kiểm

định Bartlett ≤ 0,05. (KMO là một chỉ tiêu dùng để xem xét sự thích hợp của EFA, 0,5 ≤ KMO ≤ 1 thì phân tích nhân tố là thích hợp. Kiểm định Bartlett xem xét giả thuyết về độ tương quan giữa các biến quan sát bằng không trong tổng thể. Nếu kiểm định này có ý nghĩa thống kê (Sig ≤ 0,05) thì các biến quan sát có tương quan với nhau trong tổng thể (Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2005, 262)).

- Thứ hai, hệ số tải nhân tố (Factor loading) ≥ 0,5. Nếu biến quan sát nào có hệ

số tải nhân tố < 0,5 sẽ bị loại. (Theo Hair & ctg (1998,111), Factor loading là chỉtiêu để đảm bảo mức ý nghĩa thiết thực của EFA (ensuring practical significance). Factor loading > 0,3 được xem là đạt được mức tối thiểu, Factor loading > 0,4 được xem là quan trọng, ≥ 0,5 được xem là có ý nghĩa thực tiễn. Hair & ctg (1998,111) cũng khuyên bạn đọc như sau: nếu chọn tiêu chuẩn factor loading > 0,3 thì cỡ mẫu của bạn ít nhất phải là 350, nếu cỡ mẫu của bạn khoảng 100 thì nên chọn tiêu chuẩn factor loading > 0,55, nếu cỡ mẫu của bạn khoảng 50 thì Factor loading phải > 0,75)

GVHD: Ths.Trương Chí Tiến Page 38 SVTT: Huỳnh Tấn Thành

- Thứ tư là hệ số eigenvalue có giá trị lớn hơn 1 (Trần Đức Long (2006),47) trích từ Gerbing & Anderson (1988), “An Update Paradigm for Scale Development Incorporing Unidimensionality and Its Assessments”, Journal of Marketing Research, Vol.25, 186- 192).

- Tiêu chuẩn thứ năm, là khác biệt hệ số tải nhân tố của một biến quan sát giữa

các nhân tố ≥ 0.3 để đảm bảo giá trị phân biệt giữa các nhân tố (Bùi Nguyên Hùng & Võ Khánh Tồn (2005) trích từ Jabnoun & Al-Tamimi (2003) “Measuring perceived service quality at UAE commercial banks”, International Journal of Quality and Reliability Management, (20), 4).

Phương pháp phân tích hồi quy đa biến

Phân tích hồi qui là nghiên cứu sự phụ thuộc của một biến (Y: biến phụ thuộc hay cịn gọi là biến được giải thích) vào một hay nhiều biến khác (Xi biến độc lập hay cịn gọi là biến giải thích) với ý tưởng cơ bản là ước lượng (hay dự đoán) giá trị trung bình của biến phụ thuộc trên cơ sở các giá trị đã biết của biến độc lập.

Phương trình hồi qui có dạng:

Y = β0 + β1X1 + β2X2+ ….+ βkXk

Trong đó:

+ Y : Chỉ tiêu phân tích (biến phụ thuộc hay biến được giải thích)

+ Xi (i = 1,k): Các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu phân tích (các biến độc

+ lập hay biến giải thích)

+ β0: Phản ảnh mức độ ảnh hưởng của nhân tố khác đến chỉ tiêu phân tích

+ (ngồi các chỉ tiêu phân tích đã đưa ra)

+ βi ( i = 1,k ) : Các hệ số hồi quy này phản ảnh mức độ ảnh hưởng của từng

nhân tố đến chỉ tiêu phân tích. Nếu β > 0 : ảnh hưởng thuận; β < 0 : ảnh hưởng nghịch, β càng lớn thì sự ảnh hưởng đến chỉ tiêu phân tích càng mạnh.

GVHD: Ths.Trương Chí Tiến Page 39 SVTT: Huỳnh Tấn Thành

Bảng 2.1: CÁC BIẾN NGHIÊN CỨU ĐƯỢC MÃ HÓA

STT Mã hóa Diễn giải

DTC ĐỘ TIN CẬY

1 DTC1 Ngân hàng thực hiện đúng cam kết với khách hàng

2 DTC2 Ngân hàng ra hóa đơn, chứng từ chính xác

3 DTC3 Ngân hàng có bảng giá quy đổi ngoại tệ sang VND chính xác

4 DTC4 Ngân hàng thực hiện giao dịch chính xác ngay lần đầu tiên

DDU ĐỘ ĐÁP ỨNG

5 DDU1 Thủ tục gửi và rút tiền đơn giản dễ thực hiện

6 DDU2 Nhân viên luôn sẵn sàng tư vấn khi khách hàng hỏi

7 DDU3 Có đường dây điện thoại nóng 24/24

8 DDU4 Đa dạng hình thức giao dịch

DDB ĐỘ ĐẢM BẢO

9 DDB1 Khách hàng an tâm khi giao dịch

10 DDB2 Nhân viên có hiểu biết chun mơn để trả lời cho khách hàng

11 DDB3 Ngân hàng có chứng từ rõ ràng khi giao dịch

DCT ĐỘ CẢM THÔNG

12 DCT1 Nhân viên luôn chú ý lắng nghe khi khách hàng nói

13 DCT2 Nhân viên ln hiểu nhu cầu của khách hàng để tư vấn

PTHH PHƯƠNG TIỆN HỮU HÌNH

14 PTHH1 Ngân hàng có bãi giữ xe rộng rãi

15 PTHH2 Nhân viên ăn mặc gọn gàng

16 PTHH3 Ngân hàng có vị trí thuận tiện

LS LÃI SUẤT

17 LS1 Lãi suất tiền gửi tiết kiệm cao hơn ngân hàng khác

18 LS2 Lãi suất tiền gửi tiết kiệm có tính ổn định dài hạn

GVHD: Ths.Trương Chí Tiến Page 40 SVTT: Huỳnh Tấn Thành

CHƯƠNG 3

SƠ LƯỢC VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN NINH KIỀU THÀNH PHỐ CẦN THƠ

3.1. VÀI NÉT SƠ LƯỢC

Năm 2010 tình hình kinh tế - xã hội của thành phố Cần Thơ phát triển theo hướng tích cực, hầu hết các ngành, lĩnh vực kinh tế then chốt của Thành phố đều duy trì nhịp độ phát triển ở mức cao; tổng sản phẩm GDP (theo giá so sánh 1994) trên địa bàn thành phố đạt 17.289,8 tỷ đồng, tăng 15,03% so với năm 2009. Cùng với sự phấn đấu chung của các ngành, các cấp trên địa bàn, ngành Ngân hàng thành phố Cần thơ đã nỗ lực vượt bậc trong việc huy động vốn, mở rộng cho vay có hiệu quả và đáp ứng tốt các nhu cầu tiền tệ, thanh tốn trên địa bàn, góp phần ổn định và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế tại địa phương.

Ngay từ đầu năm, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh thành phố Cần Thơ với chức năng quản lý nhà nước về tiền tệ và hoạt động ngân hàng trên địa bàn, đã tổ chức phổ biến, triển khai đến các tổ chức tín dụng (TCTD) những giải pháp của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) nhằm thực hiện tốt chủ trương, chính sách của Chính phủ trong việc thực hiện chính sách tiền tệ và đảm bảo hoạt động ngân hàng an tồn, hiệu quả góp phần ổn định kinh tế vĩ mơ, khơng để lạm phát cao. Cụ thể:(i) Chấp hành đúng các quy định về tiền tệ và hoạt động ngân hàng, nhất là các quy định liên quan đến lãi suất, tỷ giá và hoạt động ngoại hối; thống nhất duy trì mặt bằng lãi suất huy động VND; giảm dần lãi suất cho vay phù hợp với tình hình cung cầu vốn thị trường và theo chỉ đạo của Thống đốc; (ii) Nâng cao chất lượng tín dụng, tăng trưởng tín dụng phù hợp với khả năng huy động vốn và kiểm soát rủi ro, bảo đảm "an toàn, hiệu quả và bền vững"; (iii) Tập trung nâng cao chất lượng cung ứng dịch vụ và gia tăng các tiện ích thanh tốn; (iv) Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra các tổ chức tín dụng; tập trung thanh tra chất lượng tín dụng…

GVHD: Ths.Trương Chí Tiến Page 41 SVTT: Huỳnh Tấn Thành Trong năm 2010, hệ thống các TCTD trên địa bàn thành phố tiếp tục thực hiện tốt vai trị trung gian tài chính trong nền kinh tế, góp phần vào việc huy động vốn và đầu tư để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thành phố. Các TCTD sử dụng đa dạng các hình thức huy động vốn, đẩy mạnh khả năng huy động vốn tại chỗ, nâng cao các dịch vụ ngân hàng để đáp ứng nhu cầu vốn ngày càng tăng của các doanh nghiệp, các thành phần kinh tế và các hộ gia đình tại địa phương. Đến 31/12/2010, tổng nguồn vốn huy động trên địa bàn đạt 25.383 tỷ đồng, tăng 34,44% so với cuối năm 2009, trong đó nguồn vốn huy động trên 12 tháng là 3.914 tỷ đồng, chiếm 15.42% trên tổng vốn huy động.

Sự tăng trưởng cao của nguồn vốn huy động đã giúp hệ thống ngân hàng trên địa bàn Cần Thơ có điều kiện mở rộng tín dụng, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và xố đói giảm nghèo của địa phương. Các tổ chức tín dụng trên địa bàn đã quan tâm, ưu tiên nguồn vốn tập trung cho vay lĩnh vực thu mua lúa gạo, phát triển nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, doanh nghiệp nhỏ và vừa, sản xuất hàng tiêu dùng, sản xuất hàng hóa thay thế hàng nhập khẩu, và các chương trình tín dụng khác.

Tính đến cuối tháng 12/2010, tổng dư nợ cho vay đạt 36.862 tỷ đồng, tăng 26.89%, trong đó: Dư nợ ngắn hạn đạt 27.321 tỷ đồng, chiếm 74,2%; dư nợ trung, dài hạn đạt 9.541 tỷ đồng, chiếm 25.8%. Hiện nay, trên địa bàn thành phố có 33 TCTD cho vay thu mua lúa, gạo xuất khẩu và tiêu dùng với dư nợ cho vay chiếm khoảng 9,85% tổng dư nợ; 38 TCTD trên địa bàn cho vay nuôi trồng và thu mua, chế biến thủy sản, dư nợ cho vay chiếm 15% tổng dư nợ; 34 TCTD cho vay nông nghiệp và phát triển nông thôn dư nợ cho vay chiếm 30,09% tổng dư nợ; cho vay hỗ trợ lãi suất đối với trên 559 khách hàng với tổng dư nợ đến 31/12/2010 trên địa bàn là 975.070 triệu đồng, chiếm 2,64% tổng dư nợ. Đi đôi với tăng trưởng tín dụng, các TCTD tiếp tục thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng, mở rộng tín dụng nằm trong tầm kiểm sốt và hạn chế khơng để nợ xấu gia tăng, vì vậy tỷ lệ nợ xấu giảm đáng kể, đến cuối năm còn khoảng 1,80%/tổng dư nợ.

GVHD: Ths.Trương Chí Tiến Page 42 SVTT: Huỳnh Tấn Thành Để thực hiện tốt hơn vai trị là trung tâm kinh tế, tài chính, thương mại, dịch vụ, xuất nhập khẩu trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, các TCTD tiếp tục được quan tâm hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi trong việc mở rộng mạng lưới hoạt động, nhất là ở những địa bàn nơng thơn. Tính đến 31/12/2010, trên địa bàn thành phố có 49 tổ chức tín dụng hoạt động, với mạng lưới 216 địa điểm có giao dịch ngân

Một phần của tài liệu đánh giá mức độ hài lòng của khách hàng cá nhân đối với dịch vụ gửi tiền tiết kiệm tại hệ thống ngân hàng sacombank trên địa bàn quận ninh kiều - tpct (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)