Phối hợp với nhà trường và các đồn thể khác trong trường tổ chức các hoạt

Một phần của tài liệu Tài liệu Một số biện pháp giáo dục kĩ năng hội nhập cho học sinh trường THPT Huỳnh Thúc Kháng qua công tác chủ nhiệm (Trang 37)

Phần B: NỘI DUNG

2. Một số biện pháp gĩp phần hình thành kĩ năng, năng lực hội nhập cho học

2.5. Phối hợp với nhà trường và các đồn thể khác trong trường tổ chức các hoạt

các hoạt động để giáo dục kĩ năng, năng lực hội nhập cho học sinh. 2.5.1. Hoạt động trải nghiệm theo chủ đề.

Hoạt động trải nghiệm theo chủ đề là điểm nhấn đặc biệt quan trọng của chương trình Hoạt động trải nghiệm. Hoạt động trải nghiệm theo chủ đề bao gồm hai dạng hoạt động: Hoạt động trải nghiệm thường xuyên và hoạt động trải

Hoạt động trải nghiệm thường xuyên được thực hiện đều đặn từng tuần, được xếp tiết trong thời khĩa biểu và được từng học sinh thực hiện ở nhà trường và cả ở nhà với các nhiệm vụ được giao như nhau, nhằm tạo cơ hội cho các em hình thành và phát triển các năng lực và phẩm chất cho học sinh một cách cĩ hiệu quả nhất. Giáo viên cĩ thể kiểm sốt hoạt động của 100% học sinh trong lớp dựa các nhiệm vụ được thiết kế cụ thể đến từng học sinh và được tổ chức trên lớp theo các tiết hoạt động của chủ đề.

Hoạt động trải nghiệm định kì được thực hiện theo một khoảng thời gian nhất định và được tổ chức theo quy mơ khối. Hoạt động trải nghiệm định kì thực hiện nội dung mang tính tổng hợp, với khơng gian rộng hơn và sân chơi lớn hơn để học sinh được tăng cơ hội trải nghiệm và phát triển bản thân. Tại trường THPT Huỳnh Thúc Kháng, hoạt động trải nghiệm định kì được tổ chức thường niên cho học sinh khối 11 vào tháng 3. Hoạt động này thường hướng về nguồn, tới các địa chỉ đỏ. Trong những lần trải nghiệm ấy, học sinh thường được tổ chức các chương trình với quy mơ tồn khối. Ở đĩ, các em cĩ dịp để thể hiện bản thân, trau dồi thêm kiến thức và phát triển nhiều kĩ năng như: kĩ năng làm việc nhĩm, kĩ năng giao tiếp, thuyết trình, kĩ năng tư duy, sáng tao... Đĩ là những hành trang quý giá để phát triển khả năng hội nhập mạnh mẽ cho các em học sinh. Năm học 2019-2020 và năm học 2020 -2021 hoạt động trải nghiệm định kì của học sinh trường THPT Huỳnh Thúc Kháng vẫn nằm trong kế hoạch nhưng chưa được thực hiện do ảnh hưởng của dịch Covid. Dẫu vậy, chúng tơi vẫn khẳng định rằng, đây là một hoạt động hết sức quan trọng và vơ cùng ý nghĩa đối với việc phát triển các kĩ năng sống, đặc biệt là kĩ năng hội nhập, gĩp phần hình thành năng lực thiết yếu trong thời đại mới – năng lực hội nhập

Tuy nhiên, điều đáng lưu ý là hoạt động trải nghiệm định kì địi hỏi sự chuẩn bị kĩ càng về mục tiêu, nội dung hoạt động, phương tiện và điều kiện thực hiện, về hỗ trợ, phối hợp của Ban Giám hiệu nhà trường, Đồn trường, Hội cha mẹ học sinh với giáo viên chủ nhiệm.

2.5.2. Hoạt động câu lạc bộ, tổ chức các diễn đàn

Hoạt động câu lạc bộ được thực hiện ngồi giờ học của các mơn học, đây chính là hình thức tự chọn khơng bắt buộc. Hoạt động Câu lạc bộ thường là hoạt động theo nhu cầu, sở thích, năng khiếu và hoạt động mang tính định hướng nghề nghiệp. Qua việc tham gia vào các câu lạc bộ, học sinh sẽ được phát triển các năng khiếu đặc biệt. Hoạt động của câu lạc bộ tạo cơ hội cho học sinh được chia sẻ kiến thức, hiểu biết của mình về các lĩnh vực mà các em qua tâm, quan đĩ phát triển các kĩ năng gĩp phầ hình thành năng lực hội nhập: Kĩ năng giao tiếp, kĩ năng lắng nghe và biểu đạt ý kiến, kĩ năng suy nghĩ và trình bày suy nghĩ, ý tưởng, kĩ năng viết bài, kĩ năng chụp ảnh, kĩ năng hợp tác, làm việc nhĩm, kĩ năng ra quyết định và giải quyết vấn đề... Đây đều là những kĩ năng mềm thiết yếu giúp ích cho q trình hình thành năng lực hội nhập.

Tại trường THPT Huỳnh Thúc Kháng cĩ rất nhiều Câu lạc bộ, đội, nhĩm hoạt động rất hiệu quả như Câu lạc bộ Tiếng Anh, Câu lạc bộ đàn hát, Câu lạc bộ bĩng rổ, Đội thanh niên tình nguyện, nhĩm nhảy B.O.C....Giáo viên chủ nhiệm cĩ vai trị rất quan trọng trong việc khuyến khích, động viên, tạo điều kiện giúp đỡ và hướng dẫn các em tham gia những câu lạc bộ, đội nhĩm này một cách cĩ hiệu quả nhất. Bởi tham gia vào các câu lạc bộ, các em vừa được trau dồi kiến thức vừa rèn luyện những kĩ năng mềm thiết yếu gĩp phần hình thành năng lực hội nhập.

Đặc biệt, giáo viên chủ nhiệm phải quan tâm đến các chương trình của câu lạc bộ tiếng Anh. Đây chính là mơi trường hết sức quan trọng để các em trau dồi khả năng giao tiếp, sử dụng tiếng Anh. Một số chương trình của câu lạc bộ tiếng Anh rất thiết thực như thi Rung chuơng vàng, Đêm hội Halloween...đã đem lại những sân chơi bổ ích lí thú cho các em học sinh. Tại đây, các em được giao lưu, học hỏi, hình thành nhiều kĩ năng sống đặc biệt là được trau dồi năng lực sử dụng tiếng Anh và khả năng giao tiếp bằng tiếng Anh. Đây là một trong những vấn đề thiết yếu.

2.6. Một số phương pháp tích cực hỗ trợ hoạt động rèn luyện kĩ năng hội nhập

Giáo viên chủ nhiệm phải tích cực đổi mới phương pháp các hoạt động giáo dục. Các phương pháp đĩ phải phát huy được tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh, làm cho mỗi học sinh đều sẵn sàng tham gia trải nghiệm tích cực, giúp học sinh suy nghĩ về những vấn đề mình trải nghiệm. Mặt khác, giáo viên chủ nhiệm phải tạo điều kiện cho học sinh trải nghiệm, sáng tạo thơng qua các hoạt động tìm tịi, vận dụng kiến thức và kinh nghiệm đã cĩ vào đời sống, hình thành, phát triển kĩ năng giải quyết vấn đề và ra quyết định dựa trên tri thức và ý tưởng mới thu được từ trải nghiệm. Ngồi ra, các phương pháp mà giáo viên chủ nhiệm lựa chọn để giáo dục phải tạo cơ hội cho học sinh suy nghĩ, phân tích, khái quát hĩa những trải nghiệm để kiến tạo kinh nghiệm, kiến thức và kĩ năng mới. Những phương pháp mà giáo viên lựa chọn phải linh hoạt, sáng tạo và phù hợp với tình hình thực tiễn dạy học tại cơ sở mình giảng dạy. Một số phương pháp mà chúng tơi đã lựa chọn, sử dụng hiệu quả để phát triển các kĩ năng hội nhâp như sau:

2.6.1. Phương pháp đĩng vai.

Đĩng vai là phương pháp là phương pháp tổ chức cho người học thực hành “làm thử” một số cách ứng xử nào đĩ trong một tình huống giả định. Đây là phương pháp giảng dạy nhằm giúp người đọc suy nghĩ sâu sắc về một vấn đề bằng cách tập trung vào một sự kiện cụ thể mà họ quan sát được.

Với phương pháp đĩng vai, người học được rèn luện, thực hành những kỹ năng ứng xử và bày tỏ thái độ trong mơi trường an tồn trước khi thực hành trong thực tiễn. Đây là phương pháp gây được nhiều hứng thú và thu hút sự chú ý của người học, phát triển khả năng sáng tạo của người học, khích lệ sự thay đổi của học sinh theo chiều hướng tích cực. Chính vì lẽ đĩ, phương pháp đĩng vai giúp cho các em học sinh phát triển được nhiều kĩ năng quan trọng như kĩ năng ứng xử giao tiếp, kĩ năng giải quyết vấn đề…tạo tiền đề để phát triển năng lực hội nhập cho các em học sinh.

Học sinh đĩng vai và làm phim 2.6.2. Phương pháp giải quyết vấn đề

Phương pháp giải quyết vấn đề là một phương pháp giáo dục nhằm phát triển năng lực tư duy sáng tạo, giải quyết vấn đề của học sinh. Các em được đặt trong tình huống cĩ vấn đề, thơng qua việc giải quyết vấn đề giúp học sinh lĩnh hội được tri thức, kĩ năng và phương pháp.

Phương pháp giải quyết vấn đề cĩ ý nghĩa quan trọng trong việc phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh, giúp học sinh cĩ cách nhìn tồn diện hơn trước các hiện tượng, nảy sinh trong hoạt động và cả trong cuộc sống hằng ngày. Giáo viên chủ nhiệm sử dụng phương pháp này để phát triển kĩ năng mềm giúp ích cho việc hình thành năng lực hội nhập như kĩ năng giao tiếp, kĩ năng làm việc nhĩm, kĩ năng tư duy sáng tạo, kĩ năng thiết lập mục tiêu…Trong một số tình huống, giáo viên cịn khuyến khích học sinh sử dụng song ngữ để trình bày vấn đề nhằm nâng cao khả năng sử dụng ngoại ngữ cho học sinh. Như vậy, đây cũng là một năng lực quan trọng giúp giáo viên chủ nhiệm phát triển năng lực hội nhập cho học sinh.

Phương pháp Giải quyết vấn đề trong giờ sinh hoạt theo chủ đề: Kĩ năng làm việc nhĩm

2.6.3. Phương pháp trị chơi

Trị chơi là tổ chức cho học sinh tìm hiểu một vấn đề hay thực hiện những hành động, việc làm hoặc hình thành thái độ thơng qua một trị chơi nào đĩ.

Qua trị chơi, người học cĩ cơ hội để thể nghiệm những thái độ hay hành vi bởi con người thể hiện như thế nào qua trị chơi thì phần lớn nĩ sẽ thể hiện như thế thơng qua cuộc sống thực. Chính nhờ sự thể nghiệm này, sẽ hình thành ở họ niềm tin vào những thái độ, hành vi tích cực, tạo ra động lực bên trong cho những hành vi ứng xử trong cuộc sống. Người học sẽ được rèn luyện khả năng quyết định, lựa chọn cho mình cách ứng xử đúng đắn, phù hợp trong tình huống. Qua trị chơi, người học cũng hình thành được năng lực quan sát, được rèn luyện kĩ năng nhận xét, đánh giá hành vi. Bằng trị chơi, việc học tập được tiến hành nhẹ nhàng, sinh động, khơng khơ khan, nhàm chán. Người học được lơi cuốn vào quá trình học tập một cách tự nhiên, hứng thú, cĩ tinh thần trách nhiệm. Trị chơi cịn tăng cường khả năng giao tiếp giữa người học với người học, giữa người dạy với người học.

Trị chơi là một hoạt động mang tính sáng tạo cao, thể hiện ở việc lựa chọn chủ đề chơi, phân vai tạo ra tình huống, hồn cảnh chơi. Sử dụng phương pháp này là một phương tiện để giáo dục tồn diện học sinh, giúp các em nâng

cao hiểu biết về thế giới hiện thực xung quang, kích thích trí thơng minh, lịng ham hiểu biết, học cách giải quyết nhiệm vụ. Ngồi ra, trị chơi là phương tiện giáo dục phẩm chất, nhân cách thiết yếu phục vụ cho q trình hội nhập như tính hợp tác, tính đồng đội, tính tập thể, tính kỉ luật, tự chủ, tích cực, độc lập, sáng tạo, sự dũng cảm, kiên nhẫn…Trị chơi cịn là phương tiện giáo dục thể lực cho học sinh, giáo dục thẩm mỹ, hình thành kĩ năng giao tiếp, kĩ năng xã hội,…

Trị chơi “Hiểu ý đồng đội” trong giờ Sinh hoạt theo chủ đề: Kĩ năng giao tiếp

2.6.4. Phương pháp làm việc nhĩm

Làm việc nhĩm là phương pháp tổ chức hoạt động giáo dục trong đĩ, giáo viên sắp xếp học sinh thành các nhĩm nhỏ theo hướng tạo ra sự tương tác trực tiếp giữa các thành viên, từ đĩ học sinh trong nhĩm trao đổi, giúp đỡ và cùng nhau làm việc để hồn thành nhiệm vụ chung của nhĩm.

Phương pháp làm việc nhĩm cĩ nhiều ưu điểm để hình thành các kĩ năng cần thiết nhằm phát triển năng lực hội nhập. Phương pháp làm việc nhĩm một mặt phát huy vai trị của chủ thể như tính tự giác, tích cực, sáng tạo, năng động, tinh thần trách nhiệm của học sinh, tạo cơ hội cho các em tự thể hiện, tự thể hiện các khả năng, thực hiện tốt hơn nhiệm vụ được giao. Phương pháp này giúp học sinh hình thành các kĩ năng xã hội và phẩm chất nhân cách cần thiết cho quá trình hội nhập sau này như: Kĩ năng tổ chức, quản lí, giải quyết vấn đề, hợp tác, cĩ trách nhiệm cao, cĩ tinh thần đồng đội, xác định giá trị của sự đa dạng và gắn kết. Làm việc nhĩm sẽ khuyến khích học sinh giao tiếp với nhau và như vậy sẽ giúp các em nhút nhát, thiếu tự tin cĩ cơ hội để hịa nhập với lớp học, với tập thể.

Một trong những nhiệm vụ hết sức quan trọng mà giáo viên chủ nhiệm phải chú ý, chuẩn bị hành trang hội nhập cho các em là thơng qua hoạt động nhĩm phải hình thành kĩ năng làm việc nhĩm. Vì vậy để qua trình thực hiện nhĩm cĩ hiệu quả và hình thành được kĩ năng làm việc nhĩm cho học sinh, giáo viên cần phải trang bị tốt cho quá trình làm việc nhĩm từ khâu chuẩn bị, đến việc chia nhĩm, hướng dẫn học sinh trao đổi, thảo luận, xác định mục tiêu. Giáo viên phải hướng dẫn từng nhĩm phân cơng cơng việc hợp lí, cĩ liên quan, phụ thuộc nhau, hướng dẫn học sinh trình bày kết quả làm việc nhĩm một cách khoa học và hiệu quả nhất…

Một số hình ảnh Hoạt động nhĩm trong giờ sinh hoạt chủ nhiệm

4. Kết quả ứng dụng 4.1. Kết quả thực hiện 4.1. Kết quả thực hiện

Trong năm học 2019-2020 chúng tơi đã làm cơng tác chủ nhiệm tại các lớp 10D2, 11D4 và chưa chú trọng đến việc rèn luyện kĩ năng, năng lực cho học sinh. Trong năm học đĩ, chúng tơi nhận thấy các em chưa nhận thức được rõ nhiệm vụ của mình trong thời đại mới, chưa cĩ ý thức được rằng việc học tập và rèn luyện kĩ năng thiết yếu đĩng vai trị quan trọng trong việc khẳng định giá trị bản thân trong thời kì hội nhập. Vì vậy, các em chỉ chú trọng đến việc học và đặc biệt chỉ quan tâm đến các mơn mình thi đại học mà chưa chú ý đến việc lĩnh kiến thức tồn diện và việc rèn luyện các kĩ năng thiết yếu để hình thành năng lực hội nhập.

Năm học 2020 -2021 chúng tơi vẫn tiếp tục làm cơng tác chủ nhiệm tại các lớp 11D2 và 12D4. Chung tơi đã ý thức rõ hơn về vai trị của việc hình thành kĩ năng, năng lực hội nhập cho các em học sinh lớp chủ nhiệm. Chính vì vậy, sau gần một năm học, khơng chỉ chất lượng học tập được nâng lên mà các em đã hình thành được các kĩ năng thiết yếu giúp ích cho q trình hình thành năng lực hội nhập.

4.2. Khả năng ứng dụng, triển khai kết quả của đề tài.

- Giáo viên cĩ thể ứng dụng những biện pháp cụ thể gĩp phần hình thành năng lực hội nhập cho học sinh THPT.

- Đề tài làm tài liệu tham khảo cho giáo viên trong quá trình dạy học của mình. Với những hình thức được nêu ra trong đề tài, giáo viên cĩ thể vận dụng một cách linh hoạt, phù hợp với từng đối tượng học sinh.

Phần C. KẾT LUẬN

1. KẾT LUẬN CHUNG

Để giúp học sinh hội nhập tốt, đáp ứng yêu cầu của thời đại mới thì việc hình thành những năng lực hội nhập ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường cĩ vai trị hết sức quan trọng. Giáo viên chủ nhiệm trong trường học là linh hồn của lớp học, đĩng vai trị quyết định đến quá trình và kết quả học tập của các em học sinh. Chính vì vậy, giáo viên chủ nhiệm phải đặt mục tiêu hình thành năng lực hội nhập cho học sinh ngay từ khi cịn ngồi trên ghế nhà trường.

Giáo viên chủ nhiệm vừa cĩ những biện pháp giúp học sinh học lĩnh hội kiến thức tốt vừa cĩ những cách thức để hình thành những kĩ năng mềm thiết yếu, giúp các em hình thành năng lực hội nhập. Quá trình này phải diễn ra thường xuyên, liên tục và cĩ sự phối hợp chặt chẽ với nhà trường, với các tổ chức đồn thể trong trường đồng thời cũng phải đĩng vai trị là cầu nối quan trọng cho các tổ chức, cá nhân ngồi trường cĩ ý nghĩa quan trọng trong việc định hướng tương lai của các em trong thời kì hội nhập.

Như vậy, việc hình thành năng lực hội nhập cho học sinh lớp chủ nhiệm cĩ thành cơng hay khơng chủ yếu phụ thuộc vào các biện pháp giáo viên thực hiện.

Một phần của tài liệu Tài liệu Một số biện pháp giáo dục kĩ năng hội nhập cho học sinh trường THPT Huỳnh Thúc Kháng qua công tác chủ nhiệm (Trang 37)