Ứng dụng trong thông tin vệ tinh

Một phần của tài liệu Tài liệu Hệ thống thông tin quang không dây và vấn đề thiết kế, tính toán, tối ưu tuyến trong điều kiện khí hậu Việt Nam (Trang 25 - 28)

CHƢƠNG 2 : MỘT SỐ ỨNG DỤNG TIÊU BIỂU CỦA HỆ THỐNG FSO

2.2 Ứng dụng trong thông tin vệ tinh

Sóng vơ tuyến thường được sử dụng để truyền thông tin giữa các vệ tinh và giữa các vệ tinh với trạm mặt đất. Tuy nhiên, xu hướng mới trong thông tin vệ tinh đang được phát triển gần đây đó là sử dụng bức xạ quang laser làm tín hiệu mang tin thay cho sóng vơ tuyến.

Hình 2.3 FSO trong thơng tin vệ tinh

Cơ quan vũ trụ Châu âu (ESA) trong dự án SILEX đã sử dụng đường truyền dẫn quang không dây 50 Mbps để trao đổi thông tin hai lần một ngày giữa một vệ tinh tầm thấp (LEO) và một vệ tinh địa tĩnh (GEO) từ năm 2003.

Chương trình thơng tin liên quỹ đạo giữa các vệ tinh sử dụng bức xạ quang (OICETS) đã được nghiên cứu và phát triển bởi cơ quan thăm dò vũ trụ Nhật Bản (JAXA) trong năm 2005.

Chính vì thế, xu hướng mới trong thông tin vệ tinh là sử dụng thông tin quang khơng dây để phục vụ nhiều mục đích trong khơng gian khác nhau. Dưới đây sẽ trình bày một số hoạt động cần thiết trong không gian sử dụng thông tin quang không dây:

2.2.1 Phục vụ các hoạt động của con người trong không gian

Trong tương lai gần, khơng chỉ phi hành gia mà những người bình thường cũng sẽ có cơ hội du lịch trên khơng gian vũ trụ bằng tàu vũ trụ. Du lịch vũ trụ phát triển, điều tất yếu là sẽ yêu cầu có kết nối internet tốc độ cao trên các tàu vũ trụ và các trạm vũ trụ.

Trên các trạm vũ trụ như trạm vũ trụ quốc tế (ISS), các phi hành gia và các chuyên gia cũng cần có những phương tiện giải trí như ở mặt đất. Ví dụ như, để giải tỏa căng thẳng và giải trí, các phi hành gia và các chuyên gia cũng cần xem các bộ phim nổi tiếng, các bài hát hay…như ở dưới mặt đất. Điều này hồn tồn có thể thực hiện nếu sử dụng thông tin quang không dây.

Nếu sử dụng đường truyền quang 1 Gbps, chúng ta có thể gửi lên trên vũ trụ những bộ phim, bản nhạc mới nhất chỉ trong vòng vài phút. Và điều quan trọng hơn,

Hệ thống thông tin quang không dây và vấn đề thiết kế, tính tốn, tối ưu tuyến trong điều kiện khí hậu Việt Nam

đó là các nhà khoa học có thể gửi được những số liệu thu thập và kết quả nghiên cứu một cách tức thời từ trên trạm vũ trụ xuống mặt đất và ngược lại.

Truyền thông quang không dây đã và đang được nghiên cứu và ứng dụng để thực hiện những mục đích đó.

2.2.2 Truyền dữ liệu từ những vệ tinh quan sát

Rất nhiều vệ tinh quan sát trái đất đã được phát triển phục vụ cho việc dự báo thời tiết và thăm dò trái đất. Để việc đo đạc được chính xác hơn, độ phân giải từ các cảm biến phải càng cao và như vậy tần suất và phạm vi quan sát càng lớn hơn. Vì thế yêu cầu tốc độ truyền dẫn dữ liệu từ vệ tinh đến trạm mặt đất phải lớn hơn. Thơng tin quang khơng dây có thể đáp ứng được điều này.

Hình 2.4 Truyền dẫn quang không dây từ vệ tinh tới trạm mặt đất

2.2.3 Trao đổi thông tin giữa tàu vũ trụ và các vệ tinh

Trong rất nhiều tàu vũ trụ, kết nối internet hồn tồn có thể thực hiện được. Các tàu vũ trụ sử dụng bằng Ku cho việc kết nối. Tốc độ truyền dẫn dữ liệu tối đa hiện tại là 20Mpbs khi truyền từ các vệ tinh tới tàu vũ trụ và 1Mbps khi truyền từ các tàu vũ trụ tới vệ tinh. Với tốc độ truyền dẫn như vậy, cản trở rất lớn khi yêu cầu trao đổi thông tin tức thì hoặc khi yêu cầu truyền dẫn dữ liệu dung lượng lớn. Chính vì thế mà cơng nghệ truyền dẫn quang không dây đã và đang được nghiên cứu và ứng dụng trong truyền dẫn giữa các vệ tinh, giữa vệ tinh và các tàu vũ trụ…

CHƢƠNG 3: CÁC VẤN ĐỀ TRONG VIỆC THIẾT KẾ TUYẾN QUANG KHÔNG DÂY

Một phần của tài liệu Tài liệu Hệ thống thông tin quang không dây và vấn đề thiết kế, tính toán, tối ưu tuyến trong điều kiện khí hậu Việt Nam (Trang 25 - 28)