Áp dụng một số hình phạt tích cực trong cơng tác quản lí và giáo dục học

Một phần của tài liệu Tài liệu Giáo viên chủ nhiệm quản lí lớp học bằng các biện pháp giáo dục kỉ luật tích cực ở trường trung học phổ thông Cờ Đỏ (Trang 28 - 32)

PHẦN I : ĐẶT VẤN ĐỀ

3. Các biện pháp đã tiến hành để đưa phương pháp giáo dục kỷ luật tích cực áp

3.9. Áp dụng một số hình phạt tích cực trong cơng tác quản lí và giáo dục học

giúp các em giải quyết các mâu thuẫn một cách hợp lý nhất.

3.9. Áp dụng một số hình phạt tích cực trong cơng tác quản lí và giáo dục học sinh học sinh

Mục tiêu của giáo dục là phát triển con người một cách toàn diện, chú trọng giáo dục, uốn nắn, tác động hành vi hơn là trừng phạt, răn đe. Trong một số trường hợp học sinh vi phạm nội quy trường lớp, các biện pháp giáo dục ý thức kỉ luật học sinh tỏ ra bất lực thì các hình thức kỉ luật bằng các hình phạt mới được đưa vào giáo dục. Như vậy, hình phạt chỉ là biện pháp sau cùng nhằm mục đích điều chỉnh những sai phạm của người học. Tuy nhiên, biện pháp kỉ luật bằng hình phạt phải vì lợi ích của học sinh, khơng gây tổn hại đến thể xác và tinh thần của các em. Trong q trình quản lí học sinh lớp chủ nhiệm tơi đã áp dụng một số hình phạt tích cực sau và những hình phạt này có tính giáo dục học sinh rất lớn.

Thứ nhất: Vệ sinh trường lớp: Đối tượng bị phạt lao động là những học

sinh xả rác bừa bãi, viết bậy hoặc vấy bẩn lên tường, lên bàn lớp học, hoặc làm hư hại cơ sở vật chất của trường, học sinh sẽ bị phạt vệ sinh quét dọn, lau chùi trường lớp, tự khắc phục hậu quả do hành vi vô ý thức của các em gây ra. Biện pháp giáo dục bằng hình thức kỉ luật lao động này sẽ giúp học sinh biết trân trọng mơi trường sạch đẹp mình đang có, giúp học sinh ý thức rằng việc giữ gìn cảnh quan trường lớp không phải chỉ là công việc của những lao công mà là trách nhiệm của mỗi học sinh với ngôi trường.

Thứ hai: Trồng và chăm sóc cho các bồn hoa, cây xanh tạo bóng mát

cho khn viên trường: Học sinh đem xô, lấy nước ở các vòi nước và tưới nước và vun, xới chăm sóc cho các bồn hoa của lớp, cây xanh trong khuôn viên trường mà lớp được phân cơng chăm sóc (GVCN cùng học sinh làm để khích lệ và gần gũi các em hơn). Biện pháp giáo dục kỉ luật bằng hình thức trồng cây có ý nghĩa rất lớn, giúp học sinh thêm u và gắn bó, biết giữ gìn và bảo vệ ngơi trường và lớp học của mình.

Để động viên học sinh tích cực hơn trong việc trồng cây và tạo cảnh quan cho nhà trường, ngồi sự khích lệ, khen ngợi của giáo viên chủ nhiệm, nhà trường cần tuyên dương trong giờ sinh hoạt dưới cờ những lớp có học sinh tham gia trồng, chăm sóc cây xanh tạo không gian sạch sẽ, dễ chịu và có thẩm mĩ…cho trường.

Hình 7: Ảnh chăm sóc bồn hoa nhà trường của học sinh lớp 12A7

Thứ ba: Đọc sách: Sách là sản phẩm tinh thần kì diệu của nhân loại. Sách cung cấp cho chúng ta vô vàn kiến thức về mọi lĩnh vực của đời sông tự nhiên và xã hội. Sách không chỉ nâng cao tầm hiểu biết mà cịn bồi dưỡng và hồn thiện nhân cách cho người đọc. Cho nên việc đọc sách có ý nghĩa vơ cùng quan trọng. Nhận thức được những ích lợi của việc đọc sách, giáo viên đưa ra hình thức kỉ luật học sinh: đến thư viện của nhà trường tìm đọc một cuốn sách mà giáo viên giới thiệu. Trong thời gian một tuần học sinh phải đọc và chia sẻ những điều mà mình đã đọc và học ở cuốn sách đó trong giờ sinh hoạt lớp. Gía trị của biện pháp này là giúp học sinh hiểu được vai trò, tầm quan trọng của

sách, ý nghĩa của việc đọc sách, kích thích ở học sinh khả năng tự đọc, tự học, hình thành ở học sinh thói quen đọc sách và tra tài liệu. Việc giới thiệu những điều mình đọc được với những bạn trong lớp sẽ rèn luyện cho học sinh thêm khả năng giao tiếp, giúp học sinh mạnh dạn, tự tin trình bày trước tập thể những suy nghĩ của mình. Nếu học sinh giới thiệu tốt có thể gây được sự tị mị, hứng thú của một số học sinh khác trong lớp, kích thích những học sinh khác đến thư viện nhiều hơn.

Khi đọc sách chắc chắn học sinh sẽ bắt gặp khơng ít những bài học về cuộc đời, về tình u thương, sự bao dung, lịng vị tha cao thượng, những tấm gương về nghị lực vươn lên trong cuộc sống. Và chắc chắn sẽ khơng có học sinh nào dửng dưng, vơ cảm trước nghĩa cử cao đẹp trong đời, thờ ơ ở trước nỗi đau của người khác, hay không hề phẫn nộ trước những việc làm xấu xa vô nhân đạo. Khi biết phân biệt yêu- ghét, tốt - xấu, hay-dở, học sinh tự ý thức điều chỉnh hành vi của mình, có trách nhiệm hơn với việc học tập và cuộc sống của mình. Thiết nghĩ đọc sách là biện pháp giáo dục kỉ luật tích cực có hiệu quả lâu dài. Có khó khăn khi thực hiện biện pháp này. Đó là khả năng tự đọc, nhận thức của mỗi học sinh khác nhau. Những học sinh vi phạm phần lớn lười học, không thuộc bài, khơng soạn bài, có học lực TB. Giáo viên không thể bao quát hết được những cuốn sách có trong thư viện để hướng dẫn và kiểm chứng kết quả đọc của học sinh. Thêm nữa, không phải học sinh nào cũng gạt bỏ được sự tự ti để đứng trước lớp giới thiệu một cách trôi chảy về cuốn sách mình đã đọc.

Giải pháp hạn chế khó khăn để biện pháp giáo dục trở nên hiệu quả hơn là giáo viên khơng cầu tồn về kết quả đọc sách của học sinh, cần lựa chọn những cuốn sách tiêu biểu, có dung lượng vừa phải hoặc giáo viên sẽ lựa chọn chủ đề có nội dung giáo dục tương ứng với điều học sinh vi phạm:

Ví dụ: Đối với học sinh chơi game, giới thiệu các em lên tủ sách thư viện

đọc cuốn tác hại của trò chơi trực tuyến hoặc những cuốn sách giáo dục lí tưởng sống như Mãi mãi tuổi hai mươi (Nguyễn Văn Thạc), Nhật kí Đặng Thùy Trâm...

Ví dụ: Đối với học sinh hay nói bậy… gây mất đồn kết trong lớp, giáo

viên có thể đưa ra những chủ đề về tình thầy trị, tình bạn hoặc hướng học sinh đến những cuốn sách trong tủ sách hạt giống tâm hồn: Ý nghĩa cuộc sống, Giá trị của yêu thương, tấm lòng vàng, quà tặng cuộc sống, hay một số cuốn sách: Tinh hoa xử thế, nghệ thuật sống, 365 ngày sống, Rèn luyện đức khiêm tốn….

Ví dụ: Đối với những học sinh lười học, hoặc làm việc riêng trong giờ,

không soạn bài và không ghi chép bài đầy đủ, giáo viên hướng dẫn học sinh đến những cuốn sách: Khoa học vui, Những bài toán dân gian đố vui, Danh nhân thế

giới, Câu chuyện về các nhà khoa học, Mãi mãi tuổi hai mươi, Kể chuyện Bác Hồ.

Để đạt được hiệu quả giáo dục từ biện pháp kỉ luật này, giáo viên hướng dẫn học sinh cách đọc, thường xuyên động viên, khích lệ học sinh, khơng u cầu quá cao kết quả tự đọc của các em, ghi nhận những điều học sinh làm được, khen thưởng những học sinh tích cực đọc và trình bày khá tốt trước lớp. Giáo viên có thể yêu cầu 1,2,3 học sinh cùng đọc một cuốn sách, cùng giới thiệu về một đối tượng. Giáo viên lắng nghe, so sánh và uốn nắn lại. Thêm nữa, giáo viên cử ra một thư kí ghi chép lại một cách chọn lọc những điều học sinh trình bày trước lớp, tổng hợp lại để mọi người cùng chia sẻ. Điều này sẽ tác động mạnh vào lòng tự trọng, sự kiêu hãnh của học sinh về những điều đã làm được. Từ đó học sinh tự xác định thái độ nghiêm túc trong việc đọc sách.

Thứ tư: Giúp đỡ những gia đình học sinh nghèo vượt khó (trong trường, lớp): Giáo viên tập hợp danh sách những học sinh vi phạm nội quy như

đánh bài, chơi cờ caro, trốn tiết, chơi điện tử…), huy động những học sinh này đi lao động giúp đỡ những gia đình học sinh trong trường hoặc lớp có hồn cảnh khó khăn mà vươn lên trong học tập.

Khó khăn khi thực hiện biện pháp này là cần rất nhiều thời gian, rất khó xác định lao động những gì để giúp đỡ những gia đình học sinh khó khăn.

Nếu như phân cơng lao động khơng hợp lí sẽ lãng phí thời gian mà khơng mang lại hiệu quả. Mặt khác, sẽ là bất lợi nếu gia đình học sinh được giúp đỡ ở địa bàn cách xa trường học.

Để khắc phục những khó khăn này, giáo viên cần liên hệ trước với gia đình học sinh đó, ngỏ ý giúp đỡ và hỏi thăm trước những cơng việc mà gia đình đó cần chia sẻ.

Giáo viên phân công lao động và lựa chọn những gia đình học sinh ở không quá xa địa bàn trường học. Kết quả mà giáo viên hướng tới từ biện pháp giáo dục này là bồi dưỡng tinh thần tương thân tương ái, lá lành đùm lá rách và sự tự ý thức ở học sinh.

Hình 9: Học sinh 12A7 cùng với cơ chủ nhiệm giúp gia đình bạn Thúy có hồn cảnh khó khăn trong lớp thu hoạch mía vào ngày chủ nhật năm 2020.

Một phần của tài liệu Tài liệu Giáo viên chủ nhiệm quản lí lớp học bằng các biện pháp giáo dục kỉ luật tích cực ở trường trung học phổ thông Cờ Đỏ (Trang 28 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(46 trang)