0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (82 trang)

Điều kiện để thỏa thuận miễn trách nhiệm có hiệu lực pháp luật

Một phần của tài liệu VẤN ĐỀ MIỄN TRÁCH NHIỆM ĐỐI VỚI HÀNH VI VI PHẠM HỢP ĐỒNG THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM (Trang 27 -27 )

2.1. Trƣờng hợp miễn trách nhiệm mà các bên đã thỏa thuận

2.1.2. Điều kiện để thỏa thuận miễn trách nhiệm có hiệu lực pháp luật

Thỏa thuận miễn trách nhiệm không chỉ giúp tôn trọng quyền tự do thỏa thuận mà còn giúp các bên giảm thiểu chi phí ngăn ngừa, kiểm sốt rủi ro, khuyến khích các bên mạnh dạn tham gia vào các quan hệ hợp đồng. Tuy nhiên, cũng có thể nhìn thấy trƣớc đƣợc những tiêu cực có thể xảy ra nếu một hoặc các bên trong hợp đồng sử dụng điều khoản miễn trách nhiệm nhƣ một công cụ để lẩn tránh trách nhiệm vi phạm hợp đồng. Vì vậy, pháp luật cần phải có những sự "can thiệp" nhất định vào việc tự do thỏa thuận của các bên trong hợp đồng để đảm bảo việc sử dụng điều khoản miễn trách nhiệm là cho mục đích đúng đắn vốn có của nó, khơng bị những "kẻ xấu" lợi dụng trục lợi cho bản thân, gây ảnh hƣởng đến quyền lợi của bên kia.

Pháp luật cần quy định một số điều kiện để điều khoản miễn trách nhiệm có hiệu lực pháp luật:

22 (i) Hợp đồng có hiệu lực pháp luật

Bản thân điều khoản miễn trách nhiệm không phải là một điều khoản độc lập mà nó là một bộ phận của hợp đồng. Vì vậy, giá trị pháp lý của điều khoản miễn trách nhiệm còn phụ thuộc vào việc hợp đồng ghi nhận điều khoản này có hiệu lực pháp luật hay không. Nếu hợp đồng vơ hiệu tồn bộ thì điều khoản miễn trách nhiệm cũng sẽ vơ hiệu cịn trong trƣờng hợp hợp đồng chỉ vô hiệu một phần và điều khoản miễn trách nhiệm khơng thuộc phần bị tun vơ hiệu thì vẫn có hiệu lực pháp luật.

(ii) Sự tự nguyện của các bên khi giao kết hợp đồng

Trong bất cứ tình huống nào thì hợp đồng cũng phải đƣợc giao kết với ý chí tự nguyện của các bên. Khơng phải khơng có ngun do mà pháp luật đặt ra những quy định bất lợi hơn cho bên đề nghị giao kết, bên thiết lập hợp đồng trong những hợp đồng mẫu hay điều kiện giao dịch chung, bên đƣợc đề nghị giao kết khơng có quyền thay đổi những điều khoản của hợp đồng trong những trƣờng hợp này vì vậy pháp luật lo ngại về sự tự nguyện của bên này khi tham gia vào những giao dịch nhƣ vậy có đƣợc đảm bảo hay khơng. Bên có thế mạnh trong hợp đồng có lợi dụng vị thế của bản thân để đặt ra những điều khoản vô lý làm ảnh hƣởng đến quyền lợi của bên đƣợc đề nghị giao kết khiến cho bên này phải tham gia vào hợp đồng chỉ vì khơng có sự lựa chọn khác.

Vì vậy, khơng riêng gì điều khoản miễn trách nhiệm mà đối với tồn bộ hợp đồng, nếu một bên ký kết hợp đồng mà khơng đảm bảo đƣợc tính tự nguyện thì điều khoản của hợp đồng sẽ khơng có hiệu lực. Tuy nhiên, sự tự nguyện nên hiểu theo nghĩa rộng, bao gồm cả việc các bên giao kết hiểu rõ mình giao kết những gì, chứ khơng phải chỉ là việc khơng có lừa dối, đe dọa, nhầm lẫn hay mất khả năng nhận thức20. Sự tự nguyện khi giao kết hợp đồng rất khó để đánh giá bởi nó thuộc về vấn đề nhận thức của mỗi ngƣời, những ngƣời khác không thể biết đƣợc tại thời điểm giao kết các bên trong hợp đồng có tự nguyện một cách tuyệt đối hay khơng. Vì vậy chỉ có thể giả thuyết rằng trong những trƣờng hợp cụ thể thì một ngƣời bình thƣờng có đồng ý giao kết hợp đồng đó hay khơng để đánh giá tính tự nguyện của chủ thể tham gia giao kết hợp đồng

(iii) Tính hợp lý của thỏa thuận miễn trách nhiệm

Tính cơng bằng, hợp lý của thỏa thuận miễn trách nhiệm cũng xuất phát từ nguyên tắc chung của tất cả các trƣờng hợp đƣợc miễn trách nhiệm. Pháp luật nhiều

20

23

nƣớc trên thế giới đã có quy định về vấn đề này. Pháp luật của Pháp, Cộng hòa liên bang Đức, Liên bang Nga, Hợp chủng quốc Hoa Kỳ đều không thừa nhận trƣờng hợp miễn trách nhiệm do thỏa thuận đối với vi phạm do lỗi cố ý21. Điều này là hoàn toàn hợp lý bởi lẽ trong trƣờng hợp nhƣ vậy, bên vi phạm rõ ràng đã lợi dụng điều khoản miễn trách nhiệm để nhằm thực hiện hành vi vi phạm hợp đồng mà không phải chịu trách nhiệm, điều này đi ngƣợc lại nguyên tắc thiện chí, trung thực của pháp luật dân sự cũng nhƣ không đảm bảo tính cơng bằng của chế định miễn trách nhiệm đối với hành vi vi phạm hợp đồng. Pháp luật Việt Nam không quy định rõ trong trƣờng hợp đã có điều khoản thỏa thuận về miễn trách nhiệm mà một bên vi phạm với lỗi cố ý thì khơng thể áp dụng điều khoản này. Phải thừa nhận dù điều khoản miễn trách nhiệm không trái pháp luật, nhƣng bên vi phạm đã thực hiện hành vi vi phạm với lỗi cố ý, không phù hợp với yêu cầu về tính khách quan của các trƣờng hợp miễn trách nhiệm trong hợp đồng nên việc miễn trách nhiệm cho bên vi phạm theo điều khoản miễn trách nhiệm trong trƣờng hợp này là không hợp lý.

Ngay cả trong trƣờng hợp vi phạm do lỗi vô ý mà nguyên nhân xuất phát từ việc ngƣời vi phạm bất cẩn nghiêm trọng thì hầu hết tịa án các bang của Hoa Kỳ cũng không chấp nhận miễn trách nhiệm theo thỏa thuận22

.

Pháp luật Việt Nam hiện không quy định cụ thể về trƣờng hợp vô hiệu điều khoản miễn trách nhiệm vì tính bất hợp lý của nó. Tính bất hợp lý thể hiện ở việc điều khoản miễn trách nhiệm hoặc giới hạn trách nhiệm tạo nên sự bất cân xứng giữa quyền lợi và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng. Sẽ là không hợp lý khi vẫn thừa nhận giá trị pháp lý của những điều khoản này. Tuy nhiên, không phải bất cứ điều khoản miễn trách nhiệm nào tạo nên lợi thế cho một bên và ngƣợc lại tạo bất lợi cho bên cịn lại đều có tính bất hợp lý. Bởi lẽ, điều khoản miễn trách nhiệm cần đƣợc đặt vào một tổng thể chung là cả hợp đồng, khi đánh giá điều khoản này ta phải so sánh, đối chiếu với những điều khoản khác của hợp đồng. Có thể khi xem xét riêng rẽ, điều khoản miễn trách nhiệm tạo nên "sự bất cân xứng" nhƣng khi nhìn tổng thể lại có những điều khoản khác của hợp đồng "bù đắp" vào sự bất cân xứng ấy tạo nên một chỉnh thể hợp đồng cân bằng, hài hịa lợi ích của đơi bên. Vì vậy, khi xem xét đến tính hợp lý của hợp đồng thì phải có một cái nhìn khách quan và tồn diện, khi một bên chịu những "thiệt thòi" và đồng ý miễn trách nhiệm cho bên kia

21

Dƣơng Anh Sơn (2005), "Thỏa thuận hạn chế hay miễn trừ trách nhiệm do vi phạm hợp đồng", Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 3(50), tr. 45-46.

22

Nguyễn Lan Anh (2016), "Một số vấn đề pháp lý về điều khoản miễn trách nhiệm", Tạp chí Kinh tế đối

ngoại, số 86/2016, http://tapchiktdn.ftu.edu.vn/các-số-tạp-chí/tạp-chí-ktđn-số-81-90/1088-tạp-chí-ktđn-số-

24

trong một số trƣờng hợp thì ngƣợc lại họ có thể nhận lại những giá trị lợi ích tƣơng xứng với hành vi đó. Lúc này, tính bình đẳng, cơng bằng của hợp đồng vẫn đƣợc đảm bảo.

Một quan điểm cho rằng điều khoản miễn trách nhiệm xâm phạm đến "lợi ích cơng cộng" thì cũng khơng thể đƣợc xem là có hiệu lực23. Lợi ích cơng cộng đƣợc hiểu là những lợi ích chung của xã hội, quốc gia, dân tộc. Đây là những lợi ích mà nếu không đƣợc thừa nhận và bảo vệ sẽ ảnh hƣởng đến an toàn, an ninh, trật tự xã hội. Theo tác giả, để một thỏa thuận có hiệu lực pháp luật thì nó phải khơng trái với các quy định của pháp luật, đạo đức xã hội và không bị vô hiệu tại thời điểm phát sinh hành vi vi phạm hợp đồng. Vì vậy, rõ ràng đối với bất cứ điều khoản nào bao gồm cả điều khoản miễn trách nhiệm, nếu xâm phạm đến những lợi ích cơng cộng sẽ bị vơ hiệu với lý do vi phạm pháp luật Việt Nam. Mặc dù pháp luật Việt Nam khơng có quy định riêng biệt về vấn đề này nhƣng có thể áp dụng các nguyên tắc chung của pháp luật để giải quyết.

Một quan điểm khác khẳng định không nên chấp nhận điều khoản miễn trách nhiệm đối với hành vi vi phạm nghĩa vụ quan trọng24. Bởi lẽ đây là những nghĩa vụ quan trọng nhất của hợp đồng, việc chấp nhận thỏa thuận miễn trách nhiệm đối với những hành vi vi phạm nghĩa vụ cơ bản sẽ khiến cho các bên không tận tâm trong việc thực hiện hợp đồng, dung túng cho việc vi phạm hợp đồng. Pháp luật của Anh cũng không công nhận giá trị pháp lý của những thỏa thuận miễn trừ trách nhiệm nếu những thỏa thuận ấy liên quan đến sự vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ hợp đồng25. Theo tác giả, trƣờng hợp các bên thỏa thuận về miễn trách nhiệm đối với những nghĩa vụ cơ bản của hợp đồng thì nên xem xét tính hợp lý của thỏa thuận đó. Vì trong một số hợp đồng các bên có thể lâm vào những khó khăn của đặc thù ngành mà theo quy định của pháp luật, đó khơng phải là sự kiện bất khả kháng. Đồng thời, ngay cả đối với khái niệm sự kiện bất khả kháng cũng cịn có nhiều luồng quan điểm khác nhau về việc xác định những trƣờng hợp nào sẽ đƣợc xem là bất khả kháng. Vì vậy, trong trƣờng hợp các bên đã có thỏa thuận thì pháp luật nên tơn trọng thỏa thuận đó, pháp luật chỉ nên tạo những khn khổ có chừng mực để quản lý, điều chỉnh mà thôi.

2.1.3. Đánh giá việc áp dụng chế định miễn trách nhiệm trong trường hợp các bên đã thỏa thuận

23

Nguyễn Lan Anh, tlđd (22).

24

Đỗ Văn Đại (Chủ biên), 2010, Các biện pháp xử lý việc không thực hiện hợp đồng trong pháp luật Việt

Nam, Nxb. Chính trị Quốc gia, tr. 294.

25

25

So với trƣớc đây, các thƣơng nhân đã có những hiểu biết rõ ràng hơn về chế định miễn trách nhiệm đối với hành vi vi phạm hợp đồng cũng nhƣ những lợi ích mà nó mang lại trong quan hệ thƣơng mại. Những hợp đồng đƣợc ký kết đã ghi nhận điều khoản miễn trách nhiệm nhƣ một điều khoản quan trọng của hợp đồng đặc biệt là đối với những hợp đồng mẫu hay điều kiện giao dịch chung. Đối với một số loại hợp đồng ngành nghề đặc thù thì điều khoản miễn trách nhiệm còn là điều khoản bắt buộc trong hợp đồng, tiêu biểu là hợp đồng bảo hiểm26. Bên cạnh đó, hầu hết các loại hợp đồng có thỏa thuận miễn trách nhiệm đều là những hợp đồng thƣờng đƣợc sử dụng rộng rãi trong các quan hệ thƣơng mại. Vì vậy, nếu pháp luật quy định sơ sài, thiếu chi tiết về việc xác lập điều khoản miễn trách nhiệm trong hợp đồng sẽ có thể mang lại nhiều hậu quả nhƣ bên vi phạm hợp đồng lợi dụng kẽ hở của pháp luật để trục lợi, xảy ra nhiều tranh chấp liên quan đến điều khoản miễn trách nhiệm dẫn đến những "rắc rối" cho chính các cơ quan giải quyết tranh chấp trong việc áp dụng pháp luật để xử lý những vấn đề này.

Hiện nay pháp luật chỉ áp dụng những quy định chung về hợp đồng để điều chỉnh những vấn đề liên quan đến điều khoản miễn trách nhiệm. Có thể nhận thấy rằng chế định miễn trách nhiệm là một chế định "đặc biệt" nên cần thiết phải có những quy định mang tính đặc thù để "kiểm sốt" những trƣờng hợp liên quan đến chế định này. Nếu các bên đƣợc quyền thỏa thuận bất cứ điều gì họ muốn dù trong bất cứ điều kiện nhƣ thế nào thì rõ ràng dễ dẫn đến tình trạng "chèn ép" bên yếu thế hoặc bên vi phạm hợp đồng lợi dụng thỏa thuận để trốn tránh trách nhiệm.

Điều 11 LTM 2005 thể hiện việc pháp luật tôn trọng tự do thỏa thuận của các bên trong hợp đồng. Tuy nhiên, đối với điều khoản miễn trách nhiệm trong hợp đồng thì có thể xảy ra một số tình huống mà bên vi phạm lợi dụng sự tồn tại của thỏa thuận mà cố ý để xảy ra hành vi vi phạm mà không phải chịu trách nhiệm. Vì dụ nhƣ: Bên bán A và Bên mua B có lý kết hợp đồng mua bán vải dệt. Trong hợp đồng có ghi nhận về thời gian giao hàng cụ thể, tuy nhiên điều khoản miễn trách nhiệm cho phép bên A có thể giao hàng chậm khơng q 07 ngày kể từ ngày phải giao hàng mà không phải chịu trách nhiệm trƣớc bên B. Đến sát ngày phải giao hàng thì bên A nhận đƣợc một đề nghị bán hàng mới từ bên C với giá mua cao hơn so với bên B và yêu cầu giao hàng ngay. Bên A lúc này đã lợi dụng điều khoản miễn trách nhiệm giao hàng chậm và dùng số hàng đáng lý phải giao cho bên B để giao trƣớc cho bên C. Sau đó, bên A tận dụng 07 ngày để gom số hàng mới và giao cho bên B. Lúc này, đã qua thời điểm mà giá vải dệt bán ra thị trƣờng đƣợc giá cao

26

26

vì nhu cầu của khách hàng giảm. Vì vậy, bên B đã bị tổn thất một khoản tiền lớn vì bên A khơng giao hàng đúng ngày cam kết giao hàng.

Trong tình huống này bên A đã lợi dụng điều khoản miễn trách nhiệm để thực hiện hành vi vi phạm với lỗi cố ý. Nhƣng trong điều khoản miễn trách nhiệm cũng không quy định rằng bên A nếu cố ý vi phạm thì sẽ khơng đƣợc miễn trách nhiệm nên bất lợi lại thuộc về bên B. Thơng qua tình huống trên có thể nhận thấy hầu hết các điều khoản miễn trách nhiệm tồn tại trƣớc khi xảy ra hành vi vi phạm. Nghĩa là việc miễn trách nhiệm có thể dự liệu trƣớc, vì vậy, điều cần thiết là bổ sung quy định của khoản 1 Điều 294 LTM 2005: "Điều khoản miễn trách nhiệm theo thỏa thuận không áp dụng đối với những hành vi vi phạm hợp đồng do lỗi cố ý". Pháp luật quy định nhƣ vậy là cần thiết, vì hiện nay khơng có cơ chế để buộc

bên vi phạm chịu trách nhiệm khi bên vi phạm lợi dụng điều khoản miễn trách nhiệm, cố ý vi phạm hợp đồng trong khi thỏa thuận miễn trách nhiệm của chính hợp đồng lại khơng đủ chặt chẽ để quy kết trƣờng hợp này là trƣờng hợp loại trừ việc áp dụng miễn trách nhiệm theo thỏa thuận.

Về tính hợp lý của thỏa thuận miễn trách nhiệm, đối với những hợp đồng mẫu hoặc điều kiện giao dịch chung trong giao kết hợp đồng thì pháp luật đã có cơ chế cân bằng tính hợp lý của những thỏa thuận trong những loại hợp đồng này là khi hợp đồng có những điều khoản chƣa rõ ràng thì sẽ đƣợc giải thích theo chiều hƣớng có lợi cho bên yếu thế hơn trong hợp đồng. Tuy nhiên, quy định trên chỉ áp dụng cho những hợp đồng mẫu, điều kiện giao dịch chung trong giao kết hợp đồng vì vậy đối với những loại hợp đồng khác thì cách đảm bảo tính hợp lý của điều khoản miễn trách nhiệm cũng phải theo chiều hƣớng khác. Trong trƣờng hợp một bên trong hợp đồng đạt đƣợc ƣu thế tuyệt đối (vị trí thống lĩnh hoặc vị trí độc quyền) và dựa vào đó để đƣa ra những điều khoản miễn trách nhiệm cho họ một cách "vơ lý" thì cũng khơng có đủ căn cứ cho rằng họ lạm dụng vị trí hoặc hạn chế cạnh tranh theo Luật cạnh tranh vì pháp luật về cạnh tranh khơng điều chỉnh cụ thể đến điều khoản này. Còn trong trƣờng hợp nếu bên bị vi phạm là bên yếu thế hơn trong hợp đồng muốn yêu cầu tuyên điều khoản miễn trách nhiệm "bất hợp lý" vơ hiệu thì hiện tại pháp luật khơng có cơ sở để chấp thuận u cầu này khi tại thời điểm ký hợp đồng bên có thế mạnh khơng có một hành vi minh thị nào đe dọa, ép buộc bên kia phải ký kết hợp đồng. Vì vậy, pháp luật Việt Nam nên có quy định về

Một phần của tài liệu VẤN ĐỀ MIỄN TRÁCH NHIỆM ĐỐI VỚI HÀNH VI VI PHẠM HỢP ĐỒNG THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM (Trang 27 -27 )

×