Đánh giá việc áp dụng chế định miễn trách nhiệm do sự kiện bất khả

Một phần của tài liệu Vấn đề miễn trách nhiệm đối với hành vi vi phạm hợp đồng theo pháp luật việt nam (Trang 39 - 82)

2.2. Trƣờng hợp xảy ra sự kiện bất khả kháng

2.2.3. Đánh giá việc áp dụng chế định miễn trách nhiệm do sự kiện bất khả

khả kháng

Định nghĩa về bất khả kháng trong BLDS vẫn cịn chung chung, khơng rõ ràng làm việc nhận định đâu là những sự kiện bất khả kháng vẫn cịn rất khó khăn. Ví dụ nhƣ trƣờng hợp xác định những sự kiện khách quan theo định nghĩa bất khả kháng của LTM có bao gồm những hiện tƣợng xã hội hay không hay chỉ bao gồm những hiện tƣợng tự nhiên mà thơi vẫn cịn gặp nhiều luồng quan điểm trái chiều. Hiện nay, các bên trong hợp đồng thƣờng ghi nhận sự kiện bất khả kháng nhƣ một điều khoản quan trọng của hợp đồng và liệt kê cụ thể những trƣờng hợp nào mà các bên thừa nhận đó là sự kiện bất khả kháng. Theo Điều 13 Hợp đồng mua bán căn hộ chung cƣ Jamona Heights37

thì các bên vẫn thừa nhận một số hiện tƣợng xã hội là sự kiện bất khả kháng nhƣ bạo loạn, chiến tranh, xâm lƣợc, đình cơng cấp quốc gia hoặc khu vực, tai nạn, đau ốm... Tuy nhiên, vẫn chƣa có sự thống nhất trong việc thừa nhận những sự kiện nào đƣợc xem là bất khả kháng nên trong thực tiễn, khi xảy ra tranh chấp thì việc giải quyết phần nhiều dựa vào cách hiểu luật một cách "linh hoạt" của cơ quan giải quyết tranh chấp và dựa trên những sự kiện pháp lý khách quan của vụ việc. Vì vậy, để tránh những "bối rối" trong việc áp dụng pháp luật, nên có văn bản hƣớng dẫn, phân tích rõ ràng những điều kiện để cấu thành sự kiện bất khả kháng tại khoản 1 Điều 156 BLDS 2015 và giải quyết đƣợc những tranh cãi xoay quanh việc những hiện tƣợng xã hội có đƣợc xem là sự kiện bất khả kháng hay khơng, nếu có thì cần đáp ứng những điều kiện gì.

Một số tình huống liên quan đến căn cứ để xác định sự kiện bất khả kháng nhƣ vụ việc do Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam (VIAC) giải quyết giữa nguyên đơn là công ty Việt Nam và cơng ty Sudan là bị đơn38

. Phía bị đơn khơng thực hiện nghĩa vụ thanh tóan và việc dẫn lý do lệnh cấm vận của Mỹ đối với việc thanh toán bằng đồng USD và đồng EURO từ Sudan. Tuy nhiên, lệnh cấm vận này đã tồn tại trƣớc khi hai bên ký hợp đồng, không thỏa mãn điều kiện không lƣờng trƣớc đƣợc của sự kiện bất khả kháng theo Điều 294 LTM 2005 vì vậy trọng tài đã 36 Điều 2 Thông tƣ 09/2008/TT-BXD. 37 Phụ lục. 38

Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam (VIAC), 2016, Giải quyết tranh chấp hợp đồng những điều doanh nhân cần biết, Nxb. Thanh niên, tr. 198.

34

phủ nhận lập luận của bị đơn khi cho rằng họ đƣợc miễn trách nhiệm vì sự kiện bất khả kháng.

Cũng nhƣ vụ việc giữa nguyên đơn là công ty Hàn Quốc và bị đơn là công ty Việt Nam39. Bị đơn vi phạm nghĩa vụ thanh toán với lý do bị đơn rơi vào tình trạng bất khả kháng bởi cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu dẫn đến việc kinh doanh thua lỗ. Tuy nhiên, trọng tài cũng xác định rằng cuộc khủng hoảng kinh tế đã xảy ra trƣớc khi hai bên ký hợp đồng vì vậy bị đơn có thể lƣờng trƣớc đƣợc những ảnh hƣởng xấu do cuộc khủng hoảng gây ra có thể dẫn đến hành vi vi phạm hợp đồng nhƣng vẫn ký kết. Vì vậy, bị đơn không thể đƣợc miễn trách nhiệm do sự kiện bất khả kháng.

Cũng thông qua 2 vụ việc trên, các tác giả nhận định rằng việc vi phạm nghĩa vụ thanh tốn thơng thƣờng sẽ khơng đƣợc xem xét là một căn cứ miễn trách nhiệm. Bởi lẽ đây là một nghĩa vụ cơ bản và rất dễ dàng thực hiện đƣợc bằng một lệnh chuyển tiền nên khó có thể đủ điều kiện để cấu thành sự kiện bất khả kháng. Nhƣ trong Điều 13.3 của hợp đồng mua bán căn hộ thuộc chung cƣ Jamona Heights40 cũng khơng thừa nhận những khó khăn về tài chính đơn thuần là sự kiện bất khả kháng.

Theo bản án số 14/2010/KDTM-PT ngày 15-12-2010 của Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại Đà Nẵng41, bị đơn là Công ty Bình Định cho rằng họ vi phạm hợp đồng trong quá trình vận chuyển 28 kiện trang thiết bị dầu khí là do sự kiện bất khả kháng làm cho thuyền trƣởng và các thuyền viên phải bỏ thuyền, làm thất thốt hàng hóa và vi phạm hợp đồng vận chuyển. Tuy nhiên, Tòa án đã nhận phân tích các điều kiện để cấu thành sự kiện bất khả kháng và nhận định rằng bên bị đơn không thể đƣợc miễn trách nhiệm do sự kiện bất khả kháng vì những lý do sau: dựa trên giấy chứng nhận khả năng đi biển thì tàu của bị đơn đã hoạt động nằm ngoài vùng hàng hải cho phép khiến cho tàu gặp nạn, các thuyền viên bỏ thuyền và để mặc cho hàng hóa trơi dạt, thất thốt mà khơng nỗ lực khắc phục. Vì vậy, có thể thấy trong thực tiễn áp dụng pháp luật, khơng phải trong bất cứ tình huống nào xảy ra những sự kiện thiên tai và xảy ra hành vi vi phạm thì bên vi phạm sẽ đƣơng nhiên đƣợc miễn trách nhiệm do sự kiện bất khả kháng. Tịa án sẽ xem xét một cách tồn diện và đầy đủ những yếu tố để cấu thành sự kiện bất khả kháng, dù cho thiếu đi bất kỳ một điều kiện nào thì bên vi phạm cũng sẽ khơng đƣợc miễn trách nhiệm. Nhìn

39

Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam (VIAC), tlđd (38), tr. 204.

40

Phụ lục.

41

35

rộng ra từ vụ việc này cũng có thể thấy rằng pháp luật Việt Nam đã quy định không đầy đủ các điều kiện để cấu thành sự kiện bất khả kháng. Pháp luật nên quy định thêm điều kiện về mối quan hệ nhân quả giữa sự kiện bất khả kháng và hành vi vi phạm hay nói cách khác sự kiện bất khả kháng phải nguyên nhân chính dẫn đến việc vi phạm hợp đồng thì mới có căn cứ để miễn trách nhiệm.

Khi xảy ra sự kiện bất khả kháng, bên vi phạm phải thực hiện nghĩa vụ thông báo kịp thời, nghĩa vụ chứng minh. Tuy nhiên, pháp luật chỉ quy định nhƣ vậy mà khơng có một hƣớng dẫn rõ ràng nào về cách thức chứng minh khi xảy ra sự kiện bất khả kháng. Hiện nay trong thực tế, khi bên vi phạm cho rằng mình thuộc trƣờng hợp miễn trách nhiệm do sự kiện bất khả kháng thì họ sẽ xuất trình giấy chứng nhận bất khả kháng cho bên bị vi phạm hoặc cơ quan giải quyết tranh chấp. Tuy vậy, đây lại không phải là trƣờng hợp bắt buộc phải tuân thủ theo hƣớng dẫn của pháp luật, đây chỉ là cách thức mà bên vi phạm cố gắng thực hiện để chứng minh đƣợc bản thân gặp sự kiện bất khả kháng. Vì khơng có quy định cụ thể của luật nên hiện nay không thể xác định đƣợc nội dung của giấy chứng nhận phải bao gồm những thơng tin gì, cơ quan nào cấp giấy chứng nhận bất khả kháng thì đƣợc xem là hợp lệ. Hiện những cơ quan thƣờng cấp giấy chứng nhận bất khả kháng là phòng thƣơng mại và cơng nghiệp, phịng cơng chứng nhà nƣớc, bộ công thƣơng, ...42. Việc chứng minh sự kiện bất khả kháng là một trong những nghĩa vụ quan trọng đƣợc đặt ra đối với bên vi phạm, vì vậy pháp luật cần có những hƣớng dẫn cụ thể để tránh tình trạng các doanh nghiệp khơng biết làm nhƣ thế nào khi khơng có hƣớng dẫn của luật, các cơ quan giải quyết tranh chấp lúng túng trong việc xử lý các tài liệu chứng minh sự kiện bất khả kháng.

Về khía cạnh chịu trách nhiệm khi xảy ra sự kiện bất khả kháng thì rõ ràng trong những tình huống nhƣ vậy khơng bên nào trong hợp đồng có lỗi dẫn đến thiệt hại. Vì vậy, việc miễn trách nhiệm hoàn toàn cho một bên và bên bị vi phạm lại phải gánh chịu toàn bộ thiệt hại cũng chƣa thực sự là cách giải quyết hợp lý. Theo tác giả, trong những trƣờng hợp xảy ra sự kiện bất khả kháng thì nên chia sẻ trách nhiệm cho mỗi bên dựa trên % lợi ích mà các bên đạt đƣợc từ hợp đồng để xác định mức phân chia trách nhiệm phù hợp. Ví dụ: Bên A là bên cung cấp kho bãi để lƣu trữ hàng hóa cho Bên B. Trong quá trình hàng của bên B đang trữ ở kho thì xảy ra lũ lớn làm cuốn trơi tồn bộ hàng hóa trong kho. Sự kiện lũ lớn đƣợc xác định là một sự kiện bất khả kháng xảy ra bất ngờ không lƣờng trƣớc đƣợc và bên A đã cố gắng khắc phục sự cố nhƣng không thể. Bên A cũng đã thông báo cho bên B về sự

42

36

cố. Trong tình huống này, bên A đƣợc miễn trách nhiệm do sự kiện bất khả kháng và bên B phải chịu tất cả những tổn về hàng hóa. Theo tác giả nên phân chia trách nhiệm trong sự kiện này dựa trên lợi ích mà các bên đạt đƣợc từ hợp đồng cung cấp dịch vụ kho bãi. Số tiền bồi thƣờng mà bên A bồi thƣờng sẽ không vƣợt quá số tiền mà bên B trả cho dịch vụ cung cấp kho bãi, còn phần giá trị tài sản thất thốt cịn lại thì bên A đƣợc miễn trách nhiệm. Bên B phải chịu phần nhiều hơn vì giá trị hàng hóa lớn hơn nhiều số tiền trả cho dịch vụ kho bãi.

Trong khi các chế định về miễn trách nhiệm đối với hành vi vi phạm hợp đồng vẫn cịn nhiều điểm cần hồn thiện thì các chủ thể tham gia vào các quan hệ hợp đồng cần tự trang bị cho mình đầy đủ những kiến thức pháp luật về sự kiện bất khả kháng. Các cơ quan giải quyết tranh chấp cũng cần có cách vận dụng pháp luật linh hoạt nhƣng vẫn đảm bảo tính hợp lý, đúng đắn khi xảy ra những trƣờng hợp mà pháp luật thực sự chƣa phổ quát hết đƣợc, liên quan đến vấn đề miễn trách nhiệm do sự kiện bất khả kháng. Các nhà lập pháp cũng cần quan tâm xây dựng cụ thể hơn các quy định liên quan đến sự kiện bất khả kháng, cần có tầm nhìn xa và rộng để có thể dự liệu đƣợc những tranh chấp sẽ ngày một diễn ra phức tạp hơn trong tƣơng lai.

2.3. Trƣờng hợp hành vi vi phạm của một bên hoàn toàn do lỗi của bên kia

2.3.1. Yếu tố lỗi trong quy định của pháp luật hợp đồng

Điều 364 BLDS 2015 quy định về lỗi trong trách nhiệm dân sự bao gồm lỗi cố ý và lỗi vô ý. Lỗi cố ý là trƣờng hợp một ngƣời nhận thức rõ hành vi của mình sẽ gây thiệt hại cho ngƣời khác mà vẫn thực hiện và mong muốn hoặc tuy không mong muốn nhƣng để mặc cho thiệt hại xảy ra. Lỗi vô ý là trƣờng hợp một ngƣời khơng thấy trƣớc hành vi của mình có khả năng gây thiệt hại, mặc dù phải biết hoặc có thể biết trƣớc thiệt hại sẽ xảy ra hoặc thấy trƣớc hành vi của mình có khả năng gây thiệt hại, nhƣng cho rằng thiệt hại sẽ khơng xảy ra hoặc có thể ngăn chặn đƣợc.

Tuy nhiên, trong pháp luật thƣơng mại thì yếu tố lỗi khơng đƣợc xem xét để cấu thành trách nhiệm. Bởi tính chất nghiêm ngặt đƣợc đặt ra khi giao kết hợp đồng nên mọi hành vi không thực hiện, thực hiện không đúng hợp đồng đều là vi phạm hợp đồng. Vì vậy, khi có hành vi vi phạm xảy ra thì bên vi phạm hợp đồng đƣơng nhiên phải chịu áp dụng các chế tài chứ không cần phải xem xét họ có lỗi hay không trừ trƣờng hợp họ đƣợc miễn trách nhiệm. Có thể nhận thấy rằng, chế định miễn trách nhiệm đối với hành vi vi phạm hợp đồng xuất phát từ nguyên nhân là ngƣời vi phạm khơng phải là ngƣời có lỗi gây nên những thiệt hại mà vì lâm vào những tình thế "hiểm nghèo" khiến họ khơng có cách xử sự nào khác ngoài việc

37

buộc phải vi phạm hợp đồng. Trong trƣờng hợp này căn cứ để miễn trách nhiệm là nguyên nhân dẫn đến hành vi vi phạm của một bên hoàn toàn là do lỗi của bên kia. Lỗi của bên kia có thể bắt nguồn từ một hành động hoặc khơng hành động làm cho bên cịn lại buộc phải vi phạm hợp đồng. Việc có lỗi của bên kia khơng khẳng định đƣợc rằng họ đã vi phạm hợp đồng nhƣng nó lại dẫn đến hành vi vi phạm hợp đồng của bên vi phạm. Để đƣợc miễn trách nhiệm thì nghĩa vụ của bên vi phạm hợp đồng là phải chứng minh đƣợc lỗi hoàn toàn là do bên kia. Thông thƣờng trong những hợp đồng song vụ, nghĩa vụ tƣơng ứng của các bên tác động lẫn nhau rất lớn vì vậy dễ dẫn đến trƣờng hợp một bên không thực hiện đúng hợp đồng là do lỗi của bên còn lại.

Không chỉ trong quy định của LTM mà các luật chuyên ngành cũng quy định về trƣờng hợp này nhƣ Điều 151 Bộ luật Hàng hải năm 2015 quy định miễn trách đối với ngƣời vận chuyển, ngƣời vận chuyển sẽ đƣợc miễn trách khi có lỗi của ngƣời khác hoặc khơng do lỗi của ngƣời vận chuyển mà do lỗi của thuyền trƣởng, thuyền viên, hoa tiêu hàng hải hoặc ngƣời làm công của ngƣời vận chuyển trong việc điều khiển tàu; hành động hoặc sự sơ suất của ngƣời giao hàng, chủ sở hữu hàng, đại lý hoặc đại diện của họ; bất kỳ nguyên nhân nào khác xảy ra mà ngƣời vận chuyển khơng có lỗi hoặc khơng cố ý gây ra hay Điều 165 Luật Hàng không dân dụng năm 2006 sửa đổi bổ sung năm 2014 ngƣời vận chuyển đƣợc miễn một phần hay toàn bộ trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại khi chứng minh đƣợc thiệt hại xảy ra có do lỗi của bên có quyền.

2.3.2. Trường hợp miễn trách nhiệm cho bên vi phạm do lỗi của bên thứ ba và bên thứ ba được miễn trách nhiệm do bất khả kháng

Tuy LTM 2005 đã ghi nhận trƣờng hợp miễn trách nhiệm cho hành vi vi phạm của một bên hoàn toàn do lỗi của bên kia nhƣng lại không quy định về trƣờng hợp vi phạm do lỗi của bên thứ ba.

Trong các hợp đồng kinh tế, mối quan hệ phát sinh chỉ giữa hai bên trong hợp đồng tuy nhiên, một trong các bên cịn có thể có những "mắt xích" bên ngồi với bên thứ ba bằng một hợp đồng khác nhƣng lại có liên quan trực tiếp đến hợp đồng giữa 2 bên. Ví dụ: Hợp đồng mua bán hàng hóa A tồn tại giữa bên thứ 1 và bên thứ 2. Tuy nhiên, để bên thứ 2 sản xuất ra đƣợc hàng hóa và bán cho bên thứ 1 thì bên thứ 2 phải mua nguyên vật liệu từ bên thứ 3. Giữa bên thứ 2 và bên thứ 3 tồn tại hợp đồng B về mua bán nguyên vật liệu. Vậy hợp đồng A và hợp đồng B là hai hợp đồng tách biệt nhƣng không thể phủ nhận rằng chúng có liên quan với nhau

38

thông qua "cầu nối" là bên thứ 2. Khi hợp đồng B khơng thực hiện đƣợc thì rất dễ dẫn đến tình trạng là hợp đồng A cũng bị vi phạm.

Trƣớc đây pháp luật Việt Nam có quy định về trƣờng hợp miễn trách nhiệm cho bên vi phạm do lỗi của bên thứ ba và bên thứ ba lại thuộc trƣờng hợp bất khả kháng43 nhƣng tất cả các quy định về hợp đồng sau này nhƣ BLDS 1995, LTM 1997, BLDS 2005, BLDS 2015 đều khơng kế thừa nó44. Điều 294 LTM 2005 cũng không ghi nhận đây là trƣờng hợp đƣợc miễn trách nhiệm. Tuy nhiên, đối với các hợp đồng thƣơng mại quốc tế mà CISG là một trong những nguồn luật điều chỉnh thì khoản 2 Điều 79 CISG lại thừa nhận đây là một trong những trƣờng hợp đƣợc miễn trách nhiệm. Cịn đối với những hợp đồng thƣơng mại khơng có yếu tố nƣớc ngồi và chịu sự điều chỉnh của luật Việt Nam thì bên vi phạm hợp đồng sẽ không đƣợc miễn trách nhiệm dù cho nguyên nhân của hành vi vi phạm bắt nguồn từ việc bên thứ ba gặp sự kiện bất khả kháng. Án lệ đã trở thành một nguồn luật chính thức tại Việt Nam tuy nhiên, hiện vẫn chƣa có án lệ nào đƣợc công bố liên quan đến

Một phần của tài liệu Vấn đề miễn trách nhiệm đối với hành vi vi phạm hợp đồng theo pháp luật việt nam (Trang 39 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)