Khái niệm sự kiện bất khả kháng

Một phần của tài liệu Vấn đề miễn trách nhiệm đối với hành vi vi phạm hợp đồng theo pháp luật việt nam (Trang 34)

2.2. Trƣờng hợp xảy ra sự kiện bất khả kháng

2.2.1. Khái niệm sự kiện bất khả kháng

Sự kiện bất khả kháng là trƣờng hợp miễn trách nhiệm phổ biến nhất, cũng nhƣ đƣợc đề cập đến nhiều nhất trong các hợp đồng. Vì vậy, những quy định liên quan đến sự kiện bất khả kháng thƣờng đƣợc quy định cụ thể hơn so với các trƣờng hợp miễn trách nhiệm khác. Khái niệm bất khả kháng không chỉ đƣợc quy định trong pháp luật Việt Nam mà còn là một thuật ngữ phổ biến tồn tại trong hầu hết các bộ luật của các quốc gia cũng nhƣ các điều ƣớc quốc tế. Sự kiện bất khả kháng là một thuật ngữ bắt nguồn từ cụm từ Force Majure trong tiếng Pháp, cụm từ này hiện nay đã trở nên phổ biến và đƣợc tất cả các hệ thống pháp luật thừa nhận. Sự kiện bất khả kháng là trƣờng hợp mà hành vi vi phạm xảy ra không phải do lỗi của các bên tham gia hợp đồng mà do điều kiện khách quan tác động ngồi ý muốn và khơng thể khắc phục đƣợc.

Điều 294 LTM 2005 ghi nhận sự kiện bất khả kháng là 1 trong 4 trƣờng hợp miễn trách nhiệm nhƣng lại khơng có điều luật nào của LTM giải thích thế nào đƣợc xem là sự kiện bất khả kháng. Dựa trên tính tƣơng quan giữa mối quan hệ luật chung - luật riêng thì khái niệm sự kiện bất khả kháng đƣợc quy định trong BLDS

29

có thể đƣợc sử dụng để làm rõ quy định của LTM. Khoản 1 Điều 156 BLDS 2015 định nghĩa: "Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không

thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép". Dựa trên quy định của luật thì để một sự

kiện đƣợc xem là sự kiện bất khả kháng thì phải đáp ứng 3 điều kiện: (i) Sự kiện phải xảy ra một cách khách quan;

(ii) Sự kiện xảy ra không lƣờng trƣớc đƣợc; (iii) Sự kiện không thể khắc phục đƣợc.

Điều kiện thứ nhất, sự kiện bất khả kháng phải là một hiện tƣợng xảy ra khách quan bất lợi, nằm ngồi ý chí của các bên trong hợp đồng28. Sự kiện này xảy ra hồn tồn khơng phụ thuộc vào ý chí chủ quan hay chịu sự tác động của các thủ thể tham gia hợp đồng. Chính vì lý do này mà các hiện tƣợng tự nhiên, thiên tai nhƣ bão, lũ, động đất, sóng thần ... thƣờng đƣợc thừa nhận là các sự kiện bất khả kháng. Tuy nhiên, không phải trong bất kỳ trƣờng hợp nào xảy ra những hiện tƣợng trên thì bên vi phạm hợp đồng sẽ đƣợc miễn trách nhiệm mà còn phải thỏa mãn những điều kiện khác để trở thành một trƣờng hợp đƣợc miễn trách nhiệm theo luật định. Ngoài ra, đối với những hiện tƣợng xã hội nhƣ chiến tranh, bạo loạn, đảo chính, đình cơng ... thì với định nghĩa khá chung chung và mơ hồ của BLDS khó có thể đánh giá đƣợc những hiện tƣợng này có đƣợc xem là sự kiện bất khả kháng hay không. Trong nhiều điều khoản bất khả kháng của hợp đồng, các bên vẫn thừa nhận sự kiện bất khả kháng bao gồm cả những hiện tƣợng xã hội này, nhƣng quan điểm này vẫn chƣa đƣợc thống nhất. Có quan điểm cho rằng đối trƣờng hợp đình cơng là sự kiện liên quan đến hoạt động, cơ sở của một bên trong hợp đồng thì khơng thể đƣợc xem là sự kiện bất khả kháng29. Vì bản thân quy định của pháp luật khơng có đủ cơ sở để xác định những hiện tƣợng xã hội nêu trên có đƣợc xem là sự kiện bất khả kháng hay không nên thông thƣờng các bên khi ký kết hợp đồng sẽ quy định về điều khoản bất khả kháng và liệt kê rõ những trƣờng hợp nào sẽ đƣợc miễn trách nhiệm. Trong khi những quy định của pháp luật chƣa giúp giải quyết đƣợc vấn đề này thì việc bản thân các bên trong hợp đồng chủ động quy định một cách rõ ràng và cụ thể nhƣ vậy giúp giảm thiểu những tranh chấp liên quan đến sự kiện bất khả kháng. Nếu các bên trong hợp đồng không quy định điều khoản bất khả kháng thì việc xác định một trƣờng hợp có đƣợc xem là bất khả kháng hay khơng sẽ thuộc về cơ quan giải quyết

28

Hoàng Ngọc Thiết, tlđd (16), tr. 24.

29

Đỗ Văn Đại (2015), Luật hợp đồng Việt Nam - Bản án và bình luận bản án, Tập II, Nxb. Hồng Đức - Hội Luật gia Việt Nam, tr. 518.

30

tranh chấp mà các bên lựa chọn. Lúc này, để đánh giá tính khách quan hay khơng khách quan của sự kiện phụ thuộc vào cách hiểu của ngƣời giải quyết cũng nhƣ những dữ kiện riêng biệt của từng vụ việc để có thể đƣa ra phán quyết hợp lý nhất.

Điều kiện thứ hai, sự kiện xảy ra không lƣờng trƣớc đƣợc. Thời điểm để xác định việc không lƣờng trƣớc đƣợc của các bên là tại thời điểm giao kết hợp đồng, vì lúc này mới làm phát sinh những ràng buộc đối với các bên. Việc chủ thể lƣờng trƣớc hay không lƣờng trƣớc đƣợc thuộc về nhận thức - yếu tố chủ quan. Tuy nhiên, việc đánh giá yếu tố chủ quan này lại rất khó, vì vậy khi nhìn nhận việc các bên trong hợp đồng có thể lƣờng trƣớc đƣợc sự kiện này hay không, ta phải đánh giá dƣới góc nhìn chung nhất. Đối với một chủ thể bình thƣờng trong điều kiện hồn cảnh nhƣ vậy có thể thấy trƣớc đƣợc những sự kiện sẽ xảy ra này hay không? Ngay cả trong hoàn cảnh chủ thể tham gia vào quan hệ hợp đồng thực sự không thể thấy trƣớc đƣợc những sự kiện bất lợi sẽ xảy ra sau này tại thời điểm giao kết, nhƣng sự việc này lại là sự kiện rõ ràng mà bất cứ ai ở trong hồn cảnh đó đều có thể tiên liệu đƣợc thì cũng khơng thể đáp ứng điều kiện khơng lƣờng trƣớc đƣợc của sự kiện bất khả kháng. Bên cạnh đó,từ quy định của pháp luật cũng có thể nhận thấy sự bất khả kháng phải là sự kiện xảy ra sau khi ký kết hợp đồng. Nếu xảy ra trƣớc thì sẽ khơng thể nào đáp ứng điều kiện không lƣờng trƣớc đƣợc.

Điều kiện thứ ba, sự kiện không thể khắc phục đƣợc. BLDS quy định sự

kiện này không thể khắc phục đƣợc mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép. Nghĩa là việc không thể khắc phục phải ở mức tuyệt đối. Bên vi phạm hợp đồng đã cố gắng, nỗ lực hết sức để khắc phục, giảm thiểu những bất lợi mà sự kiện bất khả kháng mang lại nhƣng không thể. Pháp luật không yêu cầu bên vi phạm thực hiện những biện pháp không cần thiết và vƣợt quá khả năng của họ. Vì vậy, ngay cả trong trƣờng hợp bên vi phạm phải có những cơng cụ hỗ trợ khắc phục sự cố nhƣng lại khơng có thì pháp luật khơng xem đó là "lỗi" của bên vi phạm buộc họ phải chịu trách nhiệm khi dù cho có tồn tại những cơng cụ đó thì cũng không thể khắc phục những thiệt hại do sự kiện bất khả kháng gây ra. Nếu bên vi phạm phải chịu trách nhiệm trong trƣờng hợp này thì chỉ liên quan đến lỗi không thực hiện đúng quy định của pháp luật chứ không phải những trách nhiệm phát sinh từ sự kiện bất khả kháng.

2.2.2. Phân biệt một số khái niệm tương tự sự kiện bất khả kháng

Bên cạnh khái niệm sự kiện bất khả kháng thì cịn tồn tại một số khái niệm có nét tƣơng đồng với sự kiện bất khả kháng, tuy nhiên những khái niệm này cũng có những điểm khác biệt riêng.

31

BLDS 2015 sử dụng một thuật ngữ khác ngoài sự kiện bất khả kháng là "trở ngại khách quan". Khoản 1 Điều 156 BLDS 2015 quy định: "Trở ngại khách quan là những trở ngại do hoàn cảnh khách quan tác động làm cho người có quyền, nghĩa vụ dân sự khơng thể biết về việc quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm hoặc không thể thực hiện được quyền, nghĩa vụ dân sự của mình". Khái niệm

này đƣợc làm rõ hơn tại điểm b khoản 3 Điều 4 Nghị định 62/2015/NĐ-CP: "Trở ngại khách quan là trường hợp đương sự không nhận được bản án, quyết định mà không phải do lỗi của họ; đương sự đi công tác ở vùng biên giới, hải đảo mà không thể yêu cầu thi hành án đúng hạn; tai nạn, ốm nặng đến mức mất khả năng nhận thức hoặc đương sự chết mà chưa xác định được người thừa kế; tổ chức hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, giải thể, cổ phần hóa mà chưa xác định được tổ chức, cá nhân mới có quyền yêu cầu thi hành án theo quy định của pháp luật hoặc do lỗi của cơ quan xét xử, cơ quan thi hành án hoặc cơ quan, cá nhân khác dẫn đến việc đương sự không thể yêu cầu thi hành án đúng hạn". Tuy có nét tƣơng đồng giữa những sự

kiện bất khả kháng với trở ngại khách quan nhƣng đây vẫn là những khái niệm độc lập. Trở ngại khách quan không phải là một trƣờng hợp đƣợc miễn trách nhiệm dân sự mà chỉ đƣợc dùng để xác định thời gian khơng tính vào thời hiệu khiếu nại30, thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự, thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự31

hoặc thi hành án dân sự32

.

Trong thƣơng mại quốc tế còn tồn tại một khái niệm gần giống với sự kiện bất khả kháng nữa đó là "hồn cảnh khó khăn" (Hardship). Hồn cảnh khó khăn đƣợc quy định trong Bộ nguyên tắc trong hợp đồng thƣơng mại quốc tế (PICC - Principles of International Commercial Contracts) của Viện Thống nhất Tƣ pháp quốc tế (UNIDROIT - Institut international pour l'unification du droit privé). Điều 6.2.2 của PICC 2010 định nghĩa "Một hồn cảnh được gọi là hồn cảnh khó khăn

nếu nó làm thay đổi nghiêm trọng sự cân bằng của hợp đồng, hoặc làm cho phí thực hiện nghĩa vụ tăng quá cao hoặc giá trị nhận được do thực hiện hợp đồng giảm xuống quá thấp ...".

Trƣớc đây, pháp luật Việt Nam khơng có ghi nhận về "hardship" tuy nhiên kể từ BLDS 2015 ra đời đã có quy định về trƣờng hợp này. Điều 420 BLDS 2015 với tên gọi "Thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản" có nội dung tƣơng tự quy định của "hồn cảnh khó khăn". Đây là một trong những thay đổi lớn của BLDS 2015, qua đó cho thấy q trình học hỏi khơng ngừng trong công cuộc lập

30

Điều 9 Luật khiếu nại 2011.

31

Điều 156 BLDS 2015.

32

32

pháp của nƣớc ta để nội luật hóa những quy định tiến bộ của pháp luật trên thế giới sao cho phù hợp với tình hình của quốc gia.

Có thể nhận thấy một số nét tƣơng đồng giữa sự kiện bất khả kháng và hồn cảnh khó khăn nhƣ: đều là những sự kiện nằm ngồi dự kiến của các bên và các bên khơng kiểm sốt đƣợc, tạo ra những khó khăn trong việc thực hiện hợp đồng. Tuy nhiên, sự kiện bất khả kháng và hồn cảnh khó khăn cũng có nhiều điểm khác biệt:

Về sự kiện khách quan, đối với sự kiện bất khả kháng thì đây phải là những

sự kiện làm cho một bên dù đã cố gắng vẫn "không thể nào thực hiện" đƣợc nghĩa vụ của mình. Cịn đối với hồn cảnh khó khăn thì sự xuất hiện của sự kiện làm thay đổi cơ bản sự cân bằng giữa các nghĩa vụ của hợp đồng, khiến cho việc thực hiện hợp đồng trở nên khó khăn hơn. Tuy nhiên, những trở ngại do hồn cảnh khó khăn gây ra khơng đến mức "tuyệt đối" làm cho bên vi phạm không thể thực hiện hợp đồng nhƣ sự kiện bất khả kháng.

Về hậu quả pháp lý, khi xảy ra sự kiện bất khả kháng thì bên vi phạm đƣợc

miễn hồn tồn trách nhiệm hoặc các bên có thể thoả thuận gia hạn một khoảng thời gian hợp lý để tiếp tục thực hiện hợp đồng khi sự kiện bất khả kháng kết thúc. Cịn đối với hồn cảnh khó khăn thì các bên vẫn phải tiếp tục thực hiện các nghĩa vụ của mình. Bên vi phạm chỉ có quyền yêu cầu đàm phán lại hợp đồng, chứ khơng có quyền chấm dứt hợp đồng và đƣợc miễn trách nhiệm. Các bên có thể u cầu tịa án sửa đổi các điều khoản của hợp đồng nhằm làm cho các nghĩa vụ của hợp đồng có thể đƣợc cân bằng, tạo điều kiện cho việc tiếp tục thực hiện hợp đồng. Và trong trƣờng hợp này, hợp đồng chỉ có thể đƣợc chấm dứt trên cơ sở phán quyết của tịa án.

Trƣớc khi BLDS 2015 ra đời, "bóng dáng" của hồn cảnh khó khăn có thể nhìn thấy đƣợc thơng qua một số quy định của luật chuyên ngành. Điều khoản hardship cũng đã đƣợc đề cập đến ở một mức độ nhất định33

. Cụ thể là quy định của Luật kinh doanh bảo hiểm cho phép yêu cầu tăng/giảm phí bảo hiểm khi xảy ra những thay đổi làm tăng/giảm mức độ rủi ro của đối tƣợng đƣợc bảo hiểm34; Luật đấu thầu cho phép thỏa thuận điều chỉnh hợp hợp đồng35; điều chỉnh hợp đồng xây dựng do giá nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu biến động nằm ngoài khả năng kiểm

33

Trần Thanh Tâm, Nguyễn Minh Hiển (2015), "Điều khoản hardship trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế", Tạp chí Kinh tế đối ngoại, số 70/2015, http://tapchiktdn.ftu.edu.vn/các-số-tạp-chí/tạp-chí-ktđn-số- 70-80/1082-tạp-chí-ktđn-số-70.html, truy cập ngày 07/07/2017.

34

Điều 20 Luật kinh doanh bảo hiểm 2000 sửa đổi bổ sung 2010.

35

33

soát của chủ đầu tƣ và nhà thầu36. Hiện nay, với quy định mới của BLDS 2015 thì quyền đàm phán lại hợp đồng không chỉ áp dụng cho các hợp đồng chuyên ngành mà đƣợc sử dụng chung là tất cả các loại hợp đồng.

2.2.3. Đánh giá việc áp dụng chế định miễn trách nhiệm do sự kiện bất khả kháng khả kháng

Định nghĩa về bất khả kháng trong BLDS vẫn cịn chung chung, khơng rõ ràng làm việc nhận định đâu là những sự kiện bất khả kháng vẫn cịn rất khó khăn. Ví dụ nhƣ trƣờng hợp xác định những sự kiện khách quan theo định nghĩa bất khả kháng của LTM có bao gồm những hiện tƣợng xã hội hay không hay chỉ bao gồm những hiện tƣợng tự nhiên mà thôi vẫn còn gặp nhiều luồng quan điểm trái chiều. Hiện nay, các bên trong hợp đồng thƣờng ghi nhận sự kiện bất khả kháng nhƣ một điều khoản quan trọng của hợp đồng và liệt kê cụ thể những trƣờng hợp nào mà các bên thừa nhận đó là sự kiện bất khả kháng. Theo Điều 13 Hợp đồng mua bán căn hộ chung cƣ Jamona Heights37

thì các bên vẫn thừa nhận một số hiện tƣợng xã hội là sự kiện bất khả kháng nhƣ bạo loạn, chiến tranh, xâm lƣợc, đình cơng cấp quốc gia hoặc khu vực, tai nạn, đau ốm... Tuy nhiên, vẫn chƣa có sự thống nhất trong việc thừa nhận những sự kiện nào đƣợc xem là bất khả kháng nên trong thực tiễn, khi xảy ra tranh chấp thì việc giải quyết phần nhiều dựa vào cách hiểu luật một cách "linh hoạt" của cơ quan giải quyết tranh chấp và dựa trên những sự kiện pháp lý khách quan của vụ việc. Vì vậy, để tránh những "bối rối" trong việc áp dụng pháp luật, nên có văn bản hƣớng dẫn, phân tích rõ ràng những điều kiện để cấu thành sự kiện bất khả kháng tại khoản 1 Điều 156 BLDS 2015 và giải quyết đƣợc những tranh cãi xoay quanh việc những hiện tƣợng xã hội có đƣợc xem là sự kiện bất khả kháng hay không, nếu có thì cần đáp ứng những điều kiện gì.

Một số tình huống liên quan đến căn cứ để xác định sự kiện bất khả kháng nhƣ vụ việc do Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam (VIAC) giải quyết giữa nguyên đơn là công ty Việt Nam và công ty Sudan là bị đơn38

. Phía bị đơn khơng thực hiện nghĩa vụ thanh tóan và việc dẫn lý do lệnh cấm vận của Mỹ đối với việc thanh toán bằng đồng USD và đồng EURO từ Sudan. Tuy nhiên, lệnh cấm vận này đã tồn tại trƣớc khi hai bên ký hợp đồng, không thỏa mãn điều kiện không lƣờng trƣớc đƣợc của sự kiện bất khả kháng theo Điều 294 LTM 2005 vì vậy trọng tài đã

Một phần của tài liệu Vấn đề miễn trách nhiệm đối với hành vi vi phạm hợp đồng theo pháp luật việt nam (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)