Những bất cập từ chính CISG

Một phần của tài liệu Vấn đề gia nhập công ước viên 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế của việt nam những thách thức từ mặt pháp lý (Trang 31 - 35)

II. NHỮNG ĐIỂM BẤT CẬP VỀ PHÁP LÝ CẦN LƢU Ý KHI VIỆT NAM

1.Những bất cập từ chính CISG

Mặc dù thực tiễn nghiên cứu việc áp dụng CISG tại khá nhiều các nước thành viên cũng như từ các dự đoán trong tương quan với điều kiện của Việt Nam đã hứa hẹn sẽ mang lại nhiều lợi ích lớn (như đã phân tích ở chương I). Nhưng đương nhiên vẫn tồn tại nhiều bất cập không thể trách khỏi – mà nhắc đến ở đây, là về mặt pháp lý mà Việt Nam phải đối mặt khi gia nhập CISG. Trong đó, các bất cập pháp lý tự thân của CISG cũng là một vấn đề quan trọng mà Việt Nam phải xem xét kĩ lưỡng.

Trước hết, mặc dù là một trong những Công ước về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế được sử dụng nhiều nhất hiện nay nhưng các quy định CISG vẫn chưa bao trùm hết mọi chế định pháp lý liên quan đến lĩnh vực hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. Điều này được thể hiện rõ ràng trong Điều 2 của CISG khi quy định Công ước sẽ không áp dụng vào một số trường hợp mua bán nhất định được liệt kê cụ thể; hoặc CISG không quy định về trách nhiệm của các bên trong giai đoạn đàm phán, Cơng ước khơng xem xét đến điều kiện có hiệu lực của hợp đồng, các vấn đề liên quan đến thời hiệu, vấn đề ủy quyền…. Vì thế, trong Hợp đồng mua bán hàng hố quốc tế mẫu của phịng Thương mại quốc tế ICC (ấn bản của ICC số 556 năm 1997) gợi ý quy định điều khoản “Luật áp dụng” trong hợp đồng như sau: “Bất kỳ

vấn đề nào liên quan đến hợp đồng này mà không được qui định một cách rõ ràng hay ngầm hiểu trong các điều khoản của hợp đồng thì sẽ được điều chỉnh bởi Công ước Viên của Liên hợp quốc về mua bán hàng hoá quốc tế, và nếu những vấn đề đó cũng khơng thuộc phạm vi điều chỉnh của Cơng ước thì sẽ tham chiếu tới Luật của quốc gia nơi người bán đặt trụ sở kinh doanh”. Những thiếu sót này của CISG

(hoặc có thể xem là các phần CISG chủ động từ chối điều chỉnh) nếu không được làm rõ sẽ dễ tạo ra lầm tưởng của doanh nghiệp cũng như những người làm luật, khiến các chủ thể này lơ là tìm hiểu các quy định từ các nguồn luật khác mà chỉ tập trung vào các quy định của CISG, cuối cùng sẽ gây ra bất lợi cho chính mình khi tham gia vào các hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế tồn tại những tranh chấp xuất hiện các mảng pháp lý thuộc trường hợp CISG không hề điều chỉnh.

~23~

Ngồi ra, theo thơng lệ hiện nay trong giao dịch buôn bán quốc tế, mỗi ngành mỗi lĩnh vực đều có những điều khoản hợp đồng chuẩn (Hợp đồng mẫu) đặc thù cho mua bán một số loại hàng hóa như dầu, gạo, hoa quả tươi, cà phê… và thường thì các bên đều không muốn từ bỏ những điều khoản đã được sử dụng rộng rãi và quen thuộc này. Do đó cho dù Việt Nam có gia nhập CISG thì rất có thể CISG vẫn

sẽ khơng điều chỉnh những hợp đồng mua bán quốc tế loại này23. Bên cạnh đó, do

được dự thảo và thơng qua từ những năm 1980, do không cũng dự đốn trước được các tình huống mới nảy sinh do sự phát triển của khoa học kĩ thuật, chắc chắn CISG sẽ không thể giải quyết được các vấn đề pháp lý mới chỉ phát sinh sau này như ký kết hợp đồng mua bán qua cổng thương mại điện tử. Cũng như chưa thể trông chờ vào việc sửa chữa, bổ sung của CISG. Bởi, với vai trị như một Cơng ước quốc tế cũng như với số lượng thành viên khá đơng như hiện nay, CISG lại khơng có một cơ chế sửa đổi bổ sung nào để cân bằng về lợi ích của các thành viên tham gia Cơng ước khi có sự thay đổi của thực tiễn thương mại theo thời gian. Chính vì lý do đó, q trình hồn thiện Cơng ước này chỉ có thể diễn ra trong khoảng thời gian rất lâu về sau.

Một vấn đề khác, dù có nhiều quốc gia lớn trên thế giới đã là thành viên của CISG nhưng vẫn còn khá nhiều quốc gia chưa tham gia vào CISG mà tiêu biểu nhất

ở đây là Vương quốc Anh và các quốc gia ASEAN24

. Các quốc gia đương nhiên có những lý do nhất định của mình để khơng tham gia CISG, điều này chứng tỏ sự chưa phù hợp của CISG trong một số điểm nhất định, như chưa tương thích với quy định pháp lý của các quốc gia đó hoặc thậm chí do sự “bảo thủ”, khơng chấp nhận thay đổi của các quốc gia cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến việc không gia nhập Cơng ước này. Vì vậy, khi Việt Nam tham gia CISG, CISG cũng sẽ không thể đương nhiên tham gia điều chỉnh các hợp đồng mua bán hàng hóa được ký kết giữa doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp của các quốc gia chưa tham gia Công ước. Trong đó, đặc biệt có các quốc gia ASEAN, là một trong những đối tác thương mại

23

Báo cáo nghiên cứu Đề xuất Việt Nam gia nhập Công ước Viên 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế - VICC tr. 49.

24

Xem danh sách các quốc gia đã tham gia Công ước Viên 1980 tại trang web

~24~

mà doanh nhân Việt Nam thường xuyên có mối quan hệ về kinh tế nhất do sự gần gũi về nhiều mặt như vị trí địa lý hay văn hóa lịch sử cùng phát triển lâu dài. Có thể thấy, CISG không thể lúc nào cũng tác động được tới các quốc gia không phải là thành viên, mặc dù theo quy định, CISG có thể được áp dụng ngay cả khi chỉ có một doanh nghiệp trong các bên ký kết thuộc một trong các quốc gia tham gia vào Công ước. Ngay cả ở Việt Nam, chưa là một thành viên của CISG, trong hàng ngàn án lệ đã được từ trước đến nay của CISG, chỉ có ba án lệ liên quan tới Việt Nam, đó là:

- Án lệ về tranh chấp giữa Công ty thương mại Tây Ninh - Tanico (Việt Nam) và Công ty Ng Nam Bee (Singapore), được xét xử tại Toà phúc thẩm - TAND Thành phố Hồ Chí Minh, bản án tuyên ngày 4/5/1996. Trong đó Tịa án đã tham chiếu các điều 29, điều 53, điều 61.3 và 64.1 của CISG25;

- Án lệ về tranh chấp giữa người bán Liechtenstein (liên bang Nga) và người mua Việt Nam về mua bán thép tấm. Trong hợp đồng, hai bên đã lựa chọn CISG làm luật áp dụng và khi xét xử tranh chấp, trọng tài quốc tế do hai bên lựa chọn đã áp dụng CISG26;

- Án lệ về phán quyết trọng tài ICC số 8502 tháng 11/1996 xét xử tranh chấp giữa người bán Việt Nam và người mua Pháp. Hai bên đã thỏa thuận áp dụng Incoterms 1990 và UCP 500 của ICC. Trọng tài nhận định rằng, việc các bên dẫn chiếu đến Incoterms và UCP cho thấy ý định của các bên là hợp đồng sẽ được điều chỉnh bởi các tập quán thương mại quốc tế. Trọng tài đã quyết định áp dụng Công ước Viên do Công ước này được soạn thảo dựa trên các tập quán thương mại quốc tế và phản ánh các tập quán thường được áp dụng rộng rãi trong thương mại quốc tế27.

25

Xem án lệ số 74/VPPT ngày 4/5/1996 tại

<http://www.unilex.info/dynasite.cfm?dssid=2376&dsmid=13354>. 26

Xem quyết định số 4, trong: VCCI, Danida, Các quyết định trọng tài quốc tế chọn lọc, NXB Tư pháp, 2007, tr.34.

27

~25~

Hơn thế nữa, thậm chí đã là thành viên của CISG, cũng khơng đảm bảo được một cách chắc chắn sự thành công như Việt Nam đã dự đốn cũng như mong đợi. Điển hình nhất là trường hợp của Hoa Kỳ, CISG đã không tạo được tiếng vang và

không được sử dụng với tần suất như quốc gia đã mong muốn trước đó28

mặc dù về sau đã có những chuyển biến tích cực. Điều này được nhiều chuyên gia giải thích bởi 3 lý do tiêu biểu: Thứ nhất, Bộ luật thương mại thống nhất (UCC) năm 1952 của Hoa Kỳ là một văn bản hiện đại, đã được áp dụng rộng rãi tại các Hoa Kỳ trong một thời gian tương đối dài. Các thương nhân Hoa Kỳ đã quen với việc áp dụng UCC 1952 cho các hợp đồng của họ và nếu áp dụng CISG thì họ phải thay đổi một số cách thức và thói quen làm ăn đã được thực hành từ rất lâu giữa các thương nhân Hoa Kỳ và thương nhân nước ngồi. Đây là điều họ khơng muốn. Vì vậy, trong các điều kiện giao dịch chung (điều kiện chung về bán hàng hay điều kiện chung về mua hàng), họ đều loại trừ việc áp dụng Công ước Viên. Trong trường hợp họ có thế và lực trong đàm phán, họ thường quy định áp dụng UCC hoặc pháp luật của một bang nào đó của Hoa Kỳ thay vì áp dụng CISG. Thứ hai, các luật sư Hoa Kỳ cũng thấy khó khăn trong việc tư vấn cho khách hàng áp dụng CISG vì ở Hoa Kỳ hiện chưa có nhiều án lệ áp dụng CISG (đây có thể cũng là hệ quả của tình trạng ít áp dụng CISG). Thứ ba, do một số quy định của CISG khác với các quy định tương ứng của Hoa Kỳ, điều này khiến cho việc xét xử có thể trở nên khó khăn. Vì vậy ngay cả các thẩm phán cũng “lưỡng lự” trong việc áp dụng CISG.29 Các nguyên nhân trên cũng có thể được xem xét trong trường hợp của Việt Nam khi việc sử dụng CISG vẫn chưa quen thuộc, các doanh nghiệp hiện nay cũng chưa được phổ cập về các quy định của CISG…Mặc dù có thể xem trường hợp của Hoa Kỳ chỉ là thiểu số trong mối tương quan với sự thành công của những quốc gia thành viên khác nhưng Việt Nam, trước thềm gia nhập, cũng cần phải xem xét đến vấn đề này, đưa ra những chuẩn bị thích hợp để giải quyết các vấn đề tương tự, tránh bị bất ngờ khi kết quả diễn ra không như mong đợi. Hơn nữa, lưu ý về trường hợp của Hoa Kỳ

28 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đã được nhắc tới trong mục 2.2.1 chương I về trường hợp của Hoa Kỳ khi gia nhập Công ước Viên 1980.

29

Ủy ban Tư vấn về Chính sách Thương mại Quốc tế - VCCI, Bản thuyết minh Đề xuất Việt Nam gia nhập Cơng ước Viên về Hợp đồng mua bán hàng hóa Quốc tế (CISG), 6/2010, Ủy ban Tư vấn về Chính sách Thương mại Quốc tế - VCCI, tr.16.

~26~

sẽ đặc biệt có ý nghĩa đối với các doanh nghiệp ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa với đối tác Hoa Kỳ - khi đó, việc Việt Nam gia nhập CISG có lẽ ít làm thay đổi căn cứ pháp lý của các hợp đồng với đối tác này, và vì vậy rất có thể việc gia nhập Cơng ước này khơng mang lại nhiều lợi ích như suy đốn đối với các hợp đồng với đối tác này.

Về mặt hình thức, hiện nay, CISG được lưu hành bằng 6 thứ tiếng nhưng khơng có Tiếng Việt, dù ngơn ngữ được sử dụng khá là dễ hiểu nhưng việc áp dụng Công ước sẽ gặp những khó khăn nhất định trong trường hợp khơng thể hiếu được một cách chính xác nhất các quy định của Cơng ước. Đây là khó khăn chung mà các quốc gia (đặc biệt là các quốc gia có nền kinh tế khơng lớn trên thế giới) khi tham gia vào các Công ước quốc tế. Đồng thời, việc CISG đề cao tính quốc tế, tránh áp dụng cách hiểu hay sử dụng luật nội địa cũng làm giảm đi khả năng ảnh hưởng của pháp luật Việt Nam đối với việc bảo vệ lợi ích của bên Việt Nam trong các tranh chấp quốc tế.

Các lý do trên chỉ ra rằng, không nên chỉ xem mục tiêu gia nhập CISG như một bước đi đã hoàn toàn được đảm bảo cho phát triển kinh tế mà quên rằng bên cạnh đó cần quan tâm hơn tới việc hoàn thiện những quy định của pháp luật quốc gia. Cần thấy được điểm mạnh yếu của CISG để đảm bảo hơn cho khả năng áp dụng của Công ước. Nếu trong tương lai, Việt Nam có thể thu được nhiều lợi ích từ việc gia nhập CISG thì hiện tại, vẫn còn nhiều bất cập liên quan đến hình thức, phạm vi áp dụng mà Việt Nam cần phải lưu ý để có thể tận dụng hết những thế mạnh và lợi ích của CISG. Và cũng bởi thực tế, vẫn còn những khác biệt về mặt pháp lý giữa Việt Nam và CISG cần phải được lưu ý mà sẽ được tác giả phân tích trong phần tiếp theo. Có thể nói rằng, đây là những thách thức đầu tiên của những nhà xây dựng, nghiên cứu luật pháp quốc tế của Việt Nam.

Một phần của tài liệu Vấn đề gia nhập công ước viên 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế của việt nam những thách thức từ mặt pháp lý (Trang 31 - 35)