Nghiên cứu, tuyên truyền, phổ biến CISG

Một phần của tài liệu Vấn đề gia nhập công ước viên 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế của việt nam những thách thức từ mặt pháp lý (Trang 53 - 60)

II. NHỮNG ĐIỂM BẤT CẬP VỀ PHÁP LÝ CẦN LƢU Ý KHI VIỆT NAM

3.2.Nghiên cứu, tuyên truyền, phổ biến CISG

3. Kiến nghị một số chuẩn bị về mặt pháp lý trước khi gia nhập CISG

3.2.Nghiên cứu, tuyên truyền, phổ biến CISG

Từ lâu ở Việt Nam đã có nhiều đề xuất, kiến nghị từ phía các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước về việc Việt Nam gia nhập CISG. Và thực tiễn cho thấy những kiến nghị này đã gia tăng mạnh trong những năm gần đây khi Việt Nam từng bước hội nhập mạnh mẽ vào nền kinh tế thế giới với việc gia nhập WTO và các hiệp định thương mại khác, mở ra những sân chơi mới và những cơ hội lớn để các hợp đồng thương mại quốc tế gia tăng cả về số lượng, giá trị và lợi ích. Các cơ quan chức năng cũng đã có những động thái nhất định để xúc tiến quá trình Việt Nam của

~45~

CISG. Có thể thấy, CISG hứa hẹn sẽ là điểm đến hết sức phù hợp cho nền kinh tế Việt Nam hiện nay.

Tuy nhiên, một thực tế khác lại chỉ ra rằng, các doanh nghiệp, tòa án, trọng tài ở Việt Nam lại chưa thực sự có những hiểu biết đầy đủ, sâu rộng về CISG, sự chuẩn bị để gia nhập hầu như chưa có. Những đề xuất trên vẫn mới thuộc về một số ít nhà nghiên cứu trong khi các chủ thể thực sự sử dụng và hưởng lợi ích từ việc gia nhập CISG lại hầu như không nằm trong số đó. Ở Việt Nam có rất ít nghiên cứu chuyên sâu về nội dung cũng như nghiên cứu về các trường hợp áp dụng CISG trên

thế giới.50 Đa số các nghiên cứu gần đây chỉ mang tính đơn lẻ, chưa hệ thống hoặc

chủ yếu chỉ nghiên cứu sơ lược về nội dung quy định của CISG trong tương quan với các quy định của pháp luật Việt Nam. Trong hệ thống giáo dục pháp luật của Việt Nam nói chung (ngoại trừ một số rất ít trường đại học chuyên ngành luật, hợp tác với nước ngoài) cũng chưa có nội dung nào giới thiệu, đào tạo chuyên sâu về CISG; CISG chỉ là một Công ước được lồng ghép và giới thiệu đơn giản đi kèm với các Công ước, Hiệp định… khác. Các doanh nghiệp, nhà thực hành luật Việt Nam cũng chưa có diễn đàn nào riêng để học hỏi, trao đổi kinh nghiệm về CISG như tại nhiều nước khác trên thế giới. Điều này chắc chắn sẽ làm giảm sức mạnh, tiếng nói của các doanh nghiệp Việt Nam, và khả năng xét xử của tòa án, trọng tài tại Việt Nam khi có tranh chấp có sử dụng đến các quy định của CISG do thiếu sót về cả kinh nghiệm lẫn kiến thức.

Do đó, nhiệm vụ trước mắt chính là cần thu hút và khuyến khích thêm nhiều hơn nữa học giả, nhà chuyên môn về luật kinh tế, thương mại ở Việt Nam nghiên cứu cả chiều rộng và chiều sâu về nội dung của CISG và ảnh hưởng của CISG đối với hoạt động ngoại thương và pháp luật của Việt Nam để trước CISG trở nên phổ biến hơn trong hoạt động nghiên cứu thương mại trong nước. Đồng thời thực hiện việc trao đổi, bổ sung những nghiên cứu đó bằng việc tổ chức các chương trình hội thảo hoặc các chương trình tương tự khác. Những nghiên cứu này sẽ giúp ích mổ xẻ, phân tích sâu hơn những vấn để nổi cộm của CISG trong mối liên hệ với Việt

50

Lấy ví dụ trên hệ thống dữ liệu chính thức của CISG (PACE), trong số hơn 1200 bài viết của học giả rất nhiều nước bình luận, phân tích về CISG, chỉ có 02 bài viết là của học giả Việt Nam viết về CISG, nhưng chưa có bài viết nào nghiên cứu về Việt Nam trong quan hệ với CISG.

~46~

Nam nói riêng và các quốc gia là thành viên hay chưa là thành viên khác, làm tiền đề và dữ liệu thô và tinh cho việc đề xuất kiến nghị chính sách mới. Tốt hơn nữa là thành lập nhiều hơn các đội ngũ có chun mơn cao, thực hiện các nghiên cứu cụ thể, liên quan trực tiếp đến việc gia nhập CISG nhằm để thúc đẩy quá trình gia nhập CISG tới đây (vì thời gian từ năm 2013 đến nay không xuất hiện nhiều các nghiên cứu mới chuẩn bị cho gia nhập CISG nữa).

Bên cạnh đó, cần nhanh chóng phổ biến nội dung Công ước sâu rộng hơn trong giới doanh nghiệp (đặc biệt là doanh nghiệp xuất nhập khẩu), trong hệ thống tư pháp và trong giáo dục pháp luật ở các trường đại học và các khóa đào tạo chuyên ngành khác về luật thương mại quốc tế như: Tổ chức các khóa đào tạo, phổ biến kiến thức về CISG cho doanh nghiệp; đưa CISG vào chương trình giảng dạy tại các trường đại học luật và kinh tế có đào tạo về thương mại quốc tế tại Việt Nam… Công tác này cần được triển khai đồng bộ, có lộ trình rõ ràng thơng qua hoạt động của Bộ Giáo dục – Đào tạo, Bộ Tư pháp, VCCI và thông qua các tổ chức doanh nghiệp, các diễn đàn về CISG. Việc trang bị, cung cấp những kiến thức về CISG không những sẽ giúp các doanh nghiệp Việt Nam giảm thiểu các rủi ro khi ký kết hợp đồng thương mại quốc tế có áp dụng CISG, giúp bảo vệ lợi ích của bên Việt Nam khi có tranh chấp xảy ra, đảm bảo một đội ngũ nhân viên pháp lý có chun mơn cao mà hơn nữa, hơn nữa còn tạo một sự tự tin vững chắc về mặt pháp lý thúc đẩy các doanh nghiệp khác tham gia vào hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế trong tương lại.

Đồng thời, theo khuyến nghị của UNCITRAL, các cơ quan áp dụng pháp luật tại các quốc gia thành viên nên có một hệ thống báo cáo án lệ về Công ước Viên 1980. Hệ thống này sẽ tập hợp và báo cáo các án lệ có liên quan đến Cơng ước này cho Ban thư ký của UNCITRAL để cơ quan này đưa lên hệ thống cơ sở dữ liệu “CLOUT” (Case Law on UNCITRAL Texts). Đây là khuyến nghị của UNCITRAL, không phải là “nghĩa vụ” mà các quốc gia thành viên Công ước phải làm. Tuy nhiên, đây là việc nên làm vì cơng khai hóa các án lệ của Việt Nam sẽ góp phần làm tăng sự tin tưởng của cộng đồng kinh doanh quốc tế vào sự minh bạch của hệ thống pháp luật Việt Nam về thương mại quốc tế. Nếu thực hiện khuyến nghị này, sau khi Việt Nam gia nhập CISG, một cơ quan hay tổ chức được chỉ định (ví dụ Tịa án

~47~

nhân dân tối cao, Bộ Tư pháp, VCCI hay một đơn vị có chức năng liên quan…) hoặc có thể thành lập thêm một cơ quan mới, cơ quan này sẽ chịu trách nhiệm về việc thực hiện Báo cáo án lệ cho UNCITRAL.

Mặc dù việc khởi động nghiên cứu, đề xuất gia nhập CISG đã diễn ra rất mạnh mẽ từ năm 2008 và dự đoán Việt Nam sẽ gia nhập vào CISG vào cuối năm 2013 nhưng hiện tại Việt Nam vẫn chưa là một thành viên chính thức của Cơng ước. Có thể thấy rằng, cần rất nhiều những sự chuẩn bị nữa để Việt Nam có thể thực hiện được những thủ tục cuối cùng.

KẾT LUẬN

Bên cạnh những cơ hội to lớn thì hội nhập kinh tế thế giới cũng đem lại nhiều thách thức đến cho nền chính trị, pháp lý và đặc biệt là kinh tế quốc gia. Gia nhập Công ước Viên 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế cũng khơng tránh khỏi những thách thức như vậy. Khóa luận của em đã làm rõ được vấn đề này bằng việc thể hiện thông qua những nội dung sau:

- Khẳng định sự lựa chọn gia nhập Công ước Viên 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế của Việt Nam là hết sức phù hợp với tình hình kinh tế hội nhập hiện nay. Việt Nam không nên đứng ngồi một Cơng ước với nhiều lợi ích thiết thực, đã được áp dụng rộng rãi và thành công như vậy trong lĩnh vực mua bán hàng hóa quốc tế.

- Để chuẩn bị cho sự gia nhập, Việt Nam cần nghiên cứu, tìm hiểu một cách chiến lược những điểm mạnh, yếu trong quy định của CISG; so sánh, kiểm tra những khác biệt pháp lý giữa quy định của CISG và quy định quốc gia để dự đoán những ảnh hưởng mà việc gia nhập có thể mang lại; xem xét tương quan lợi hại cũng như điều chỉnh được những quy định hiện tại để có thể có được nội dung phù hợp hơn với Công ước; tuyên truyền, tăng cường sự hiểu biết về CISG cho các chủ thể có liên quan đặc biệt là doanh nghiệp. Qua đó, có thể có được những sự chuẩn bị tốt nhất cho các doanh nghiệp trong nước, giúp cho doanh nghiệp có thể nắm bắt được những vấn đề pháp lý cần thiết để việc áp dụng CISG có thể trở thành bệ đỡ vững chắc cho sự phát triển của các hợp đồng thương mại quốc tế của Việt Nam.

- Đề xuất các giải pháp cụ thể để thực hiện những sự chuẩn bị cần thiết nêu trên.

Mặc dù có nhiều cố gắng những do thời gian và năng lực của em có hạn nên khóa luận khơng tránh khỏi những thiếu sót nhất định, chưa đủ độ thuyết phục một cách tồn diện, kính mong các q thầy cơ quan tâm xem xét để giúp em có những nhận thức hoàn thiện hơn.

Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn thầy giáo ThS. Vũ Duy Cương đã tận tình giúp em hồn thành khóa luận này!

Sinh viên: Đinh Thị Tố Quyên

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Văn bản quy phạm pháp luật

1. Bộ luật dân sự 2005 2. Luật thương mại 2005 3. Luật thương mại 1998

4. Công ước Viên 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

Văn bản khác

1. Nguyễn Trung Nam, “Việt Nam tham gia Công ước Viên 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế - Lợi ích và hạn chế”, 2010

2. Báo cáo nghiên cứu Đề xuất Việt Nam gia nhập Công ước Viên 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế - VICC 2010 và Bản thuyết minh Đề xuất Việt Nam gia nhập Công ước Viên 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3. Phan Thị Thanh Thủy “So sánh các quy định về trách nhiệm do vi phạm hợp đồng trong Luật thương mại Việt Nam 2005 và Công ước Viên 1980” – Tạp chí khoa học ĐHQGHN: Luât học Số 3/2014

4. Ủy ban Tư vấn về Chính sách Thương mại Quốc tế - VCCI, Bản thuyết minh Đề xuất Việt Nam gia nhập Công ước Viên về Hợp đồng mua bán hàng hóa Quốc tế (CISG), 2010

5. Claude Witz, L‟essor de la Convention de Vienne en Asie (Sự bành trướng của Công ước Viên 1980 tại Châu Á), Recueil Dalloz, 2009

6. Franco Ferarri, The CISG and its Impact on National Legal Systems (Sellier: European Law Publishers GmbH, Munich 2008)

7. Orbisphere Corp. v. United States (1990) U.S. Court of International Trade 726 Federal Supplement.

8. John Felemegas (ed.), An International Approach to the Interpretation of the United Nations Convention on Contracts for the International Sale of Goods (1980) as Uniform Sales Law (Cambridge 2007)

9. Monica Kilian, „CISG and the Problem with Common Law Jurisdictions‟ (2001) 10 J. Transnational Law & Policy.

10. Sally Moss “Why the United Kingdom has not ratified the CISG” 2005

11. Hiroo Sono, Sapporo “Japan‟s Accession to the CISG: The Asia Factor” 2010

Các website tham khảo

1. cisg.law.pace.edu/cisg/cisgintro.html 2. english.mofcom.gov.cn

3. trungtamwto.vn/van-de-dac-biet/cong-uoc-vien/viet-nam 4. Uncitral.org

Một phần của tài liệu Vấn đề gia nhập công ước viên 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế của việt nam những thách thức từ mặt pháp lý (Trang 53 - 60)