Tồn tại một số khác biệt về mặt pháp lý giữa Việt Nam và CISG

Một phần của tài liệu Vấn đề gia nhập công ước viên 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế của việt nam những thách thức từ mặt pháp lý (Trang 35)

II. NHỮNG ĐIỂM BẤT CẬP VỀ PHÁP LÝ CẦN LƢU Ý KHI VIỆT NAM

2.Tồn tại một số khác biệt về mặt pháp lý giữa Việt Nam và CISG

Quy định của Việt Nam và CISG tồn tại nhiều điểm khác biệt nhưng chủ yếu là các quy định mang tính chi tiết, khơng có ảnh hưởng lớn đến việc giải quyết các quan hệ hợp đồng mua bán hàng hóa khi xảy ra tranh chấp. Tuy nhiên, vẫn có một số khác biệt đáng kể mà tác giả cho rằng cần được quan tâm chú ý hơn, trong đó,

~27~

bao gồm những quy định sau: Khái niệm về mua bán hàng hóa quốc tế; Hình thức hợp đồng; Chào hàng và chấp nhận chào hàng; Chuyển rủi ro và Trách nhiệm vi phạm hợp đồng. Những khác biệt này có thể gây ra những vấn đề pháp lý nhất định mà Việt Nam có thể gặp phải khi tham gia CISG.

2.1. Khái niệm mua bán hàng hóa quốc tế

Luật Thương mại 2005 có một chương quy định về mua bán hàng hóa (Chương II) và bảy điều quy định cụ thể về mua bán hàng hóa quốc tế. Tuy nhiên, khơng có một điều luật nào trong Luật Thương mại 2005 nêu ra một cách trực tiếp khái niệm mua bán hàng hóa quốc tế. Thay vào đó, Luật thương mại 2005 chỉ đưa ra định nghĩa bằng hình thức liệt kê theo Khoản 1 Điều 27 như sau: “Mua bán hàng

hóa quốc tế được thực hiện dưới các hình thức xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập và chuyển khẩu.” Từ đó, có thể hiểu rằng, một hợp đồng

mua bán hàng hóa quốc tế theo pháp luật Việt Nam là thỏa thuận giữa các cá nhân, tổ chức trong và ngồi nước bất kì trong việc xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập hoặc chuyển khẩu. Nghĩa là, việc xác định một quan hệ dân sự có phải là quan hệ mua bán hàng hóa quốc tế hay không theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện nay hồn tồn khơng phụ thuộc vào đặc điểm của chủ thể tham gia (là cá nhân, tổ chức Việt Nam hay nước ngồi, có trụ sở đặt tại Việt Nam hay hay nước ngoài) mà hoàn toàn dựa vào tiêu chí “vận chuyển hàng hóa qua biên

giới” để xác định.

Mặt khác, tại Điều 758 Bộ luật dân sự 2005 quy định: “Quan hệ dân sự có

yếu tố nước ngồi là quan hệ dân sự có ít nhất một trong các bên tham gia là cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài hoặc là các quan hệ dân sự giữa các bên tham gia là công dân, tổ chức Việt Nam nhưng căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó theo pháp luật nước ngồi, phát sinh tại nước ngoài hoặc tài sản liên quan đến quan hệ đó ở nước ngồi.” Như vậy,

cũng có thể hiểu rằng, hợp đồng “mua bán hàng hóa có yếu tố nước ngoài” theo quy định của Bộ luật dân sự lại dựa trên tiêu chí các “chủ thể”, “nơi xác lập, thực

hiện, thay đổi, chấp dứt hợp đồng”. Do đó, khái niệm “mua bán hàng hóa quốc tế”

trong Luật thương mại 2005 sẽ có nội hàm hẹp hơn so với khái niệm “mua bán

~28~

thống nhất về mặt ngữ nghĩa cũng như nội dung của hai văn bản này đã gây khó khăn cho việc xác định một khái niệm thống nhất về mua bán hàng hóa quốc tế trong pháp luật Việt Nam.

Trong khi đó, đối với CISG, việc xác định như thế nào là một hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế lại phụ thuộc vào tiêu chí duy nhất “trụ sở thương mại của

các bên phải ở các quốc gia khác nhau”: “This Convention applies to contracts of sale of goods between parties whose places of business are in different States”30. Hồn tồn khác biệt so với tiêu chí “vận chuyển hàng hóa qua biên giới” theo quy định của Luật thương mại hay xem xét đến địa điểm ký kết, thực hiện hợp đồng

theo quy định của Bộ luật dân sự Việt Nam31. Đối với CISG, chỉ khi trụ sở thương

mại của các bên trong hợp đồng mua bán hàng hóa ở các quốc gia khác nhau, quan hệ đó mới thuộc sự điều chỉnh của CISG – tức CISG hoàn tồn dựa trên tiêu chí thuộc về “chủ thể”. Sự khác biệt trong việc lựa chọn tiêu chí để xác định thế nào là “mua bán hàng hóa quốc tế” giữa CISG và Việt Nam hồn tồn dựa trên góc nhìn của nhà làm luật. Trong khi các quy định của CISG được đặt ra nhằm giải quyết các mối quan hệ đa phương, áp dụng cho lượng lớn các chủ thể cũng như phạm vi giải quyết hết sức rộng lớn thì ngược lại, pháp luật thương mại Việt Nam chỉ nhằm giải quyết các quan hệ trong mối tương quan với chính Việt Nam. Vì thế, CISG đã lựa chọn tính quốc tế của chủ thể tham gia vào mối quan hệ mua bán thay vì chọn cột mốc “biên giới” như pháp luật Việt Nam.

Có thể thấy, khái niệm “mua bán hàng hóa quốc tế” theo quy định của CISG mang tính tổng quát, rõ ràng hơn so với quy định của Luật thương mại Việt Nam. Định nghĩa bằng hình thức liệt kê của Luật thương mại vừa hạn hẹp so với quy định trong Bộ luật dân sự lại vừa không rõ ràng về mặt ngôn từ. Trong các hình thức mua bán hàng hóa quốc tế mà Khoản 1 Điều 27 Luật Thương mại 2005 nêu ra có hình thức “xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập và chuyển

khẩu”. Như vậy, căn cứ tổng cộng có tổng cộng 7 hình thức mua bán hàng hóa quốc

tế. Tuy nhiên, theo các điều khoản giải thích cụ thể: Điều 28, 29 và 30 Luật Thương

30

Khoản 1 Điều 1 Công ước Viên 1980. 31

~29~

mại 2005 thì thực chất “tạm nhập, tái xuất” là “tạm nhập” đi kèm với “tái xuất” và “tạm xuất” đi kèm với “tái nhập”. Kết quả là chỉ có 5 hình thức mua bán hàng hóa quốc tế: xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập - tái xuất, tạm xuất - tái nhập và chuyển khẩu. Điều này gây nên sự khó hiểu cho người áp dụng pháp luật. Mặt khác, trên thực tế có nhiều quan hệ mua bán quốc tế có sự tham gia của thương nhân Việt Nam nhưng lại không xuất hiện yếu tố xuất nhập khẩu như trên.

Sự khác biệt về ngữ nghĩa và nội hàm giữa quy định của Luật thương mại và Bộ luật dân sự Việt Nam vốn đã dễ gây nhầm lẫn và khó khăn trong việc lựa chọn áp dụng, nếu Việt Nam gia nhập CISG, xuất hiện thêm một khái niệm khác, khó khăn trong việc áp dụng sẽ càng tăng nếu Việt Nam lựa chọn tiếp tục bảo lưu quy định này. Điều này đặt nhà làm luật Việt Nam vào vị trí phải đối mặt với việc cần thay đổi hoàn toàn khái niệm pháp lý về mua bán hàng hóa quốc tế nhằm tạo tính nhất qn trong quy định pháp lý, giúp các chủ thể áp dụng pháp luật có được những điều kiện thuận lợi nhất trong quá trình gia nhập CISG. Việc sửa đổi khái niệm “mua bán hàng hóa quốc tế” là sự sửa đổi mang tính cơ bản, làm thay đổi quan điểm pháp lý mang tính nền tảng trong Luật thương mại 2005, quay trở về

tương tự với quy định của Luật thương mại 199832. Đây là một trong những thách

thức đặt ra cho nhà làm luật Việt Nam trước ngưỡng cửa CISG.

2.2. Hình thức hợp đồng

Luật thương mại Việt Nam cho phép hợp đồng mua bán hàng hóa nói chung (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

được thể hiện bằng mọi hình thức: lời nói, văn bản hoặc hành vi cụ thể33

. Tuy nhiên, đối với hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, theo Khoản 2 Điều 27 Luật thương mại 2005 quy định: “phải được thực hiện trên cơ sở hợp đồng bằng văn bản hoặc

hình thức khác có giá trị tương đương”. Quy định này đặt trong mối tương quan với

khái niệm mua bán hàng hóa quốc tế theo Khoản 1 Điều 27 Luật thương mại 2005 là hồn tồn phù hợp. Các hình thức xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập và chuyển khẩu đều cần thông qua sự quản lý khác đã được quy định từ các cơ quan hải quan, do đó, hợp đồng phải được xác lập bằng văn bản để công

32

Điều 80 Luật thương mại 1998 quy định về hợp đồng mua bán với thương nhân nước ngoài. 33

~30~

tác quản lý nêu trên được thực hiện hiệu quả. Mặt khác, các hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế thường là các hợp đồng phức tạp, có nhiều điều khoản liên quan, việc sử dụng hình thức văn bản tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan chức năng giải quyết các tranh chấp (nếu có) trong khả năng xét xử của tịa án Việt Nam hiện nay. Đồng thời, các bên có cơ hội bảo vệ lợi ích của mình một cách chắc chắn nhất mà khi giao kết hợp đồng bằng các hình thức khác (như lời nói hay hành vi) sẽ khơng thể đảm bảo được.

Tuy nhiên, đối với CISG, CISG đề cao việc tơn trọng ngun tắc tự do về hình thức hợp đồng, nghĩa là hình thức của hợp đồng có thể bằng văn bản, lời nói hoặc xác lập bằng hành vi, thậm chí có thể chứng minh bằng lời khai của nhân chứng: “A contract of sale need not be concluded in or evidenced by writing and is

not subject to any other requirement as to form. It may be proved by any means,

including witnesses”34. Đây là sự khác biệt cơ bản giữa Việt Nam và CISG về hình

thức của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. Xuất phát từ một Công ước đa phương nhắm đến việc điều chỉnh các quan hệ quốc tế tư, chính vì vậy CISG đề cao nguyên tắc tự do của các chủ thể, cho phép các chủ thể lựa chọn hình thức hợp đồng phù hợp với điều kiện của mình. Hình thức hợp đồng cũng không phải là vấn đề quan trọng mà CISG cần phải đề cập tới do hình thức này sẽ khơng có khả năng ảnh hưởng đến các quy định pháp luật khác trong hệ thống (vì CISG là một Công ước đơn nhất) như quy định của pháp luật thương mại Việt Nam.

Có thể thấy, khác biệt về hình thức hợp đồng khơng tạo nên xung đột gay gắt giữa pháp luật Việt Nam và các quy định của CISG. Tuy nhiên, điều nãy vẫn đặt ra một số vấn đề nhất định. Nhà làm luật của Việt Nam sẽ cần lựa chọn giữa việc bảo lưu hình thức của hợp đồng hoặc thay đổi theo quy định của CISG. Trong mối tương quan với khái niệm mua bán hàng hóa quốc tế hiện nay, việc thay đổi theo quy định của CISG sẽ gây ra nhiều khó khăn. Tuy nhiên, nếu trong trường hợp đã lựa chọn sửa đổi khái niệm mua bán hàng hóa quốc tế theo quy định của CISG thì việc thay đổi hình thức của hợp đồng sẽ thuận lợi hơn rất nhiều mà không cần thiết phải bảo lưu theo Điều 96 của Công ước nữa. Mặt khác, năng lực của cơ quan chức

34

~31~

năng cũng cần được xem xét trong trường hợp này. Liệu việc tự do trong lựa chọn hình thức hợp đồng mua bán quốc tế có làm ảnh hưởng đến khả năng xét xử của Toàn án Việt Nam hiện nay hay khơng? Đó là vấn đề mà nhà làm luật Việt Nam cần phải xem xét một cách kĩ lưỡng.

2.3. Chào hàng và chấp nhận chào hàng

Pháp luật Việt Nam cũng như CISG đều quy định thống nhất việc chào hàng và chấp nhận chào hàng là phương thức để giao kết một hợp đồng mua bán hàng hóa – quy định này tuân theo nguyên tắc Đề nghị - Chấp nhận, đảm bảo tính tự do, tự nguyện của một hợp đồng dân sự. Cụ thể, bên Đề nghị sẽ chào hàng và hợp đồng sẽ được giao kết vào thời điểm bên Đề nghị nhận được trả lời Chấp nhận chào hàng của bên Được đề nghị hoặc bên Được đề nghị im lặng (nếu im lặng được thỏa thuận là sự trả lời Chấp nhận giao kết). Tuy nhiên, dù đều thực hiện theo nguyên tắc như vậy nhưng giữa quy định của Việt Nam và CISG vẫn chứa nhiều các quy định cụ thể khác nhau.

Một đề nghị chào hàng là một lời đề nghị chỉ rõ được ý chí của người chào hàng muốn tự ràng buộc mình nếu có sự chấp nhận đối với đề nghị chào hàng đó một cách cụ thể. Tuy nhiên, như thế nào là cụ thể thì chỉ có CISG quy định tại Khoản 1 Điều 14 như sau “A proposal is sufficiently definite if it indicates the goods

and expressly or implicitly fixes or makes provision for determining the quantity and the price.” (Lời chào hàng là cụ thể khi nó nêu rõ hàng hóa và ấn định số lượng

về giá cả một các trực tiếp hoặc gián tiếp hoặc quy định thể thức xác định những yếu tố này). Có nghĩa là, CISG quy định bắt buộc những điều khoản chủ yếu mà hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế cần phải có đề đảm bảo tính chính xác của chào hàng. Trong khi quy định của Bộ luật dân sự cũng như Luật thương mại Việt Nam chưa đề cập tới vấn đề này. Ngồi ra, CISG cịn quy định về việc kéo dài thời hạn chào hàng nếu ngày cuối cùng của thời hạn chào hàng rơi vào ngày nghỉ hoặc

ngày lễ35 trong khi pháp luật Việt Nam cũng chưa đề cập tới vấn đề này. Quy định

về thời hạn này của CISG xuất phát chính từ việc đáp ứng đến nhu cầu thực tế của hoạt động thương mại quốc tế - tồn tại khác biệt đáng kể về thời gian, ngày nghỉ,

35

~32~

ngày lễ giữa các đối tác của các quốc gia khác nhau. Việc yêu cầu kéo dài thời hạn chào hàng là cần thiết khi các bên chưa chắc đã nắm rõ được lịch làm việc của đối tác mình. Các nhà lập pháp Việt Nam nên xem xét đến quy định của CISG như một điểm tiến bộ có thể học hỏi áp dụng.

Tuy nhiên, khác biệt lớn nhất giữa quy định của CISG và Việt Nam và có thể là nguyên nhân gây ra những khó khăn trong thực tiễn áp dụng chính là như thế nào là chấp nhận chào hàng hay là một lời chào hàng mới. Theo quy định của CISG, một sự phúc đáp có khuynh hướng chấp nhận chào hàng nhưng bao gồm các điều khoản bổ sung khác mà không làm biến đổi cơ bản nội dung chào hàng, cũng như người chào hàng không phản đối những bổ sung đó thì vẫn được xem là một chấp

nhận chào hàng36. Trong khi đó, quy định của Việt Nam thì cho rằng bất kì sự thay

đổi, bổ sung nào đối với chào hàng cũng được xem là một lời chào hàng mới37. Khác biệt cơ bản này khi Việt Nam gia nhập CISG rất có thể sẽ đem đến các khó khăn nhất định cho việc áp dụng khi người sử dụng luật đã quen với các quy định trước đây cũng như yêu cầu một sự thận trọng hơn cho các bên đối với một đề nghị giao kết hợp đồng.

Một tranh chấp giữa nguyên đơn là công ty của Achentina và bị đơn là một công ty của Italia cũng xuất phát từ thời điểm giao kết hợp đồng là một tranh chấp cụ thể có liên quan đến việc như thế nào là chấp nhận hay không chấp nhận chào hàng theo quy định của CISG. Diễn biến của tranh chấp như sau: Bên mua Achentina đàm phán ký hợp đồng với bên bán Italia để mua một số máy móc cơng nghiệp. Bên bán đã gửi cho người mua bản chào hàng căn cứ trên một mẫu đơn chào hàng chuẩn. Bên mua khơng có ý kiến gì về nội dung của chào hàng trên ngồi việc yêu cầu thay đổi lại kích cỡ của một số phụ tùng kèm theo. Sau đó, bên mua đã ký vào đơn chào hàng và gửi đơn chào hàng đó đến một ngân hàng để xin cấp tín dụng cho thương vụ này. Tuy nhiên, sau đó, bên mua lại làm đơn kiện bên bán ra toà án Achentina với lý do là hợp đồng chưa được thành lập. Bên mua cho rằng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Vấn đề gia nhập công ước viên 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế của việt nam những thách thức từ mặt pháp lý (Trang 35)