1.2.4 .Quy định của pháp luật Việt Nam về xuất xứ hàng hóa
1.2.4.1. Các cam kết của Việt Nam với WTO về xuất xứ hàng hóa
Về vấn đề xuất xứ hàng hóa, Việt Nam đã cam kết với WTO rằng đối với các loại hàng hóa sau đây phải có Giấy chứng nhận xuất xứ :
Hàng hóa có xuất xứ từ những nước được Việt Nam cho hưởng thuế suất ưu đãi theo quy định của pháp luật Việt Nam hoặc các thỏa thuận hoặc Hiệp định quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
Hàng hóa phải tuân theo các quy định về quản lý nhập khẩu theo quy định của pháp luật Việt Nam hoặc các thỏa thuận hoặc các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
Hàng hóa bị Chính phủ Việt Nam hoặc các tổ chức quốc tế tuyên bố là có hại cho an ninh xã hội, sức khỏe dân cư hoặc môi trường. Và được nhập khẩu từ những nước đang nằm trong diện áp dụng các biện pháp phòng vệ trong thương mại.
Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa do nhà sản xuất cấp phải được chứng nhận bởi cơ quan hoặc tổ chức có thẩm quyền của nước xuất xứ. Khi không xác định được xuất xứ hàng hóa, cơ quan hải quan sẽ áp dụng thuế suất thông thường (mức thuế tiêu chuẩn), tức là không phải là mức thuế ưu đãi theo quy chế tối huệ quốc.
Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa do Phịng thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Bộ Thương mại, Hội đồng quản trị của các khu công nghiệp và các khu chế xuất cấp.
Theo các yêu cầu của Điều 2(h) và của Phụ lục II, đoạn 3(đ) Hiệp định về quy tắc xuất xứ hàng hóa, liên quan đến các quy tắc về xuất xứ ưu đãi và không ưu đãi, khi nhận được yêu cầu của một nhà xuất khẩu, nhập khẩu hoặc của bất kỳ một người nào đó có lý do chính đáng, cơ quan hải quan Việt Nam sẽ xác định xuất xứ của hàng nhập khẩu và định ra các điều kiện mà theo đó việc xác định xuất xứ sẽ được tiến hành. Theo các quy định của Hiệp định về quy tắc xuất xứ của WTO nói trên, bất kỳ yêu cầu xác định nào như vậy cũng sẽ được chấp nhận ngay cả trước khi việc mua bán hàng hóa được bắt đầu và việc xác định xuất xứ đó sẽ có hiệu lực trong vịng ba năm(13)
.