1.2.4 .Quy định của pháp luật Việt Nam về xuất xứ hàng hóa
c. Quy tắc xuất xứ cộng gộp
1.2.4.3. Quy định của pháp luật Việt Nam về giấy chứng nhận xuất xứ
quốc gia.
1.2.4.3. Quy định của pháp luật Việt Nam về giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa: hóa:
Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phải có giấy chứng nhận xuất xứ trong trường hợp hàng hóa đó được hưởng ưu đãi vế thuế hoặc ưu đãi khác theo quy định của pháp luật Việt Nam hoặc điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên(19) .
Việc cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa xuất khẩu phải tuân theo các quy định sau:
Giấy chứng nhận xuất xứ do các tổ chức cấp giấy chứng nhận xuất xứ cấp theo mẫu quy định. Người đề nghị cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa xuất khẩu phải nộp cho tổ chức cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa bộ hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa và chịu trách nhiệm trước pháp luật vế tính chính xác, trung thực về nội dung bộ hồ sơ đó.
Tổ chức cấp giấy chứng nhận xuất xứ tiến hành kiểm tra bộ hồ sơ, để xác định xuất xứ hàng hóa xuất khẩu và cấp giấy chứng nhận xuất xứ trong vòng ba ngày làm việc, kể từ thời điểm nhận được bộ hồ sơ đầy đủ và hợp lệ. Trong trường hợp cần phải kiểm tra thực tế thì thời hạn cấp có thể kéo dài nhưng khơng quá năm ngày làm việc.
Giấy chứng nhận xuất xứ sẽ khơng được cấp nếu hàng hóa xuất khẩu khơng đáp ứng được tiêu chí về xuất xứ quy định tại Nghị định 19/2006/NĐ–CP hoặc bộ hồ sơ đề nghị cấp không hợp lệ.
Trong trường hợp cơ quan hải quan, cơ quan có thẩm quyền của quốc gia, vùng lãnh thổ nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam hoặc cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam yêu cầu kiểm tra tính xác thực xuất xứ của hàng hóa, Tổ chức cấp giấy chứng
(18). Quyết định 02/2007/QĐ – BTM ngày 08 tháng 01 năm 2007 của Bộ Thương mại. (19). Điều 33 Luật Thương mại 2005.
nhận xuất xứ có trách nhiệm xác minh xuất xứ của hàng hóa này và thơng báo lại cho cơ quan có u cầu.
Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhập khẩu phải được nộp cho cơ quan hải quan tại thời điểm làm thủ tục hải quan trong các trường hợp sau:
Hàng hóa có xuất xứ từ nước hoặc nhóm nước được Việt Nam cho hưởng các ưu đãi vế thuế quan và phi thuế quan theo quy định của pháp luật Việt Nam và theo điều ước mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập, nếu người nhập khẩu muốn được hưởng các chế độ ưu đãi đó.
Hàng hóa có xuất xứ từ những nước được Việt Nam cho hưởng ưu đãi theo thuế suất tối huệ quốc trên cơ sở có đi có lại hoặc trên cơ sở đơn phương. Trong trường hợp khơng có giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa thì người nhập khẩu phải có cam kết hàng hóa có xuất xứ từ những nước đó và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực về nội dung cam kết đó.
Hàng hóa thuộc diện phải tuân thủ theo các chế độ quản lý nhập khẩu theo quy định của pháp luật Việt Nam hoặc theo các Điều ước quốc tế hai bên hoặc nhiều bên mà Việt Nam và nước hoặc nhóm nước cùng là thành viên.
Hàng hóa thuộc diện do Việt Nam hoặc các tổ chức quốc tế thông báo đang ở trong thời điểm có nguy cơ gây hại đến an toàn xã hội, sức khỏe của cộng đồng hoặc vệ sinh mơi trường cần được kiểm sốt.
Hàng hóa nhập khẩu từ các nước thuộc diện Việt Nam thông báo đang ở trong thời điểm áp dụng thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ giá, các biện pháp tự vệ, biện pháp hạn ngạch thuế quan, biện pháp hạn chế số lượng.
Các mẫu giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) theo pháp luật Việt Nam gồm có:
C/O mẫu A cấp cho các sản phẩm của Việt Nam xuất khẩu sang các nước, vùng lãnh thổ dành cho Việt Nam chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập.
C/O dệt may cấp cho các sản phẩm dệt may của Việt Nam xuất khẩu theo các Hiệp định quốc tế mà Việt nam là thành viên.
C/O hàng dệt thủ công cấp cho các sản phẩm dệt thủ công của Việt Nam xuất khẩu sang EU theo Nghị định thư bổ sung cho Hiệp định hàng dệt may giữa Việt Nam và EU.
C/O cho hàng cà phê, cấp cho sản phẩm cà phê xuất khẩu của Việt Nam theo quy định của Tổ chức cà phê thế giới.
Các loại C/O do nước nhập khẩu sản phẩm của Việt Nam quy định hoặc được quy định trong các Hiệp định quốc tế khác mà Việt Nam là thành viên.
C/O mẫu B cấp cho sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam trong các trường hợp người xuất khẩu không đề nghị cấp một trong các loại mẫu C/O nói trên.
Đối với hàng cà phê xuất khẩu, ngoài mẫu C/O cho hàng cà phê cấp cho sản phẩm cà phê xuất khẩu của Việt Nam theo quy định của Tổ chức cà phê Thế giới, người xuất khẩu có thể đề nghị cấp thêm mẫu A hoặc mẫu B. Ngoài ra, Tổ chức cấp C/O có thể cấp thêm các mẫu khác theo quy định của nước nhập khẩu.
Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa được cấp theo hai hình thức sau:
Cấp C/O bằng giấy: là hình thức cấp C/O giấy trực tiếp cho doanh nghiệp tại Tổ chức cấp C/O.
Cấp C/O điện tử: là hình thức cấp C/O thơng qua Hệ thống quản lý và cấp chứng nhận xuất xứ điện tử của Bộ Thương mại (viết tắt là eCoSys).