Các quy tắc xuất xứ theo pháp luật Việt Nam

Một phần của tài liệu Vai trò của giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa và thực tiễn áp dụng ở việt nam hiện nay (luận văn thạc sỹ luật học) (Trang 33 - 36)

1.2.4 .Quy định của pháp luật Việt Nam về xuất xứ hàng hóa

1.2.4.2. Các quy tắc xuất xứ theo pháp luật Việt Nam

Trước đây chúng ta chưa xây dựng các qui tắc xuất xứ khơng ưu đãi riêng cho mình. Văn bản đầu tiên có thể nói quy định về xuất xứ không ưu đãi của Việt Nam là Thông tư liên tịch (TTLT) 09/2000/TTLT-BTM-TCHQ ngày 17/4/2000 của Liên Bộ Thương mại – Tổng cục Hải quan, tuy nhiên Thông tư này mới chỉ đưa ra các nội dung xác định xuất xứ rất đơn giản, có thể nói là chưa có các qui tắc cụ thể. Nội dung liên quan đến xác định xuất xứ tại TTLT này mới chỉ giới hạn ở việc đưa ra danh sách các công đoạn gia công, chế biến giản đơn không được xét đến khi xác định xuất xứ hàng hóa (như các thao tác về phân loại, đóng gói, bảo quản, lắp ráp đơn giản, giết mổ đơn thuần…). Đến ngày 20 tháng 6 năm 2006, TTLT 09/2000/TTLT-BTM-TCHQ mới bị bãi bỏ và được thay thế bởi Nghị định 19/2006/NĐ-CP ngày 20/2/2006 qui định chi tiết Luật Thương mại về xuất xứ hàng hóa. Nghị định 19/2006/NĐ-CP cùng với các văn bản hướng dẫn thi hành đã đánh dấu việc ban hành các Qui tắc xuất xứ một cách hệ thống ở Việt Nam với hai loại quy tắc xuất xứ: quy tắc xuất xứ không ưu đãi và quy tắc xuất xứ ưu đãi. Các quy tắc xuất xứ theo quy định của pháp luật Việt Nam đã cụ thể hóa và tuân thủ các quy định của WTO cũng như các cam kết mà Việt Nam đã chấp thuận.

a. Quy tắc xuất xứ ƣu đãi:

“Việc xác định xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, hàng hóa nhập khẩu để được hưởng

chế độ ưu đãi về thuế quan và phi thuế quan được áp dụng theo các Điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan quy định chi tiết việc thi hành các Điều ước này”(14) . “Việc xác định xuất xứ hàng hóa xuất khẩu để được hưởng chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập và các ưu đãi đơn phương khác được thực hiện theo quy tắc xuất xứ của nước nhập khẩu dành cho các ưu đãi này”(15) .

b. Quy tắc xuất xứ không ƣu đãi:

Theo Nghị định số 19/2006/NĐ-CP ngày 20 tháng 2 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết Luật thương mại về xuất xứ hàng hóa, quy tắc xuất xứ khơng ưu đãi của Việt Nam dựa trên hai nguyên tắc xuất xứ cơ bản sau: quy tắc xuất xứ thuần túy và quy tắc xuất xứ không thuần túy.

Quy tắc xuất xứ thuần túy:

Hàng hóa có xuất xứ thuần túy được cơng nhận là có xuất xứ từ một quốc gia, vùng lãnh thổ khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

Cây trồng và các sản phẩm từ cây trồng được thu hoạch tại quốc gia hoặc vùng lãnh thổ đó.

Động vật sống được sinh ra và ni dưỡng tại quốc gia, vùng lãnh thổ đó.

Các sản phẩm từ động vật sống được sinh ra và nuôi dưỡng tại quốc gia, vùng lãnh thổ đó.

Các sản phẩm thu được từ săn bắn, đặt bẫy, đánh bắt, nuôi trồng, thu lượm hoặc săn bắt tại quốc gia hoặc vùng lãnh thổ đó.

Các khống sản và các chất sản sinh tự nhiên được chiết xuất hoặc lấy ra từ đất, nước, đáy biển hoặc dưới đáy biển của quốc gia hoặc vùng lãnh thổ đó.

Các sản phẩm lấy từ nước, đáy biển hoặc dưới đáy biển bên ngoài lãnh hải của quốc gia, vùng lãnh thổ, với điều kiện quốc gia, vùng lãnh thổ đó có quyền khai thác đối với vùng nước, đáy biển và dưới đáy biển theo luật pháp quốc tế.

(14). Điều 4 Nghị định số 19/2006/NĐ-CP ngày 20 tháng 6 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết Luật

Thương mại 2005 về xuất xứ hàng hóa.

(15). Điều 5 Nghị định số 19/2006/NĐ-CP ngày 20 tháng 6 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Thương mại 2005 về xuất xứ hàng hóa.

Các sản phẩm đánh bắt và các hải sản khác đánh bắt từ vùng biển cả bằng tàu được đăng ký với quốc gia đó và được phép treo cờ của quốc gia đó.

Các sản phẩm được chế biến hoặc được sản xuất ngay trên tàu từ các sản phẩm đánh bắt và các hải sản khác đánh bắt từ vùng biển cả được đăng ký ở quốc gia, vùng lãnh thổ đó và được phép treo cờ của quốc gia, vùng lãnh thổ đó.

Các vật phẩm có được ở quốc gia, vùng lãnh thổ đó hiện khơng cịn thực hiện được những chức năng ban đầu và cũng không thể sửa chữa hay khơi phục được và chỉ có thể vứt bỏ hoặc dùng làm nguyên liệu, vật liệu thơ hoặc sử dụng vào mục đích tái chế.

Các hàng hóa có được hoặc được sản xuất từ các sản phẩm nêu trên ở quốc gia, vùng lãnh thổ đó.

Quy tắc xác định hàng hóa có xuất xứ khơng thuần túy:

Hàng hóa có xuất xứ khơng thuần túy được cơng nhận có xuất xứ từ một quốc gia, vùng lãnh thổ khi quốc gia, vùng lãnh thổ đó thực hiện cơng đoạn chế biến cơ bản cuối cùng làm thay đổi cơ bản hàng hóa này. Tiêu chí cơ bản, chủ yếu để xác định sự thay đổi cơ bản của hàng hóa là tiêu chí “chuyển đổi mã số hàng hóa”. Chuyển đổi mã số hàng hóa là sự thay đổi về mã số HS (Harmonized Commodity

Description and Coding System - Hệ thống hài hịa trong mơ tả và mã hàng hóa -

trong biểu thuế xuất nhập khẩu) của hàng hóa được tạo ra ở một quốc gia hoặc vùng lãnh thổ trong quá trình sản xuất từ ngun liệu khơng có xuất xứ của quốc gia hoặc vùng lãnh thổ này. Bên cạnh đó, có thể sử dụng các tiêu chí bổ sung hoặc thay thế khi xác định thay đổi cơ bản của hàng hóa là: tiêu chí “tỷ lệ phần trăm của giá trị” và tiêu chí “cơng đoạn gia cơng hoặc chế biến hàng hóa”. “Tỉ lệ phần trăm của giá

trị” là phần giá trị gia tăng có được sau khi một quốc gia hoặc vùng lãnh thổ sản xuất, gia công, chế biến các ngun liệu khơng có xuất xứ từ quốc gia hoặc vùng lãnh thổ này so với tổng trị giá của hàng hóa được sản xuất ra” (16) . “Cơng đoạn gia cơng, chế biến hàng hóa” là q trình sản xuất chính tạo ra những đặc điểm cơ bản của hàng hóa (17).

(16). Khoản 2 Điều 3 Nghị định số 19/2006/NĐ CP ngày 20 tháng 2 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết

Luật Thương mại 2005 về xuất xứ hàng hóa.

(17). Khoản 3 Điều 3 Nghị định số 19/2006/NĐ CP ngày 20 tháng 2 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Thương mại 2005 về xuất xứ hàng hóa.

Tuy nhiên, những công đoạn gia công, chế biến khi được thực hiện riêng rẽ hoặc kết hợp với nhau được xem là giản đơn thì khơng được xét đến khi xác định xuất xứ hàng hóa, bao gồm:

Các cơng việc bảo quản hàng hóa trong q trình vận chuyển và lưu kho (thơng gió, trải ra, sấy khơ, làm lạnh, ngâm trong muối, xông lưu huỳnh hoặc thêm các phụ gia khác, loại bỏ các bộ phận bị hư hỏng và các công việc tương tự).

Các công việc như lau bụi, sàng lọc, chọn lựa, phân loại (bao gồm cả việc xếp thành bộ) lau chùi, sơn, chia cắt ra từng phần.

Thay đổi bao bì đóng gói và tháo dỡ hay lắp ghép các lơ hàng; đóng chai, lọ, đóng gói, bao, hộp và các cơng việc đóng gói bao bì đơn giản khác.

Dán lên sản phẩm hoặc bao gói của sản phẩm các nhãn hiệu, nhãn mác hay các dấu hiệu phân biệt tương tự.

Việc trộn đơn giản các sản phẩm, kể cả các thành phần khác nhau, nếu một hay nhiều thành phần cấu thành của hỗn hợp không đáp ứng điều kiện đã quy định để có thể được coi như có xuất xứ tại nơi thực hiện việc này.

Việc lắp ráp đơn giản các bộ phận của sản phẩm để tạo nên một sản phẩm hồn chỉnh.

Bên cạnh đó, Nghị định số 19/2006/NĐ–CP cũng quy định các yếu tố gián tiếp không được xét đến khi xác định xuất xứ hàng hóa. Theo đó, xuất xứ của cơng cụ, máy móc, thiết bị, nhà xưởng, năng lượng được sử dụng để sản xuất nhưng khơng cịn lại trong hàng hóa hoặc khơng được tạo nên một phần của hàng hóa khơng được xét đến khi xác định xuất xứ hàng hóa.

Một phần của tài liệu Vai trò của giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa và thực tiễn áp dụng ở việt nam hiện nay (luận văn thạc sỹ luật học) (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)