CÁC GIÁI PHÁP CỤ THỂ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH

Một phần của tài liệu LẬP KẾ HOẠCH MARKETING XUẤT KHẨU SẢN PHẨM GẠO CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ANGIMEX (Trang 34 - 40)

8

3.4CÁC GIÁI PHÁP CỤ THỂ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH

3.4.1 Giải pháp về Marketing 3.4.1.1 Sản phẩm

Sản phẩm sản xuất ra phải đảm bảo thoả mãn nhu cầu của khách hàng. Đối với sản phẩm xuất khẩu, khách hàng nước ngoài có những đặc tính về văn hóa khác biệt nên yêu cầu khắt khe hơn. Chiến lược sản phẩm của gạo xuất khẩu được thể hiện thông qua các giải pháp trong khâu sản xuất, chất lượng và chủng loại,…

Giải pháp về chủng loại, giống lúa là 1 giải pháp hàng đầu; Angimex cần đầu tư, nghiên cứu cải tiến giống lúa hay nhập các loại giống mới phục vụ cho xuất khẩu cần chú ý các yêu cầu như năng suất cao, có khả năng thích nghi với vùng địa lý, khí hậu của Việt Nam, đặc biệt là khu vực ĐBSCL, đặt hiệu quả cao trong quá trình chế biến và có khả năng thỏa mãn nhu cầu của khách hàng thế giới.

Bên cạnh đó, cũng cần có những giải pháp về kỹ thuật chăm sóc, cải tiến kỹ thuật canh tác lúa cần phải được tiến hành đồng bộ với giải pháp về chủng loại nhằm nâng cao năng suất lúa và chất lượng gạo.

Ngoài ra, công nghệ xay xát và chế biến cần được trang bị hiện đại hơn, công suất phù hợp, kết hợp với công nghệ bảo quản tiên tiến: bảo quản kín gạo, sát trắng, gạo lật bằng cách sử dụng màng PVC trong khí CO2 hoặc khí nitơ trong các kho dự trữ, bảo quản mát thóc gạo nhằm tăng tỷ lệ gạo thu hồi với chất lượng cao.

Với những đầu tư về sản xuất như trên, trong những năm tới, chất lượng gạo sẽ thay đổi, đạt được hiệu quả cao trong sản xuất và xuất khẩu. Đây là một yếu tố quan trọng có thể quyết định được trong tương lai của ngành gạo. Khắc phục được yếu điểm này sẽ giúp ta tăng được giá bán, thu hút khách mua với số lượng lớn, góp phần làm tăng được kim ngạch xuất khẩu.

3.4.1.2 Giá

Chiến lược giá là chính sách khó đưa ra nhất; định giá cho khách hàng nội địa đã khó, định giá cho khách hàng xuất khẩu càng khó hơn. Chiến lược giá quyết định tổng kim ngạch xuất khẩu của ngành và lợi nhuận của doanh nghiệp. Ngay cả khi chất lượng gạo tốt, có phương pháp xúc tiến xuất khẩu đúng; song giá bán không thích hợp thì những nỗ lực trong chiến lược khác cũng không mang lại hiệu quả. Vì lẽ đó mà chiến lược giá vô cùng quan trọng. Và muốn có chiến lược giá đúng đắn thì Angimex đã tiến hành nghiên cứu thị trường, phân tích chi phí sản xuất và chi phí Marketing.

Các chiến lược giá cụ thể:

• Chiến lược giá mua

Giá mua là nền tảng quan trọng cho việc định giá bán. Chiến lược giá mua cũng đồng thời nhằm mục đích nâng cao hiệu quả cạnh tranh của ngành gạo trên trường quốc tế và thúc đẩy sản xuất. Và Angimex có thể thực hiện giảm chi phí sản xuất thông qua việc giảm giá mua. Chi phí sản xuất phụ thuộc vào nhiều yếu tố như giống, nhân công, năng suất lúa,…Hiện nay chi phí sản xuất gạo ở Việt Nam nhìn chung thấp hơn so với các nước Châu Á (đặc biệt là Thái Lan) do điều kiện tự nhiên thuận lợi, mức độ đầu tư thấp, chi phí nhân công rẻ,…Chính vì vậy, Angimex tận dụng lợi thế này mà có thể mua lúa, gạo nguyên liệu với mức thấp nhằm tối thiểu hóa chi phí trong quá trình sản xuất – yếu tố quyết định giá gạo xuất khẩu ra thị trường quốc tế.

• Chiến lược giá xuất khẩu

Ở Việt Nam, cạnh tranh giữa các doanh nghiệp kéo theo việc giá gạo xuất khẩu thấp xuống đáng kể so với gạo cùng chất lượng của các nước xuất khẩu khác. Do đó, cần phải có một chính sách giá chung giữa các nhà xuất khẩu. Hơn nữa, lúa gạo là một sản phẩm sản xuất theo thời vụ, phụ thuộc nhiều vào các điều kiện tự nhiên trong khi nhu cầu luôn ổn định nên chúng ta cần có những dự báo thay đổi của thị trường dựa trên những thông tin chính xác để đưa ra mức giá hợp lý cho gạo xuất khẩu.

Bên cạnh đó, giá gạo xuất khẩu còn phụ thuộc nhiều vào các điều kiện và phương thức thanh toán. Các nhà xuất khẩu của Việt Nam do thiếu kinh nghiệm nên thường bán gạo theo giá FOB để giảm các trách nhiệm liên quan nên đã mất đi nhiều lợi ích đáng kể. Vì vậy, nên thay đổi cách thức bán hàng và giá thanh toán cho phù hợp đồng thời mang lại lợi ích cho doanh nghiệp nói riêng và quốc gia nói chung. Với bề dày kinh kinh nghiệm cùng với các đối tác chiến lược trong ngành vận tải, kiểm định chất lượng, Angimex phần lớn sử dụng giá CFR khi ký kết hợp đồng với các nhà nhập khẩu Trung Quốc.

Qua các biện pháp trên chúng ta cần rút ra những mặt tích cực để áp dụng vào hoàn cảnh cụ thể của xuất khẩu gạo Việt Nam nhằm đật hiệu quả tối ưu, nâng cao sức cạnh tranh của gạo Việt trên trường quốc tế.

3.4.1.3 Phân phối

Chiến lược phân phối của Angimex tập trung vào các kênh phân phối mà người sản xuất có thể cung cấp. Để có một kênh phân phối hoạt động cần tính đến nhu cầu và thái độ của thị trường mục tiêu tiềm năng. Những biện pháp để nâng cao hiệu quả của kênh phân phối trong giai đoạn tới:

- Tranh thủ các chuyến công tác xúc tiến thương mại để tìm kiếm thêm nhiều nhà nhập khẩu uy tín để chọn lọc và thiết lập quan hệ với những đối tác tin cậy và tiềm năng nhất. Đảm bảo xây dựng được hệ thống kênh phân phối hiệu qủa và ổn định.

- Khai thác các thông tin về nhà nhập khẩu từ Hiệp hội lương thực Việt Nam, từ Hải Quan, các đơn vị kiểm định, vận tải và từ những doanh nghiệp xuất khẩu gạo của Việt Nam… từ thông tin đó, công ty nghiên cứu và chủ động lien hệ với họ để thương thảo và tiến tới ký kết hợp đồng.

- Tuyển dụng nhân viên xuất nhập khẩu thông thạo tiếng Hoa để phụ trách riêng thị trường Trung Quốc vì họ thích người khác trao đổi với họ bằng chính ngôn ngữ của họ. Một khi đã thiết lập được mối quan hệ tốt thì viêc giao dịch, đàm phán, ký kết hợp đồng qua chat, email và fax.

- Tìm hiểu các thông tin về diễn biến chung của hoạt động xuất khẩu gạo cả nước sang thị trường Trung Quốc để có thể nắm bắt, cập nhật thông tin về khách hàng và người tiêu dùng.

-

3.4.1.4 Xúc tiến thương mại

- Trong quá trình giao dịch với đối tác Trung Quốc, các doanh nghiệp Việt Nam cũng gặp không ít khó khăn về ngôn ngữ, cách thức soạn thảo hợp đồng và giải quyết các tranh chấp phát sinh... Angimex sẽ tăng cường đào tạo nhân sự để có đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm, có thể hạn chế tối đa sai sót trong soạn thảo hợp đồng.

- Angimex tham gia hội chợ tại Trung Quốc (hội chợ này diễn ra 2 năm 1 lần) với các hoạt động phát tờ rơi, catalogue giới thiệu chi tiết về công ty, sản phẩm, trưng bày hàng mẫu, giới thiệu, cho dùng thử và chào giá.

- Angimex tham gia Hội nghị gạo thế giới diễn ra thường niên, nơi tập trung tất cả các nhà xuất khẩu và nhập khẩu gạo từ nhiều nước trên thế giới. Đây là hội nghị lớn nhất của ngành kinh doanh gạo quốc tế.

- Hàng năm, Angimex tổ chức từ 1 đến 3 chuyến thăm khách hàng là các nhà nhập khẩu gạo từ Trung Quốc. Trong các chuyến thăm sẽ kết hợp các hoạt động chào hàng, trao đổi thông tin, ký kết hợp đồng cũng như khảo sát thị trường và năng lực của các đối tác. Tuy nhiên, đối với thị trường Trung Quốc thì nhà nhập khẩu thường chủ động sang Việt Nam nhiều hơn nhằm đi tìm nhà xuất khẩu gạo, khảo sát kho tang, kỹ thuật…

- Angimex tạo mối quan hệ tốt với các đơn vị cung ứng dịch vụ cho Công ty như bao bì, vận chuyển, kiểm tra, giám định nhằm đạt kết quả nhanh chóng, phù hợp với yêu cầu chất lượng của Công ty.

kinh doanh thích hợp để xâm nhập, duy trì và mở rộng chỗ đứng trên thị trường gạo Trung Quốc, đa dạng hóa khách hàng và tận dụng những hợp đồng kể cả những hợp đồng có số lượng nhỏ.

Angimex quan tâm đầu tư ngân sách cho việc tăng cường đội ngũ Marketing trong hoạt động xúc tiến thương mại nhằm mở ra thị trường mới, cũng cố uy tín, và mang lại hiệu quả kinh doanh cao hơn

3.4.2 Giải pháp về sản xuất và tác nghiệp (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Để đáp ứng nhu cầu thị trường trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, người tiêu dùng ngày càng chú trọng đến chất lượng sản phẩm doanh nghiệp cần phải xây dựng, duy trì vận hành nhà máy ổn định, khai thác hết công suất hiện có để giữ vững sản lượng và chất lượng hiện tại.

Có kế hoạch dự trữ hợp lý đề phòng sự cố, mua sắm thiết bị dự phòng hợp lý, quản lý chi phí sản xuất chặt chẽ và tiết kiệm để hạ giá thành sản phẩm, đầu tư chuyên canh trồng lúa thuần chủng chất lượng cao.

3.4.3 Giải pháp về quản lý chất lượng

Cần xây dựng bộ phận chuyên trách quản lý chất lượng với nhiệm vụ phân tích đánh giá hoạt động quản lý chất lượng của công ty so với yêu cầu thị trường và đối thủ cạnh tranh trong ngành. Đây chính là cơ sở để các doanh nghiệp đề xuất các giải pháp hoàn thiện việc quản lý chất lượng theo thời gian nhằm gia tăng lợi thế cạnh tranh trên thị trường, nhất là trong bối cảnh các thị trường yêu cầu ngày càng cao về chất lượng sản phẩm và quản lý chất lượng.

3.4.4 Giải pháp về hệ thống thông tin

Nhằm phục vụ cho tất cả chiến lược.

Củng cố hệ thống mạng nội bộ để tạo nguồn thông tin được nhanh chóng và chính xác từ đó giúp Công ty quản lý ngày càng hiệu quả, ứng dụng ngày càng nhiều phần mềm trong quản lý, thu thập thông tin nhanh chóng, kịp thời liên quan đến tình hình thu hoạch chất lượng, diễn biến giá cả khách hàng, . . .

- Hằng ngày, tuần cập nhật giá gạo chào cho khách hàng truyền thống và các khách hàng tiềm năng, xử lý thông tin phản hồi từ khách hàng để nắm biết tình hình giao dịch, giá cả thị trường thế giới. Xây dựng trang Web nhằm quảng bá công ty, sản phẩm, thị trường xuất khẩu.

CHƯƠNG 4

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 4.1 KẾT LUẬN

Sản xuất ra được sản phẩm chất lượng, giá cả hợp lý là điều kiện cần nhưng chưa đủ để đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng cuối cùng nếu thiếu sự hỗ trợ của các kế hoạch hay chiến lược marketing hiệu quả. Với lợi thế có sẵn của một vùng nông nghiệp được thiên nhiên ưu đãi cùng với sự phát triển ngày càng nhanh của khoa học kỹ thuật càng tăng thêm tầm quan trọng của một công ty sản xuất và xuất khẩu lúa gạo vào loại lớn nhất của cả nước. Angimex với kinh nghiệm 16 năm trong ngành xuất khẩu gạo, cùng với đội ngũ lãnh đạo giỏi, nhân viên giàu kinh nghiệm đã gặt hái nhiều thành công và duy trì vị trí là một trong năm doanh nghiệp xuất khẩu gạo hàng đầu của Việt Nam suốt nhiều năm qua.

4.2 KIẾN NGHỊ

Hiện nay trong quan hệ thương mại với Trung Quốc vẫn còn nhiều hoạt động xuất nhập khẩu qua đường tiểu ngạch. Điều này trước tiên làm thất thu ngân sách quốc gia, bên cạnh đó nó còn gây nhiều ảnh hưởng xấu do hàng hóa không được kiểm định an toàn, không đảm bảo chất lượng… ảnh hưởng đến uy tín gạo Việt Nam. Xin kiến nghị Nhà nước ban hành quy định để quản lý chất lượng sản phẩm cũng như tính an toàn trong giao dịch.

Đối với Angimex, Công ty cần phát huy vai trò là doanh nghiệp đầu tàu và năng động trong ngành kinh doanh xuất khẩu gạo để định hướng, xây đựng và khẳng định thương hiệu gạo Việt Nam trên thị trường Trung Quốc nói riêng và toàn thế giới nói chung.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Tài liệu E-Learning : international marketing (chương 1-8) 2. Công ty cổ phần Angimex, 2010. Báo cáo thường niên 2010. 3. Công ty cổ phần Angimex, 2011. Báo cáo thường niên 2011. 4. Công ty cổ phần Angimex, 2012. Báo cáo thường niên 2012.

Một phần của tài liệu LẬP KẾ HOẠCH MARKETING XUẤT KHẨU SẢN PHẨM GẠO CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ANGIMEX (Trang 34 - 40)