8
2.2 PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG BÊN TRONG CỦA CÔNG TY CỔ
điểm mạnh và cơ hội, hoặc có thể khắc phục điểm yếu bằng các cơ hội.
2.2 PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG BÊN TRONG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ANGIMEX ANGIMEX
2.2.1 Nguồn nhân lực
Angimex, nguồn lực nói chung – nguồn nhân lực nói riêng nó đóng vai trò rất quan trọng có tính chất quyết định trong việc tăng trưởng và phát triển của công ty, bởi cho dù tài nguyên thiên nhiên phong phú, máy móc kỹ thuật hiện đại nhưng không có những con người có những trình độ, có đủ khả năng khai thác các nguồn lực đó thì khó có thể đạt được sự phát triển như mong muốn.
Vậy nguồn nhân lực là gì? Có nhiều quan điểm khác nhau về nguồn nhân lực, theo Liên hiệp quốc thì “nguồn nhân lực là tất cả những kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm, năng lực và tính sáng tạo của con người có quan hệ tới sự phát triển của mỗi cá nhân và của đất nước”. Do đó “nguồn nhân lực” được xem là một trong những nguồn lực quan trọng nhất của Angimex.
Toàn thể nhân viên công ty luôn được quan tâm đào tạo cho công việc, đúng với chuyên môn nghiệp vụ. Thời gian qua đã thực hiện 13 khóa đào tạo cho 216 lượt học viên tập trung vào các khối đào tạo như:
+Khối nghiệp vụ văn phòng: tổ chức các hội thảo cập nhật các thông tư, nghị định liên quan đến luật.
+ Khối sản xuất: tổ chức học bồi dưỡng và thi nâng cao tay nghề cho đội ngũ vận hành máy và kiểm phẩm.
+ Khối lãnh đạo và quản lý cấp trung: cập nhật những quan điểm về quản lý, nâng cao năng lực cạnh tranh, khả năng đàm phán thương lượng, các kỹ năng mềm, hướng tới cái nhìn mới và đầy tâm quyết về vai trò của nhà quản lý.
+ Các khóa đào tạo chuyên sâu cho một số cán bộ trẻ, đào tạo về nghiệp vụ cho nhân viên tuyển mới, tập huấn các kỹ năng bán hàng và phục vụ khách hàng cho nhân viên thuộc ngành hàng phân phối.
+ Đào tạo đội ngũ kế thừa, phát triển các kỹ năng quản lý, nhằm phát huy năng lực và tích lũy kinh nghiệm, bố trí việc làm phù hợp với khả năng để tăng hiệu quả trong công việc.
Song song các hoạt động tuyển dụng vào các vị trí đáp ứng nhu cầu nhân sự hay thay thế cũng luôn được Angimex quan tâm thông qua công tác quảng bá hình ảnh để tạo nguồn ứng viên trẻ như: Học bổng vàng Angimex áp dụng một số khoa của trường Đại học An Giang và Đại học Cần Thơ; giao lưu tư vấn giữa doanh nghiệp và các trường đại học thuộc đồng bằng sông Cửu Long; chính sách thu hút nhân tài; chính sách khuyến khích tinh thần tự học sáng kiến, cải tiến của người lao động, phát huy năng lực.
Ngoài ra công ty đã cập nhật và ứng dụng tốt quy trình đánh giá hiệu quả công việc theo chỉ tiêu cá nhân (KPIs) được lượng hóa đến từng phòng ban và từng nhân viên. Các tiêu chí này đã ảnh hưởng tích cực đến chất lượng và hiệu quả công việc, nhằm nâng cao ý thức và hướng đến các mục tiêu chung.
.Về công tác đào tạo:
- Năm 2010 mở 23 khóa cho 300 học viên, kinh phí 257 triệu đồng. - Năm 2011 mở 26 khóa cho 238 học viên, kinh phí 200 triệu đồng. - Năm 2012 mở 13 khóa cho 216 lượt học viên, kinh phí 184 triệu đồng
2.2.2 Tình hình tài chính – kế toán
2.2.2.1 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
Năm 2011, doanh thu thuần của Công ty tăng 24 % so với năm 2010, lợi nhuận sau thuế năm 2011 tăng đến 39% so với năm 2010. Đến năm 2012, do sự biến động giá cả của các yếu tố đầu vào, tình hình kinh tế gặp nhiều khó khăn, tốc độ tăng trưởng của Công ty giảm đi rõ rệt so với năm 2011; cụ thể doanh thu thuần năm 2012 giảm so với năm 2011 là 4% và lợi nhuận sau thuế giảm đến 81% .
Bảng 1.3: Bảng phân tích chỉ tiêu lợi nhuận
Đơn vị tính: %
Chỉ tiêu Năm Năm Năm Chênh lệch
2011/2010 2012/2011
Tỷ suất lợi nhuận/Tài sản (ROA) 2,12 3,35 3,15 1,23 (0,20)
Tỷ suất lợi nhuận/Doanh thu (ROS) 3,90 1,90 0,40 (2,00) (1,50)
Tỷ suất lợi nhuận/Vốn chủ sở hữu (ROE) 3,15 4,42 3,55 1,27 (0,87)
Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán
Theo số liệu tại Bảng 1.7, năm 2010, tỷ suất sinh lợi nhuận trên tài sản của Công ty (ROA) là 2,12%, nghĩa là cứ 100 đồng tài sản ngắn hạn sử dụng trong hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ tạo ra 2,12 đồng lợi nhuận sau thuế cho Công
cho thấy trong năm 2011, Công ty đã sử dụng tài sản trong hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả hơn so với năm 2010. Đến năm 2012, chỉ số ROA là 3,15%, giảm 0,2% so với năm 2011. Điều này chứng tỏ, năm 2011 Công ty sử dụng tài sải không hiệu quả bằng năm 2011, do máy móc đầu tư trước đây, qua thời gian sử dụng không còn cho hiệu suất tốt như những năm trước, chi phí bảo dưỡng, thay đổi trang thiết bị cũng tăng thêm. Bên cạnh đó, hoạt động bán hàng không hiệu quả nên doanh thu năm 2012 giảm dẫn đến lợi nhuận giảm, trong khi giá trị tài sản lại tăng.
Xét tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS), năm 2010, ROS của Công ty là 3,9%, có nghĩa 100 đồng doanh thu thì có được 3,9 đồng lợi nhuận. Đến năm 2010, ROS là 1,9%, giảm 2% so với năm 2010. Nguyên nhân là do doanh thu trong năm 2011 so với năm 2009 tăng nhưng lợi nhuân năm 2011 giảm đáng kể so với 2010. Đến năm 2012, tỷ số ROS là 0,4 giảm 1,5% so với năm 2011.
Nguyên nhân là do doanh thu của Công ty năm 2012 so với năm 2011 giảm. Việc suy giảm này là một phần do máy móc qua thời gian sử dụng lâu đã không taọ ra hiệu suất như trước; một phần do chi phí bảo dưỡng, thay đổi trang thiết bị và quan trọng hơn hết là tất cả các chi phí đầu vào đều tăng. Đặc biệt, năm 2012, do những biến động kinh tế và do hoạt động bán hàng không hiệu quả đã ảnh hưởng không tốt, làm giảm doanh thu, dẫn đến lợi nhuận giảm.
2.2.2.2 Tình hình tài chính
Bảng 1.4: Bảng tổng hợp chỉ tiêu tài chính
Đơn vị tính: triệu đồng
Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán
Bảng 1.5: Phân tích chỉ số thanh toán
Đơn vị tính: lần
Chỉ tiêu Năm Năm Năm Chênh lệch
Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 2011/2010 2012/2011 Giá trị % Giá trị % Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn 99.030 105.102 109.229 6.072 0.06 4.127 0.04 Hàng tồn kho 95.840 100.79 4 104.202 4.954 0.05 3.408 0.03 Nợ ngắn hạn 2.567 2.474 3.015 (93) (0.04) 541 0.22 Tiền mặt 3.190 4.881 7.517 1.691 0.53 2.636 0.54
2011/2010 2012/2011
Hệ số thanh toán hiện thời 38,57 42,48 36,23 3,91 (6,26) Hệ số thanh toán nhanh 1,24 1,74 1,67 0,5 (0,07)
Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán
Số liệu ở Bảng 1.9 cho thấy khả năng thanh toán hiện thời của Công ty là rất cao. Vào thời điểm năm 2010, tỷ số này là 38,57 lần, nghĩa là một đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo bằng 38,57 đồng tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn khác. Đến năm 2011, khả năng thanh toán hiện thời là 42,48 lần, tăng 3,91 lần so với năm 2010. Đến năm 2012, hệ số này 36,23 lần, giảm 6,25 lần so với năm 2011. Tuy nhiên, nhìn chung khả năng thanh toán hiện thời của Công ty khá cao và ổn định. Điều đó đảm bảo cho Công ty thanh toán đúng hạn, đầy đủ các khoản nợ ngắn hạn.
Xét khả năng thanh toán nhanh của Công ty, năm 2010, hệ số này là 1,24 lần, nghĩa là cứ một đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo bằng 1,24 đồng tiền mặt. Đến năm 2011, hệ số này là 1,74 lần, tăng 0,5 lần so với năm 2010. Đến năm 2012, hệ số này là 1,67 lần, giảm 0,07 lần so với năm 2011. Nhìn chung, khả năng thanh toán nhanh của Công ty trong 2010 và năm 2011 đều tăng, chứng tỏ khả năng thanh toán nhanh của Công ty tốt. Tuy nhiên, năm 2012 tỷ lệ này đã giảm lại chứng tỏ khả năng sử dụng tiền mặt của Công ty không hiệu quả.
2.2.3 Hoạt động Marketing
2.2.3.1 Sản phẩm gạo xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc
Trung Quốc có dân số hơn 1,34 tỷ người, là một quốc gia có truyền thống lâu đời. Người Trung Quốc có nhiều đặc điểm văn hóa, xã hội và ẩm thực khá tương đồng với Việt Nam. Đại đa số người Trung Quóc tiêu dùng gạo như là thức ăn chính trong bữa ăn hàng ngày của hị. Vì vậy, Trung Quốc có thể được xem là thị trường nhập khẩu hàng hoá giàu tiềm năng, nhất là mặt hàng gạo xuất khẩu của Việt Nam.
Công ty Angimex có các sản phẩm gạo xuất khẩu như: Gạo 5% tấm, Gạo 5% (STX), Gạo 10% tấm, Gạo 10% (STX), Gạo 15% tấm, Gạo 15% (STX), Gạo 25% tấm, Gạo CA92 (STX), Gạo KDM 5% (STX), Gạo JR5%, Gạo JR5% (STX), Gạo JR3% (STX), Gạo JR10% (STX), Gạo JR85, Gạo JR 100%, Gạo 100%, Gạo 100% (STX), Nếp 10%, Nếp 10% (STX).
Đây là thị trường chính của Công ty đã và đang thâm nhập, là thị trường tiêu thụ rộng lớn, có những thị hiếu tương đối giống nhau, tiêu chuẩn chất lượng đa dạng, yêu cầu về chất lượng, mẫu mã của thi trường này tương đối cao hơn các thị trường khác nên Công ty quan tâm đến loại gạo cao trung, cao cấp với giá
Tuy nhiên, với chiến lược về sản phẩm gạo trung và cao cấp khi xuất khẩu đến Trung Quốc thì cũng đang vấp phải một trở ngại trong việc xây dựng thương hiệu cho ngành gạo Việt Nam do ảnh hưởng của hoạt động xuất khẩu tiểu ngạch. Vì vậy, trong tương lai Công ty có thể sẽ đổi mới các chiến lược về sản phẩm, cụ thể như là chú trọng vào chất lượng và sự đồng nhất, sử dụng bao bì thiết kế riêng mang thương hiệu ANGIMEX.
2.2.3.2 Giá cả
Giá cả trên thị trường thế giới không chỉ bị chi phối bởi giá trị mà còn phụ thuộc vào chất lượng, điều kiện thương mại trong quan hệ cung cầu. Các yếu tố cạnh tranh trên thị trường sẽ xác định giá của từng loại gạo. Ngoài ra, giá cả còn phụ thuộc vào tình hình cung cầu trong nước và quốc tế, và thời vụ sản xuất lúa gạo.
Với các sản phẩm gạo 5% tấm, 10% tấm, 15% tấm thì giá của các công ty xuất khẩu trong nước luôn biến động không ngừng. Đây cũng là một thách thức lớn trong việc điều chỉnh giá xuất khẩu gạo tại ra thị trường thế giới, cụ thể là thị trường Trung Quốc. Bên cạnh đó, do Trung Quốc đang chi phối về giá cả nên cần hết sức thận trọng trong khâu đàm phán hợp đồng thương mại.
Giá gạo Công ty Angimex không quá cao so với thu nhập của đại bộ phận người dân Trung Quốc, vì vậy, gạo Việt Nam trở sự lựa chọn phổ biến trong bữa ăn hàng ngày của họ. Công ty dựa vào nhu cầu thiết yếu đó mà có mức giá cả ưu đãi, hợp lý và cạnh tranh với các công ty xuất khẩu trong nước.
Nhìn chung, chiến lược giá của Angimex trong tương lai sẽ dựa vào chiến lược giá ưu đãi khi mà giá đầu vào được kiểm soát ổn định, nhưng bên cạnh đó Angimex cũng bám sát chiến lược giá hiệu quả cho nền kinh tế, đảm bảo được nguồn lợi nhuận cũng như nguồn chi phí phù hợp cho đầu vào. Cố gắng tiết kiệm chi phí sản xuất, tránh lãng phí và nâng cao năng suất lao động để từ đó giá thành hạt gạo sẽ cạnh tranh hơn so với các đối thủ khác và chiến lược giá ưu đãi sẽ phát huy tác dụng giúp tăng sản lượng kim ngạch xuất khẩu của Angimex. Ngoài ra, Công ty cũng áp dụng chiến lược giá theo khách hàng chiến lược, thông qua các hiệp định song phương của Chính phủ Việt Nam và Trung Quốc, Angimex sẽ đề ra các chiến lược giá phù hợp với các khách hàng chiến lược để có thể hợp tác dài lâu hơn với các khách hàng trên thế giới.
2.2.3.3 Kênh phân phối
Hoạt động xuất khẩu được thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau: xuất khẩu trực tiếp, ủy thác xuất khẩu, và qua môi giới trung gian… Mỗi hình thức có những ưu điểm và khuyết điểm riêng, tùy theo tình hình của từng thời điểm mà công ty có sự lựa chọn phù hợp với hoạt động kinh doanh của mình. Trong đó, xuất khẩu trực tiếp chiếm 80%, còn lại là thông qua môi giới.
Hiện nay, Công ty có thể chủ động đàm phán và ký kết hợp đồng với các đối tác nhập khẩu tại Trung Quốc nên có thể tiết kiệm được nhiều chi phí.
2.2.3.4 Hoạt động xúc tiến thương mại
Việt Nam và Trung Quốc là hai quốc gia láng giềng, đã ký kết Hiệp định thương mại nhằm tích cực thúc đấy sự phát triển lâu dài, liên tục và ổn định của quan hệ thương mại giữa hai nước.
Hiện nay ANGIMEX, đang tích cực tham gia các hội chợ tại Trung Quốc để tận dụng cơ hội giới thiệu các sản phẩm của mình đến người tiêu dùng Trung Quốc. Đặc biệt, đây cũng là dịp để tìm kiếm được các đối tác nhập khẩu mới, tiềm năng.
Bên cạnh đó, ANGIMEX cũng tham dự hội nghị gạo hàng năm, nơi mà tất cả nhà xuất khẩu, nhập khẩu, môi giới và các ngành liên quan đều tập trung lại để bàn bạc trao đổi các vấn đề liên quan đến kinh doanh gạo trên thị trường quốc tế.
CHƯƠNG 3
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH MARKETING XUẤT KHẨU GẠO SANG THỊ TRƯỜNG TRUNG QUỐC
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ANGIMEX