1.Kết luận.
1.1. Quá trình thực hiện đề tài.
Đề tài sáng kiến kinh nghiệm “Vận dụng linh hoạt các phương pháp trải nghiệm sáng tạo trong dạy học Ngữ Văn theo hướng phát triển năng lực người học” được tiến hành trong giai đoạn từ năm 2018-2019 đến năm học 2020-2021. Trong q trình thực hiện đề tài chúng tơi ln cập nhật các văn bản chỉ đạo của Bộ Giáo Dục và Đào tạo, văn bản hướng dẫn của Sở GD&ĐT Nghệ An về việc thực hiện nhiệm vụ năm học và công tác đổi mới chuyên môn. Đồng thời nghiên cứu các bài viết đổi mới phương pháp giảng dạy, dự giờ của đồng nghiệp rút kinh nghiệm và không ngừng trau dồi , đổi mới ứng dụng để nâng cao hiệu quả giáo dục trong bộ môn Ngữ Văn. Sau khi nghiên cứu , ứng dụng hiệu quả tại các lớp trực tiếp giảng dạy , tôi mạnh dạn đưa ra các các giải pháp cụ thể để ứng dụng thống nhất , đồng bộ trong cả quá trình giảng dạy và chương trình Ngữ Văn THPT.
1.2. Ý nghĩa của đề tài.
Đề tài sáng kiến kinh nghiệm “Vận dụng linh hoạt các phương pháp trải nghiệm sáng tạo trong dạy học Ngữ Văn theo hướng phát triển năng lực người học” sau
khi được ứng dụng thực tiễn đã có những tác dụng tích cực , ý nghĩa quan trọng trong giảng dạy bộ môn Ngữ Văn :
- Đối với học sinh :
+ Hứng thú với bộ mơn Ngữ Văn.
+ Tích cực suy nghĩ, chủ động tham gia các hoạt động học tập để tự khám phá và lĩnh hội kiến thức, rèn luyện thái độ và tình cảm đúng đắn.
+ Mạnh dạn trình bày và bảo vệ ý kiến, quan điểm cá nhân trước các vấn đề của bộ môn ngữ văn, tiếng Việt, tập làm văn.
+ Đánh giá và tự đánh giá các quan điểm của bản thân, của nhóm.
+Tích cực sáng tạo trong vận dụng kiến thức, kỹ năng để giải quyết các tình huống và các vấn đề đặt ra từ thực tiễn học tập bộ môn.
+ Biết chủ động trong xây dựng và thực hiện kế hoạch học tập bộ môn ngữ văn phù hợp với năng lực và điều kiện học tập của cá nhân.
+ Biết sưu tầm và tìm hiểu các tài liệu văn, tiếng Việt, tập làm văn bằng các hình thức khác nhau. Có ý thức sử dụng đồ dùng học tập và các ứng dụng của CNTT để học tập bộ mơn ngữ văn có hiệu quả.
+Hình thành những phẩm chất và năng lực cần thiết. - Đối với giáo viên :
+ Giúp giáo viên trau dồi nắm vững các phương pháp dạy học và mạnh dạn đổi mới, ứng dụng linh hoạt để tổ chức thực hiện giờ dạy học văn hiệu quả .Đồng thời thực hiện nhất quán , thống nhất trong tổ chức dạy học tồn chương trình ,khơng dừng lại ở một hai tiết nhỏ lẻ.
+ Chia sẻ kinh nghiệm để GV linh hoạt tạo điều kiện cho HS rèn luyện kỹ năng học tập tích cực, chủ động, hình thành thói quen vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết các vấn đề thực tiễn.
- Đối với tổ chuyên môn :
+ Hoạt động đổi mới chuyên môn, ứng dụng thực tiễn, nâng cao chất lượng giờ dạy sôi nổi, hiệu quả.
+ Thường xuyên trao đổi, chia sẻ rút kinh nghiệm tạo đà cho sự phát triển chuyên môn Ngữ Văn.
- Đối với nhà trường :
+ Công tác chuyên môn được chú trọng , đẩy mạnh.
+ Hoạt động trải nghiệm trong bộ mơn Ngữ Văn tạo khơng khí say mê, sáng tạo trong giảng dạy và học tập của GV và HS.
+ Đề tài đã tác động tới các tổ chức chuyên môn trong nhà trường, phát huy được sức mạnh chủ động sáng tạo của mọi thành viên trong nhà trường.
2. Kiến nghị.
2.1. Đối với Sở GD và ĐT Nghệ An
- Có văn bản chỉ đạo hướng dẫn cụ thể cho GV trong việc đổi mới phương pháp .
- Tổ chức các chuyên đề về đổi mới phương pháp
2.2. Đối với BGH.
- Đảm bảo cung cấp các thiết bị và phương tiện hỗ trợ cho GV trong việc đổi mới.
-Có quy chế khuyến khích và khen thưởng GV có những đóng gopc tích cực trong công tác đổi mới phương pháp , đem lại hiệu quả thiết thực trong giảng dạy.
- Lấy ý kiến về chất lượng giảng dạy từ Gv và HS để có chỉ đạo kịp thời. - Tạo điều kiện về nhân lực và vật chất cho tổ khi tổ chức và hoạt động CLB - Tổ chức các chuyên đề chuyên môn để GV toàn trường tham dự học tập , trao đổi , RKN.
- Đổi mới cách cách kiểm tra , đánh giá giúp HS phát triển năng lực học tập, khuyến khích tư duy sáng tạo cho HS.
- Tổ chức đánh giá hoạt động đổi mới phương pháp để RKN.
2.3. Đối với giáo viên.
GV giảng dạy Ngữ văn ngồi việc phải khơng ngừng tự học để nâng cao chuyên môn, bồi dưỡng kiến thức lí luận, kiến thức từ thực tế đời sống, còn cần thường xuyên học hỏi kinh nghiệm của đồng nghiệp, nghiên cứu thêm về nghệ thuật sư phạm, tự bồi dưỡng những phương pháp dạy học tích cực, mạnh dạn vận dụng và đổi mới .Trong mỗi tiết dạy GV không chỉ là người thiết kế tổ chức HS thực hiện các hoạt động học mà còn phải thường xuyên điều chỉnh các hoạt động học tập của HS, động viên và luôn tạo điều kiện cho các em tham gia tích cực, chủ động, sáng tạo trong quá trình tiếp nhận, giải mã và sản sinh văn bản. Song song đó, GV phải biết sử dụng và hướng dẫn HS sử dụng các thiết bị đồ dùng và ứng dụng CNTT để khai thác và vận dụng kiến thức ngữ văn có hiệu quả. Bằng mọi cách GV phải tạo điều kiện cho HS rèn luyện kỹ năng học tập tích cực, chủ động, hình thành thói quen vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết các vấn đề thực tiễn.Muốn làm được điều đó , Gv phải có tình u và tâm huyết với nghề.
SKKN là những chia sẻ thực tế qua q trình thực hiện, có thể ứng dụng trong giảng dạy môn ngữ văn. Trước măt , bản thân tôi ứng dụng trong phạm vi Trường THPTNL3 và 1 số trường trên địa bàn huyện Nghi Lộc. Sáng kiến có thể vận dụng trong phương pháp giảng dạy của tất cả các GV ngữ văn THPT trên toàn quốc.
Trên đây là đề tài nghiên cứu được tôi thực hiện trong quá trình giảng dạy tại trường THPT Nghi Lộc 3 với tất cả sự tâm huyết với mong muốn nâng cao chất lượng giảng dạy nói chung và bộ mơn Ngữ Văn nói riêng. Dù rất cố gắng song khơng khỏi thiếu sót, rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các đồng nghiệp để tơi tiếp tục hồn thiện đề tài này.
Xin trân trọng cảm ơn !
Nghi Lộc , ngày 25 tháng 03 năm 2021
Tác giả Đặng Thị Dịu