3.2.1 .Sự ra đời của NHCSXH và vai trò
3.2.7. Các kênh tiếp cận nguồn vốn
3.2.7.1. Trực tiếptại NHCSXH và các điểm giao dịch
Mạng lưới NHCSXH: tại các xã, thị trấn có các điểm giao dịch nhằm tăng cường khả năng tiếp cận dịch vụ tín dụng chính sách ưu đãi của Chính phủ đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác. Bên cạnh đó việc thực hiện
giao dịch trực tiếp tại các xã đã làm giảm chi phí đi lại, góp phần thực hiện tốt cơng tác phục vụ cho người nghèo, thực hiện dân chủ công khai việc sử dụng vốn tín dụng chính sách và tăng cường sự chỉ đạo của chính quyền địa phương, các tổ chức chính trị - xã hội trong việc kiểm tra, giám sát và giúp đỡ người vay sử dụng vốn có hiệu quả.
Về tổ chức hoạt động của điểm giao dịch tại xã; Các xã, phường, thị trấn (gọi chung là xã) có khoảng cách trên 3km tính từ trụ sở UBND xã đến Phịng giao dịch NHCSXH cấphuyện thì bố trí điểm giao dịch tại xã. Thực hiện theo phương hướng này, trong thời gian qua NHCSXH huyện Hồng Dân đã tổ chức được 9/9 điểm giao dịch xã, đảm bảo 100% các xã đều có điểm giao dịch.
Tại nơi giao dịch, NHCSXH được trang bị bàn, ghế làm việc cho cán bộ Tổ giao dịch và khách hàng, và hoạt động như tại NHCSXH huyện. Tại đây sẽ triển khai các chủ trương, chính sách tín dụng ưu đãi của Nhà nước đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác; thơng báo lãi suất cho vay từng chương trình; thơng báo cơng khai danh sách hộ vay vốn: số dư nợ, thời hạn trả nợ, số lãi còn phải trả của từng người vay theo kỳ giao dịch, thông báo công khai số dư tiền gửi tiết kiệm của từng Tổ.
3.2.7.2. Tổ tiết kiệm và Vay vốn
Bên cạnh việc tiếp biết được thông tin về nguồn vốn trực tiếp tại các điểm giao dịch thì mạng lưới tổ TK&VV đã góp phần đắt lực trong việc đưa nguồn vốn đến tay người nghèo. Thông qua các tổ tiết kiệm và vay vốn, với người đại diện là các tổ trưởng là người giao dịch trực tiếp và thường xuyên với ngân hàng, và là kênh truyền tải thông tin nhanh nhất đến với các thành viên của tổ.
Về nguyên tắc thành lập tổ TK&VV
- Tổ được thành lập theo địa bàn thôn, ấp, bản, làng. Mỗi tổ có tối đa 50 thành viên. Trường hợp người vay trong địa bàn thơn (ấp, làng, bản) chỉ có từ 1 đến 4 người vay mới thì kết nạp bổ sung vào Tổ đã có 50 thành viên.
- Các thành viên vay vốn của các chương trình tín dụng khác nhau của NHCSXH đều có thể tham gia vào một Tổ TK&VV trên địa bàn.
- NHCSXH phối hợp với các tổ chức chính trị - xã hội (Hội Nông Dân, Hội Phụ Nữ, Hội Cựu Chiến Binh, Đoàn Thanh Niên) tổ chức việc đào tạo nghiệp vụ cho Tổ trưởng và phối hợp quản lý Tổ.
3.2.7.3. Tổ chức hội đoàn thể
Các tổ chức hội đoàn thể và ban XĐGN tại địa phương, đại diện là UBND xã, huyện: các tổ chức này hoạt động với mục tiêu tuyên truyền và phổ biến rộng rãi chính sách tín dụng của nhà nước đến với người dân.
Các tổ chức hội thực hiện 06 nhiệm vụ chủ yếu như sau:
- Thơng báo và phổ biến các chương trình chính sách tín dụng có ưu đãi của Chính phủ đến hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác.
- Hướng dẫn việc thành lập Tổ TK&VV.
- Nhận và thông báo kết quả phê duyệt danh sách hộ gia đình được vay vốn cho Tổ TK&VV để Tổ TK&VV thơng báo đến từng hộ gia đình được vay vốn, bình nghị xét cho vay.
- Kiểm tra, đơn đốc hoạt động của các Tổ TK&VV. Giám sát quá trình sử dụng vốn vay của các hộ. Phối hợp với ban quản lý Tổ TK&VV đôn đốc người vay trả nợ gốc, lãi theo định kỳ đã thoả thuận. Phối hợp cùng NHCSXH và chính quyền địa phương xử lý các trường hợp nợ chây ỳ, nợ quá hạn.
- Chỉ đạo và giám sát ban quản lý Tổ TK&VV trong việc đôn đốc thu hồi lãi.
- Theo dõi hoạt động của Tổ TK&VV, đôn đốc ban quản lý Tổ TK&VV thực hiện hợp đồng uỷ nhiệm đã ký với NHCSXH. Tổ chức tập huấn nghiệp vụ uỷ thác cho cán bộ tổ chức hội, ban quản lý Tổ TK&VV để hồn thành cơng việc uỷ thác cho vay.