3.2.1 .Sự ra đời của NHCSXH và vai trò
6.2. ĐỐI VỚI UBND HUYỆN, XÃ
Năm 2011 sẽ áp dụng cho vay hộ nghèo theo chuẩn mới của giai đoạn 2011- 2015, do đó, đề nghị UBND huyện xem xét, đối chiếu lại danh sách hộ nghèo theo tiêu chí mới và số hộ nghèo đang có dư nợ tại NHCSXH để khi có chỉ tiêu về vốn thì việc họp bình xét cho vay diễn ra được nhanh chóng và đảm bảo đúng đối tượng.
Tăng cường cơng tác kiểm tra, giám sát Ban đại diện HĐQT NHCSXH huyện, hội đoàn thể huyện, nhằm phát hiện và chấn chỉnh các yếu kém trong hoạt động của NHCSXH huyện, các hội đoàn thể nhận ủy thác, Ban xố đói giảm nghèo các xã, thị trấn.
UBND các xã, thị trấn tiếp tục duy trì và củng cố Ban xử lý thu hồi nợ, xây dựng kế hoạch xử lý thu hồi nợ xấu, lãi đọng trên địa bàn xã, thị trấn. Đặc biệt là phối hợp cùng các tổ chức hội đoàn thể trong việc củng cố lại các tổ yếu kém, xử lý kịp thời các tổ trưởng có tiêu cực trong việc thu lãi, nợ.
Chỉ đạo các Hội đoàn thể nhận ủy thác, Trưởng ấp phối hợp chặt chẽ cùng cán bộ tín dụng NHCSXH kiểm kê, đánh giá và phân loại từng trường hợp nợ khó địi, nợ xấu, theo dõi chặt nợ vay NHCSXH đối với những hộ có yêu cầu sang bán tài sản, chuyển khẩu, những hộ đi làm ăn xa yêu cầu hộ phải trả nợ trước khi ký các loại giấy tờ. Đồng thời chỉ đạo các ngành chức năng cần mạnh dạn đọc tên những hộ có điều kiện trả nợ nhưng kỳ kèo trên trạm truyền thanh.
Cùng tham gia họp giao ban tại xã vào các ngày giao dịch kể cả thứ bảy, chủ nhật để có sự chỉ đạo một cách sát với thực tế và kịp thời.
6.3. ĐỐI VỚI CÁC TỔ CHỨC HỘI ĐOÀN THỂ
Các hội đồn thể huyện cần có kế hoạch phối hợp cùng các Ban xử lý nợ các xã, thị trấn để xử lý nợ, lãi, nắm được thực trạng nợ, chất lượng ủy thác của các hội đoàn thể cấp xã, tổ vay vốn. Đồng thời ban hành văn bản chỉ đạo, giao chỉ tiêu cụ thể theo hệ thống Hội quản lý ủy thác, chỉ đạo các hội đoàn thể nhận ủy thác ở các xã, thị trấn thực hiện tốt hơn nữa 6 công việc ủy thác. Bên cạnh đó là hướng dẫn, hỗ trợ hộ vay lập hồ sơ đề nghị xử lý nợ bị rủi ro do nguyên nhân khách quan.
Các Hội đoàn thể chú trọng đến việc xét duyệt cho vay đúng đối tượng, xem xét lựa chọn mơ hình làm ăn có hiệu quả, chấm dứt tình trạng xét duyệt dàn trãi, cào bằng để từ đó NHCSXH có thể đầu tư vốn thích hợp.
Các hội đoàn thể cùng tham gia họp giao ban tại xã vào các ngày giao dịch kể cả thứ bảy, chủ nhật để có sự theo dõi sát các tổ lên nộp lãi hàng tháng, trường hợp tổ nào không lên nộp lãi tháng mà khơng có lý do thì hội có trách nhiệm xuống tổ để kiểm tra ngay để biết được lý do.
Chỉ đạo, giám sát, đôn đốc các tổ TK&VV thực hiện tốt hợp đồng ủy thác đã ký với NHCSXH như đôn đốc tổ viên trả nợ gốc, thu lãi nộp cho Ngân hàng tại điểm giao dịch xã. Thường xuyên đánh giá hoạt động tổ TK&VV theo tiêu chí của NHCSXH. Mạnh dạn thay thế những tổ yếu kém, khơng cịn khả năng hoạt động.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trần Ái Kết, Phan Tùng Lâm, Đoàn Thị Cẩm Vân, Nguyễn Thị Lương, Phạm Xuân Minh, (2008). Giáo trình Lý thuyết Tài chính - Tiền tệ, NXB Giáo Dục. 2. Ngô Thị Huyền, (2005). Luận văn: “Giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng cho hộ nghèo tại NHCSXH Việt Nam”, Cung cấp luận văn các ngành tốt nghiệp. 3. Chiến Thắng (2010). “Ngân hàng Chính sách Xã hội vì mục tiêu an sinh xã hội”,Thơng tin Ngân hàng Chính sách Xã hộiViệt Nam,(số 48+49+50),trang 3-4.
4. Phạm Phan Dũng (2009). “ NHCSXH tích cực phục vụ mục tiêu XĐGN”,
Thơng tin Ngân hàng Chính sách Xã hội Việt Nam, (số 36+37+38), trang 11-15.
5. Trang web Ngân hàng Chính sách Xã hội Việt Nam: www.vbsp.vn
PHỤ LỤC
CÁC QUI ĐỊNH VỀ NỢ KHOANH
Theo Quyết định số 15/QĐ-HĐQT của NHCSXH qui định về việc xử lý nợ bị rủi ro, trong đó có qui định về nợ khoanh như sau:
Khoanh nợ là việc NHCSXH chưa thu nợ của khách hàng và không tính lãi tiền vay phát snh trong thơi gian khoanh nợ.
Điều kiện khoanh nợ
Khách hàng được xem xét khoanh nợ khi đáp ứng đủ các điều kiện sau:
Khách hàng được xem xét khoanh nợ trong trường hợp: Khách hàng vay vốn bị rủi ro do nguyên nhân khách quan và mức độ thiệt hại về vốn và tài sản từ 40% đến 100%.
Theo quy định, những thiệt hại do những nguyên nhân sau được xem là nguyên nhân khách quan:
Do thiên tai và các tác động biến đổi khí hậu gây thiệt hại đến vốn, tài sản (bão, lũ lụt, hạn hán, động đất, sạt lở đất, cháy rừng, hỏa hoạn); dịch bệnh liên quan đến gia súc, gia cầm, thủy hải sản, cây trồng và vật nuôi.
Do Nhà nước điều chỉnh chính sách làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng như: khơng cịn nguyên liệu, mặt hàng bị cấm, bị hạn chế theo quy định của pháp luật hoặc khách hàng phải thực hiện việc chuyển đổi sản xuất, doanh nghiệp tiếp nhận lao động nước ngoài bị phá sản, giải thể.
Khách hàng vay vốn Học sinh sinh viên, Xuất khẩu lao động thông qua hộ gia đình: bị mất năng lực hành vi dân sự; người lao động bị tai nạn nghề nghiệp, ốm đau thường xuyên, chết, mất tích.
Các tổ chức pháp nhân giải thể, phá sản khơng cịn vốn, tài sản để trả nợ cho Ngân hàng.
Trong thời gian khoanh nợ Ngân hàng sẽ khơng tính lãi tiền vay. Thời gian khoanh nợ căn cứ vào mức độ thiệt hại.
Trường hợp mức độ thiệt hại về vốn và tài sản từ 40% đến dưới 80%, thời gian khoanh nợ tối đa là 3 năm, tínhtừ ngày khách hàng gặp rủi ro.
Trường hợp mức độ thiệt hại về vốn và tài sản từ 80% đến 100%, thời gian khoanh nợ tối đa là 5 năm tính từ ngày khách hàng gặp rủi ro.
Trường hợp hết thời gian khoanh ngợ, khách hàng vay vốn vẫn gặp khó khăn, chưa có khả năng trả nợ sẽ được xem xét tiếp tục cho khoanh nợ với thơi gian tối đa không vượt quá thời gian đã được khoanh nợ lần trước theo quyết định có thẩm quyền.